Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng cha mẹ cần lưu ý

Không phản ứng lại với âm thanh, không bập bẹ tập nói, ít bắt chước, ít vận động, mắt phản ứng kém linh hoạt…là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý. Trường hợp thấy trẻ có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh các bậc phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám để có hướng xử lý kịp thời, tránh để lâu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khái niệm trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi là gì?

Theo các chuyên gia, tự kỷ là khái niệm để chỉ tình trạng rối loạn phát triển tâm lý ở trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ và kéo dài cho đến khi trưởng thành nếu như không được can thiệp.

Trẻ mắc chứng tự kỷ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sau khi trẻ lớn lên như ảnh hưởng đến khả năng tương tác, tập trung, nhận thức kém, tâm lý bất ổn, gặp nhiều trở ngại trong học tập, đời sống. Vì vậy, việc các bậc cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi hoặc sớm hơn có thể đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp, giúp trẻ sớm khắc phục tình trạng bệnh.

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi cần nắm rõ

Các biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em thường rất khó nhận biết đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời, tuy nhiên các bậc cha mẹ là những luôn bên cạnh con, chăm sóc con vì vậy có thể nhận thấy được những bất thường mà con đang gặp phải. Dưới đây là 11 dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi rõ ràng nhất, mọi người có thể tham khảo và nắm rõ để sớm phát hiện bệnh của trẻ.

1. Không có phản ứng với âm thanh

Ngay từ khi mới lọt lòng tuy thị giác của trẻ rất kém nhưng ngược lại thính giác và vị giác rất nhạy bén. Khi có tiếng gọi hoặc nựng nịu của cha mẹ trẻ sẽ phản ứng bằng cách phát ra tiếng cười đùa, mừng vui và thích thú. Nhưng đối với trẻ mắc chứng tự kỷ thì trẻ sẽ không có bất kỳ phản ứng nào khi nghe được những âm thanh này.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi có âm thanh hoặc tiếng gọi của người khác

Thậm chí khi đang nằm chơi một mình nhưng có tiếng động lớn, tiếng chó mèo, tiếng còi xe cộ nhưng trẻ vẫn không bị giật mình, không khóc thét hoặc không có bất kỳ động tĩnh nào thì chắc chắn trẻ đang gặp các vấn đề về trí não, trong đó chứng tự kỷ.

2. Trẻ không bập bẹ biết nói

Khi bước qua tháng thứ 2 trẻ đã biết phản ứng tốt với âm thanh, khi được nghe những bài hát yêu thích hoặc được đùa giỡn trẻ sẽ phát ra những âm tiết đơn giản như “a, á, ư”. Chính vì vậy, những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng không bi bô học nói, tập nói theo những gì bé nghe được thì cha mẹ cần trao đổi ngay với các bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của con.

3. Trẻ không thể hiện cử chỉ

Trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời, cùng với đó là sự huơ tay múa chân, cử động liên tục. Khi bước qua tháng thứ 3, thứ 4 thì trẻ đã biết đảo mắt nhìn theo những đồ vật được đưa ra trước mắt hoặc có màu sắc sặc sỡ.

Khi người lớn đưa ngón tay ra thì hầu hết các trẻ sẽ nắm chặt và ra hiệu đùa giỡn với cha mẹ. Thế nhưng nếu bước qua giai đoạn này nhưng trẻ bị thiếu hụt những khả năng kể trên thì nguy cơ rất cao là bé đang mắc phải chứng tự kỷ

4. Không thích được âu yếm

Đối với bất kỳ đứa trẻ nào chúng đều mong muốn được ôm ấp và yêu thương, ngay kể cả trẻ sơ sinh chỉ vài tháng tuổi nhưng chúng đều hiểu được vấn đề này. Khi được cha mẹ âu yếm vỗ về trẻ sẽ rất thích thú thậm chí cảm thấy tủi thân và khóc lớn.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
Khi mắc hội chứng tự kỷ trẻ thường không thích gần gũi với mọi người kể cả cha mẹ

Có nhiều đứa trẻ quen hơi của mẹ nên chỉ mới xa nhau vài tiếng là trẻ đã rất nhớ và mong muốn được gặp. Chắc chắn rằng khi thấy mẹ chúng sẽ mừng vui, cuống quýt và đưa tay ra hiệu muốn được bồng bế, cưng nựng. Nhưng đối với những đứa trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ thường không thích được âu yếm vỗ về, khi được người lớn ôm ấp thường có xu hướng mềm yếu hoặc cứng nhắc.

5. Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt

Ngoài ôm ấp vỗ về thì trò chuyện, đùa giỡn cũng là một cách để các bậc cha mẹ thể hiện tình yêu thương đối với con cái. Tuy chỉ mới vài tháng tuổi nhưng trẻ nhỏ đã biết phản ứng và thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt của mình. Chẳng hạn như khi được đùa vui thì trẻ sẽ cười giòn tan, còn khi bị la mắng yêu thì trẻ sẽ mếu máo, sợ hãi và òa khóc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có xu hướng không biểu hiện cảm xúc trên gương mặt. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trẻ tự kỷ sẽ không có bất kỳ cảm xúc nào, chỉ là trên khuôn mặt chúng không thể hiện rõ được những điều này.

6. Trẻ ít bắt chước

Khi bước qua tháng thứ 6 thì hầu như trẻ đều biết bắt chước và làm theo những gì người lớn thực hiện. Chẳng hạn khi nghe những âm thanh quen thuộc đơn giản trẻ sẽ học lại. Khi thấy những hành động như vẫy tay xin chào, tạm biệt trẻ cũng sẽ bắt chước. Thế nhưng đối với trẻ tự kỷ thường rất ít quan tâm đến những hành động, âm thanh xung quanh và thậm chí là không bắt chước làm theo.

7. Trẻ rất ít vận động

Khi bước qua cột mốc 6 tháng tuổi trẻ đã biết lật, bò, trườn khắp mọi nơi, ngoài ra trẻ thường khuơ tuy múa chân liên tục không ngừng nghỉ, chỉ trừ khi trẻ ngủ. Tuy nhiên với trẻ có xu hướng mắc chứng tự kỷ thường rất lười và ít vận động như những đứa trẻ bình thường khác hoặc cũng có thể vận động nhưng rất chậm chạp.

8. Rối loạn ăn uống

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ, khi chỉ mới vài tháng tuổi trẻ sẽ gặp các triệu chưng rối loạn ăn uống như ói mửa, chán ăn, bú kém, rối loạn động tác mút. Khi lớn lên được vài tuổi thì trẻ sẽ có xu hướng thích ăn những đồ được nấu nhuyễn, hầm nhừ, băm nhỏ, hầu như sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
Rối loạn ăn uống là một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ nhận biết

Tình trạng rối loạn ăn uống kéo dài trong một thời gian dài và thường xuyên sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, còi xương, chậm phát triển thể chất, thậm chí bị suy dinh dưỡng nặng.

9. Đôi mắt kém linh hoạt

Một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi rất dễ nhận biết đó chính là đôi mắt của trẻ kém linh hoạt. Khi mới lọt lòng thì thị giác của trẻ rất kém, nhưng khi được vài tháng tuổi thì trẻ lại rất tinh mắt, thậm chí có thể giao tiếp với người đối diện bằng ánh mắt. Nhưng đối với trẻ bị tự kỷ chúng sẽ bị hạn chế về khả năng nhìn ngắm, tương tác với người khác.

10. Chơi một mình, thiếu kỹ năng hòa nhập

Khi mắc chứng tự kỷ, trẻ sơ sinh thường thiếu kỹ năng tương tác với xã hội, không thích kết bạn hoặc chơi chung với những người xung quanh. Thường thì trẻ sẽ có thói quen chơi một mình, nép mình vào một không gian riêng, đặc biệt là chỉ thích chơi với đồ vật riêng của mình chẳng hạn như búp bê, gấu bông. Khi bị giành đồ chơi thì trẻ sẽ khóc to và có xu hướng ăn vạ, khó dỗ dành.

11. Hành vi lặp đi lặp lại

Tuy còn nhỏ chỉ mới 6 tháng tuổi nhưng khi mắc chứng tự kỷ thì trẻ cũng sẽ có những hành vi lặp đi lặp lại khó hiểu như thường xuyên mút tay, chơi với bàn tay, lắc lư đầu. Khi thấy những dấu hiệu này các bậc cha mẹ nên hiểu rằng chắc chắn con đang gặp các vấn đề liên quan đến trí não cần được thăm khám và tư vấn ngay.

