Trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Trầm cảm là loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, năng lượng, thay đổi thói quen ăn uống, giảm khả năng tập trung, có ý nghĩ tự hại thậm chí tự sát. Trầm cảm rất nguy hiểm, theo thống kê, tại Việt Nam, hàng năm số người tự tử vì trầm cảm khoảng 36.000 – 40.000 người.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trong những loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng, phức tạp và phổ biến nhất hiện nay. Thuật ngữ này đề cập đến trạng thái giảm khí sắc, cảm xúc bất ổn, tiêu cực kéo dài với các cảm xúc buồn bã, thất vọng, chán nản chiếm phần lớn trong tâm trí.

Trầm cảm là loại rối loạn tâm thần thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Trầm cảm là loại rối loạn tâm thần thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 4,4% dân số thế giới mắc trầm cảm. Trong đó, có 75% các trường hợp tự tử vì trầm cảm nặng. Trầm cảm gây ra rất nhiều vấn đề, nếu không được can thiệp điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, sức khỏe thể chất, thậm chí có thể dẫn đến tự sát.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Trầm cảm đặc trưng bởi tình trạng khí sắc giảm thấp, nổi bật với các biểu hiện như buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ, mất hứng thú, chán nản. Các dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn cảm xúc thông thường.

Triệu chứng của trầm cảm hết sức đa dạng, có sự khác biệt giữa các cá nhân. Tuy nhiên, nhìn chung, người mắc loại rối loạn cảm xúc này thường có những biểu hiện sau:

  • Khí sắc giảm thể hiện qua khuôn mặt buồn bã, đau khổ, bi quan, lo âu, mất hy vọng
  • Có biểu hiện tăng kích thích như nổi nóng, cáu kỉnh, tức giận
  • Giảm hoặc mất hứng thú với những hoạt động trước đây từng rất yêu thích
  • Giảm hoặc mất năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải
  • Chán ăn, sụt cân hoặc ăn uống vô độ (thích đồ ăn nhiều đường, tinh bột), tăng cân nhanh
  • Đi lại thường xuyên hoặc hành động chậm chạp, ngồi lì hoặc nằm lì một chỗ
  • Khó ngủ, mất ngủ, thức giấc nửa đêm hoặc ngủ quá nhiều
  • Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ,  gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định
  • Có cảm giác vô dụng, tội lỗi, cho mình là gánh nặng, dằn vặt, tự trách vì lỗi lầm nhỏ
  • Có ý nghĩ, hành vi tự gây hại cho bản thân, nghĩ về cái chết, có kế hoạch tự sát, thậm chí có hành vi tự sát.

Đặc biệt, các triệu chứng trên thường kéo dài ít nhất 2 tuần và xuất hiện thường xuyên. Đôi khi cũng có những trường hợp có biểu hiện loạn thần như loạn cảm giác, hoang tưởng, ảo tưởng…

Các thể trầm cảm thường gặp

Theo lâm sàng, trầm cảm có thể được chia thành nhiều thể. Trong đó, có 3 loại chính gồm:

  • Trầm cảm nội sinh: Có liên quan đến rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trong não, có tính chất di truyền. Đặc trưng bởi các biểu hiện như giảm khí sắc, mất ngủ, mất năng lượng, bi quan về tương lai, lo lắng cho sức khỏe bản thân quá mức.
  • Trầm cảm tâm sinh: Là thể lâm sàng phổ biến nhất, liên quan đến stress, sang chấn tâm lý. Đặc trưng bởi các biểu hiện như thường than vãn cho rằng bản thân bất hạnh, giảm khí sắc, giảm hứng thú, dễ xúc động, lo lắng về sức khỏe, luôn cảm giác sẽ có chuyện không may xảy ra…
  • Trầm cảm thực tổn: Xảy ra do tổn thương thực thể ở não gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh. Đặc trưng bởi các biểu hiện như lo âu, than khóc, buồn bã, sợ hãi, dễ kích động, ảo thanh, hoang tưởng buộc tội…

Nguyên nhân gây trầm cảm

Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, có rất nhiều yếu tố liên quan, thúc đẩy sự xuất hiện của các triệu chứng rối loạn cảm xúc giảm khí sắc. Trầm cảm có thể xảy ra do một yếu tố riêng lẻ hoặc có sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của trầm cảm, thường liên quan đến di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh
Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của trầm cảm, thường liên quan đến di truyền, rối loạn chất dẫn truyền thần kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như:

  • Các chất hóa học trong não: Sự sụt giảm của serotonin hoặc norepinephrine làm ảnh hưởng đến khí sắc, khiến cảm xúc, tư duy và vận động bị ức chế, gây ra trầm cảm.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng bị trầm cảm thì bạn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường.
  • Stress kéo dài: Stress làm thay đổi hormone, các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, gây ra hàng loạt các thay đổi sinh lý, cũng là nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc giảm khí sắc.
  • Sang chấn tâm lý: Trầm cảm có thể xảy ra sau các sang chấn tâm lý như lạm dụng, bạo hành, mất người thân, ly hôn, chứng kiến hoặc trải qua sự kiện kinh hoàng…
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Có thể liên quan đến các bệnh lý như u não, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ hoặc chấn thương sọ não
  • Yếu tố khác: Thường là mất ngủ kéo dài, tác dụng phụ của thuốc, nghiện game, nghiện chất kích thích, lối sống không lành mạnh…

