Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường cần can thiệp sớm

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời. Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ được thăm khám và can thiệp kịp thời. Từ đó hạn chế những ảnh hưởng của các khiếm khuyết về thể chất và trí tuệ giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống ở hiện tại và tương lai.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Gia đình có thể phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường ngay từ những năm đầu đời

Trẻ phát triển không bình thường là như thế nào?

Sau khi trải qua quá trình phát triển trong bụng mẹ, trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển thể chất và tư duy. Lúc này, môi trường sống được mở rộng, trẻ tiếp thu nhanh kiến thức và hoàn thiện dần các kỹ năng để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phát triển một cách thuận lợi.

Phát triển không bình thường là thuật ngữ đề cập chung đến tất cả các trường hợp phát triển bất thường hoặc chậm phát triển cả về thể chất, trí tuệ. Quá trình này có thể xảy ra ngay từ những năm tháng đầu đời hoặc xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn dậy thì.

Trẻ phát triển không bình thường thường sẽ có cân nặng thấp, chiều cao hạn chế, khả năng ngôn ngữ và học tập chậm phát triển hơn so với trẻ đồng trang lứa. Mức độ “bất thường” trong quá trình phát triển sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phát hiện sớm trẻ phát triển không bình thường sẽ giúp gia đình can thiệp kịp thời. Từ đó giúp trẻ khắc phục hạn chế của bản thân để có thể phát triển thuận lợi. Nếu để lâu dài, những khiếm khuyết của trẻ sẽ trở nên sâu sắc và rất khó có thể khắc phục hoàn toàn.

Trong nhiều trường hợp, phát triển không bình thường liên quan đến các rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ,… Những trường hợp này thường sẽ không thể khắc phục triệt để. Dù vậy, can thiệp sớm và tích cực giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện khiếm khuyết, trang bị thêm cho trẻ kỹ năng để chủ động trong cuộc sống.

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường cha mẹ cần biết

Trẻ phát triển không bình thường sẽ có các dấu hiệu sớm ngay từ những năm tháng đầu đời. Nếu chú ý, cha mẹ có thể phát hiện kịp thời để trẻ được can thiệp sớm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát triển không bình thường, trong đó có những nguyên nhân rất nghiêm trọng và không thể điều trị hoàn toàn. Vậy nên, việc chú ý những bất thường ở trẻ là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường gia đình nên lưu ý:

1. Chậm phát triển chiều cao, cân nặng thấp

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là chậm phát triển chiều cao, cân nặng thấp. Trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, trẻ phải nặng gấp 3 lần so với lúc sinh và cao thêm khoảng 25cm. Trẻ từ 1 – 2 tuổi phải cao lên khoảng 13cm, trẻ từ 2 – 3 tuổi sẽ cao thêm khoảng 9cm mỗi năm và từ 3 tuổi trở lên trẻ sẽ cao thêm khoảng 5cm mỗi năm.

Tùy theo nội tiết, di truyền và chế độ dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của từng trẻ sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ gần như không tăng trong một thời gian dài. Hay chiều cao của trẻ tăng rất chậm gia đình cần phải lưu ý.

Chậm phát triển chiều cao, cân nặng cho thấy trẻ đang phát triển không bình thường. Nguyên nhân có thể là do suy dinh dưỡng, chế độ ăn không phù hợp hoặc cũng có thể bắt nguồn từ những hội chứng bẩm sinh tiềm ẩn.

2. Chậm phát triển các kỹ năng thể chất

Một dấu hiệu bất thường khác cảnh báo trẻ phát triển không bình thường là chậm phát triển kỹ năng thể chất. Chỉ sau vài tháng, trẻ có thể chống đẩy khi nằm sấp, biết ngẩng đầu và biết lật. Sau đó, trẻ có thể ngồi, đứng và đi lại.

Mốc phát triển của từng trẻ sẽ có sự chênh lệch đôi chút. Tuy nhiên, nếu các kỹ năng thể chất (lật, ngồi, đứng, đi lại, cầm nắm, leo trèo,…) phát triển quá chậm, gia đình nên lưu ý đưa trẻ đến thăm khám. Bởi nhiều khả năng trẻ đang phát triển không bình thường.

