Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) và thông tin cần biết

Liệu pháp tương tác cá nhân là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng để trị liệu các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống… Đây là hình thức trị liệu tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các cá nhân để làm giảm triệu chứng tâm lý. 

Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) là gì?

Liêu pháp tương tác cá nhân (Interpersonal Therapy – IPT) là một hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn, có hiệu quả trong việc cải thiện các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ cá nhân và tăng cường kỹ năng giao tiếp cho người được trị liệu.

IPT là liệu pháp tâm lý giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ cá nhân
IPT là liệu pháp tâm lý giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ cá nhân

IPT được phát triển vào những năm 1970. Đến nay, phương pháp này được áp dụng ngày càng rộng rãi. Liệu pháp tương tác cá nhân được khuyến khích kết hợp cùng liệu pháp hóa dược để mang đến hiệu quả điều trị tích cực cho người bệnh. Được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc làm giảm triệu chứng trầm cảm, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Đặc điểm của liệu pháp tương tác cá nhân (IPT)

IPT tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ giữa cá nhân trong hiện tại và phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Liệu pháp được sự để khai thác, tìm kiếm những xung đột trong tâm lý người bệnh, từ đó giúp nhận diện, tháo gỡ gút mắc, điều chỉnh hành vi, cảm xúc không lành mạnh.

1. Mục tiêu trị liệu

Giống như tên gọi của mình, mục tiêu của phương pháp IPT là cải thiện mối quan hệ và tương tác cá nhân. Bao gồm:

  • Giảm triệu chứng tâm lý, nhất là trầm cảm và rối loạn lo lâu
  • Cung cấp kỹ thuật, chiến lược để giải quyết mâu thuẫn, xung đột
  • Giúp người bệnh phát triển kỹ năng lắng nghe, phản hồi, thể hiện cảm xúc
  • Giúp người bệnh thích nghi với những thay đổi quan trọng trong cuộc sống
  • Thiết lập, duy trì và cải thiện các mối quan hệ lành mạnh…

2. Thời gian trị liệu

IPT thường kéo dài từ 12 – 16 buổi trị liệu, thông thường, mỗi buổi trị liệu có thể kéo dài từ 45 – 60 phút. Thời gian trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân, tình trạng họ đang gặp phải.

Liệu pháp tương tác cá nhân có thời gian trị liệu ngắn, cấu trúc rõ ràng, từng giai đoạn trị liệu đều có mục tiêu cụ thể rõ ràng.

3. Lĩnh vực trọng tâm

Liệu pháp tương tác cá nhân IPT tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm chính để giúp người bệnh cải thiện các sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ cá nhân. Bốn lĩnh vực này gồm:

  • Mâu thuẫn vai trò: Khi có xung đột trong mối quan hệ giữa người bệnh và người khác, thường do nhu cầu không được đáp ứng hoặc mong đợi khác nhau.
  • Thay đổi vai trò: Liên quan đến các thay đổi lớn như mất việc, ly hôn, chuyển đến nơi ở mới…
  • Mất mát: Liên quan đến một sự kiện quan trọng hoặc sự mất mát của người thân yêu gây buồn rầu đau đớn
  • Khó khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ: Thường bao gồm sợ hãi tiếp cận người khác, thiếu kỹ năng xã hội, cảm giác buồn bã, cô đơn…

4. Phạm vi ứng dụng

IPT là liệu pháp tâm lý phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt là người đang gặp các vấn đề tâm lý liên quan đến các mối quan hệ cá nhân và sự thiếu hụt trong kỹ năng giao tiếp xã hội.

Liệu pháp tương tác cá nhân phù hợp với người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực...
Liệu pháp tương tác cá nhân phù hợp với người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực…

IPT có thể hữu ích với các đối tượng như:

  • Người bị trầm cảm
  • Người bị rối loạn ăn uống
  • Người bị rối loạn lưỡng cực
  • Người bị rối loạn tâm thần sau sang chấn
  • Người gặp khó khăn trong mối quan hệ cá nhân
  • Người gặp khó khăn với những thay đổi quan trọng trong cuộc sống
  • Thanh thiếu niên tuổi dậy thì gặp vấn đề trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cô
  • Người trẻ tuổi gặp phải các xung đột trong mối quan hệ cá nhân và công việc

5. Phương thức tiếp cận

IPT tập trung vào các mối quan hệ giao tiếp và vấn đề giao tiếp. Để thực hiện liệu pháp này, chuyên gia sẽ thảo luận cùng người bệnh các sự kiện trong cuộc sống, các xung đột trong các mối quan hệ, các thay đổi vai trò trong cuộc sống người bệnh.

