Người trầm cảm có tự khỏi được không? Điều cần biết

“Người bị trầm cảm có tự khỏi không, không điều trị có sao không?” là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, theo các chuyên gia, tỷ lệ tự khỏi của trầm cảm là rất thấp. Người bị trầm cảm tốt nhất nên tìm đến các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.

Trầm cảm có tự khỏi được không?

Trầm cảm là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp, nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay, trầm cảm vẫn chưa được nhìn nhận một cách cởi mở, rất nhiều người e ngại, xem nhẹ, thậm chí có những đánh giá sai lầm về trầm cảm. Nhiều người thường bỏ qua những vấn đề bất ổn trong suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của mình nhưng cho rằng trầm cảm có thể tự khỏi mà không cần can thiệp.

Người trầm cảm có tự khỏi được không
Có rất ít trường hợp tự khỏi trầm cảm mà không cần can thiệp trị liệu

Với thắc mắc trầm cảm có tự khỏi được không, các chuyên gia cho biết, tùy vào từng trường hợp, mức độ của rối loạn trầm cảm để đánh giá. Cụ thể:

  • Trầm cảm nhẹ: Người bị trầm cảm nhẹ, nếu sớm phát hiện, biết cách tự cải thiện, quản lý căng thẳng, cân đối cảm xúc thì trầm cảm có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, các trường hợp có thể tự khỏi rất ít, không quá phổ biến.
  • Trầm cảm vừa và nặng: Các trường hợp mắc trầm cảm vừa và nặng rất khó tự khỏi nếu không có sự can thiệp từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Nếu không được điều trị, các triệu chứng trầm cảm sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, khó cải thiện.

Trầm cảm rất phức tạp, ngay cả những trường hợp nhẹ cũng rất khó có thể tự khó nếu không được can thiệp trị liệu. Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc, liệu pháp sốc điện, liệu pháp kích thích từ xuyên sọ…

Điều gì xảy ra khi không điều trị trầm cảm?

Trầm cảm có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Đã có rất nhiều cảnh báo về mức độ ảnh hưởng của trầm cảm, đặc biệt là tình trạng gia tăng tỷ lệ tự tử ở người mắc rối loạn trầm cảm.

Các triệu chứng trầm cảm kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống
Các triệu chứng trầm cảm kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống

Nếu không được can thiệp điều trị, trị liệu đúng cách, trầm cảm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Tăng nguy cơ tự tử: Theo cảnh báo của Viện sức khỏe Tâm thần, mỗi năm tại Việt Nam có đến 40.000 người tự tử do trầm cảm.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Buồn bã, mất năng lượng mất hứng thú do trầm cảm khiến người bệnh mất động lực sống, không tìm thấy niềm vui, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất: Căng thẳng, lo âu kéo dài, ăn uống thất thường, rối loạn giấc ngủ có thể gây đau đầu, đau dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường…
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Người bị trầm cảm có xu hướng tự cô lập, vô tình tạo khoảng cách với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
  • Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích: Để làm giảm cảm giác buồn bã, đau khổ, người mắc trầm cảm có nguy cơ lạm dụng rượu bia, chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đặc biệt, triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng nếu không được can thiệp, kiểm soát. Không chỉ vậy, nếu không điều trị, có thể gây ra các rối loạn tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, rối loạn lưỡng cực…

→Xem thêm: Bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên RADS (Độ tuổi 10 – 20)

Những lầm tưởng sai lầm về trầm cảm

Không phải ngẫu nhiên mà trầm cảm được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Trầm cảm rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, có thể gây ra hành vi tự hại, tự sát trong cơn trầm cảm. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do trầm cảm còn cao gấp 4 lần số người mất do tai nạn giao thông.

Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi độ tuổi bao gồm trẻ em, người lớn, người cao tuổi
Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi độ tuổi bao gồm trẻ em, người lớn, người cao tuổi

Trầm cảm nguy hiểm vì chúng ta chưa có nhận thức đúng đắn về tình trạng này. Có rất nhiều sai lầm, lầm tưởng về trầm cảm vẫn đang hiện hữu trong xã hội hiện nay. Có thể kể đến như:

  • Trầm cảm có thể tự khỏi mà không cần điều trị
  • Điều trị trầm cảm không hiệu quả
  • Thuốc chống trầm cảm là giải pháp duy nhất để điều trị trầm cảm
  • Trầm cảm chỉ xảy ra ở người yếu đuối
  • Chỉ có có ý chí, nghị lực mạnh mẽ thì có thể vượt qua trầm cảm
  • Trầm cảm chỉ xảy ra ở phụ nữ, trẻ em và nam giới không thể bị trầm cảm
  • Trầm cảm là do thiếu vitamin hoặc dưỡng chất
  • Trầm cảm không phải là một vấn đề sức khỏe
  • Sự bận rộn, ít suy nghĩ sẽ giúp chữa khỏi trầm cảm
  • Việc nói hoặc nghĩ về chứng trầm cảm sẽ khiến tình trạng trầm cảm nghiêm trọng hơn…

Sự thật là trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, bất kỳ đối tượng nào, bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ hay nam giới. Trầm cảm liên quan đến các yếu tố sinh học, hóa học, tác động của môi trường, tâm lý, không phải người yếu đuối mới bị trầm cảm, không phải chỉ cần có ý chí, nghị lực thì có thể dễ dàng vượt qua trầm cảm.

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tinh thần, biểu hiện đa dạng như buồn bã, khó ngủ, mất năng lượng, mất hứng thú, mệt mỏi, cảm giác vô vọng… Thêm vào đó, có rất nhiều biện pháp điều trị trầm cảm, trầm cảm rất khó tự khỏi nếu không can thiệp điều trị.

Cách xử lý khi bị trầm cảm

Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố gây ra. Với thắc mắc trầm cảm có tự khỏi được không thì câu trả lời là hầu như không, có rất ít trường hợp có thể tự khỏi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc trầm cảm, bạn có thể xử lý theo các gợi ý dưới đây:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Tập thể dục đều đặn, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, duy trì thói quen ngủ lành mạnh
  • Chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè, người mà bạn tin tưởng
  • Tham gia các hoạt động xã hội để cải thiện tâm trạng
  • Quản lý căng thẳng bằng các kỹ thuật như thiền, yoga, hít thở sâu
  • Tránh lạm dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích…

Như vậy, với thắc mắc trầm cảm có tự khỏi được không, hẳn bạn đã xác định được câu trả lời phù hợp. Một số trường hợp trầm cảm nhẹ nếu tự điều chỉnh, can thiệp đúng cách thì triệu chứng trầm cảm được cải thiện. Trầm cảm vừa và nặng sẽ không thể tự khỏi, thậm chí còn có xu hướng tiến triển nặng nếu không được can thiệp, trị liệu.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ đi nhón chân và chậm nói: Biểu hiện này có đáng lo?

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể mắc bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh muốn biết. Bởi vì...

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm
Mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Có mối liên hệ mật thiết giữa mất ngủ và trầm cảm. Các nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trầm...

rối loạn căng thẳng sau sang chấn
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Hội chứng PTSD) là gì?

Sau biến cố lớn trong đời, không ít người phải đối diện với rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Những cảm xúc tiêu cực,...

Trẻ không có bố thường có xu hướng xem nhẹ giá trị của bản thân
Hiểu tâm lý trẻ không có bố và cách ứng xử phù hợp

Sự vắng mặt của người bố ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tâm lý trẻ không có bố rất phức tạp, trẻ...