Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Triệu chứng và phác đồ điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là dạng thường gặp của rối loạn lo âu, thuộc nhóm rối loạn tâm thần. Người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thường có các biểu hiện như lo lắng quá mức về nhiều vấn đề khác nhau từ công việc, sức khỏe đến tài chính, hay mất tập trung, cảm giác lo sợ điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra. 

Rối loạn lan tỏa lo âu là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder, GAD), còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể, là loại thường gặp nhất của rối loạn lo âu. Đây là một dạng rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức thường trực, kéo dài ít nhất 6 tháng, đặc biệt, cảm giác lo âu này vượt xa thực tế, không tương xứng với tình huống thực tại.

Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng của rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng của rối loạn lo âu

Người mắc GAD thường có sự lo lắng quá mức với mọi khía cạnh cũng như các vấn đề trong cuộc sống mà không có lý do rõ ràng, cụ thể. Tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí nhiều năm, luôn xuất hiện thường trực trong cuộc sống.

Thỉnh thoảng lo âu là bình thường, tuy nhiên nếu bất cứ chuyện gì, bất cứ lúc nào cũng lo âu thì rất có thể bạn đã mắc rối loạn lo âu lan tỏa. Theo thống kê, có khoảng 3% dân số gặp phải tình trạng này. Nếu không được phát hiện, can thiệp đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác, rõ ràng về nguyên nhân gây rối loạn lo âu toàn thể. GAD có thể là hệ quả của nhiều yếu tố hoặc chỉ có liên quan đến một yếu tố nhất định. Việc xác định yếu tố liên quan sẽ giúp việc điều trị được suôn sẻ, thuận lợi và hiệu quả hơn.

Có rất nhiều yếu tố liên quan như di truyền, hóa chất dẫn truyền thần kinh, yếu tố môi trường - xã hội
Có rất nhiều yếu tố liên quan như di truyền, hóa chất dẫn truyền thần kinh, yếu tố môi trường – xã hội

Các yếu tố có thể gây rối loạn lo âu toàn thể:

  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Mất cân bằng, đặc biệt là sụt giảm serotonin và norepinephrine.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người thân trực hệ mắc GAD.
  • Yếu tố môi trường: Trải qua các sự kiện như ly hôn, mất việc, người thân qua đời, tuổi thơ bị bạo hành, lạm dụng
  • Đặc điểm tính cách: Tính cách hay lo lắng, nhạy cảm với stress rất dễ mắc GAD
  • Trải nghiệm tuổi thơ: Tuổi thơ bị lạm dụng, bỏ rơi, chứng kiến tình huống kinh hoàng, chứng kiến các mối quan hệ căng thẳng…
  • Yếu tố tâm lý: Thường là do kỳ vọng quá cao về bản thân, có xu hướng nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực.
  • Rối loạn sức khỏe thể chất: Rối loạn tuyến giáp, vấn đề tim mạch, hội chứng ruột kích thích.
  • Yếu tố khác: Khủng hoảng tài chính, phá sản, lạm dụng chất gây nghiện, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị…

Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

Triệu chứng đặc trưng của rối loạn lo âu lan tỏa chính là sự lo lắng, sợ hãi, căng thẳng quá mức, vượt xa thực tế, xuất hiện thường xuyên trong mọi lĩnh vực, vấn đề của cuộc sống, kéo dài ít nhất 6 tháng. Các triệu chứng khác có thể khác nhau ở từng cá nhân.

Căng thẳng lo âu kéo dài, quá mức so với thực tế là triệu chứng đặc trưng của GAD
Căng thẳng lo âu kéo dài, quá mức so với thực tế là triệu chứng đặc trưng của GAD

Triệu chứng tâm lý:

  • Lo lắng không kiểm soát được về nhiều vấn đề
  • Mức độ lo lắng là quá mức, không tương xứng với thực tế
  • Dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ giải pháp cho trường hợp xấu
  • Khó tập trung, hay mất tập trung
  • Luôn bồn chồn, khó chịu, dễ cáu gắt
  • Lo lắng, sợ hãi một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra

Triệu chứng thể chất:

  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Cảm giác căng cơ, đau nhức cơ bắp
  • Khó ngủ, ngủ không sâu, thức dậy sớm
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, khô miệng
  • Đau đầu, đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu toàn thể

Rối loạn lo âu toàn thể thường xảy ra cùng các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Hầu hết người mắc GAD đều có 1 hoặc nhiều rối loạn tâm thần như:

  • Rối loạn trầm cảm
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn hoảng sợ
  • 1 nỗi ám ảnh cụ thể

Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị, có thể gây ra các ảnh hưởng như:

  • Giảm hiệu quả học tập, làm việc
  • Lãng phí thời gian cho những việc không cần thiết
  • Mất năng lượng do lo âu quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Tăng nguy cơ trầm cảm, nhất là các hành vi tự hại, tự sát.

Ngoài ra, rối loạn lo âu lan tỏa có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau nửa đầu
  • Bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường)
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu toàn thể là một hình thức rối loạn tâm thần phức tạp. Hoàn toàn có khả năng tiến triển thành mãn tính hoặc phát triển cùng các rối loạn tâm lý khác. Nếu không can thiệp, điều trị, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất.

Bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ
Bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ

Nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc rối loạn lo âu lan tỏa, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. GAD thường được điều trị bằng các biện pháp sau:

1. Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lo âu, điều chỉnh nhận thực cá nhân về mức độ đáng ngại của các vấn đề, tình huống. Phương pháp này được khuyến khích áp dụng do có hiệu quả tốt, tính an toàn cao.

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT)
  • Liệu pháp gia đình
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập

2. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc giúp giảm lo âu, căng thẳng, phiền muộn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này là:

  • Thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin (Diazepam, Bromazepam, Alprazolam…)
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc chống trầm cảm (Imipramine, Paroxetin, Amitriptylin…)
  • Các thuốc phối hợp như thuốc ức chế beta, thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh, thuốc hỗ trợ chức năng gan

3. Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống, kiểm soát căng thẳng giúp hỗ trợ cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe thể chất. Bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông…
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu để giảm căng thẳng, lo âu
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ăn uống cân bằng, đa dạng các nhóm chất
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine…

Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm, các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, người thân để được hỗ trợ cảm xúc, bớt cảm giác cô đơn
  • Tăng cường sự hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết rối loạn lo âu
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc thiết lập thói quen ngủ đều đặn để cân bằng cảm xúc, hồi phục năng lượng
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trạng

Rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của người mắc rối loạn lo âu. Khi có các biểu hiện căng thẳng, lo âu quá mức, kéo dài, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dựa trên triệu chứng và mức độ, trầm cảm được chia thành nhiều giai đoạn phát triển
Các giai đoạn phát triển của trầm cảm và điều cần biết

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, biểu hiện bởi các triệu chứng như giảm khí sắc, mất hứng thú,...

Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống
Trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Trầm cảm là loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, năng lượng, thay đổi...

Bạn có thể tự thực hiện hoặc làm bài test với sự hỗ trợ của chuyên gia
Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)

Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là bộ công cụ gồm 9 câu hỏi tự đánh giá ngắn gọn. Được sử dụng để sàng lọc,...

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ các quy tắc vàng của Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman: Quy tắc và cách áp dụng đúng

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp này sử dụng thẻ  Flashcard, Dotcard...