Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt biệt là sau đại dịch Covid-19. Đáng chú ý là có đến hơn 90% các trường hợp mắc trầm cảm không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. 

Trầm cảm ở trẻ em là gì?

Theo báo cáo của WHO năm 2023, trầm cảm xếp thứ 3 trong danh sách gánh nặng bệnh tật thế giới. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, ước tính đến năm 2030, sẽ nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách này. Đáng chú ý là độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng trẻ hóa, phổ biến cả ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng, tỷ lệ bé gái mắc trầm cảm cao gấp 2 lần bé trai
Trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng, tỷ lệ bé gái mắc trầm cảm cao gấp 2 lần bé trai

Trầm cảm ở trẻ em là một rối loạn sức khỏe tâm thần, đặc trưng bởi sự suy giảm khí sắc, mất năng lượng, mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần. Trầm cảm biểu hiện bằng quá trình ức chế các hoạt động tâm thần như tư duy nhận thức, hành vi vận động và khí sắc cảm xúc.

Trên thế giới, tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ em là 2%, tỷ lệ trẻ có một vài triệu chứng trầm cảm là 15%. Tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc trầm cảm là 5 – 8% và có xu hướng gia tăng ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Tỷ lệ bé gái mắc trầm cảm cao gấp 2 lần bé trai. Trầm cảm ở trẻ em là một rối loạn hành vi tâm thần hay tái phát. Có khoảng 70% các trường hợp mắc trầm cảm sẽ có nguy cơ tái phát sau cơn trầm cảm đầu tiên.

9 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi rất khó phát hiện. Do trẻ còn hạn chế trong khả năng giao tiếp và biểu hiện cảm xúc. Trong khi đó, trầm cảm ở trẻ vị thành niên, nhất là trầm cảm tuổi dậy thì dễ bị nhầm lẫn với các thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ.

Trẻ mắc trầm cảm có biểu hiện buồn bã, chán nản, mất hứng thú, mất năng lượng
Trẻ mắc trầm cảm có biểu hiện buồn bã, chán nản, mất hứng thú, mất năng lượng

Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên có thể kể đến như:

1. Thay đổi bất thường về hành vi và tâm trạng

  • Tâm trạng buồn bã kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Cảm giác buồn bã, bi quan, tuyệt vọng
  • Dễ kích động, cáu gắt và nổi giận vì những vấn đề nhỏ nhặt

2. Giảm hoặc mất hứng thú

  • Không còn hứng thú với những hoạt động trước đây từng yêu thích
  • Cảm giác buồn bã, chán nản, mất niềm vui trong các hoạt động hàng ngày

3. Mất năng lượng

  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Gặp khó khăn trong việc bắt đầu thực hiện các công việc hàng ngày

4. Kết quả học tập giảm sút

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ
  • Kết quả học tập giảm sút, không có động lực học tập
  • Thường xuyên do dự, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định

5. Rối loạn giấc ngủ

  • Trẻ ngủ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường thức giấc giữa đêm hoặc dậy quá sớm
  • Trong khi đó, một số trẻ có thể ngủ quá nhiều và thường xuyên, quá mức so với độ tuổi

6. Rối loạn ăn uống

  • Trẻ chán ăn, không muốn ăn, ăn ít hoặc mất hứng thú với thức ăn
  • Trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt yêu thích đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột.

7. Tư duy tiêu cực, tự hạ thấp bản thân

  • Trẻ có suy nghĩ bi quan về bản thân, cuộc sống và tương lai
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, không xứng đáng
  • Luôn tự trách về những điều không đáng
  • Trẻ cảm thấy mình kém cỏi, không đáng được yêu thương

8. Gặp vấn đề về thể chất

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau nhức cơ thể
  • Thường kêu đau đầu, đau bụng hoặc đau ở vị trí khác mà không có nguyên nhân y tế rõ ràng.

9. Có ý nghĩ và ý định tự sát

  • Trẻ có xu hướng thu mình, xa lánh bạn bè, gia đình
  • Không thích tham gia các hoạt động xã hội, thích không gian tối tăm
  • Có thể xuất hiện ý nghĩ hoặc hành vi tự tử.