Các phương pháp can thiệp, điều trị trầm cảm

Trầm cảm cần được sớm phát hiện để có biện pháp điều chỉnh, can thiệp phù hợp. Khi nghi ngờ có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được can thiệp trị liệu kịp thời, nhanh chóng. Tùy vào mức độ, nguyên nhân và loại trầm cảm mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Bạn cần tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý nếu có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm
Bạn cần tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc trầm cảm

Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

1. Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp tâm lý được khuyến khích thực hiện để hỗ trợ điều trị trầm cảm. Có hiệu quả tốt với các trường hợp có liên quan đến stress kéo dài và sang chấn tâm lý. Các liệu pháp thường được áp dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp tư duy nhận thức
  • Liệu pháp phân tích tâm lý
  • Liệu pháp hỗ trợ

2. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp. Các thuốc thường dùng:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm êm dịu như Stablon, Remeron, Amitriptylin, Effexor…
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm giải ức chế như Anafranil, Imipramine

Việc lựa chọn thuốc cần căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân phát sinh, hiệu quả của thuốc và các thuốc chống mà cá nhân sử dụng trước đó.

3. Điều trị bằng liệu pháp

Ngoài liệu pháp tâm lý, tình trạng rối loạn cảm xúc này còn có thể được điều trị bằng các liệu pháp khác. Việc chọn liệu pháp điều trị tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân vào cơ sở điều trị. Có 2 liệu pháp điều trị được biết đến hiện nay gồm:

  • Liệu pháp sốc điện: Sử dụng điện cực gắn ở đầu, sau đó dùng nguồn điện có kiểm soát tác động vào tế bào thần kinh.
  • Kích thích từ xuyên sọ (TMS): Sử dụng các xung từ tính sóng ngắn tác động đến não bộ để thay đổi chức năng điện thần kinh.
Liệu pháp sốc điện được ứng dụng để trị trầm cảm nặng
Liệu pháp sốc điện được ứng dụng để trị trầm cảm nặng

Các liệu pháp này thường được áp dụng cho trường hợp nặng, kháng thuốc hoặc có loạn thần, có ý định tự sát, từ chối ăn uống…

4. Chăm sóc, hỗ trợ

Để vượt qua trầm cảm, ngoài sự nỗ lực của cá nhân thì còn cần sự hỗ trợ, chăm sóc, quan tâm từ người thân gia đình, bạn bè, người xung quanh. Có thể kể đến như:

  • Dành thời gian lắng nghe, thấu hiệu mà không phán xét hay cố gắng phân tích hành vi của họ
  • Khuyến khích họ sống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc, cùng họ tham gia các hoạt động mà họ thích
  • Giúp họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ
  • Hỗ trợ họ trong các hoạt động hàng ngày để họ giảm gánh nặng và cảm giác được quan tâm
  • Giám sát các dấu hiệu cảnh báo của tự tử như việc nói về cái chết, sự tuyệt vọng, hành vi tự gây hại…
  • Duy trì liên lạc, thường nhắn tin, gọi điện hỏi thăm để họ không cảm thấy cô đơn.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm

Trầm cảm hoàn toàn có thể dự phòng được, có thể dự phòng trầm bằng cách:

  • Trò chuyện với mọi người để được quan tâm lắng nghe, chia sẻ
  • Tích cực làm việc, yêu bản thân nhiều hơn, tăng cường luyện tập thể dục thể thao
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc
  • Nên quản lý stress bằng cách thực hành các kỹ thuật như thiền, yoga, hít thở sâu
  • Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng thực tế, biết từ chối khi cần thiết
  • Hiểu biết về trầm cảm để kịp thời nhận biết khi bản thân hoặc người thân có dấu hiệu
  • Tham vấn chuyên gia tâm lý nếu gặp vấn đề về tâm trạng, cảm xúc

Trầm cảm là loại rối loạn cảm xúc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống, có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc loại rối loạn cảm xúc này, các tốt nhất là bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm và stress không phải là cùng một vấn đề
Trầm cảm và stress giống hay khác nhau? Mối liên hệ

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa trầm cảm và stress, cho rằng hai vấn đề này là một. Thế nhưng, trầm cảm và stress tuy...

Trẻ không có bố thường có xu hướng xem nhẹ giá trị của bản thân
Hiểu tâm lý trẻ không có bố và cách ứng xử phù hợp

Sự vắng mặt của người bố ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tâm lý trẻ không có bố rất phức tạp, trẻ...

Hiểu rõ đặc điểm tâm lý trẻ em 6 đến 11 tuổi sẽ giúp bố mẹ dễ dàng cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ
Đặc điểm tâm lý trẻ em từ 6 đến 11 tuổi nhiều thay đổi

Độ tuổi từ 6 - 11 tuổi là giai đoạn trẻ có sự chuyển biến tâm lý mạnh mẽ. Đây là giai đoạn tiền dậy...

bà bầu hay khóc
Bà bầu hay khóc có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Khóc là phản ứng tự nhiên thường thấy trong thai kỳ, nhưng bà bầu hay khóc nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng...