Nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi và chăm sóc tốt nhất

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi thường có sự chuyển biến rõ ràng. Lúc này ba mẹ cần quan tâm và hỗ trợ con thật tốt để có thể định hướng, nuôi dạy con đúng đắn, giúp con phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi có sự thay đổi và biểu hiện rõ hơn 3 năm đầu đời

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi ba mẹ cần biết

Tâm lý của trẻ nhỏ sẽ hình thành và phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Đặc biệt là ở những trẻ từ 4 đến 5 tuổi sẽ có sự thay đổi rõ rệt về cả tâm lý lẫn thể chất. Quá trình này thường diễn ra trong suốt thời gian trưởng thành của mỗi đứa trẻ và có những sự khác nhau nhất định trong từng giai đoạn.

So với lúc 2 đến 3 tuổi khi trẻ từ 4-5 tuổi sẽ có những chuyển biến tâm lý khác biệt hơn, trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn phát triển, trẻ nhỏ sẽ dần quan sát, tiếp thu và hình thành nên các đặc điểm tâm lý riêng biệt của mình và có sự thay đổi liên tục để đáp ứng tốt với nhu cầu, môi trường xung quanh.

Cho đến khoảng năm 4-5 tuổi trẻ sẽ dần ổn định hơn về mặt tâm lý, có thể hình thành nên những tính cách riêng của bản thân. Đồng thời, ở giai đoạn này trẻ cũng sẽ có những trạng thái tâm sinh lý riêng biệt, dần biết rõ hơn về các định hướng của chính mình để có thể bộc lộ các cảm xúc, cá tính riêng.

Đây được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi việc hình thành và địsnh hướng về đặc điểm tâm lý của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai, các mối quan hệ của trẻ sau này. Chính vì thế, việc nắm bắt và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ từ 4 đến 5 tuổi là vô cùng cần thiết, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của con trẻ.

Nếu con đang trong độ tuổi này, ba mẹ cần dành nhiều thời gian để chia sẻ, quan sát và tương tác với trẻ nhiều hơn để có thể dễ dàng nắm bắt được các đặc điểm tâm lý nổi bật như sau:

1. Bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ và rõ ràng hơn

Đây chính là một trong những sự thay đổi rõ rệt về tâm lý của trẻ lên 4, lên 5. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy trẻ bắt đầu bộc lộc cảm xúc một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn so với trước đây.

Đối với những điều mà trẻ cảm thấy thoải mái, yêu thích thì trẻ sẽ rất vui vẻ, niềm nở đón nhận nó. Tuy nhiên, khi trẻ phải đối diện với những sự việc, tình huống hay con người mà trẻ cho rằng nguy hiểm, không an toàn thì trẻ sẽ dễ trở nên kích động, nóng giận hoặc thậm chí là khóc lóc, la hét.

Trẻ 4-5 tuổi sẽ có sự bộc lộc cảm xúc rõ rệt và mạnh mẽ hơn so với bình thường

Một số trẻ có thể trở nên ngang bướng, thường xuyên chống đối và cãi lời ba mẹ khi không đạt được những điều mà mình mong muốn. Ở độ tuổi này, trẻ thường hay ăn vạ, cứng đầu, ngoan cố nếu không được gia đình giáo dục, chỉ dạy đúng đắn.

Ba mẹ, người thân có thể dễ dàng nhận biết rõ về sự thay đổi và phát triển cảm xúc của trẻ từ 4 đến 5 tuổi. Các cảm xúc vui, buồn, tức giận, hạnh phúc, hân hoan sẽ được trẻ biểu hiện một cách cụ thể và rõ ràng bởi lúc này trẻ vẫn chưa có khả năng tốt trong việc kiểm soát cảm xúc, kiềm chế những trạng thái tiêu cực của bản thân.

