Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Các thực phẩm cần thiết cho bé

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì là một trong những điều thắc mắc muốn biết của rất nhiều bậc cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ. Bởi vì theo các chuyên gia thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp cải thiện chứng chậm nói ở trẻ hiệu quả, giúp con sớm bật âm.

Để nắm rõ hơn vấn đề trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Các thực phẩm cần thiết cho bé khi mắc chứng chậm nói. Xin mời quý bậc cha mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để từ đó biết cách lựa chọn các nhóm thực phẩm hữu ích cho bé.

Vai trò thiết yếu của dinh dưỡng đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Theo số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng tăng cao, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Chậm nói tức là khả năng nói, bật âm của trẻ diễn ra chậm hơn so với các cột mốc phát triển bình thường của trẻ và chậm hơn so với các trẻ khác cùng độ tuổi. Khi gặp vấn đề này trẻ thường gặp nhiều trở ngại trong việc học hành, giao tiếp với xã hội khiến con thua xa bạn bè.

Nguyên nhân gây ra chứng chậm nói có thể là do con mắc các bệnh lý như dính lưỡi, mất thính lực, trẻ tự kỷ, não bị dị tật bẩm sinh, di chứng sau khi bị xuất huyết não, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, được cưng chiều quá mức, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não

Ngoài ra, theo các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân gây nên chứng chậm nói ở trẻ ít ai ngờ đến đó chính là bị thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình thai kỳ, đặc biệt là nhóm chất axit folic. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ, nhất là các khiếm khuyết về não bộ và tủy sống. Ngoài ra axit folic còn giúp phòng tránh bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ ung thư.

Do đó, nếu thiếu chất axit folic không chỉ khiến mẹ gặp phải các vấn đề như thiếu máu, loãng xương, đau cơ bắp, khó ngủ, trầm cảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau khi được sinh ra như trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, tư duy kém, chậm chạp.

Vì vậy, chúng ta có thể nhận định rằng, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả thể chất lẫn trí não, trong đó có khả năng nói, kỹ năng phát âm, giao tiếp.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?

Nếu trường hợp trẻ không may gặp phải chứng chậm nói, chậm phát âm thì ngoài việc thăm khám và điều trị bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu cho con thì các bậc cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Thiết lập cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất, đặc biệt đối với trẻ chậm nói nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất axit folic

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Nhóm chất đầu tiên không thể thiếu đó chính là những thực phẩm có chứa nhiều axit folic. Một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng chậm nói ở trẻ đó là trong quá trình mang thai người mẹ bị thiếu hụt trầm trọng lượng axit folic cho cơ thể. Chính vì vậy, sau khi sinh ra trẻ cần được bổ sung thành phần này vào thực đơn mỗi ngày để giúp con sớm bật âm.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Axit Folic là nhóm thực phẩm tuyệt vời nhất giành cho trẻ chậm nói

Những thực phẩm chứa nhiều axit folic mà các mẹ nên lựa chọn như: Các loại ngũ cốc, đậu lăng, đậu xanh, gan, trứng, rau xà lách, cải xoăn, măng tây, rau chân vịt, bí đao, nấm cam, quýt, dứa, bưởi. Ngoài axit folic thì các loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung cho con sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

2. Thực phẩm giàu chất Omega3

Nhóm chất thứ hai không thể thiếu trong thực đơn của trẻ chậm nói đó chính là các loại thực phẩm chứa nhiều Omega3. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì Omega3 mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho trẻ nhỏ chẳng hạn như giúp phát triển não bộ, cải thiện chứng chậm nói, thị lực kém, giúp con ngủ ngon.