Các kỹ thuật được sử dụng gồm:

  • Sử dụng các câu hỏi và phản hồi
  • Dạy kỹ năng giao tiếp
  • Hỗ trợ xử lý cảm xúc

6. Cấu trúc của liệu pháp

Cấu trúc của liệu pháp tương tác cá nhân gồm 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đều có mục tiêu và hoạt động cụ thể để giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Các giai đoạn này gồm:

  • Giai đoạn khởi đầu: Đánh giá và xác định vấn đề, từ đó lựa chọn lĩnh vực trọng tâm, thiết lập mục tiêu và mong đợi từ quá trình trị liệu.
  • Giai đoạn giữa: Tập trung giải quyết các mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành giao tiếp, giải quyết xung đột và hỗ trợ thích nghi với các thay đổi.
  • Giai đoạn kết thúc: Đánh giá tiến trình trị liệu, củng cố kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, lập kế hoạch cho tương lai, chuẩn bị kết thúc trị liệu.

→Xem thêm: 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc

Quy trình thực hiện liệu pháp tương tác cá nhân (IPT)

Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) được thực hiện theo một quy trình cụ thể, rõ ràng. Quy trình có thể được chuyên gia điều chỉnh sao cho phù hợp với từng cá nhân và vấn đề mà họ gặp phải.

IPT được thực hiện theo một quy trình cụ thể, rõ ràng
IPT được thực hiện theo một quy trình cụ thể, rõ ràng và có thể điều chỉnh linh hoạt

1. Đánh giá ban đầu

Mục tiêu: Xác định vấn đề tâm lý và các mối quan hệ cá nhân của người bệnh.

Nhà trị liệu tâm lý sẽ tiến hành thảo luận, trao đổi chi tiết để hiểu rõ tình trạng hiện tại, triệu chứng các vấn đề tâm lý mà người bệnh gặp phải. Xác định các mối quan hệ quan trọng, các thay đổi trong cuộc sống có thể liên quan đến vấn đề tâm lý của người bệnh.

2. Xác định vấn đề

Mục tiêu: Xác định các lĩnh vực trọng tâm mà liệu pháp cần tập trung vào.

Người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều trong 4 lĩnh vực chính của IPT. Nếu một lĩnh vực sẽ đơn giản, dễ giải quyết. Nếu liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần có một kế hoạch chi tiết, bao gồm được nhiều vấn đề.

3. Xây dựng kế hoạch trị liệu

Mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch trị liệu.

Trước hết, tiến hành xác định mục tiêu mà người bệnh mong muốn đạt được qua quá trình trị liệu. Tiếp đó, xây dựng kế hoạch chi tiết gồm số buổi trị liệu, kỹ thuật áp dụng, chiến lược sử dụng.

4. Thực hiện trị liệu

Mục tiêu: Giải quyết các vấn đề được xác định, phát triển kỹ năng giao tiếp và cải thiện các mối quan hệ cá nhân.

Tùy vào vấn đề trọng tâm được xác định mà có biện pháp giải quyết phù hợp, có thể kể đến như:

  • Giải quyết xung đột: Khi có mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội
  • Xử lý mất mát: Hỗ trợ kỹ thuật đối phó với sự mất mát và tìm cách thích nghi
  • Thích nghi với thay đổi: Giúp người bệnh thích nghi tốt với những thay đổi về vai trò trong cuộc sống
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Hướng dẫn các giao tiếp hiệu quả trong các mối quan hệ.

5. Đánh giá và kết thúc trị liệu

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của liệu trình trị liệu, chuẩn bị kết thúc trị liệu.

Nhà trị liệu cùng người bệnh đánh giá tiến trình đạt được các mục tiêu trị liệu. Lập kế hoạch, chiến lược duy trì tiến bộ, cách xử lý đối phó trong tương lai. Đồng thời chuẩn bị cho người bệnh kết thúc việc trị liệu.