2. Đề cao “cái tôi” của chính mình

“Cái tôi” chính là thuật ngữ để chỉ sự nhận thức về giá trị, nhân phẩm, cốt cách, tính cách riêng biệt của bản thân để phân biệt cụ thể với những cá nhân khác. Theo đó, mỗi con người là một cá thể riêng biệt và duy nhất vì thế mỗi người sẽ tồn tại “cái tôi” riêng, không tương đồng với bất kỳ ai.

Đây được xem là một trong các đặc điểm tâm lý luôn có ở mỗi con người, chúng ta luôn mong muốn được thể hiện “cái tôi” của bản thân và muốn được mọi người công nhận, tôn trọng. Đặc biệt là ở những đứa trẻ lên 4, lên 5 vừa mới hình thành và có sự nhận thức rõ hơn về “cái tôi” cá nhân lại càng muốn đề cao chính mình.

Tuy nhiên, “cái tôi” thường có hai khía cạnh hoàn toàn đối lập nhau đó chính là tiêu cực và tích cực. “Cái tôi” được thể hiện theo chiều hướng tích cực chính là sự tự tin, hãnh diện về những tài năng, sự nổi bật của bản thân và luôn cố gắng để khẳng định năng lực của mình đối với những lĩnh vực mới mẻ trong đời sống.

Ngược lại, nếu một người quá đề cao “cái tôi” của chính mình, trở nên tự cao, tự đại và xem thường những người xung quanh thì có thể nhận lại những hậu quả vô cùng to lớn. Các trường hợp này có thể luôn xem bản thân là số 1, là luôn đúng và họ không bao giờ hạ mình hoặc biết cách lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, đôi lúc dễ dẫn đến thất bại và khó hòa nhập với cộng đồng.

Có thể nhận thấy rằng, “cái tôi” tuy không mang tính chất xấu nhưng nếu không biết cách sử dụng và điều chỉnh phù hợp thì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của mỗi con người. Nhất là đối với trẻ nhỏ 4-5 tuổi vẫn chưa thể nhận thức rõ ràng về các giá trị của bản thân nên dễ có những suy nghĩ lệch lạc, không phù hợp. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và giáo dục trẻ tốt hơn trong giai đoạn này để giúp trẻ có những cái nhìn đúng đắn, từ đó hình thành “cái tôi” cá nhân tích cực, lành mạnh.

3. Đặc điểm tâm lý trẻ 4-5 tuổi luôn muốn được công nhận

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi luôn có tâm lý muốn nhận được sự công nhận, đánh giá cao từ những người xung quanh. Trẻ ở giai đoạn này sẽ luôn muốn trở thành “người lớn” và có xu hướng muốn bắt chước những công việc, hành vi, cử chỉ, cảm xúc, lời nói của những người trưởng thành để trở lên chín chắn hơn trong mắt những người bên cạnh.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy tâm lý của trẻ 4-5 tuổi sẽ dần trở nên độc lập, tự chủ hơn về nhiều việc. Trẻ có xu hướng muốn tự làm mọi việc và có thể xung phong để thực hiện các nhiệm vụ nào đó vì mong muốn nhận được những lời khen, những sự công nhận của ba mẹ, thầy cô, người thân.

Tâm lý trẻ lên 4 luôn muốn được công nhận và khen ngợi

Khi nhận được những sự đánh giá tích cực mọi người xung quanh, trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc vui sướng, hạnh phúc và có thể trở nên hào hứng hơn để hoàn thành tốt các công việc được giao phó tiếp theo. Ngược lại, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với những lời nói chê bai, hạ nhục hoặc so sánh với những bạn bè cùng trang lứa.

Đối với trẻ ở lứa tuổi này, trẻ sẽ khó chấp nhận được những lời nói tiêu cực mà người khác dành cho mình. Dù trẻ phạm phải sai lầm nhưng khi bị la mắng, chửi bới cũng khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí có xu hướng chống đối, phản kháng dữ dội.