3. Chậm nói, giao tiếp kém

Ngoài chậm phát triển thể chất, một số trẻ còn có có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ. Trong đó, biểu hiện rõ ràng nhất là chậm nói, ngôn ngữ kém hơn so với trẻ đồng trang lứa. Chậm phát triển ngôn ngữ có biểu hiện đa dạng. Trẻ có thể phát âm không rõ, hiểu ý nhưng không biết cách trả lời, diễn đạt lung tung, lộn xộn. Một số trẻ gần như không nói, không hiểu nội dung lời nói và ngôn ngữ hình thể.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Trẻ phát triển không bình thường có xu hướng chậm nói, vốn từ vựng hạn chế, diễn đạt lộn xộn,…

Phát triển ngôn ngữ là mốc quan trọng. Bởi khi hình thành khả năng giao tiếp, trẻ có thể học được các kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống như kỹ năng hòa nhập, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,… Ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức mới, phát triển tư duy, bày tỏ mong muốn và tình cảm.

Chậm nói, giao tiếp kém là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang phát triển không bình thường. Trong một số trường hợp, chậm phát triển ngôn ngữ là do các vấn đề về tai mũi họng. Nếu được xử lý kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển khả năng giao tiếp và tư duy một cách thuận lợi.

Trường hợp liên quan đến các rối loạn phát triển sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nhưng dù sao việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với những trường hợp phát hiện muộn.

4. Các cơ quan có hình dáng bất thường

Ngay từ khi mới chào đời, cha mẹ nên quan sát các cơ quan của trẻ. Nếu nhận thấy cơ quan có hình dáng bất thường, nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sớm. Thường gặp nhất là dị tật ở tai, lưỡi, vách ngăn mũi,… Nếu không xử lý sớm những dị tật này, trẻ sẽ khó lòng phát triển bình thường.

5. Rối loạn giác quan

Thực tế, nhiều phụ huynh chỉ chú ý cân nặng và chiều cao của trẻ mà bỏ qua sự phát triển của các giác quan. Trẻ phát triển bình thường sẽ hoàn thiện dần các giác quan theo các mốc thời gian. Nếu một trong các giác quan chậm phát triển hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nhiều khả năng trẻ đang gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Trẻ phát triển không bình thường sẽ có dấu hiệu rối loạn giác quan. Chẳng hạn như ánh mắt đờ đẫn, thiếu linh hoạt, trẻ không biết sử dụng ánh mắt trong giao tiếp và né tránh nhìn thẳng vào mắt của người khác. Một số trẻ nhạy cảm quá mức với ánh sáng hoặc âm thanh.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Trẻ phát triển không bình thường có xu hướng nhạy cảm, thậm chí sợ hãi quá mức với âm thanh và ánh sáng

Xúc giác cũng là giác quan dễ bị rối loạn. Nhiều trẻ có cảm nhận bất thường về cơn đau, chẳng hạn như nhạy cảm quá mức hoặc không có cảm giác đau khi bị té ngã. Ngoài nhạy cảm với ánh sáng, một số trẻ rất nhạy cảm với âm thanh lớn. Trẻ có thể la hét, kích động và mất kiểm soát khi nghe thấy những âm thanh chói tai. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ gần như không phản ứng với âm thanh, ngay cả khi nghe ai đó gọi tên của mình.

Rối loạn giác quan là một trong các dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển không bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, đôi khi là do các dị tật bẩm sinh hoặc do rối loạn phát triển thần kinh trung ương – trong đó phổ biến nhất là rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

6. Không có mối liên hệ với bố mẹ

Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu hình thành tình cảm đặc biệt đối với bố mẹ và người chăm sóc. Trẻ thường sẽ hướng ánh mắt về người thân, có nhu cầu ẵm bồng và được vỗ về. Khi lớn hơn, trẻ sẽ có phản ứng khóc, sợ hãi khi nhìn thấy người lạ. Cảm thấy an toàn, yên tâm khi được ở trong vòng tay của người thân.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Những trẻ phát triển bất thường sẽ không có mối liên hệ mật thiết với bố mẹ và người chăm sóc

Tuy nhiên, trẻ phát triển không bình thường gần như không có mối liên hệ với gia đình. Trẻ đối xử với người thân và người lạ theo cách giống như nhau. Trẻ gần như không cười với bố mẹ, không đòi ẵm bồng, ít khi khóc để bày tỏ nhu cầu được chăm sóc. Tiếng khóc của trẻ rất kỳ lạ, không giống như tiếng khóc đòi bú hay đòi được bố mẹ ôm ấp.

