Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất
Việc áp dụng các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non trong chương trình học không chỉ giúp con cảm thấy vui nhộn, thoải mái mà còn kích thích trí não, nâng cao trí tuệ, phát triển thể lực, đồng thời củng cố kiến thức học tập cho trẻ tốt hơn.
Dưới đây là Top 10 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng như các bậc cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong chương trình học, tổ chức tại nhà cho trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Vai trò của trò chơi âm nhạc đối với trẻ mầm non
Giáo dục học tập luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đồng thời chiếm vị trí hàng đầu đối với con người. Giáo dục sẽ giúp chúng ta nâng cao nhận thức, biết cách hòa nhập đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau thì phương pháp học tập lại được thực hiện theo những cách thức riêng biệt.
Đối với trẻ mầm non thì hầu như các trường học thường triển khai việc học theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” chính vì vậy, ngoài học đọc chữ, luyện nói, đánh vần, tập viết thì tổ chức các trò chơi cho trẻ, nhất là trò chơi âm nhạc sẽ góp phần tạo hứng thú, trang bị thêm nhiều kỹ năng khác, củng cố kiến thức học cho trẻ tốt hơn.
Đặc biệt, những trò chơi âm nhạc này thường được khuyến khích nên áp dụng cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ tự kỷ để các con tăng khả năng giao tiếp và cải thiện các kỹ năng tốt hơn.
Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non nhằm mục đích giáo dục đạo đức, tình cảm, tính thẩm mỹ cho trẻ. Hình thành cho trẻ được tình yêu thương con người, nhân rộng lên là tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu tổ quốc. Ngoài ra, giáo dục âm nhạc còn được xem là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nâng cao khả năng trí tuệ, thể lực, thể chất từ đó phát triển toàn diện.
Trong độ tuổi mầm non, trẻ thường rất nhạy cảm với âm thanh, âm nhạc, nếu như chúng ta cho trẻ thường xuyên nghe nhạc với những bài hát, ca khúc phù hợp thì khi lớn lên những tác phẩm đó sẽ trở thành những dấu ấn lâu dài, sâu sắc trong nhận thức, tình cảm của trẻ. Có thể nói âm nhạc là một thứ sức mạnh vô cùng lớn lao, thể hiện được thế giới nội tâm của mỗi con người.
Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao. Chính vì vậy mà các bậc cha mẹ thường rất bận bịu với công việc, ít quan tâm đến con trẻ, cho trẻ tiếp xúc nhiều và thường xuyên với các thiết bị điện tử. Những hành động này vô tình khiến con gặp nhiều vấn đề tiêu cực chẳng hạn như trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, lười vận động, ngại tương tác, giao tiếp với mọi người.
Thay vì để con trẻ xem ti vi, điện thoại thì các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn. Những lúc rảnh rỗi có thể tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời, trò chơi âm nhạc để giúp con cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tăng khả năng tương tác.
Dưới đây là tổng hợp 10 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn nhất, các bậc cha mẹ cũng như nhà trường có thể tham khảo để áp dụng và tổ chức cho trẻ ngay tại nhà hoặc trường học.
1. Hát đúng từ trong bài hát
Hát đúng từ trong bài hát là trò chơi âm nhạc thích hợp dành cho trẻ từ 4 – 5 tuổi. Trò chơi này giúp con trẻ rèn luyện trí nhớ, ghi nhớ những kiến thức đã học, vận dụng những điều này vào trò chơi, đồng thời tăng sự nhanh nhẹn, nhạy bén, phản xạ cho trẻ.
Trò chơi hát đúng từ trong bài hát có ưu điểm là không cần chuẩn bị bất cứ các dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên, cần phải có đông số lượng thì mới tham gia được. Các giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi theo nhiều hình thức như chơi theo nhóm, theo tổ hay cả lớp.
Cách chơi hát đúng từ trong bài hát:
- Giáo viên cần chọn những từ ngữ đơn giản, gần gũi với trẻ, thông thường là những từ xuất hiện nhiều trong các bài hát trẻ học hằng ngày.
- Cần giải thích luật chơi cho trẻ, lấy ví dụ thực tế cho các con hiểu. Chẳng hạn cô nêu ra từ “con chim” bắt buộc trẻ phải hát một câu hát có từ “con chim” ví dụ như “con chim non trên cành hoa, hót véo von hót véo von” trong bài con chim non.
