7 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất

Hiện nay các phụ huynh rất quan tâm đến các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để kích thích các hoạt động giao tiếp, tương tác của con có hiệu quả và đúng cách. Vốn từ vựng đa dạng, phong phú cũng chính là nền tảng để con tăng cường tiếp thu nhận thức, hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện về trí não, cảm xúc hay tính cách của con.

7 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có hiệu quả

Theo các chuyên gia, giai đoạn mầm non là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ ở tương lai nên cần tập trung thực hiện các biện pháp giáo dục đúng hướng, phù hợp. Trong đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng được đánh giá là khía cạnh rất cần thiết. Bởi chỉ khi có từ ngữ trẻ mới có thể hiểu người khác nói gì, mới có thể tiếp thu được giáo dục đúng nghĩa.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là khía cạnh rất được chú trọng hiện nay

Ở độ tuổi mầm non, vốn từ của con chưa quá rộng, chủ yếu dừng ở các từ ngữ quen thuộc về các đồ vật, sự vật xung quanh mình. Tuy nhiên trẻ vô cùng hào hứng trong quá trình khám phá về thế giới, không ngừng học hỏi và tìm hiểu để tiếp thu thêm. Dù vật sẽ vẫn có những trường hợp trẻ phát âm không chuẩn, nói mà không hiểu nghĩa hay nhanh chóng quên những gì đã được dạy.

Trẻ càng phát triển ngôn ngữ sớm dàng tiếp thu nhận thức tốt hơn, hình thành tư duy logic và năng lực học hỏi nhanh, năng động và hoạt ngôn hơn. Vậy cần thực hiện phương pháp phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Thường xuyên đọc sách, truyện cho con nghe

Không nơi đâu có thể mang lại cho trẻ vốn ngôn ngữ phong phú bằng sách vở. Thông qua những câu chuyện thú vị, con có thể bổ sung cho bản thân thêm những từ ngữ mới thú vị mỗi ngày, biết cách nên sử dụng trong hoàn cảnh nào cho phù hợp. Đây chính là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả nhất mà phụ huynh nên thực hiện hằng ngày.

Chú ý rằng, phụ huynh cần chọn các nội dung sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý của con. Chẳng hạn như trẻ mầm non nên chọn những cuốn truyện cổ tích có hình ảnh minh họa trực quan, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc. Phụ huynh khi kể chuyện vừa diễn tả hay liên hệ với các hình ảnh để giải thích cho con hiểu ý nghĩa của từ ngữ mới, nhờ đó giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.

Đọc sách, truyện không chỉ là cách phát triển ngôn ngữ giúp con tăng cường về nhận thức mà còn có thể bồi đắp về mặt cảm xúc, tình cảm cho con. Mỗi câu chuyện thường mang một ý nghĩa nhân văn, điều này dần giúp trẻ biết yêu thương, biết đâu là hành động tốt – xấu, biết giúp đỡ người khác để hoàn thiện hơn về mặt tính cách, đạo đức ngay từ thời thơ ấu.

Tăng cường trò chuyện cùng con mỗi ngày

Trẻ nhỏ thường tự trau dồi vốn từ cho bản thân thông qua chính việc trò chuyện hằng ngày. Con thường lắng nghe cha mẹ nói chuyện rồi bắt chước theo từ từ ngữ cho tới tông giọng hay cách phát âm. Do đó phụ huynh vốn chẳng cần phải tìm quá nhiều phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà chỉ cần chú ý tập trung hơn vào việc trò chuyện, chia sẻ cùng con mỗi ngày.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phụ huynh nên tăng cường các hoạt động trò chuyện, chia sẻ với con hằng ngày

Thực tế có vô vàn cách để gia tăng vốn từ cho con thông qua ngay chính các hoạt động sinh hoạt đơn giản mỗi ngày. Chẳng hạn khi ăn cơm có món tôm, mẹ có thể giải thích cho con về loài tôm sống ở đâu, có màu sắc gì; hay khi ra ngoài chơi, mẹ có thể giới thiệu cho con về các loài cây, loài hoa mà con lần đầu tiên nhìn thấy.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vốn hướng tới mục tiêu chung là giúp trẻ cải thiện nhận thức và giao tiếp, do đó hãy luôn tạo cơ hội và đáp ứng với nhu cầu nói của con. Tất nhiên trẻ ở độ tuổi mầm non thường có nhu cầu hỏi rất lớn nên phụ huynh cần phải luôn kiên trì, kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc cho con. Tuyệt đối không nên cáu gắt hay lảng đi mỗi lần con hỏi.