Nhóm chất Omega3 có nhiều cả trong thực vật và động vật, chẳng hạn như:

  • Động vật: Cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, hàu, cá mòi, cá cơm, cá trứng muối, nghêu, ghẹ, tôm, trứng gà ta, thịt bò.
  • Thực vật: Súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, đậu hà lan, bắp cải, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, nho, quả bơ, yến mạch, gạo lứt, gạo tẻ, hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, dầu cá, dầu đậu nành, dầu óc chó, dầu đậu phộng,
  • Các loại sữa: Omega3 có nhiều trong các loại sữa tươi, sữa công thức, sữa chua, các loại sữa hạt (sữa óc chó, sữa hạt điều…)
Trẻ chậm nói nên ăn gì
Cá hồi, hạt óc chó là những thực phẩm giàu chất Omega3 tốt cho trẻ chậm nói

Không chỉ vậy, việc bổ sung đầy đủ và đúng cách nhóm Omega3 còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh đông máu, giảm mỡ trong gan, cải thiện các bệnh thần kinh, ngăn ngừa ung thư và lão hóa da sớm.

Các mẹ cũng nên biết, ngoài việc bổ sung chất Omega3 cho trẻ qua đường thực phẩm thì chúng ta có thể cho trẻ uống thêm các loại TPCN dạng viên nang, viên dầu cá. Tuy nhiên, trước khi uống nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tốt nhất cho con.

3. Bổ sung thực phẩm giàu Omega6

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không được bổ sung đầy đủ chất Omega6 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không hoạt động bình thường, đặc biệt gây tác động xấu đến mạch máu và bộ phận tim mạch. Chính vì vậy, trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người cần được bổ sung đủ nhóm chất này.

Đặc biệt là đối với trẻ chậm nói, chúng giúp cải thiện tinh thần cho trẻ, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của não bộ, kích thích khả năng nói cho trẻ.

Trẻ chậm nói nên ăn gì
Thành phần Omega6 thường chứa nhiều trong các loại hạt, chúng rất tốt cho trí não của trẻ

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Omega6 mà các bậc cha mẹ cần bổ sung cho con trẻ như: Hạt óc chó, dầu cây hồng hoa, đậu phụ, hạt gai dầu, hạt dướng dương, bơ đậu phộng, dầu bơ, trứng gà, hạt hạnh nhân, hạt điều, bí đỏ, dầu thực vật, đậu Hà Lan.

Ngoài ra, việc mẹ bổ sung đủ và đúng cách nhóm chất Omega6 cho trẻ thì khi lớn lên con sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý, bệnh tim mạch, tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch giúp con phát triển toàn diện, khỏe mạnh, ít bị ốm vặt.

4. Nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất

Các loại khoáng chất như magie, canxi, kẽm, sắt…hay còn gọi là các nguyên tố vi lượng, chúng rất cần thiết đối với trẻ chậm nói, kích thích tế bào thần kinh hoạt động tốt. Việc thiếu nhóm chất này khiến trẻ có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, suy dinh dưỡng, kém tư duy, chậm bật âm. Chính vì vậy, với thắc mắc trẻ chậm nói nên bổ sung gì, thì câu trả lời đó chính là nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất.

Những thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như Canxi, magie, kẽm, sắt, Protein mà các mẹ nên lựa chọn cho trẻ hàng ngày như:

Trẻ chậm nói nên ăn gì
Trẻ chậm nói nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, magie
  • Canxi: Nhóm chất này có nhiều trong sữa công thức, phô mai, sữa chua, cá mòi, cải xoăn, đậu phụ, cải bắp, củ cải, rau ngót, rau bina, ngũ cốc nguyên cám, bột bắp, cốm, đậu bắp, hạnh nhân, rau dền, nước cam, đậu lăng, trứng gà, hải sản.
  • Magie: Thực phẩm chứa nhiều Magie được kể đến như quả bơ, các loại hạt khô (hạt óc chó, hạt lanh, hạt điều, hạt chia, hạt bí ngô), đậu phụ, cá bơn, cá thu, cá hồi, rau cải xoăn, rau chân vịt, củ cải, quả chuối, quả đào.
  • Kẽm: Chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, động vật có vỏ (sò, ốc, hến, cua, hàu, tôm), đậu xanh, đậu lăng, hạt gai dầu, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, sữa, phô mai, trứng, yến mạch, lúa mì, gạo, rau cải xoăn.
  • Sắt: Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại cá, đậu phụ, bông cải xanh, thịt gà, diêm mạch, hạt bí ngô, các loại thịt đỏ, các loại đậu đỗ, gan, các loại rau lá xanh, động vật có vỏ.
  • Protein: Nhóm chất này có nhiều trong trứng gà, ức gà, hạt hạnh nhân, yến mạch, phô mai, sữa chua, sữa công thức, bông cải xanh, thịt bò nạc, cá ngừ, diêm mạch, đậu lăng, bánh mì, hạt bí ngô, tôm, đậu phộng.