- Sắp xếp trẻ đứng theo vòng tròn hoặc theo hàng ngay ngắn. Sau khi trẻ nắm rõ luật chơi cô giáo bắt đầu đọc từ ngữ cần thiết, bạn đầu tiên sẽ hát câu hát có từ ngữ đó xuất hiện trong câu, lần lượt các bạn khác cho hết lượt.
- Nếu những bạn nào không hát được sẽ bị loại và cứ như vậy thực hiện khoảng vài từ ngữ cuối cùng tìm ra người chiến thắng.
- Những bạn thua cuộc sẽ chấp nhận các hình phạt như đã đưa ra ban đầu, những bạn nào hát đúng sẽ được nhận phần thưởng.
2. Khiêu vũ với bóng
Trò chơi khiêu vũ với bóng thường được tổ chức cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi và trẻ tiểu học. Trò này mang lại nhiều lợi ích giúp con trẻ vừa gia tăng tính đoàn kết phối hợp với bạn trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ, vừa tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, đồng thời giúp con phát triển khả năng vận động.
Khiêu vũ với bóng sẽ được tổ chức cho cả lớp cùng tham gia, nếu lớp có số học sinh bị lẻ thì cô có thể mời bạn đứng yên để làm bạn chơi lần hai hoặc cùng cô làm trọng tài.
Cách chơi trò chơi khiêu vũ với bóng:
- Với trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị rất nhiều bóng bay, đầu tiên cần ghép đôi 2 bạn thành một cặp. Có thể cho trẻ tự chọn bạn chơi hoặc là cô tự sắp xếp.
- Mỗi cặp đôi sẽ đứng vào vị trí bất kỳ dùng bụng để ép và giữ lấy bóng không bị rơi.
- Tay hai bạn cầm vào nhau thật chặt giống như đang nhảy khiêu vũ, tuyệt đối không được dùng tay để giữ bóng.
- Cô giáo bắt đầu mở nhạc để trẻ nhảy, nhạc có thể nhanh, chậm, bình thường thay đổi liên tục. Yêu cầu trẻ cần cảm thụ âm nhạc để nhảy sao cho thích hợp với nhạc.
- Các cặp đôi không được làm rơi bóng, cặp nào làm rơi bóng xuống đất sẽ bị loại, còn cặp nào giữ được bóng trên người lâu nhất cho đến khi kết thúc bài nhạc sẽ giành chiến thắng.
- Sau cuộc thi các giáo viên sẽ tuyên dương các bạn, đồng thời tặng các con những món quà nhỏ để khiến trẻ cảm thấy vui, thích thú, có động lực chơi và học.
3. Nhảy theo nhạc và tranh ghế
Nhảy theo nhạc và tranh ghế là một trong những trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non phổ biến, dễ chơi và được con trẻ yêu thích. Không chỉ áp dụng với trẻ mà ngay cả người lớn cũng có thể tổ chức trong các chuyến du lịch đông người, các bữa tiệc.
Trò chơi này khá dễ chơi nên có thể áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trò chơi này giúp con trẻ tăng khả năng phản xạ, đồng thời phát triển thể chất và khả năng vận động. Lưu ý nên chọn ghế thấp vừa tầm ngồi của trẻ, tránh ghế cao khiến trẻ khó khăn và có thể gặp nguy hiểm khi ngồi.
Cách tổ chức trò chơi nhảy theo nhạc và tranh ghế:
- Để tiến hành trò chơi, giáo viên cần chuẩn bị ghế ngồi, dựa vào số lượng các thành viên chơi mà chọn ghế ít hơn 1 – 2 chiếc.
- Trò chơi này số lượng tham gia càng đông càng vui và hấp dẫn. Cô giáo sẽ sắp xếp ít nhất một vòng tròn 6 chiếc ghế với 7 trẻ tham gia.
- Tất cả các trẻ đi theo vòng tròn xung quanh ghế và vỗ tay hát theo nhạc. Khi tiếng nhạc dừng lại các con cần nhanh chóng ngồi xuống giành lấy một ghế cho riêng mình.
- Những bạn nào chậm hơn không giành được ghế sẽ chấp nhận thua cuộc, dừng cuộc chơi và một chiếc ghế sẽ được rút ra khỏi vòng tròn.
