Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ: Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ. Tình trạng này ngày càng gia tăng khiến cho nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Nếu không được phát hiện và khắc phục sớm có thể ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề chẳng hạn như kết quả học tập kém, nói năng không lưu loát, khó giao tiếp với mọi người, trẻ tự ti, chán nản dễ bị trầm cảm, tự kỷ.

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là gì?

Theo các chuyên gia, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp một số khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ, lời nói, phát âm. Hội chứng này thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học, đặc biệt là từ 3 đến 5 tuổi, đồng thời tỷ lệ trẻ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt khiến cho trẻ khó khăn trong việc tiếp nhận và truyền đạt thông tin

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt được chia làm hai dạng đó là rối loạn tiếp thu và rối loạn diễn đạt. Thông thường trẻ sẽ mắc hai chứng rối loạn này cùng một lúc, cụ thể:

  • Rối loạn tiếp thu: Tức là trẻ vẫn có thể nghe được, đọc được nhưng lại rất khó tiếp nhận và hiểu nghĩa của những từ mình vừa nghe.
  • Rối loạn diễn đạt: Trẻ nghe được nhưng lại không biết truyền tải, diễn đạt, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về một vấn đề nào đó để người đối diện có thể hiểu được.

Tình trạng rối loạn ngôn ngữ thường kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp với mọi người, nhiều lúc trẻ nói nhưng người nghe không rõ nghĩa, trẻ có xu hướng khép mình, thiếu tự tin, thụ động, kém hòa nhập trong cộng đồng. Việc tiếp thu các kiến thức ở trường cũng như trong đời sống rất kém dẫn đến kết quả học tập kém hơn các bạn đồng trang lứa.

Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Theo số liệu thống kê thì có khoảng 10 – 15% trẻ nhỏ dưới 03 tuổi mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt. Tuy nhiên, các triệu chứng khá mờ nhạt nên có nhiều trường hợp khi trẻ trưởng thành mới chẩn đoán được bệnh. Chính vì vậy, việc nắm bắt và nhận biết được những dấu hiệu bệnh sẽ giúp trẻ cải thiện bệnh sớm hơn.

Thông thường trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Khi mắc chứng rối loạn ngôn ngữ trẻ thường mất tập trung và suy giảm trí nhớ
  • Trẻ có trí nhớ kém, thường xuyên không nhớ được tên gọi của những đồ vật đơn giản xung quanh mình chẳng hạn như cái ghế, cái chổi. Mà thay vào đó con trẻ sẽ dùng từ “cái đó” để diễn đạt và miêu tả.
  • Những đồ vật có liên quan và gần giống nhau như “Cái bàn – Cái ghế”, “Thịt lợn – Thịt gà”; “Cái chén – Cái tô” thì trẻ thường lẫn lộn và gọi sai tên.
  • Trẻ thường đảo ngược vị trí câu nói chẳng hạn như “Gà con” thì trẻ đọc thành “Con gà”; “Con mèo” đọc thành “ceo mòn”.
  • Các câu tục ngữ, thành ngữ dài trẻ thường đọc sai, không dùng đúng hoàn cảnh.
  • Trí tượng tượng kém nên những câu nói trẻ nghe được sẽ hiểu đúng theo nghĩa đen của nó chứ không thể hiểu được những câu đùa có ẩn ý khác.
  • Trẻ thường bị phân tâm, không thể tập trung để nghe người khác nói, nhất là những lúc có tiếng nhạc ồn ào.
  • Trẻ không có hứng thú trò chuyện với người khác, ngay cả đối với cha mẹ hay bạn bè cùng lứa tuổi chơi chung.
  • Thậm chí có thể nói trẻ mất trí nhớ tạm thời, không thể nhớ được thông tin cuộc trò chuyện vừa diễn ra tức thì.
  • Trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ diễn đạt thường có vốn từ vựng ít hơn so với những đứa trẻ khác, đồng thời khi nói thường bị sót chữ.
  • Khi đang suy nghĩ câu trả lời trẻ thường lặp lại câu hỏi hoặc không xác định đúng các hành động đã xảy ra hay chưa xảy ra, chẳng hạn như “đang uống” thì nói thành “đã uống”.
  • Trẻ thường có xu hướng ngại giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt là người lạ.

Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Cho đến hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ. Tuy nhiên, những yếu tố liên quan và gây ra những khiếm khuyết này có thể là do:

Nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Các chuyên gia cho biết trẻ mắc hội chứng Down thường có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ rất cao
  • Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, trẻ tự kỷ, mắc bệnh bại não, hội chứng Fragile X, hở hàm ếch. Tất cả những trường hợp này có thể khiến cho con trẻ gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ.
  • Trong quá trình sinh hoạt, trẻ không may bị tai nạn khiến cho vùng não bộ bị tổn thương gây ra các khiếm khuyết về mặt trí tuệ, ngôn ngữ trong đó có rối loạn ngôn ngữ diễn đạt.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc cũng có thể khiến thai nhi gặp các chứng bệnh liên quan đến não bộ như bại não, chậm nói, trẻ chậm phát triển tâm thần, rối loạn ngôn ngữ.
  • Hội chứng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện sau khi sinh, vì vậy những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi cọc, nhẹ cân, trẻ sinh non thường rất dễ gặp chứng bệnh này.
  • Trẻ gặp các vấn đề về thính lực như chấn thương khí áp, nhiễm trùng tai gây điếc, rách màng nhĩ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt.
  • Một số ít trường hợp trẻ có hàm răng mọc không ngay ngắn cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt.
  • Trẻ nhỏ có tiền sử gia đình mắc các hội chứng về não bộ như chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ…thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những trẻ khác.

Hậu quả nghiêm trọng của chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Từ khi lọt lòng cho đến khi lớn lên và mất đi, ngôn ngữ luôn đồng hành cùng chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có thể nói ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Nó chính là công cụ dùng để giao tiếp, truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc với mọi người xung quanh.

Một khi chức năng ngôn ngữ bị khiếm khuyết đồng nghĩa với việc giao tiếp gặp nhiều trở ngại. Cụ thể, đối với trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ trở nên tự ti, lo lắng, căng thẳng và có xu hướng khép mình
  • Trẻ thường khó khăn trong việc nghe, hiểu và tiếp nhận thông tin từ mọi người xung quanh, điều này dẫn đến việc học tập gặp nhiều trở ngại, kết quả thu lại kém.
  • Khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của chính bản thân đối với mọi người bị hạn chế. Nhiều khi trẻ nói nhưng người nghe không hiểu rõ nghĩa, thậm chí không biết trẻ đang muốn nói về vấn đề gì.
  • Việc ngôn ngữ bị giới hạn, trẻ không thể bày tỏ được suy nghĩ của mình nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của con, chẳng hạn như: Con muốn uống sữa, nhưng không thể nào nhớ được tên gọi của sữa nên không thể đưa ra chính xác mong muốn của mình, khiến cho nhu cầu không thể được đáp ứng.
  • Trẻ có xu hướng ngại giao tiếp với mọi người, ngay cả với những người thân yêu trong gia đình. Vì vậy trẻ rất dễ bị cô lập, sống đơn độc, khó kết bạn, thậm chí có thể bị trầm cảm, tự kỷ.
  • Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường phát âm sai, câu từ bị đảo lộn, câu văn không hợp hoàn cảnh nên dễ bị các bạn đồng trang lứa chê cười, điều này khiến trẻ tự ti, chán nản, lo lắng, sợ hãi, lâu dần trẻ mất khả năng nói.

Phương pháp khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Khi cha mẹ cảm thấy nghi ngờ hoặc phát hiện ra những triệu chứng con trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt thì cần đưa trẻ đến các trung tâm, bệnh viện Tai – Mũi – Họng để kiểm tra thăm khám cho trẻ. Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Theo các chuyên gia, tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ mắc hội chứng này thường được áp dụng các cách chữa trị sau:

1. Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu hay còn được gọi là âm ngữ trị liệu, đây được xem là phương pháp điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài ra, phương pháp còn được áp dụng cho trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ tự kỷ, trầm cảm, mắc các rối loạn ngôn ngữ do các bệnh lý khác gây ra.

Việc điều trị bệnh bằng âm ngữ trị liệu đối với trẻ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ thường đem lại kết quả khá tốt. Theo số liệu thống kê thì có đến trên 70% trẻ mắc bệnh này có xu hướng cải thiện các triệu chứng theo hướng tích cực, sau quá trình chữa trị trẻ có thể giao tiếp linh hoạt, nói năng rõ ràng hơn.