4. Trẻ dần gia tăng tính tự lập

Trẻ 4-5 tuổi sẽ bắt đầu có mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Đồng thời trẻ cũng gia tăng tính tự lập và muốn tự thực hiện các công việc hàng ngày, tự chăm sóc bản thân theo ý muốn của mình.

Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy sự phát triển tốt về tâm lý của trẻ khi trẻ có thể chủ động thực hiện nhiều công việc cá nhân. Lúc này trẻ sẽ muốn trở nên tự lập hơn, muốn được tự hoàn thành những việc làm đơn giản, trong khả năng của bản thân hoặc thậm chí là thử thách những điều mới mẻ hơn.

Trong giai đoạn phát triển này, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho con cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Trẻ sẽ rất hứng thú với việc tự sắp xếp quần áo, tự vệ sinh cá nhân, tự mặc đồ, tự ăn, tự ngủ,….Trẻ sẽ không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh khi chưa thực sự cần thiết, đối với bất kỳ công việc nào trẻ đều có sự cố gắng và muốn hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Để có thể trở nên tự lập, trẻ sẽ phải quan sát rất nhiều về mọi hoạt động diễn ra xung quanh đời sống hàng ngày. Khi mới bắt đầu thực hiện công việc nào đó, trẻ có thể trở nên lúng túng, không thể hoàn thành tốt hoặc phải mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu nhận được những lời khen ngợi, cổ vũ và động viên từ người thân, trẻ sẽ càng có thêm sự cố gắng và kiên trì để đạt được kết quả như mong muốn.

5. Tâm lý trẻ 4-5 tuổi muốn được tự do, riêng tư

Với những đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ 4 đến 5 tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu muốn được tự do hơn so với giai đoạn trước. Có thể thấy trẻ đã hình thành được “cái tôi” cá nhân và có sự phân biệt rõ ràng hơn về những sự yêu thích đối với nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau trong đời sống.

Vì thế, tâm lý của trẻ lúc này luôn muốn nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh, trẻ muốn có được không gian riêng tư và được làm những điều mà mình yêu thích. Đối với những sở thích cá nhân, trẻ mong muốn nhận được sự ủng hộ từ ba mẹ, người thân và muốn có được sự tự do để khám phá những điều thú vị xoay quanh cuộc sống hàng ngày.

Trẻ luôn cần có không gian riêng để thoải mái khám phá và thực hiện những điều mình yêu thích.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ nhỏ vẫn chưa có sự phát triển toàn diện về nhận thức, chưa có sự trải nghiệm về cuộc sống và phân biệt rõ về những điều tiêu cực, tích cực. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên đồng hành, theo dõi những hoạt động của trẻ để có thể kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn nếu trẻ có những suy nghĩ, hành vi sai lệch.

Tuy nhiên, khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện chưa phù hợp thì ba mẹ cũng nên nhẹ nhàng phân tích, chia sẻ với trẻ. Tuyệt đối không nên sử dụng những lời lẽ mắng chửi, xúc phạm, bắt ép hoặc có hành vi đe dọa, kiểm soát quá mức sẽ khiến trẻ trở nên căng thẳng, mệt mỏi hoặc nhiều trường hợp bắt đầu chống đối, trầm cảm.

6. Hình thành những sở thích cá nhân

Tâm lý của trẻ 4 đến 5 tuổi sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn bằng các sở thích cá nhân. Trẻ có bắt đầu có sự yêu thích nhất định về một lĩnh vực, hoạt động nào đó. Cụ thể, đối với những bé gái có thể thích những trò chơi nhẹ nhàng như chơi búp bê, chơi dạy học, chơi nhảy dây, hóa thân thành công chúa, ca sĩ. Còn đối với những bé trai có phần mạnh mẽ hơn sẽ thích chơi đá bóng, chơi ô tô, thích làm siêu nhân, anh hùng,….