Tình trạng này thường gặp ở trẻ bị tự kỷ và có các rối loạn phát triển thần kinh khác. Do đó, gia đình cần chú ý để kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị.

7. Thể hiện cảm xúc bất thường

Ngay từ khi chưa phát triển ngôn ngữ, trẻ nhỏ đã học được cách bộc lộ cảm xúc. Trẻ sẽ mỉm cười khi nhìn thấy bố mẹ, được bố mẹ ôm ấp và đùa giỡn. Đồng thời có phản ứng khóc khi giật mình, sợ hãi hoặc khi cảm thấy đói, buồn ngủ.

Trẻ phát triển không bình thường có xu hướng thể hiện cảm xúc bất thường. Trẻ ít cười, ít khóc và không có biểu lộ cảm xúc như những trẻ cùng độ tuổi. Một số trẻ có cách bộc lộ cảm xúc bất thường. Chẳng hạn như trẻ có thể tự cười một mình, khóc lóc vô cớ không ngưng ngay cả khi được bố mẹ dỗ dành.

Với những trẻ phát triển bình thường, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước nét mặt của người khác – đặc biệt là bố mẹ. Tuy nhiên, những trẻ không phát triển bình thường gần như không có khả năng bắt chước. Trẻ không hiểu được biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt của người khác và cũng không biết cách bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự sợ hãi,…

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ có sự khác biệt ở từng trường hợp. Bởi tình trạng này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Ngoài những biểu hiện kể trên, trẻ phát triển không bình thường cũng sẽ có các dấu hiệu khác. Gia đình nên chú ý hơn về thể chất, ngôn ngữ, hành vi, tâm lý để kịp thời phát hiện bất thường.

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ phát triển không bình thường?

Sau khi chào đời, trẻ sẽ bước vào quá trình phát triển để hoàn thiện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Quá trình này sẽ bao gồm nhiều mốc khác nhau và đôi khi có sự chênh lệch ở từng trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm phát triển các kỹ năng và có những dấu hiệu bất thường, gia đình nên đặc biệt lưu ý.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Gia đình nên chủ động tìm gặp bác sĩ ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường

Nếu nghi ngờ trẻ phát triển không bình thường, tốt nhất nên cho trẻ thăm khám sớm. Các bác sĩ sẽ sàng lọc vấn đề sức khỏe thể chất, đánh giá tâm lý,… để tìm ra nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác. Tùy theo tình trạng cụ thể, phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc cho phù hợp nhằm giúp trẻ cải thiện các khiếm khuyết và hỗ trợ bình thường hóa quá trình phát triển.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc các rối loạn phát triển ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đa phần các bậc phụ huynh đều chưa có hiểu biết sâu sắc về những bệnh lý này. Kết quả là trẻ không được phát hiện sớm dẫn đến chậm trễ trong việc can thiệp, điều trị. Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ giúp khắc phục sớm những khiếm khuyết và nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà trường có thể tổ chức hoạt động trang trí đèn trung thu để trẻ tham gia cùng ba mẹ
20 trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn nhất

Có rất nhiều trò chơi trung thu cho trẻ mầm non hấp dẫn, vui nhộn khiến trẻ đặc biệt hào hứng và thích thú như...

Giáo viên có thể khuyến khích trẻ vẽ tranh và dùng từ ngữ tiếng Anh để mô tả đơn giản bức tranh của mình
TOP 15 trò chơi tiếng anh cho trẻ tiểu học tăng tương tác

Có rất nhiều trò chơi tiếng anh cho trẻ tiểu học vui nhộn, dễ chơi được nhiều trẻ yêu thích như trò chơi "I'm Zombie",...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Cách bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói tốt và an toàn nhất
3 Cách bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói tốt và an toàn nhất

Phụ huynh vẫn thường được khuyên là hãy bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói để giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn, nhưng...