Bên cạnh đó, trong mỗi lần trò chuyện với con, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách con giao tiếp, dùng từ ngữ để kịp thời điều chỉnh nếu chưa thực sự phù hợp. Chẳng hạn trẻ nói chuyện không có chủ vị ngữ, trẻ nói trống không hay dùng những từ ngữ thiếu văn minh mà con nghe được ở đâu đó. Đây đều là các vấn đề cần điều chỉnh ngay từ thời điểm mầm non để tránh việc tạo thành thói quen sai lầm cho trẻ đến khi lớn.

Thực tế thói quen chia sẻ, trò chuyện với trẻ không chỉ đơn thuần là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà còn là cách để tạo mối quan hệ kết nối giữa cha mẹ và con cái dễ dàng hơn. Phụ huynh cần luôn học cách làm bạn với con dù con ở bất cứ độ tuổi nào, điều này rất có ích cho quá trình chăm sóc đời sống tinh thần của trẻ giai đoạn sau này.

Âm nhạc giúp trẻ gia tăng vốn từ

Âm nhạc thực sự là một điều diệu kỳ mà bất cứ ai cũng thích, từ trẻ nhỏ đến người lớn, từ những đứa trẻ chưa có ngôn ngữ cho tới những người trưởng thành có vốn từ phong phú. Trẻ mầm non rất thích những thứ mang tính chất vui tươi, sinh động nên phụ huynh hoàn toàn có thể tận dụng âm nhạc làm phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

Trẻ có thể dễ dàng cuốn theo các bài hát có nhịp điệu sôi động, con có thể nhẩm nhẩm theo lời bài hát nếu có hứng thú. Phụ huynh nên chọn các bài hát rõ lời, có nội dung quen thuộc để con dễ dàng nghe và học theo. Hiện nay các chương trình cho thiếu nhi cũng rất hay thường lồng ghép các nội dung mang tính chất nhân văn, giáo dục vào các bài hát để giúp trẻ tăng cường nhận thức.

Mặt khác các nghiên cứu cũng chỉ ra việc nghe nhạc có thể kích thích sự phát triển có hiệu quả của não bộ, trẻ thông minh, năng động và linh hoạt hơn. Khi nghe nhạc con cũng rất thích thú, thoải mái, vui vẻ, đặc biệt khi nhún nhảy theo điệu nhạc. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non này giúp con có thêm vốn từ một cách tự nhiên mà không cần phải tuân theo bất cứ khuôn khổ nào khác.

Không chỉ là các bài hát mà phụ huynh cũng có thể cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ thông qua các bài đồng dao quen thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu chẳng hạn

“Con vỏi con voi

Cái vòi đi trước

Hai chân trước đi trước

Hai chân sau đi sau

Còn cái đuôi đi sau rốt

Tôi xin kể nốt

Câu chuyện con voi”

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua các trò chơi

Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi đang đặc biệt được chú trọng. Bởi rõ ràng tâm lý của trẻ con, đặc biệt trẻ mầm non sẽ thích những hoạt động vui chơi thú vị hơn là học tập gò bó. Thay vì ép buộc trẻ phải học theo một khuôn khổ mà con không hề hứng thú, tại sao phụ huynh không kết hợp với các trò chơi để con tự ghi nhớ, tiếp thu từ ngữ một cách dễ dàng hơn?

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Trò chơi “đóng vai” giúp trẻ tăng cường ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp có hiệu quả

Hiện nay cũng có rất nhiều các bộ đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như các bộ đồ chơi xếp hình, các bộ đồ lắp ráp có các ký hiệu chữ, các cuốn sách tự đọc.. Phụ huynh có thể cùng con chơi các đồ chơi này, chẳng hạn thi xem ai có thể xếp được chữ “gia đình” nhanh hơn. Trẻ mầm non thường rất hào hứng khi được cùng chơi hay thi đua với cha mẹ.

Để phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua trò chơi có hiệu quả, phụ huynh cũng nên chơi các trò chơi đóng vai nhân vật với búp bê, gấu bông.. Khi cùng chơi trò đóng vai sẽ vừa giúp trẻ tự do sáng tạo, ứng biến linh hoạt hơn trong các tình huống không báo trước, đồng thời biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất.

Hãy ưu tiên các trò chơi có thể cùng chơi, cần phải có sự phối hợp hay tương tác, trò chuyện với nhau để hoàn thành thay vì các trò chơi chỉ cần 1 mình con. Bởi để trẻ ghi nhớ hay hiểu về ngôn ngữ thì cần có sự trao đổi, tương tác trong một tình huống trực tiếp, chỉ một mình con tự chơi thì không thể nào có hiệu quả.

Tăng cường các hoạt động khám phá thế giới xung quanh

Phụ huynh nên thường xuyên cho con đến công viên, sở thú, tăng cường các hoạt động khám phá thế giới xung quanh để con có thể ghi nhớ và học hỏi ngôn ngữ một cách hiệu quả. Bất cứ điều gì mới mẻ đều tạo ra một hứng thú lớn với trẻ, con không ngừng hỏi cha mẹ về những thứ con nhìn thấy. Sau mỗi buổi đi chơi về, chắc chắn con sẽ có thêm rất nhiều từ ngữ mới.

Đừng chỉ mãi tập trung vào các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong nhà mà nên để con khám phá thiên nhiên diệu kỳ nhiều hơn. Nhiều phụ huynh vì quá bận rộn hoặc lo lắng quá mức nên chỉ giữ con ở trong nhà khiến trẻ thụ động, chậm chạp, cứng nhắc, kém ứng biến với các tình huống ngoài xã hội. Trẻ có ngôn ngữ mà không được vận dụng sẽ rất nhanh quên lãng.

Các hoạt động khám phá còn giúp con tiếp cận gần hơn với xã hội, gia tăng các chức năng về xúc giác, cảm giác khứu giác, thị giác..Được sinh hoạt, vui chơi, chạy nhảy dưới những tán cây xanh, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng giúp trẻ hạnh phúc và năng động hơn.

Cho trẻ tham gia các hoạt động sinh hoạt đội nhóm

Hiện nay các hoạt động tăng cường kỹ năng mềm, phát triển tài năng cho nhóm trẻ mầm non cũng đang được phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Phụ huynh hoàn toàn có thể đăng ký cho trẻ tham gia các chương trình này để con vừa phát triển ngôn ngữ, giao tiếp hiệu quả, vừa năng động, tích cực, năng động hơn. Đây cũng là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà gia đình nên tham khảo.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ và giao tiếp một cách rõ rệt

Bởi các hoạt động này, chẳng hạn như các chương trình múa hát đòi hỏi việc tương tác rất lớn giữa người hướng dẫn với trẻ hoặc giữa các thành viên trong cùng một đội. Điều này kích thích khả năng nghe – hiểu, tự động bổ sung từ ngữ mới một cách tự nhiên. Ngoài ra các hoạt động này cũng rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc đội nhóm, tính trách nhiệm cũng như biết cách phối hợp, hỗ trợ người khác.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non – cho trẻ tham gia giáo dục sớm

Không phải lúc nào cha mẹ cũng có nhiều thời gian để theo sát, hỗ trợ, đồng hành cùng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mỗi người. Phụ huynh cũng cần phải làm việc để có chi phí sinh hoạt, cho con vui chơi, học tập, nuôi dạy con hằng ngày. Bởi vậy việc cho trẻ tham gia các chương trình giáo dục mầm non sớm chính là cách tốt nhất để trẻ có nền tảng phát triển đúng nghĩa và vững chắc nhất.

Các chương trình giáo dục mầm non hiện nay được xây dựng với lộ trình linh hoạt, kết hợp giữa học và chơi, không quá ép buộc trẻ nên thường tạo cho con cảm giác rất thoải mái. Các thầy cô sẽ thực hiện các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách có chuyên môn, đảm bảo có hiệu quả rõ ràng qua từng giai đoạn.

Môi trường giáo dục mầm non cũng luôn sử dụng các dụng cụ trực quan sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ để con có thể tăng cường thêm vốn từ mỗi ngày. Mặt khác trẻ còn được thực hiện các hoạt động giao tiếp mỗi ngày với thầy cô giáo hay bạn bè đồng trang lứa nên việc phát triển ngôn ngữ, khả năng tương tác, diễn đạt là điều chắc chắn.

