Liệu pháp tâm động học là gì? Thông tin cần biết

Liệu pháp tâm động học là một trong những hình thức trị liệu tâm lý phổ biến nhất hiện nay. Liệu pháp được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt phù hợp với các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, lo lắng, căng thẳng quá mức… 

Liệu pháp tâm động học là gì?

Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy) là một hình thức trị liệu tâm lý bằng cách trò chuyện, tiếp xúc, tìm hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, ký ức tiềm thức của một người. Những vấn đề này có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến các hành vi hiện tại của cá nhân.

Liệu pháp tâm động học là hình thức trị liệu trò chuyện chuyên sâu để khám phá trải nghiệm quá khứ của cá nhân
Liệu pháp tâm động học là hình thức trị liệu trò chuyện chuyên sâu khám phá trải nghiệm quá khứ của cá nhân

Đây là liệu pháp tâm lý chuyên sâu nhằm khám phá các mối quan hệ cảm xúc vô thức, ảnh hưởng đến hành vi và tư duy của cá nhân. Từ đó giúp tăng sự hiểu biết, nhận thức về các mẫu hành vi cảm xúc, để phát triển các kỹ thuật đối phó phù hợp.

Liệu pháp tâm động học (PDT) bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm học, từ công trình nghiên cứu của Sigmund Freud. Liệu pháp đề cập đến các lực lượng tâm trí, cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trí, hành vi của một cá nhân. PDT tập trung chủ yếu vào việc giải mã các ảnh hưởng tiêu cực của quá khứ, tác động đến cảm xúc và hành vi hiện tại.

→Xem thêm: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong trị liệu tâm lý

Mục tiêu trị liệu của liệu pháp tâm động học

Liệu pháp tâm động học khá giống với liệu pháp phân tâm học nhưng chú trọng hơn vào mối quan hệ giữa cá nhân với thế giới bên ngoài. Liệu pháp cũng xem xét các mối quan hệ của người được trị liệu.

Mục tiêu chính của liệu pháp này là tăng cường nhận thức, hiểu biết của cá nhân về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại. Từ đó nhận diện, giải quyết các mẫu hành vi, cảm xúc, phát triển chiến lực, kỹ thuật đối phó và cải thiện vấn đề.

Mục tiêu của liệu pháp trị liệu này như sau:

  • Khám phá quá khứ, phát hiện các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm lý hiện tại
  • Tăng cường khả năng tự nhận thức, nhận diện các mẫu hành vi tiêu cực
  • Giải quyết xung đột nội tâm, phát triển kỹ năng đối phó căng thẳng
  • Cải thiện các mối quan hệ, khuyến khích phát triển cá nhân.

Thời gian trị liệu của liệu pháp tâm động học

Thời gian và số lượng phiên trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của vấn đề, mục tiêu của cá nhân, trình độ, phong cách làm việc của chuyên gia trị liệu. Thời gian có thể điều chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào mong muốn, hiệu quả của quá trình trị liệu.

Thời gian trị liệu thông thường:

  • Trị liệu ngắn: Từ 12 – 20 phiên, có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
  • Trị liệu dài hạn: Trên 20 phiên, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Một phiên trị liệu có thể kéo dài từ 45 – 50 phút, có thể diễn ra 1 – 2 lần/tuần hoặc tần suất cao hơn từ 3 – 5 lần/tuần. Cần có sự trao đổi tỉ mỉ giữa cá nhân và nhà trị liệu để đưa ra lịch trình trị liệu phù hợp.

Liệu pháp áp dụng các kỹ thuật nào?

Nhà trị liệu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để hỗ trợ cá nhân khám phá, giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật thường được sử dụng:

  • Kỹ thuật diễn đạt tự do
  • Kỹ thuật giải mã
  • Kỹ thuật chuyển dịch
  • Kỹ thuật đối thoại trị liệu
  • Kỹ thuật phản hồi…

Liệu pháp tâm động học áp dụng khi nào?

Liệu pháp tâm động học có nội dung khá tương tự với liệu pháp phân tâm học. Tuy nhiên, thời gian thực hiện của liệu pháp ngắn, và ít thường xuyên hơn. Liệu pháp này thường được áp dụng để cải thiện các vấn đề như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn sử dụng chất
  • Căng thẳng tâm lý
  • Lo lắng quá mức
  • Sang chấn tâm lý…

Lợi ích của liệu pháp

Liệu pháp tâm động học giúp cá nhân nhận dạng các mô hình hành vi và mối quan hệ, khám phá cảm xúc, cải thiện các mối quan hệ. Liệu pháp này có thể mang đến các lợi ích như:

  • Cải thiện, làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm lý
  • Cải thiện khả năng tự nhận thức
  • Hỗ trợ cá nhân xây dựng, duy trì các mối quan hệ lành mạnh
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát triệu chứng rối loạn tâm thần
  • Thúc đẩy phát triển cá nhân, nâng cao kỹ năng đối phó với căng thẳng, xung đột…

Các bước thực hiện liệu pháp tâm động học

Liệu pháp tâm động học là một hình thức trị liệu thông qua trò chuyện chuyên sâu dựa trên các lý thuyết, ngăn tắc của phân tâm học. Liệu pháp này tập trung chủ yếu vào mối quan hệ của cá nhân với thế giới bên ngoài.