- Trò chơi cứ lần lượt diễn ra như vậy cho đến khi tìm được bạn chiến thắng cuối cùng. Chắc chắn trước khi chơi cô giáo đã ra luật chơi, thua sẽ bị phạt và thắng sẽ được thưởng.
4. Trò chơi hóa đá
Trò chơi hóa đá hay còn gọi là trò chơi nhảy theo nhạc, cách chơi này rất đơn giản và không cần chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ. Áp dụng trò chơi này trong quá trình học tập sẽ giúp tăng khả năng phản xạ cho trẻ, trẻ sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, đồng thời rèn luyện thính giác tốt hơn.
Hóa đá là trò chơi được tổ chức theo nhóm, theo tổ hoặc cả lớp, càng đông thì càng vui vẻ và kích thích hơn. Lưu ý, khi mở nhạc cho trẻ nhảy nên chọn những bài hát vui nhộn, thích hợp với độ tuổi của trẻ.
Cách thức tổ chức trò chơi hóa đá:
- Trò chơi này cần ít nhất 5 bạn mới có thể thực hiện vui và hấp dẫn, các bạn đứng tự do không theo quy luật sắp xếp hoặc cũng có thể đứng theo vòng tròn.
- Cô giáo hoặc các bậc cha mẹ sẽ mở các bài nhạc để con nghe, cảm thụ và nhảy theo nhạc tùy ý thích.
- Khi nhạc dừng lại thì trẻ cũng cần dừng lại và giữ nguyên tư thế này trong một lúc, cho đến khi nhạc được bật lên và nhảy tiếp.
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, nếu nhạc dừng mà bạn nào không để ý vẫn nhảy tiếp theo nhạc thì đã thua cuộc và bị loại.
5. Động vật nhảy múa
Động vật nhảy múa được xếp vào nhóm các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hấp dẫn vui nhộn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Trò chơi này sẽ giúp trẻ hóa thân thành những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời kích thích trí não trẻ hoạt động suy nghĩ để đưa ra kết quả, tăng khả năng sáng tạo, khả năng vận động cho con.
Trò chơi khá đơn giản không cần chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ, đồng thời cần ít thành viên tham gia nên các bậc cha mẹ có thể tổ chức ngay tại nhà cho con trẻ khi có thời gian rảnh rỗi.
Cách chơi trò chơi động vật nhảy múa:
- Người tổ chức trò chơi cần sắp xếp các bé đứng theo hình vòng tròn để dễ quan sát và quản lý.
- Bắt đầu đọc những câu thơ hoặc bài hát có nhắc đến tên của các loài động vật và yêu cầu trẻ thực hiện những động tác mô phỏng những con vật đó.
- Chẳng hạn như với câu hát “Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng, xòe đôi cánh, xòe đôi cánh” các bạn nhỏ cần thực hiện động tác xòe đôi cánh bay để thể hiện con bướm đang bay. Hoặc câu hát “Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn” lúc này con cần thực hiện động tác của chú ếch nhảy.
- Bạn nào thực hiện đúng động tác của bài hát thì được vào vòng tiếp theo hoặc chiến thắng, còn bạn nào không thực hiện được thì chấp nhận thua cuộc và bị phạt.
Với trò chơi này, trước khi chơi giáo viên hoặc các bậc cha mẹ cần hướng dẫn kỹ càng hoặc làm mẫu cho trẻ để con dễ hình dung và thực hiện đúng theo yêu cầu.
6. Hát theo hình vẽ
Trò chơi hát theo hình vẽ thích hợp với trẻ mầm non trong độ tuổi 4 – 5 tuổi, còn với những trẻ nhỏ hơn sẽ khó thực hiện vì con chưa đủ khả năng suy nghĩ. Trò chơi này có ưu điểm là có thể thực hiện khi chỉ có 2 – 3 thành viên, vì vậy thích hợp cho các bậc phụ huynh tổ chức cho bé chơi ngay tại nhà.
Trò chơi có tác dụng giúp trẻ tăng khả năng phản xạ, tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Lưu ý, khi tổ chức trò chơi các cô giáo hoặc cha mẹ cần có những phần quà khích lệ tinh thần nếu bé trả lời đúng, tuyệt đối không được trách mắng hay phạt với những hình thức quá nặng sẽ khiến con tự ti về khả năng của mình, đồng thời sợ hãi không dám chơi ở những lần sau.