5. Thực phẩm giàu Vitamin A

Nhóm Vitamin A mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ chậm nói, chậm phát triển trí não. Thành phần này giúp hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch, tăng trưởng tế bào, phát triển thị lực, thể chất, trí não của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, những trẻ nào sau khi sinh ra mắc chứng chậm nói, thị lực kém thì nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhóm Vitamin A.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các loại thực phẩm giàu Vitamin A mà phụ huynh nên lựa chọn và bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho trẻ như:

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Nếu trẻ đang gặp tình trạng chậm nói, mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu Vitamin A cho con
  • Gan cá: Hàm lượng Vitamin A trong gan cá rất dồi dào, tuy nhiên mẹ chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 10 tháng tuổi, khi chế biến cần nấu chín kỹ càng, mỗi tuần nên cho ăn khoảng 2 ngày tức là 4 – 6 bữa. Vì ăn nhiều sẽ không tốt cho thận của bé.
  • Ớt chuông: Trong quả ớt chuông chứa rất nhiều thành phần Vitamin A, đặc biệt là ớt xanh, mỗi tuần mẹ nên bổ sung 3 – 4 bữa ớt chuông trong khẩu phần ăn của bé. Có thể chế biến bằng cách xào, xay nhuyễn trộn vào cháo.
  • Rau bina: Có thể nói rau bina là một trong những loại rau xanh tuyệt vời được nhiều mẹ sử dụng cho trẻ ăn hàng ngày. Mẹ có thể bổ sung cho con bằng cách nấu canh, luộc, xay nhuyễn cho vào cháo, nước ép rau bina. Cứ khoảng 240ml nước ép rau này sẽ cung cấp 63% lượng Vitamin A cho cơ thể.
  • Khoai lang: Trong 100 gam củ khoai lang có chứa khoảng 961 μg Vitamin A, bổ sung khoai lang cho trẻ không chỉ cung cấp lượng Vitamin mà còn giúp con nhuận tràng, dễ tiêu hóa, chống táo bón.

Ngoài Vitamin A thì các nhóm Vitamin D, C, B1, B6 cũng rất cần thiết cho trẻ, cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ cho con để giúp con phát triển toàn diện.

6. Bổ sung nhiều Axit amin vào chế độ ăn

Việc thiếu hụt thành phần axit amin sẽ khiến cơ thể trẻ bị yếu ớt, sức đề kháng yếu, kém tập trung, trí nhớ bị giảm sút, chậm nói, tinh thần không minh mẫn. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh đang thắc mắc trẻ chậm nói nên bổ sung gì thì câu trả lời đó chính là axit amin.

Các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần axit amin mà mẹ nên lựa chọn cho trẻ mỗi ngày đó là: Hạt diêm mạch, trứng gà, phô mai tươi, nấm, thịt nạc, đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan, các loại hạt khô như hạt điều, hạt óc chó, hạt macca, hạt điều, hạt vừng, rau cải xoong, súp lơ, rau chân vịt.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Axit amin – Thành phần rất tốt cần bổ sung đầy đủ cho trẻ chậm nói

Không chỉ tốt cho trẻ chậm nói mà axit amin còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo kháng thể miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút, các tác nhân gây bệnh nguy hiểm; Hình thành lượng protein cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể; Tham gia vào các hoạt động chuyển hóa các chất, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ; Tăng hiệu suất tập thể dục; Ngăn ngừa hiện tượng mất cơ ở người cao tuổi.

7. Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa Lecithin

Thành phần Lecithin có tác dụng giúp cho bộ não hoạt động tốt, truyền đạt thông tin chính xác, hỗ trợ trẻ chậm nói sớm bật âm. Ngoài ra, nhóm chất này còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tắc tia sữa ở những bà mẹ đang cho con bú, cải thiện tiêu hóa, giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ, tốt cho da.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất Lecithin các mẹ nên lựa chọn và bổ sung cho trẻ chậm nói được kể đến như: trứng gà, đậu nành, hạt hướng dương, gan bò, súp lơ, cam, chanh, các loại quả có múi.