Cách thức, quy trình thực hiện phụ thuộc vào mức độ vấn đề và đánh giá của nhà trị liệu
Cách thức, quy trình thực hiện phụ thuộc vào mức độ vấn đề và đánh giá của nhà trị liệu

Cấu trúc của quá trình thực hiện liệu pháp tâm động học như sau:

  • Bước 1 – Đánh giá ban đầu: Khảo sát, thu thập thông tin, thiết lập mục tiêu trị liệu
  • Bước 2 – Xây dựng mối quan hệ trị liệu: Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân với nhà trị liệu, thiết lập khung trị liệu
  • Bước 3 – Khám phá, phân tích: Khai thác suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, tiến hành giải mã, phân tích, nhận diện các hành vi kháng cự
  • Bước 4 – Phát triển kỹ năng đối phó: Hỗ trợ cá nhân phát triển kỹ năng đối phó, quản lý căng thẳng, xử lý xung đột.
  • Bước 5 – Đánh giá tiến trình, kết thúc: Đánh giá sự tiến bộ, điều chỉnh mục tiêu trị liệu, kết thúc trị liệu khi đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc của liệu pháp tâm động học

Mặc dù tương đối giống nhau, tuy nhiên, tâm động học chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề hiện tại có liên quan đến quá khứ. Trong đó, phân tâm học khai thác nhiều ở quá khứ, chú trọng giải quyết các vấn đề của quá khứ.

Các nguyên tắc của liệu pháp tâm động học:

  • Nhấn mạnh về tác động, những trải nghiệm của thời thơ ấu ảnh hưởng đến hiện tại
  • Tập trung nhận diện, cải thiện các hành vi, cảm xúc không lành mạnh
  • Hỗ trợ cá nhân khám phá những nội dung vô thức như cảm xúc, suy nghĩ, ký ức mà cá nhân có thể không nhân thức được
  • Cá nhân có thể biểu hiện kháng cự hoặc chuyển cảm xúc mạnh mẽ từ người kháng sang nhà trị liệu.

Đánh giá ưu – nhược điểm của liệu pháp tâm động học

Liệu pháp tâm động học cũng hướng đến việc giúp cá nhân phát triển những hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần. Từ đó trang bị cho họ các kỹ năng, chiến lực nhằm đối phó quản lý căng thẳng, giảm nhẹ triệu chứng tâm lý, đem đến những thay đổi tích cực trong cuộc sống. Liệu pháp này có những ưu – nhược điểm riêng biệt.

Liệu pháp có nhiều ưu điểm nổi bật được so sánh với liệu pháp nhận thức hành vi CBT
Liệu pháp có nhiều ưu điểm nổi bật được so sánh với liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ cá nhân trong việc hiểu biết sâu sắc về bản thân
  • Giải quyết được gốc rễ sâu xa của vấn đề
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
  • Cải thiện được nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc đo lường kết quả trị liệu
  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có tính chủ quan cao
  • Cần sự mở lòng và đóng góp tích cực của người được trị liệu.

Liệu pháp tâm động học là hình thức trị liệu tâm lý sâu sắc, phù hợp với nhiều vấn đề tâm lý. Liệu pháp này có thể được so sánh với các hình thức trị liệu khác như liệu pháp hành vi nhận thức. Sự thành công của liệu pháp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, kinh nghiệm nhà trị liệu và sự tương thích giữa cá nhân và nhà trị liệu.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tâm lý trị liệu là gì? Vai trò và các phương pháp hiện nay

Trên lâm sàng tâm thần học, ngoài liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý (còn gọi là tâm lý trị liệu) đóng vai trò...

Liệu pháp nhân văn là phương pháp tập trung khuyến khích phát triển cá nhân
Tìm hiểu về liệu pháp nhân văn (Humanistic Therapy)

Liệu pháp nhân  văn là một nhóm các phương pháp trị liệu tập trung vào việc phát triển tiềm năng, khả năng độc đáo, phẩm...

Quy trình thực hiện có thể được điều chỉnh linh hoạt theo mức độ vấn đề, mục tiêu trị liệu
Liệu pháp gia đình là gì? Ứng dụng trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp gia đình là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào tạo ra một môi trường gia đình thân...

Mục tiêu của phương pháp này là giải quyết các xung đột trong tâm thức
Liệu pháp phân tâm học là gì? Áp dụng khi nào?

Liệu pháp phân tâm học là liệu pháp trị liệu tâm lý đặc biệt phù hợp với các tình trạng rối loạn loạn tâm thần...