Cách thức chơi trò chơi hát theo hình vẽ:
- Để chơi trò này, các bậc cha mẹ hoặc cô giáo cần chuẩn bị các tranh vẽ ứng với từng nội dung bài hát. Lưu ý những bài hát này nằm trong chương trình học của con và con đã được học hoặc hát thường xuyên hàng ngày. Chẳng hạn tranh vẽ hình ông mặt trời thì bài hát tương ứng là “cháu vẽ ông mặt trời”.
- Người trọng tài sẽ mời từng bạn nhỏ lên và rút tranh, nhìn vào tranh con sẽ đoán tên bài hát, nếu chính xác thì sẽ hát to cho mọi người cùng nghe.
- Trường hợp nếu trẻ chưa thể nhận ra bài hát thì cha mẹ hoặc cô giáo có thể đưa ra vài gợi ý nho nhỏ liên quan đến bài hát để giúp con tư duy và suy nghĩ. Nhưng cuối cùng con không nghĩ ra thì sẽ chấp nhận thua cuộc.
- Để giúp trò chơi thêm phần sinh động thì người tổ chức có thể mời thêm một trẻ lên sân khấu để hỗ trợ múa minh họa cho người chơi.
- Sau khi kết thúc lượt chơi, trẻ sẽ phải giới thiệu một bạn khác lên để tiếp tục cuộc thi.
7. Trò chơi ô cửa bí mật
Trò chơi ô cửa bí mật hay còn được gọi là chiếc hộp bí mật, thuộc loại trò chơi cho trẻ mầm non đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như tăng sự tò mò, thích thú cho trẻ, tăng khả năng tư duy, suy nghĩ và tính sáng tạo.
Trò chơi này thích hợp với trẻ mầm non trong độ tuổi 4 – 5 tuổi, khá dễ chơi và cần ít thành viên tham gia nên các bậc cha mẹ có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó áp dụng cho con tại nhà ngay khi có thời gian rãnh rỗi.
Cách chơi trò chơi ô cửa bí mật:
- Các giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn bốn chiếc hộp với bốn màu khác nhau.
- Trước khi chơi cần đưa ra luật chơi rõ ràng, nếu trong thời gian quy định mà người chơi không hát đúng hoặc không có câu trả lời sẽ thua cuộc.
- Mời mỗi bạn lên sân khấu một lần và chọn chiếc hộp với màu sắc mình yêu thích.
- Cô giáo sẽ mở hộp và lấy hình ảnh được giấu trong hộp ra, nhìn vào hình vẽ mỗi hình ảnh tương ứng với một bài hát có sẵn.
- Ví dụ như hình ảnh chú cá vàng thì trẻ sẽ hát bài ” Cá vàng bơi”, hình ảnh chú bươm bướm bay thì trẻ sẽ hát bài “Kìa con bướm vàng” hoặc hình ảnh con mèo trẻ sẽ hát bài “Rửa mặt như mèo”.
8. Trò chơi nhảy với giấy
Nhảy với giấy là một trong những trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non được xếp vào loại có độ khó khá cao. Vì vậy thích hợp cho những trẻ 4 – 5 tuổi, đồng thời cần sự bình tĩnh, mạnh mẽ và khéo léo của con trẻ. Khi áp dụng trò chơi này không chỉ giúp trẻ tăng khả năng vận động linh hoạt, giữ thăng bằng cho cơ thể mà còn đòi hỏi sự tập trung cao độ, bình tĩnh, tự tin.
Đây là trò chơi thích hợp cho trẻ mầm non, nhưng mức độ khó khá cao. Vì vậy không nên áp dụng cho các bé lớp mầm. Đồng thời để tránh trường hợp té ngã nguy hiểm thì cần chọn địa điểm tổ chức trò chơi bằng phẳng, không có bất kì thứ gì có thể gây cản trở.
Cách tổ chức trò chơi nhảy với giấy:
- Trò chơi này các cô giáo cần chuẩn bị một hộp khăn giấy, nên chọn loại giấy có kích thước to một chút để giảm bớt độ khó trong trò chơi cho trẻ.
- Mỗi bạn sẽ được cô giáo phát cho một tờ khăn giấy, tự đặt lên đầu và khi nhạc lên các con sẽ phải di chuyển, nhảy liên tục sao cho tờ giấy không được rơi xuống đất.