8. Bổ sung thực phẩm giàu chất Phospholipid

Đối với trẻ nhỏ, thành phần Phospholipid đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy, khi trẻ bị chậm nói thì đây cũng là một trong những nhóm chất cần thiết cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm chứa nhiều Phospholipid được kể đến như: Dầu thực vật, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, sữa tươi, sữa công thức, đậu nành.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Gan động vật chứa nhiều Phospholipid tốt cho trẻ chậm nói, nhưng cần bổ sung hợp lý

Tuy mang nhiều lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhưng khi bổ sung nhóm chất này các mẹ cần lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn 2 – 3 bữa mỗi tuần, bởi vì trong các loại nội tạng động vật có chứa rất nhiều cholesterol, nếu lượng chất này bị dư thừa có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vàng, dễ đột quỵ, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, những em bé có nguy cơ béo phì thì cha mẹ nên hạn chế hoặc không nên cho bé ăn các loại nội tạng. Cần chọn những loại nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, khi chế biến nên nấu chín kỹ tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc, dị ứng nguy hiểm.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung dưỡng chất cho trẻ chậm nói

Có thể nói thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm nói. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải biết cách xây dựng một thực đơn khoa học, cân bằng các chất, thì mới mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những lưu ý cơ bản trong quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ chậm nói cha mẹ cần nắm rõ:

Thực phẩm tốt cho trẻ chậm nói
Rau xanh, nguồn thực phẩm luôn được khuyến khích cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm nói
  • Cần lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rau củ quả, thịt cá tươi sống, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe con trẻ.
  • Nên linh hoạt thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh gây chán ăn cho trẻ, một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều kiểu để tăng sự ngon miệng, hứng thú cho con.
  • Thức ăn không nên chế biến quá chín, đặc biệt là rau xanh có thể khiến lượng dinh dưỡng bị giảm đi, đồng thời khiến đồ ăn không còn hấp dẫn, ngon miệng khiến trẻ lười ăn.
  • Cân bằng lượng thực phẩm tùy vào giới tính, độ tuổi, khả năng, nhu cầu của từng trẻ. Không nên chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm vì nghĩ rằng chúng tốt.
  • Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, ngoài nấu chín thì các mẹ nên bổ sung rau củ tươi, hoa quả thông qua đường uống bằng cách ép nước, làm sinh tố.
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất tạo màu, nhiều lượng calo, đồ ăn sẵn, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ. Bởi vì những chất này có thể gây ra tình trạng béo phì, thừa cân, khó tiêu, khiến cho bộ não hoạt động kém.
  • Ngoài nguồn dinh dưỡng thì cha mẹ cũng nên chú ý đến giấc ngủ của con, đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ giấc, tránh thức khuya, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử để tránh tình trạng chậm nói ngày càng trầm trọng.
  • Để hỗ trợ cho trẻ cải thiện tốt chứng chậm nói thì các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn, thường xuyên cho trẻ ra ngoài đi dạo, vui chơi, tiếp xúc với nhiều người để trẻ tăng khả năng nói.

Trên đây là giải đáp những thắc mắc trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Các thực phẩm cần thiết nên cung cấp cho bé. Các bậc phụ huynh nên tham khảo để nắm rõ hơn để từ đó biết cách áp dụng cho con mình nếu như không may trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu trường hợp trẻ chậm nói kéo dài, khi bước qua ngưỡng 4 tuổi nhưng vẫn không nói được thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ?

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ? Đó là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi thấy con...

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

Các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng vận động, sức...

Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để nuôi dạy tốt nhất

Cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để có hướng giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy con thích...

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói kích thích phát triển ngôn ngữ

Tranh ảnh, truyện sách, thẻ học, đồ chơi chạy bằng pin, mô hình đồ chơi mô phỏng...là những đồ chơi cho trẻ chậm nói vô...