Nguyên tắc của liệu pháp tương tác cá nhân

Liệu pháp tương tác cá nhân được áp dụng thực hiện khi các vấn đề sức khỏe tâm lý của người bệnh có liên quan đến các mối quan hệ cá nhân. Liệu pháp này giúp người bệnh xây dựng, duy trì các mối quan hệ lành mạnh, làm giảm các triệu chứng tâm lý, phát triển kỹ năng để đối phó với mâu thuẫn, xung đột và thách thức trong cuộc sống.

IPT chỉ được thực hiện khi vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan mật thiết với các mối quan hệ cá nhân
IPT chỉ được thực hiện khi vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan mật thiết với các mối quan hệ cá nhân

IPT được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Mối quan hệ và vấn đề sức khỏe có liên quan chặt chẽ
  • Chủ yếu tập trung vào mối quan hệ và các vấn đề hiện tại thay vì tập trung vào quá khứ
  • Xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể, bao gồm việc tìm ra gốc rễ vấn đề và giải quyết chúng
  • Phát triển và cải thiện kỹ năng giao tiếp, bao gồm kỹ năng lắng nghe, biểu đạt cảm xúc
  • Nhấn mạnh vào vai trò và sự thay đổi vai trò, hỗ trợ người bệnh thích nghi với vai trò mới
  • Hỗ trợ xử lý sự mất mát, buồn rầu, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng trong cảm xúc
  • Sử dụng nhiều kỹ thuật như kỹ thuật ghi chép hàng ngày, kỹ thuật phản hồi
  • Phát triển kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ mới, lành mạnh.
  • Phát triển mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu, đảm bảo bệnh nhân có cảm giác an toàn, được thấu hiểu, được hỗ trợ.

Đánh giá Ưu – Nhược điểm của liệu pháp tương tác cá nhân

IPT là một trong những liệu pháp tâm lý thường được áp dụng để cải thiện các vấn đề tâm lý. Liệu pháp này cũng sở hữu những ưu nhược điểm riêng, không phải lúc nào cũng được áp dụng.

Ưu điểm:

  • Thời gian trị liệu ngắn, chỉ kéo dài từ 12 – 16 buổi trị liệu
  • Tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong mối quan hệ
  • Được chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu nhất là trầm cảm sau sinh, trầm cảm lớn
  • Cấu trúc rõ ràng, mỗi giai đoạn đều có mục tiêu cụ thể, giúp dễ dàng theo dõi, nắm bắt
  • Tính linh hoạt cao, áp dụng được cho nhiều vấn đề tâm lý…

Nhược điểm:

  • Không phải vấn đề tâm lý nào cũng có thể áp dụng được
  • Yêu cầu người bệnh phải tích cực tương tác
  • Chủ yếu tập trung vào mối quan hệ cá nhân, không giải quyết được các vấn đề phức tạp quá mức
  • Hạn chế khi áp dụng với trẻ em vì trẻ còn hạn chế trong khả năng giao tiếp và tự nhận thức

Liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả, phù hợp cho người mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, liên quan đến các mối quan hệ cá nhân. Liệu pháp này được đánh giá cao về hiệu quả và sự linh hoạt, có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với vấn đề tâm lý và tình huống của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liệu pháp phân tâm học chủ yếu khai thác các trải nghiệm thời thơ ấu và các mối quan hệ quá khứ, ảnh hưởng đến hành vi hiện tại
Liệu pháp phân tâm học là gì? Áp dụng khi nào?

Liệu pháp phân tâm học là liệu pháp trị liệu tâm lý đặc biệt phù hợp với các tình trạng rối loạn loạn tâm thần...

Liệu pháp tâm động học là hình thức trị liệu trò chuyện chuyên sâu để khám phá trải nghiệm quá khứ của cá nhân
Liệu pháp tâm động học là gì? Thông tin cần biết

Liệu pháp tâm động học là một trong những hình thức trị liệu tâm lý phổ biến nhất hiện nay. Liệu pháp được áp dụng...

Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ từ 11 đến 14 tuổi
Rối loạn ăn uống ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Rối loạn ăn uống ở trẻ em xảy ra phổ biến, nhất là nhóm trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14. Rối loạn ăn...

Tiến sĩ giáo dục Đinh Thanh Tuyến chia sẻ về phương pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam với phương pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc đã giúp cho hàng ngàn khách...