Phân biệt trầm cảm và tự kỷ: Điểm giống và khác nhau

Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về sức khỏe tâm thần thường gặp, có nhiều đặc điểm giống nhau và rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, trầm cảm không phải là tự kỷ, đây là hai loại rối loạn khác nhau, cần được chẩn đoán phân biệt để có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Điểm giống nhau giữa trầm cảm và tự kỷ

Trầm cảm và tự kỷ có nhiều biểu hiện và đặc điểm giống nhau. Nhiều người dễ nhầm lẫn, không phân biệt rõ ràng đâu là trầm cảm, đâu là tự kỷ. Việc nhận diện sai lầm sẽ ảnh hưởng đến hướng can thiệp và xử lý. Đặc biệt, cũng có trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ, điều này khiến việc chẩn đoán càng thêm khó khăn vì những các triệu chứng trầm cảm dễ nhầm lẫn với tự kỷ.

Có nhiều điểm giống nhau giữa trầm trảm và tự kỷ
Có nhiều điểm giống nhau giữa trầm cảm và tự kỷ

Sở dĩ trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với tự kỷ là vì những điểm giống nhau sau:

  • Đều là rối loạn tâm thần liên quan đến tâm trạng và cảm xúc: Người mắc trầm cảm hoặc tự kỷ đều có xu hướng tự phong bế mình, không giao tiếp, tương tác với xã hội.
  • Khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội: Người trầm cảm và tự kỷ đều gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác, duy trì các mối quan hệ xã hội. Trong khi người trầm cảm thường cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì người tự kỷ thường tự cô lập, không phản ứng với người xung quanh.
  • Thay đổi hành vi: Trầm cảm và tự kỷ đều gây ra những thay đổi trong hành vi, bao gồm rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, cảm giác căng thẳng, lo âu thường trực, nhất là khi phải thay đổi thói quen hàng ngày.
  • Liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và sinh học: Cả hai rối loạn này đều liên quan đến yếu tố di truyền và sinh học.
  • Cần có sự hỗ trợ và điều trị chuyên môn: Trầm cảm hay tự kỷ đều không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp từ chuyên gia y tế, chuyên gia tâm lý.

→Xem thêm: 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Điểm khác nhau giữa trầm cảm và tự kỷ

Mặc dù có nhiều đặc điểm giống nhau nhưng trầm cảm và tự kỷ không phải là cùng một vấn đề. Việc phân biệt là cần thiết để nhận biết chính xác các vấn đề tâm lý, từ đó có biện pháp can thiệp, xử lý phù hợp.

Trầm cảm và tự kỷ không phải là một mà là hai vấn đề khác nhau
Trầm cảm và tự kỷ không phải là một mà là hai vấn đề khác nhau

Phân biệt qua khái niệm

Có sự khác biệt rõ ràng về định nghĩa trầm cảm và tự kỷ:

  • Trầm cảm: Là một rối loạn khí sắc thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, tâm trạng ủ rũ, chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng. Trầm cảm liên quan đến các rối loạn trong hoạt động của não bộ, là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.
  • Tự kỷ: Là một rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em, đặc trưng bởi hành vi lặp đi lặp lại, khó khăn trong giao tiếp và tương tác, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của trẻ. Tự kỷ  có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện từ rất sớm, trước 2 tuổi.

Thời điểm khởi phát

Thời điểm khởi phát của trầm cảm và tự kỷ là không giống nhau:

  • Trầm cảm: Có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ em đến thanh thiếu niên, người trưởng thành, phụ nữ mang thai – sau sinh, người cao tuổi. Đặc biệt phổ biến ở độ tuổi trưởng thành, từ 20 – 30 tuổi.
  • Tự kỷ: Có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng thường xuất hiện sớm, trước 2 – 3 tuổi.

Biểu hiện, dấu hiệu nhận biết

Có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa tự kỷ và trầm cảm thông qua biểu hiện, triệu chứng của từng loại rối loạn tâm thần.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm:

  • Buồn bã, chán nản, cảm thấy bế tắc thậm chí tuyệt vọng
  • Mất hứng thú với mọi thứ, kể cả những điều từng rất yêu thích
  • Giảm hoặc mất năng lượng, thường cảm thấy mệt mỏi, tiêu cực
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn nhiều
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
  • Hay cáu gắt, giận dữ, dễ kích động
  • Khó tập trung, hay quên, giảm khả năng ghi nhớ
  • Nghĩ về cái chết, có hành vi tự hại hoặc tự sát.
Trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất năng lượng, mất hứng thú
Trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất năng lượng, mất hứng thú

Biểu hiện của tự kỷ:

  • Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ
  • Thờ ơ, không quan tâm đến người xung quanh
  • Né tránh hoặc ít giao tiếp bằng mắt
  • Thiếu biểu cảm khuôn mặt
  • Khả năng tiếp thu chậm, phản ứng kém
  • Có hành vi lặp đi lặp lại như thích xoay vòng, vỗ tay, đung đưa cơ thể
  • Tập trung vào chi tiết hơn là toàn thể (yêu thích chi tiết của 1 món đồ chơi nào đó)
  • Không biết chơi trò chơi đóng vai, giả vờ, tưởng tượng
  • Khó chịu, phản ứng mạnh khi thay đổi thói quen, khả năng thích nghi kém
  • Trẻ dưới 2 tuổi thích đi kiễng chân, hay phát ra các âm thanh vô nghĩa
  • Trẻ dưới 3 tuổi không nói được từ có 2 tiếng, không biết dùng ngón tay để chỉ thứ mình muốn
  • Dường như có trí nhớ rất tốt, thích các con số, thích tiếng nước ngoài…

Phân biệt qua nguyên nhân

Thực tế, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây trầm cảm và tự kỷ. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan của hai rối loạn tâm lý này cũng có những điểm khác biệt nhất định:

  • Trầm cảm: Được cho là có liên quan mật thiết với những căng thẳng, áp lực, các biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. Các yếu tố thường gặp là sụt giảm serotonin (chất hóa học trong não), di truyền, stress kéo dài, sang chấn tâm lý, ảnh hưởng của bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc…
  • Tự kỷ: Được cho là liên quan đến di truyền, ảnh hưởng của quá trình mang thai, bất thường của mẹ trong thai kỳ (sử dụng thuốc, rượu, đái tháo đường, nhiễm virus trong thai kỳ…), do bất thường trong cấu trúc, chức năng não của trẻ…

Khả năng điều trị

Có sự khác nhau trong khả năng điều trị và cách can thiệp cải thiện trầm cảm và tự kỷ:

  • Trầm cảm: Có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, shock điện, kích thích từ xuyên sọ.
  • Tự kỷ: Không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu can thiệp phát hiện sớm có thể giúp trẻ phát triển tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích ứng xã hội. Trẻ được can thiệp trước 2 tuổi thì cơ hội phát triển, khả năng thích nghi, hòa nhập cộng đồng lên đến 80%.

Những ảnh hưởng của trầm cảm và tự kỷ

Trầm cảm và tự kỷ đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển lâu dài của cá nhân, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt, trầm cảm có thể xảy ra trên nền tự kỷ. Trường hợp này, các triệu chứng trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng tự kỷ, rất khó chẩn đoán. Hơn hết, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát, rất nguy hiểm.

Trầm cảm hay tự kỷ đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ
Trầm cảm hay tự kỷ đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ

Ảnh hưởng của trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những ảnh hưởng của trầm cảm:

  • Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần: Gây buồn bã, chán nản, tuyệt vọng kèm theo cảm giác lo âu, căng thẳng, giảm tự trọng kéo dài.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Gây mệt mỏi, mất năng lượng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau dạ dày…
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Giảm hiệu suất làm việc, học tập, gây khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ với gia đình, bạn bè.
  • Nguy cơ tự tử: Có 75% các trường hợp tự tử ở trầm cảm nặng.

Ảnh hưởng của tự kỷ

Khác với trầm cảm, tự kỷ ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ, giao tiếp và triển vọng tương lai của trẻ. Những ảnh hưởng của tự kỷ như sau:

  • Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ
  • Hành vi lặp đi lặp lại vô nghĩa, sở thích hạn chế, chỉ quan tâm đến một số chủ đề, hoạt động cụ thể
  • Ảnh hưởng đến học tập và phát triển, phát triển không đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau
  • Gặp khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi, khó tự lập, cần hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày
  • Tạo gánh nặng cho gia đình có thể gặp phải nhiều áp lực trong tài chính, chăm sóc, giáo dục con cái.

Có thể thấy, có nhiều khác biệt giữa trầm cảm và tự kỷ. Đây là hai loại rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống. Khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, tự kỷ, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hậu quả của bạo lực học đường đến khả năng giao tiếp của trẻ
9 hậu quả của bạo lực học đường ảnh hưởng đến cả thế hệ

Hậu quả của bạo lực học đường rất nghiêm trọng không chỉ với trẻ bị bắt nạt mà còn ảnh hưởng đến người bắt nạt....

BECK là bài test kiểm tra mức độ trầm cảm được phát triển bởi giáo sư, bác sĩ Aaron T.Beck và cộng sự
Bài Test trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory – BDI)

Bài test trầm cảm Beck là bài kiểm tra được thực hiện nhằm đánh giá cảm xúc và  đo lường mức độ trầm cảm của...

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, quá mức, không tương xứng với tình huống thực tế
Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Rối loạn lo âu là một loại rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng xuất hiện thường xuyên, quá...

Sự thay đổi tâm sinh lý đặc biệt là độ tuổi dậy thì có thể là nguyên nhân gây bạo lực học đường
8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường gặp hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, xảy ra phổ biến, đa dạng hình thức và có xu hướng...