Trẻ 6 tháng tuổi bị tự kỷ do đâu?

Theo số liệu thống kê thì trong những năm gần đây tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Mặc dù chưa thể tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng dưới đây là những yếu tố có thể dẫn đến chứng tử kỷ ở trẻ, các bậc cha mẹ cần nắm rõ để từ đó biết cách phòng bệnh cho con:

Nguyên nhân trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
Trẻ tự kỷ dưới 6 tháng thường do gen di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình
  • Yếu tố di truyền: Bệnh tự kỷ có xu hướng di truyền rất cao, chính vì vậy mà những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thân mắc hội chứng này sẽ có nguy cơ mắc bệnh đến 80%. Các gen bị lỗi có thể tác động đến não bộ, đồng thời quy định cách thức hoạt động của hệ thần kinh trung ương dẫn đến trẻ bị tự kỷ.
  • Bệnh lý trong thai kỳ: Trong quá trình mang thai người mẹ mắc các chứng bệnh như đái tháo đường, bệnh sởi, cúm do vi rút, nhiễm độc chì, thủy ngân hoặc thường xuyên lạm dụng chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi sinh ra rất dễ mắc các chứng bệnh về não bộ như trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm nói, tự kỷ.
  • Bất thường ở não sau sinh: Bệnh tự kỷ ở trẻ có thể bắt nguồn từ các tổn thương não bộ sau sinh, chẳng hạn như chấn thương sọ não do khó sinh cần sử dụng giác hút sản khoa, kẹp sản khoa. Hoặc trẻ sinh non, sinh thiếu tháng cũng rất dễ mắc các rối loạn thần kinh, não bộ.
  • Yếu tố môi trường: Ít được quan tâm chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, bạo lực, căng thẳng, những điều này không chỉ khiến bộ não của trẻ bị tác động nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, thể lực.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh bị tự kỷ

Khi nhận thấy trẻ dưới 6 tháng tuổi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tự kỷ thì các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời. Ngoài vấn đề chữa trị theo đúng phác đồ mà các chuyên gia đưa ra thì các bậc phụ huynh cần chú ý thực hiện tốt những điều sau:

Trẻ tự kỷ
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc con cái để trẻ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương
  • Nên dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện cùng con trẻ. Tuy còn rất nhỏ nhưng trẻ có thể hiểu hết mọi điều cha mẹ tâm sự, vì vậy hãy hát cho con nghe hoặc đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ để con có cảm giác luôn được yêu thương, chăm sóc.
  • Tạo cho bé một môi trường sống thật an toàn, ở đó chỉ có tiếng cười và hạnh phúc, điều này sẽ khiến cho con trẻ luôn trong tình trạng cảm thấy ổn định, thoải mái, não bộ không căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi được 6 tháng tuổi trẻ đã biết nhận dạng và phân biệt nhiều món đồ, vì vậy bạn có thể dạy trẻ bằng các đồ chơi, tranh ảnh, thẻ học để trẻ nắm bắt tốt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các nhóm rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá, trứng sữa. Trẻ 6 tháng bắt đầu biết ăn dặm, bạn có thể kết hợp xay nhuyễn thức ăn để giúp trẻ hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.

Tự kỷ ở trẻ sơ sinh là một dạng rối loạn thần kinh não bộ rất phổ biến hiện nay, thông thường tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái. Nếu không được phát hiện sớm thì các triệu chứng bệnh sẽ theo trẻ cho đến khi lớn lên và kéo dài mãi. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Chính vì vậy, việc nắm rõ được các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm phát hiện và can thiệp kịp thời cho con trẻ.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) được áp dụng điều trị cho trẻ đặc biệt bao gồm các vấn đề như chậm nói, rối loạn...

Sự phát triển toàn diện của trẻ em
Sự phát triển toàn diện của trẻ em và những điều cần chuẩn bị

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn có thể nuôi dạy và chăm sóc con cái phát triển toàn diện về mọi khía...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Cách phân biệt tránh nhầm lẫn

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng khi thấy con có những biểu...