Một lợi ích nữa khi cho trẻ mầm non đi học chính là tâm lý của con rất vui vẻ và thoải mái, thậm chí yêu thích việc đi học, lúc nào cũng mong muốn được đến lớp. Trẻ đi học về luôn không ngừng bi bô kể chuyện với cha mẹ, biết thêm được nhiều từ ngữ, kiến thức, thông minh linh hoạt hơn từng ngày.

Một số lưu ý khi thực hiện các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Thực tế việc dạy trẻ mầm non chưa bao giờ là dễ dàng bởi lúc này nhận thức của con còn rất non nớt, hành động theo cảm tính và không phải lúc nào các phương pháp, trò chơi phát triển ngôn ngữ cho con cũng có thể đi theo hướng mà cha mẹ mong muốn. Có rất nhiều vấn đề phát sinh khiến cha mẹ phải “đau đầu”, thậm chí muốn từ bỏ trong quá trình dạy trẻ mầm non.

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Cha mẹ luôn cần đồng hành cùng trẻ trong suốt mọi hành trình

Để các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có hiệu quả tốt hơn, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau

  • Luôn kiên trì, nhẹ nhàng với con trong mọi trường hợp, tuyệt đối không được la mắng, quát tháo con sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi mỗi khi học hay tương tác với cha mẹ
  • Xây dựng và áp dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phải phù hợp với độ tuổi, năng lực hiện tại của con. Mọi quá trình phát triển nên thực hiện theo từng bước một để tạo nền tảng vững chắc nhất, không nên quá vội vàng, hấp tấp
  • Không nên cho trẻ chơi các trò chơi hay ngồi xem TV, điện thoại một mình quá nhiều thay vì trò chuyện hay chơi cùng con. Việc lạm dụng các thiết bị vô tuyến cho trẻ nhỏ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói hiện hay kèm theo rất nhiều các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của con
  • Phát triển đầy đủ các khía cạnh nghe – nói – đọc – viết, không nên quá tập trung vào khía cạnh này mà quên mất lĩnh vực khác cũng khiến trẻ không thể giao tiếp hay diễn đạt, tư duy một cách linh hoạt
  • Quan tâm đến cảm xúc của con, không nên ép buộc trẻ phải học quá nhiều. Tinh thần không vui vẻ, thoải mái thì trẻ sẽ không thể nào ghi nhớ hay học tập có hiệu quả.
  • Kiểm soát các nội dung mà trẻ tiếp cận hằng ngày. Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non có thể chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như các chương trình TV con coi mỗi ngày, các giao tiếp của cha mẹ. Do đó nếu con thường xuyên tiếp xúc với các từ ngữ, nội dung không lành mạnh, có các từ ngữ thiếu văn hóa thì con sẽ rất dễ học theo. Phụ huynh cần chấn chỉnh ngay nếu có các trường hợp này, đồng thời điều chỉnh các nội dung con tiếp cận phù hợp hơn với tâm lý, lứa tuổi
  • Thống nhất các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non về cùng một ngôn ngữ nhất định, bền vững trước khi muốn học hỏi ngôn ngữ mới. Nhiều phụ huynh hiện nay muốn trẻ học ngôn ngữ sớm nên bắt đầu cho con học thêm ngoại ngữ ngay từ khi còn mầm non. Tuy nhiên nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của con chưa vững đã bắt đầu học ngôn ngữ mới sẽ rất dễ xảy ra rối loạn ngôn ngữ nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý
  • Luôn khen ngợi, động viên, khuyến khích hay dành cho trẻ những món quà mỗi khi con học được một từ mới, chỉ động giao tiếp hay tương tác với cha mẹ để con có động lực cố gắng hơn
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ phát triển tốt về trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ, nhận thức và học tập phù hợp

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đang được các chuyên gia khuyến khích vì mang đến hiệu quả tích cực. Giai đoạn mầm non đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển về cả nhân thức, tư duy, tính cách cùng rất nhiều khía cạnh quan trọng khác. Gia đình cũng có thể trao đổi với giáo viên hay các chuyên gia để biết cách chăm sóc, hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này đúng cách, hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Dấu hiệu và Cách hỗ trợ, can thiệp

Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường rõ ràng hơn khi con đạt đến giai đoạn 2-3 tuổi trở lên vì đây...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Trẻ tự kỷ bẩm sinh
Trẻ tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và hướng can thiệp

Rất khó để phát hiện trẻ tự kỷ bẩm sinh ngay từ những giai đoạn đầu đời, bởi các dấu hiệu thường chưa bộc lộ...