Trầm cảm không điển hình là gì? Các thông tin cần biết

Trầm cảm không điển hình là một rối loạn trầm cảm được phân loại trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5. Loại trầm cảm này khá phổ biến, xảy ra phần lớn ở phụ nữ, thường có xu hướng khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên hoặc người trong độ tuổi đầu 20. 

Trầm cảm không điển hình là gì?

Trầm cảm không điển hình (atypical depression, AD) là tình trạng tâm trạng của người trầm cảm có thể tốt lên theo các sự kiện tích cực. Người mắc rối loạn trầm cảm không điển hình thường có phản ứng tốt với chất ức chế monoamine oxidase (MAOI).

Trầm cảm không điển hình loại trầm cảm mà tâm trạng của cá nhân có thể tốt lên khi có các sự kiện tích cực
Trầm cảm không điển hình loại trầm cảm mà tâm trạng của cá nhân có thể tốt lên khi có các sự kiện tích cực

Các triệu chứng của trầm cảm điển hình không tuân theo tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm truyền thống. Các giả thuyết cho rằng, loại trầm cảm này có thể là một phần của các rối loạn trầm cảm khác nhau như trầm cảm đơn cực, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn cảm xúc.

Sự khác biệt giữa trầm cảm không điển hình và trầm cảm điển hình

Trầm cảm điển hình và trần cảm không điển hình đều gây ra cảm giác buồn bã, tuyệt vọng kéo dài. Tuy nhiên, ở người mắc trầm cảm điển hình, tâm trạng chán nản, bi quan dường như không có sự thay đổi. Trong khi đó, ở người mắc AD, tâm trạng có thể tạm thời cải thiện theo các sự kiện tích cực.

Bên cạnh đó, trầm cảm điển hình gây ra triệu chứng chán ăn, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Thế nhưng, trầm cảm không điển hình lại gây ra triệu chứng thèm ăn và ngủ nhiều.

Trầm cảm không điển hình phổ biến ra sao?

Trầm cảm không điển hình đặc biệt phổ biến. Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học dựa trên tiêu chuẩn DSM-4, có 15 – 29% người mắc AD, tỷ lệ mắc bệnh trong 1 năm là 1 – 4%. Theo các nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ mắc trầm cảm không điển hình là 18 – 36%.

Theo National Library of Medicine, AD là dạng trầm cảm phổ biến nhất ở các bệnh nhân đến khám ngoại trú tại các khoa tâm thần. Các triệu chứng của trầm cảm không điển hình thường khởi phát ở thời kỳ thanh thiếu niên hoặc khởi phát từ 20 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc AD ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới.

→Xem thêm: Trầm cảm ẩn là gì? Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Triệu chứng của trầm cảm không điển hình

Đặc trưng của triệu chứng trầm cảm không điển hình là tâm trạng có thể cải thiện tạm thời khi xuất hiện các sự kiện tích cực. Các triệu chứng phổ biến ở người mắc loại trầm cảm này bao gồm:

  • Tâm trạng buồn bã chán nản kéo dài
  • Có phản ứng tâm trạng, cảm xúc tốt lên với các sự kiện vui vẻ, tích cực
  • Tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều
  • Tăng cân đáng kể, tăng ít nhất 2kg
  • Ngủ nhiều, ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày
  • Liệt nửa người, cảm thấy chân tay nặng nề, mệt mỏi liên tục
  • Nhạy cảm với sự từ chối và những lời chỉ trích
  • Suy nghĩ nhiều, hay lo lắng, hay bối rối, khó vượt qua thất bại
  • Dễ cáu kỉnh, tức giận, thường cảm thấy bi quan, tuyệt vọng
  • Không hứng thú với những điều từng rất yêu thích
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ
  • Dễ bỏ cuộc khi thất vọng, thường thảo luận về cảm xúc…
Người mắc trầm cảm không điển hình thường ăn nhiều, ngủ nhiều
Người mắc trầm cảm không điển hình thường ăn nhiều, ngủ nhiều

Nguyên nhân gây ra trầm cảm không điển hình

Cũng giống như các dạng trầm cảm khác, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân của trầm cảm không điển hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy, loại trầm cảm này có sự liên quan của nhiều yếu tố. Bao gồm:

1. Di truyền

Trầm cảm không điển hình có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Khi cha mẹ trong gia đình mắc chứng trầm cảm không điển hình mãn tính hoặc rối loạn lưỡng cực thì con cái thuộc nhóm nguy cơ cao. Đặc biệt, tỷ lệ này là rất cao ở các cặp song sinh cùng trứng.

2. Bất thường não bộ

Các nghiên cứu nhận thấy, AD có liên quan đến sự điều hòa phản hồi tiêu cực của trục HPA. Người mắc trầm cảm không điển hình có các bất thường ở bán cầu não trái, có nồng độ giải phóng corticotropin thấp.

3. Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh

Sự mất cân bằng hoặc suy giảm của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, dopamine, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết cảm xúc, gây ra trầm cảm không điển hình. Sự cải thiện của serotonin trong điều trị AD, được cho là mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị, đặc biệt là chứng thèm ăn ở người mắc AD.

4. Sang chấn tâm lý

Những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm không điển hình ở một người. Có thể kể đến như:

  • Mất mát người thân
  • Ly thân hoặc ly hôn
  • Bị lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm
  • Chứng kiến tai nạn kinh hoàng, trải qua thảm họa thiên tai
  • Thay đổi lớn trong cuộc sống như mất việc, chuyển nhà
  • Bị cô lập về mặt xã hội…

5. Mắc các rối loạn tâm thần khác

Trầm cảm không điển hình có thể là một phần của nhiều loại rối loạn tâm thần. Khi một người mắc một hoặc nhiều loại rối loạn thần, đây có thể là nguyên nhân phát triển rối loạn AD. Có thể kể đến như:

  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng
  • Trầm cảm theo mùa

6. Lạm dụng chất

Việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy, thuốc an thần có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ mắc AD ở một người. Các chất này ảnh hưởng đến não bộ, làm mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh và gây ra những vấn đề về cảm xúc.

Trầm cảm không điển hình có nguy hiểm không?

Ước tính, trên thế giới có khoảng 121 triệu người mắc trầm cảm. Đây là loại rối loạn tâm thần phổ biến, là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật hàng đầu, làm tăng nguy cơ tự tử lên 20 lần.

Có 34.6% người mắc trầm cảm không điển hình có suy nghĩ tự tử
Có 34.6% người mắc trầm cảm không điển hình có suy nghĩ tự tử

Trầm cảm không điển hình là một loại trầm cảm nguy hiểm. Có đến 34.6% người mắc loại rối loạn trầm cảm này có ý định tự tử (theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ – NIH).

Ai có nguy cơ mắc trầm cảm không điển hình?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc trầm cảm không điển hình. Đặc biệt là các đối tượng sau:

  • Phụ nữ
  • Người có người thân trong gia đình từng các vấn đề về sức khỏe tâm thần (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…)
  • Người từng mắc rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực
  • Người từng trải qua căng thẳng kéo dài hoặc sang chấn tâm lý
  • Người thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, xã hội
  • Người trẻ tuổi, áp lực học tập, áp lực công việc cao
  • Người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý tự miễn.

Tác hại của trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các tác hại của loại trầm cảm này rất đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người mắc trầm cảm.

Những ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm không điển hình gồm:

  • Tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Tăng nguy cơ hoặc khiến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp nghiêm trọng hơn
  • Suy giảm khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ
  • Mất động lực sống, mất động lực nỗ lực, cố gắng trong công việc
  • Có hành vi tự hại, thường suy nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự tử

Đặc biệt, người mắc AD thường được báo cáo là bị suy giảm chứng năng nghiêm trọng. Mắc nhiều loại rối loạn sức khỏe tâm thần đi kèm như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng ăn uống vô độ, chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn sử dụng chất…

Chẩn đoán trầm cảm không điển hình

Không có xét nghiệm nào có thể xác định chính xác trầm cảm. Việc chẩn đoán trầm cảm không điển hình cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp để chẩn đoán trầm cảm
Cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp để chẩn đoán trầm cảm

Các phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán trầm cảm không điển hình thường được xác định dựa trên các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Đặt câu hỏi liên quan đến triệu chứng và khai thác tiền sử gia đình, tiền sử mắc bệnh của cá nhân
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện để loại trừ nguyên nhân bệnh lý như suy giáp
  • Đánh giá tâm lý – tâm thần: Sử dụng các bài test, thang đo để đánh giá mức độ trầm cảm
  • Xét nghiệm khác: Xét nghiệm ma túy, chụp CT hoặc MRI não…

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm không điển hình được đề cập trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn Tâm thần. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán, thực hiện các bài kiểm tra trầm cảm, khai thác thông tin triệu chứng và thu thập câu trả lời, đối chiếu với tiêu chí chẩn đoán trong DSM-4 hoặc DSM-5.

Triệu chứng chính:

  • Tâm trạng buồn bã, chán nản kéo dài nhưng có thể cải thiện, cảm thấy tốt hơn tạm thời với một sự kiện tích cực

Có 2 hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, kéo dài ít nhất 2 tuần trở lên:

  • Thường xuyên cảm thấy thèm ăn
  • Ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày
  • Liệt nặng (cảm giác nặng nề ở cánh tay hoặc chân)
  • Nhạy cảm với sự từ chối giữa các cá nhân dẫn đến suy giảm đáng kể về mặt xã hội hoặc nghề nghiệp.

Ngoài ra, một người sẽ được chẩn đoán là mắc trầm cảm không điển hình khi các triệu chứng không đáp ứng được tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm u sầu hoặc mất trương lực.

Phương pháp điều trị trầm cảm không điển hình

Theo DSM-5-TR, trầm cảm không điển hình còn được gọi là trầm cảm nặng với các đặc điểm không điển hình. Việc điều trị cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

1. Liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu hay liệu pháp trò chuyện được chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị trầm cảm. Liệu pháp thường được các chuyên gia sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi CBT. Liệu pháp giúp cá nhân nhận diện các suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Từ đó học cách áp dụng các mô hình suy nghĩ lành mạnh để cải thiện triệu chứng.

Tâm lý trị liệu là giải pháp hàng đầu trong điều trị trầm cảm
Tâm lý trị liệu là giải pháp hàng đầu trong điều trị trầm cảm

Ngoài ra, trầm cảm không điển hình còn có thể được cải thiện bằng các liệu pháp như:

2. Sử dụng thuốc điều trị

Người mắc trầm cảm không điển hình được chứng minh là ít hoặc không phản ứng với thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) và phản ứng tốt với thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI).

Tuy nhiên, với sự ra đời của SSRI, loại thuốc này đã dần trở thành lựa chọn đầu tay, an toàn, thay thế cho MAOI. Nguyên nhân là vì MAOI gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng (tăng huyết áp) hơn so với SSRI.

Các thuốc điều trị được chấp thuận hiện nay gồm:

  • SSRI: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • SNRI: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline
  • TCA: Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • MAIO: Thuốc ức chế monoamine oxidase
  • NDRI: Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine
  • Thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate không cạnh tranh.

3. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một phần trong điều trị rối loạn trầm cảm. Ngoài việc nỗ lực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, người mắc trầm cảm cần cố gắng thay đổi cuộc sống của chính mình. Có thể kể đến như:

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sản sinh hormone hạnh phúc như serotonin, endorphins…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung omega-3, vitamin và khoáng chất
  • Cố định thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, không ngủ quá nhiều trong ngày
  • Học các kỹ thuật quản lý căng thẳng, đối phó với stress như thiền, yoga, hít thở sâu
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chia nhỏ công việc để tạo động lực cố gắng
  • Duy trì liên lạc với người thân, bạn bè, tham gia các nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ khi cần thiết
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy vì chúng có thể làm gia tăng triệu chứng trầm cảm.

5 Cách đối phó với trầm cảm không điển hình

Việc đối phó với trầm cảm không điển hình có thể khó khăn với người mắc trầm cảm. Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực cố gắng để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình.

1. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho cuộc sống

Người mắc trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc nỗ lực, cố gắng, dễ nản lòng trước thất bại. Đặt mục tiêu là phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị trầm cảm.

Trước hết, bạn cần bắt đầu từ các mục tiêu nhỏ, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ thành công. Thay vì đặt mục tiêu “thay đổi lối sống”. Bạn cần liệt kê các công việc cần làm cụ thể như:

  • Đi bộ 15 phút mỗi ngày
  • Uống đủ 2 lít nước
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn tinh bộ
  • Không ăn đồ ăn vặt, thức ăn nhanh
  • Đi ngủ lúc 10 giờ tối
  • Rời khỏi giường lúc 6 giờ sáng

Bạn không chỉ nên lập kế hoạch, liệt kê việc cá nhân cần làm mà trong công việc, bạn cũng nên liệt kê các công việc cần làm trong ngày. Cần chia nhỏ các mục tiêu lớn, thực hiện từng bước để bạn cáo động lực và tập trung vào tiến độ.

2. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, quản lý căng thẳng

Các cảm xúc buồn bã, chán nản chiếm phần lớn tâm trí của người mắc trầm cảm. Hầu hết những người mắc trầm cảm thường có cảm giác không thể thư giãn, luôn uể oải, mệt mỏi, không có động lực cố gắng.

Thiền là kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng, stress hiệu quả
Thiền là kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng, stress hiệu quả

Vì thế, các tốt nhất là chúng ta cần học và thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Nên thực hành thiền chánh niệm, tập yoga, tập hít thở sâu để nhận thức suy nghĩ, điều chỉnh tâm trạng, kiểm soát cảm xúc mà không phản ứng lại chúng.

3. Viết nhật ký cảm xúc

Nhật ký cảm xúc được xem là công cụ hữu ích, được khuyến khích để đối phó với trầm cảm. Khi viết nhật ký, hãy viết ra tất cả những suy nghĩ của bản thân, không cần lo lắng về lỗi chính tả câu từ. Bạn chỉ cần viết ra những điều mình nghĩ và nhắc nhở mình rằng, bất kỳ là viết gì, chỉ cần viết ra thì bản thân sẽ thấy tốt hơn.

Nếu quá nhiều suy nghĩ tiêu cực, hãy viết ra và xét chúng đi. Duy trì thói quen viết nhật ký 10 – 20 phút mỗi ngày vào thời điểm yên tĩnh, thoải mái, không ai làm phiền. Hạn chế đọc lại các nội dung tiêu cực.

4. Khám phá sở thích mới

Người trầm cảm thường mất hứng thú với những việc trước đây từng rất yêu thích. Nếu bạn cảm thấy chán nản với những thứ cũ kỹ, hãy thử khám phá sở thích, trải nghiệm mới. Việc thử nghiệm những sở thích mới có thể giúp bạn có cảm giác mới lạ, có thêm niềm vui trong cuộc sống. Bạn có thể học vẽ tranh, làm gốm, chơi nhạc cụ…

5. Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý

Để đối phó tốt với trầm cảm, bạn cần ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của chuyên gia tâm lý nếu bạn lựa chọn trị liệu tâm lý. Hoặc nếu chọn sử dụng thuốc điều trị, hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm cần được dùng đúng liều lượng, đúng chỉ định, cần được bác sĩ kê đơn và theo dõi thường xuyên.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm không điển hình

Hầu như không có biện pháp để phòng ngừa trầm cảm không điển hình. Chứng trầm cảm này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc trầm cảm bằng cách:

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Kiểm soát căng thẳng bằng kỹ thuật thư giãn và lối sống lành mạnh
  • Chia sẻ cảm xúc của bản thân với người mà bạn tin tưởng
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên để nâng cao sức khỏe
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý ngay khi cảm thấy bất ổn.

Tiên lượng của trầm cảm không điển hình

Tiên lượng của trầm cảm không điển hình phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân và phương pháp điều trị. Với phương pháp điều trị thích hợp, có đến 70% người mắc trầm cảm cảm thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, có khoảng 50% người mắc trầm cảm không đáp ứng với phương pháp điều trị ban đầu. Bản thân cá nhân phải cố gắng nỗ lực phối hợp với bác sĩ, chuyên gia để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những câu hỏi thường gặp về trầm cảm không điển hình

Mặc dù có tên gọi là trầm cảm không điển hình, tuy nhiên, loại trầm cảm này lại rất phổ biến. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về trầm cảm không điển hình:

1. Trầm cảm không điển hình có chữa dứt điểm được không?

Trầm cảm không điển hình có thể điều trị để kiểm soát triệu chứng nhưng rất khó để chữa dứt điểm hoàn toàn. Việc điều trị dứt điểm trầm cảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ bệnh, hiệu quả của phương pháp điều trị, sự tuân thủ và lối sống của cá nhân.

2. Trầm cảm không điển hình có tái phát không?

Tất cả các dạng trầm cảm đều có nguy cơ tái phát cao. Đặc biệt là khi người mắc trầm cảm không tuân thủ đúng chỉ định, liên tục trải qua căng thẳng, áp lực.

Trầm cảm không điển hình là một rối loạn trầm cảm chính, rất phổ biến. Trầm cảm không thể tự khỏi nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc trầm cảm, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm: 

Nguồn tham khảo: 

  • National Library of Medicine: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2990566/
  • Cleveland Clinic: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21131-atypical-depression
  • Medical News Today: https://www.medicalnewstoday.com/articles/atypical-depression
  • Verywell Mind: https://www.verywellmind.com/atypical-depression-actually-very-typical-1065182

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự thay đổi tâm sinh lý đặc biệt là độ tuổi dậy thì có thể là nguyên nhân gây bạo lực học đường
8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường gặp hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, xảy ra phổ biến, đa dạng hình thức và có xu hướng...

Người mắc bệnh ái kỷ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu
10 tác hại của bệnh ái kỷ tới cuộc sống của bạn

Rối loạn nhân cách ái kỷ hay bệnh ái kỷ gây ra rất nhiều tác hại. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mắc...

Trẻ không có bố thường có xu hướng xem nhẹ giá trị của bản thân
Hiểu tâm lý trẻ không có bố và cách ứng xử phù hợp

Sự vắng mặt của người bố ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tâm lý trẻ không có bố rất phức tạp, trẻ...

Trầm cảm ở người cao tuổi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi: Dấu hiệu và cách hỗ trợ

Trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng gia tăng, có khoảng 15 - 45% người cao tuổi ở độ tuổi trên 55 tại Việt...