Điều trị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Ngôn ngữ trị liệu giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp theo hướng tích cực

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và độ tuổi của trẻ mà các chuyên gia sẽ thực hiện từng bước điều trị cũng như thời gian khác nhau. Nguyên lý làm việc của phương pháp này là các chuyên gia hướng dẫn trẻ cách bật âm, phát âm thông qua cơ lưỡi, cơ hàm. Đồng thời lặp đi lặp lại các hoạt động, lời nói hằng ngày để con trẻ có thể ghi nhớ được thông tin.

Ngoài sử dụng lời nói, hành động thì chuyên gia cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đồ chơi, sách vở, thẻ học để giúp trẻ điều trị tốt hơn, gây hứng thú cho trẻ và trẻ dễ dàng tiếp nhận. Hoặc cũng có thể tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, đặc biệt là các trò chơi luyện phát âm cho trẻ để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Để đem lại hiệu quả cao thì việc điều trị cần phải được thực hiện đều đặn và liên tục trong một thời gian dài. Ngoài ra không gian yên tĩnh, thoải mái, sạch sẽ cũng giúp trẻ tiếp nhận thông tin tốt hơn.

2. Tâm lý trị liệu

Ngoài việc ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống hàng ngày thì khi mắc chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ khiến trẻ chán nản, tự ti, buồn bã, sống khép kín vì sự trêu ghẹo, trách mắng của những người xung quanh. Những điều này vô tình khiến tâm lý của trẻ bị đả kích, một cú sốc lớn đầu đời, tinh thần bất ổn, hoảng loạn.

Chính vì vậy, ngoài cải thiện ngôn ngữ nói, giao tiếp, truyền đạt thông tin thì việc điều trị tâm lý là điều vô cùng cần thiết. Các chuyên gia sẽ thực hiện phương pháp tâm lý trị liệu cho trẻ nhằm giúp trẻ kiểm soát mọi cảm xúc, suy nghĩ theo hướng tích cực. Dần dần trẻ sẽ giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi và các triệu chứng bệnh cũng tiến triển tốt lên.

3. Hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ

Ngoài việc điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ tại các trung tâm, bệnh viện, trường giáo dục đặc biệt thì việc hỗ trợ tại nhà từ phía cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu. Theo đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý và thực hiện tốt những điều dưới đây để giúp con cải thiện bệnh sớm hơn:

Điều trị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện để giúp con sớm cải thiện tình trạng bệnh
  • Dành nhiều thời gian cho con, thường xuyên tâm sự, chia sẻ nỗi vui buồn cùng con để từ đó con cảm thấy thoải mái tinh thần, cởi mở hơn.
  • Kể chuyện, đọc sách, hát cho con nghe trước lúc đi ngủ để hình thành tình cảm cho con, giúp con cảm thấy an tâm, ấm áp khi được chia sẻ, quan tâm. Đồng thời thông qua các hình ảnh, ngôn từ trong bài hát, câu chuyện giúp con tưởng tượng và tiếp thu được nhiều điều mới mẻ hơn.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên ra ngoài đi dạo, tham gia các trò chơi ngoài trời, các hoạt động tập thể để có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của con thêm trầm trọng.
  • Khi trò chuyện hoặc nói về bất kỳ vấn đề gì thì cha mẹ cần chú ý nói to rõ ràng, chính xác để trẻ nghe và học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ trong ngôn từ.
  • Hãy động viên con trẻ nên cố gắng, tuyệt đối không được chê cười, trách mắng, la hét trẻ khi trẻ phát âm sai.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là những nhóm thực phẩm chứa nhiều Omega3, axit folic.

Có thể bạn muốn biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Phòng ngừa bạo lực học đường: Vấn đề của toàn xã hội

Môi trường học đường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trường học văn minh thì xã...

Có 7% trẻ em và trẻ vị thanh niên trên thế giới mắc rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên: Điều cần biết

Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên rất phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng, thường xuyên...

Trẻ mắc trầm cảm có biểu hiện buồn bã, chán nản, mất hứng thú, mất năng lượng
Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt biệt là sau đại dịch Covid-19. Đáng chú ý là có đến hơn 90%...

Rất nhiều người băn khoăn không biết tại sao người trầm cảm lại tự tử
Tại sao người trầm cảm muốn tự tử? Điều cần biết

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần nguy hiểm, phức tạp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 40 giây...