Có thể ở giai đoạn trẻ 2-3 tuổi, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận và nghe theo những sự sắp xếp, chọn lựa của ba mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ lên 5, trẻ sẽ mong muốn mọi thứ theo đúng sở thích của cá nhân, cụ thể là việc lựa chọn quần áo, giày dép đúng với màu sắc, kiểu dáng mà bản thân mong muốn hoặc trẻ chỉ ăn những món ăn mà mình thích.

7. Có sự rạch ròi về yêu ghét

Khi được khoảng 4 đến 5 tuổi, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu có cái nhìn bao quát hơn về thế giới xung quanh và dần hình thành tâm lý yêu ghét rõ ràng. Đối với những điều mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ có xu hướng muốn quấn quýt, gần gũi và yêu thương hết mực. Tuy nhiên, đối với những thứ trẻ cảm thấy ghét bỏ thì trẻ sẽ có xu hướng xa lánh, tránh né hoặc tức giận khi phải tiếp xúc.

Trẻ 4-5 tuổi có sự yêu ghét rõ ràng về mọi thứ xung quanh đời sống

Đồng thời, trong giai đoạn này, trẻ nhỏ cũng sẽ có nhiều nhu cầu được bộc lộ cảm xúc và bày tỏ, chia sẻ những điều thú vị xoay quanh cuộc sống của mình. Có thể thấy trẻ trẻn 4 tuổi trẻ bắt đầu tâm sự, nói nhiều hơn về những cảm nhận của mình đối với những người thân hoặc những hoạt động diễn ra xung quanh.

Trẻ cũng mong muốn nhận được sự quan tâm và lắng nghe từ những người thân thiết bên cạnh. Khi trẻ cảm thấy yêu thích một ai đó, trẻ sẽ có xu hướng liên tục chia sẻ, muốn được ôm ấp , chia sẻ nhiều hơn với người đó để nhận lại những sự yêu thương, chăm sóc.

8. Tâm lý muốn được giúp đỡ người khác

Đặc điểm tâm lý thường gặp ở trẻ 4- 5 tuổi đó chính là mong muốn được giúp đỡ nhiều hơn cho những người xung quanh, muốn được cống hiến công sức của mình cho xã hội. Như đã chia sẻ, trẻ nhỏ ở độ tuổi này sẽ muốn nhận được nhiều sự công nhận và muốn “học” làm người lớn.

Chính vì thế, mà trẻ luôn cố gắng thể hiện vai trò của bản thân đối với những người bên cạnh bằng cách giúp đỡ, sẵn sàng hỗ trợ khi được nhờ trợ giúp. Khi có thể làm được một việc gì đó có ích cho mọi người xung quanh, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và sẽ có thêm nhiều sự nỗ lực, cố gắng hơn cho những lần sau.

9. Tâm lý trẻ 4-5 tuổi có nhiều sự đồng cảm

Bước vào độ tuổi này, trẻ nhỏ sẽ có tâm lý đồng cảm hơn đối với những cảm xúc của những người xung quanh. Trẻ biết cách quan sát, cảm nhận cuộc sống và phân biệt rõ hơn về những niềm vui, nỗi buồn của những người bên cạnh mình.

Tâm lý trẻ 5 tuổi có sự đồng cảm sâu sắc với những điều xảy ra xung quanh đời sống.

Ba mẹ, người thân có thể dễ dàng nhận thấy rõ đặc điểm này thông qua việc cho trẻ xem những chương trình truyền hình. Cụ thể, đối với những điều vui vẻ, thú vị trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hân hoan, phấn khích. Tuy nhiên, khi bắt gặp những hoàn cảnh khó khăn, những hình ảnh các cậu bé nghèo khổ hoặc sự tổn thương của các loại động vật cũng khiến trẻ cảm thấy đau buồn, thậm chí là khóc lóc.

Làm sao để nắm bắt và chăm sóc tâm lý tốt cho trẻ 4-5 tuổi?