→Giải đáp chi tiết: Trầm cảm có phải bệnh tâm thần không? Cách xử lý

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Có sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến trẻ mắc trầm cảm. Việc xác định được các yếu tố liên quan có thể giúp can thiệp hỗ trợ trẻ hiệu quả trong điều trị trầm cảm.

Có nhiều nguyên nhân, yếu tố khiến trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm
Có nhiều nguyên nhân, yếu tố khiến trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm

Các nguyên nhân, yếu tố liên quan mật thiết, khiết trẻ mắc trầm cảm bao gồm:

  • Di truyền: Có 40% trẻ mắc trầm cảm có liên quan đến ADN. Khi gia đình có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ trẻ mắc trầm cảm cao gấp 3 lần. Trầm cảm do di truyền có triệu chứng xuất hiện sớm, ngay từ giai đoạn 1 – 6 tuổi.
  • Áp lực học tập: Rất nhiều trẻ trầm cảm do áp lực học tập. Liên quan đến các vấn đề như chương trình học nặng, không vừa sức với trẻ, ba mẹ thường so sánh, tạo áp lực cho con. Hậu quả là trẻ cảm giác thất vọng, không được trân trọng, rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lâu ngày gây trầm cảm.
  • Bạo lực học đường: Trẻ bị bắt nạt ở môi trường học đường, bị bạn bè xa lánh, cô lập, đánh đập, bị áp lực từ thái độ, cách cư xử của giáo viên. Bạo lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm tuổi học đường.
  • Môi trường sống không ổn định: Gia đình xung đột, bạo lực gia đình, ba mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn sử dụng chất. Thiếu tình thương từ ba mẹ, mâu thuẫn với hàng xóm xung quanh, bị bạo lực tinh thần, bạo lực từ mạng xã hội…
  • Sang chấn tâm lý: Mất người thân, ba mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, chứng kiến hoặc trải qua sự kiện kinh hoàng (tai nạn…
  • Nguyên nhân khác: Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh (dopamine, serotonin, norepinephrine), mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh nghiêm trọng, thay đổi môi trường sống hoặc môi trường học tập đột ngột…

Ảnh hưởng của trầm cảm đối với trẻ em

Theo thống kê, tự tử xếp thứ 2 trong danh sách các nguyên nhân tử vong ở lứa tuổi từ 15 – 29 (chỉ sau tai nạn giao thông). Theo UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc), trung bình mỗi ngày có đến 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này chính là trầm cảm.

Trẻ mất tập trung, trí nhớ giảm sút, thiếu động lực học tập khiến kết quả học tập giảm suýt
Trẻ mất tập trung, trí nhớ giảm sút, thiếu động lực học tập khiến kết quả học tập giảm sút

Trầm cảm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Các ảnh hưởng của trầm cảm đối với trẻ em:

  • Trẻ giảm tự tin, tự trọng thấp: Trầm cảm khiến trẻ thiếu tự tin, dẫn đến hạn chế sự tham gia các hoạt động xã hội và hạn chế khả năng phát triển bản thân của trẻ.
  • Tâm lý và cảm xúc bất ổn: Trẻ có xu hướng đánh giá thấp bản thân, luôn suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống và cuộc sống. Sự bất ổn trong tâm lý và cảm xúc ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm cuộc sống của trẻ.
  • Năng lực học tập giảm sút: Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ khiến kết quả học tập của trẻ kém. Trẻ có thể nghỉ học, trốn học hoặc bỏ học do không hứng thú với việc học.
  • Giảm sức khỏe thể chất: Trẻ mất ngủ, khó ngủ, ăn uống không điều độ gây tăng cân hoặc sụt cân quá mất, sức khỏe thể chất và tinh thần kém.
  • Mối quan hệ xã hội: Khó khăn trong việc kết bạn, xây dựng mối quan hệ bạn bè, thường rút lui khỏi vòng bạn bè, có xu hướng cô lập xã hội.
  • Ảnh hưởng đến tương lai: Trẻ không được các kỹ năng cần thiết, gặp khó khăn trong triển vọng tương lai. Tăng nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn hành vi…
  • Nguy cơ tự sát: Có khoảng 20% trẻ trầm cảm có ý định tự sát, 8% trẻ mắc trầm cảm có hành vi tự sát.

Phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em

Trẻ có biểu hiện nghi ngờ trầm cảm cần được thăm bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý – tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp. Trẻ sẽ được chẩn đoán bằng các phương pháp như:

Trẻ được chẩn đoán mắc trầm cảm sẽ được điều trị bằng các phương pháp:

1. Tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý là phương pháp được ưu tiên, khuyến khích áp dụng trong điều trị trầm cảm ở trẻ em. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tương tác với trẻ thông qua các kỹ thuật đặc biệt, từ đó giúp trẻ giải quyết vấn đề tâm lý, phát triển kỹ năng đối phó với căng thẳng. Được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả, có thể loại bỏ tận gốc rễ vấn đề.

Trị liệu tâm lý được ưu tiên áp dụng trong điều trị trầm cảm
Trị liệu tâm lý được ưu tiên áp dụng trong điều trị trầm cảm

Các liệu pháp tâm lý trị liệu thường được áp dụng:

2. Liệu pháp hóa dược

Việc sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm cho trẻ chỉ được cân nhắc trong một số trường hợp nhất định. Thuốc điều trị trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm trí của trẻ. Tùy thuộc vào chẩn đoán và mức độ trầm cảm mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.

Các thuốc thường dùng trong điều trị trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc
  • Thuốc an thần kinh

Thuốc điều trị trầm cảm được phối hợp cùng trị liệu tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ mắc trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, thay vì sử dụng thuốc, các liệu pháp tâm lý sẽ được ưu tiên áp dụng trước tiên.

3. Hỗ trợ tại nhà

Song song cùng việc tích cực khuyến khích trẻ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, gia đình có thể hỗ trợ trẻ bằng cách:

  • Trao đổi với giáo viên, nhà trường về tình trạng của trẻ. Nắm bắt chương trình học của trẻ để giúp con giảm bớt áp lực học tập.
  • Tạo môi trường gia đình thoải mái, an toàn để trẻ cảm thấy được yêu thương, che chở, bảo vệ
  • Tích cực khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ được tham gia vào các hoạt động mà con cảm thấy thoải mái và yêu thích
  • Dạy trẻ cách thư giãn tinh thần thông qua kỹ thuật thiền, yoga, hít thở sâu…

Biện pháp giúp trẻ phòng ngừa trầm cảm

Trầm cảm có thể phòng ngừa nếu trẻ có một môi trường an toàn, đầy đủ tình thương và có cơ hội phát triển. Một số biện pháp phòng ngừa trầm cảm:

  • Thường xuyên dành thời gian chất lượng với trẻ, trò chuyện, lắng nghe những câu chuyện của con. Chú ý đến cảm xúc của con, đừng áp đặt suy nghĩ của bản thân lên trẻ.
  • Giáo dục trẻ về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, dạy trẻ cách xử lý khi gặp phải các vấn đề này
  • Khuyến khích, giúp trẻ tạo thói quen sống lành mạnh bao gồm thói quen, chế độ ăn uống, thời gian ngủ nghỉ, thói quen vận động…
  • Tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, nhóm bạn bè để mở rộng mối quan hệ…
  • Dạy trẻ kỹ năng đối phó với căng thẳng, giúp trẻ xây dựng sự tự tin, khả năng tự lập và trách nhiệm.
  • Quan tâm đến môi trường học tập của trẻ, đảm bảo trẻ biết cách đối phó khi bị bạo lực học đường, bị lạm dụng…

Trầm cảm ở trẻ em là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và phức tạp. Trầm cảm có thể được chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu trầm cảm, ba mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và có biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một trong những rối loạn sức khỏe tâm thần mãn tính, thường gặp. Đặc trưng bởi sự...

Trẻ tự kỷ bẩm sinh
Trẻ tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và hướng can thiệp

Rất khó để phát hiện trẻ tự kỷ bẩm sinh ngay từ những giai đoạn đầu đời, bởi các dấu hiệu thường chưa bộc lộ...

Bệnh tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và hướng can thiệp
Bệnh tự kỷ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và hướng can thiệp

Những dấu hiệu về bệnh tự kỷ ở trẻ em xuất hiện rất sớm trong khoảng thời gian đầu đời của trẻ, thường là trước...

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ các quy tắc vàng của Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman: Quy tắc và cách áp dụng đúng

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp này sử dụng thẻ  Flashcard, Dotcard...