- Trong quá trình nhảy nếu như khăn giấy bị rơi khỏi đầu, nhưng trẻ nhanh tay chụp được khăn thì vẫn có cơ hội đặt lên chơi tiếp.
- Khi khăn giấy bị rơi tiếp đất thì trẻ đã thua cuộc và chấp nhận hình phạt, trò chơi được diễn ra như vậy cho đến người cuối cùng giữ được khăn trên đầu là người chiến thắng.
9. Trò chơi chuyền xắc xô
Chuyền xắc xô cũng là một trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non khá đơn giản, có thể áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trò chơi này giúp trẻ tăng khả năng vận động tay chân, nhanh nhẹn hơn đồng thời tăng tính đoàn kết giữa các con, cần phối hợp nhịp nhàng thì mới giành chiến thắng.
Trò chơi chuyền xắc xô được tổ chức cho số đông, tất cả các trẻ đều được tham gia cùng một lúc. Thông qua trò chơi sẽ giúp các con cải thiện các cơ, tăng khả năng vận động thô, tạo sự linh hoạt, nhạy bén.
Cách thức chơi trò chơi chuyền xắc xô:
- Đầu tiên giáo viên cần chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có ít nhất khoảng 7 bạn, bởi vì cần nhiều trẻ thì trò chơi mới sinh động, hấp dẫn. Ba đội đứng thành 3 vòng tròn cách nhau một khoảng vừa phải.
- Mỗi vòng tròn cô sẽ phát cho các bạn 2 cái xắc xô.
- Khi cô bắt đầu hát hoặc phát nhạc theo băng đĩa thì các con vừa hát theo vừa chuyền tay nhau hai cái xắc xô đó liên tục.
- Khi kết thúc bài hát mà bạn nào còn cầm chiếc xắc xô trên tay thì đội đó sẽ thua cuộc và nhận hình phạt.
- Khi chơi trò chơi giáo viên có thể tăng độ nhanh của bài hát để trò chơi thêm phần sôi động và hấp dẫn, các con cảm thấy vui vẻ và nhộn nhịp hơn.
10. Trò chơi ai tai tinh
Ngoài những trò chơi nói trên thì trò ai tai tinh cũng là một trong những trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn được nhiều trường học áp dụng và tổ chức cho trẻ. Trò chơi mang lại nhiều tác dụng như giúp trẻ tăng khả năng thính giác, cảm thụ âm nhạc và khả năng phản xạ.
Ai tai tinh có độ khó khá cao nên chỉ dành cho những trẻ từ 3.5 tuổi trở lên, trước khi chơi thì cha mẹ hoặc giáo viên cần phải giới thiệu qua cho bé biết các dụng cụ và tiếng kêu của chúng như thế nào để giúp con dễ nhận biết.
Cách tổ chức trò chơi ai tai tinh:
- Ở trò chơi này các giáo viên cần chuẩn bị các dụng cụ có thể tạo ra âm thanh vui nhộn như đàn, xắc xô, kèn, mõ, trống.
- Các con có thể được xếp đứng, ngồi theo hàng dọc hoặc hàng ngang để tập tính nghiêm túc, tự giác cho con.
- Giáo viên hoặc cha mẹ bắt đầu gõ dụng cụ, mỗi lần như vậy chỉ được gõ một thứ, nên gõ to rõ ràng để con nghe được chính xác.
- Khi gõ cần bịt mắt trẻ lại hoặc cho trẻ ngoảnh chỗ khác, tuyệt đối không được để trẻ nhìn thấy dụng cụ.
- Sau khi kết thúc tiếng gõ các bé sẽ đoán xem đó là dụng cụ gì, ai trả lời chính xác sẽ được nhận phần thưởng khích lệ, ai trả lời sai sẽ bị nhận các hình phạt như búng trán, hát một bài hay nhảy lò cò.
Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non không đơn thuần chỉ là trò chơi mà còn được xem là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để biểu thị được cảm xúc, tình cảm. Những trò chơi này mang tính giáo dục lành mạnh, phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là các bé trong độ tuổi mầm non.
Thay vì cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử thì các bậc cha mẹ và nhà trường nên tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non nhằm kích thích khả năng ngôn ngữ, phát triển thể chất, nâng cao kỹ năng vận động, tăng khả năng ghi nhớ và giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, tự tin thể hiện bản thân.
Cha mẹ nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!