Trẻ 4 đến 5 tuổi có những sự thay đổi rõ rệt về mặt cảm xúc, trẻ cũng bắt đầu hình thành các đặc điểm tâm lý, ổn định hơn về mặt nhận thức, tư duy để có định hướng cụ thể về tính cách. Lúc này, gia đình, ba mẹ chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hỗ trợ giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát huy tốt các cảm xúc, khía cạnh tích cực của bản thân.

Trẻ trong giai đoạn này mặc dù đã có phát triển tốt về thể chất, tư duy, tâm lý nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và đúng đắn. Do đó, các bậc phụ huynh cũng cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ trẻ để giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của đời sống, từ đó xây dựng nhân cách đúng đắn, phù hợp.

Trẻ 4 đến 5 tuổi cần được thoải mái thể hiện những cảm xúc cá nhân

Vì thế, để có thể nắm bắt và chăm sóc tốt cho trẻ trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ tâm lý của trẻ 4-5 tuổi và hỗ trợ trẻ bằng những cách sau đây:

  • Do sự thay đổi đặc điểm tâm lý diễn ra khá nhanh chóng và rõ ràng nên đôi khi trẻ nhỏ sẽ có những cảm xúc, hành vi chống đối, không con ngoan ngoãn, tuân thủ nghe theo những điều ba mẹ dạy bảo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng đòn roi hay bạo lực để giáo dục con. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng phân tích, sử dụng tình yêu thương để có thể tâm sự, đào sâu vào tâm lý của trẻ để giúp trẻ điều chirh và xây dựng tính cách tích cực, lành mạnh.
  • Ba mẹ cần phải tôn trọng những cá tính, sở thích riêng của con trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có sự yêu thích cá nhân và trẻ cũng mong muốn có được sự tự do, riêng tư trong đời sống nên phụ huynh cũng đừng nên can thiệp quá nhiều vào những hoạt động, sở thích của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có những nhìn nhận, hành động sai lệch thì cũng nên bình tĩnh để phân tích, hướng dẫn và điều chỉnh từng bước cho con.
  • Trẻ 4 đến 5 tuổi cần được giáo dục bằng các quy định, kỹ luật cụ thể dể nâng cao ý thức và sự chấp hành của trẻ nhỏ. Bằng cách này, ba mẹ vừa có thể tôn trọng được những sự riêng tư của trẻ, vừa có thể gián tiếp quản lý và kiểm soát tốt các hành vi của trẻ trong một mức độ cho phép nào đó.
  • Trẻ nhỏ luôn cần có nhiều cơ hội để phát triển và thể hiện bản thân. Đặc biệt là trong giai đoạn tuổi mầm non, trẻ luôn thích khám phá và muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị xoay quanh cuộc sống. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ thêm nhiều cơ hội để được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tạo cho trẻ không gian được vui chơi, thư giãn, học tập tích cực để trẻ phát triển toàn diện hơn.
  • Khi trẻ muốn tự thực hiện một việc gì đó, ba mẹ cần động viên, cổ vũ và tin tưởng vào năng lực của con. Dạy con ở độ tuổi 4-5 cần rất nhiều sự kiên nhẫn và nỗ lực. Vì thế, hãy luôn là người bạn đồng hành để cùng con học hỏi, nâng cao tốt các kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt cho đời sống, giúp trẻ phát huy các tài năng để giúp ích cho gia đình và xã hội.
  • 4 đến 5 tuổi là giai đoạn vàng trong quá trình giáo dục, can thiệp tâm lý đối với trẻ nhỏ. Lúc này các bậc phụ huynh cần phải dạy cho trẻ những phép tắc cơ bản để giao tiếp, kết nối trong cuộc sống. Trẻ cần phải biết đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, tôn trọng những người xung quanh, biết ơn khi được giúp đỡ và sẵn sàng cho đi để nhận lại. Đồng thời, trẻ nhỏ cùng phải học cách xin lỗi và cảm ơn trong nhiều tình huống xã hội khác nhau.
  • Trẻ thường có xu hướng bắt chước theo những hành động, lời nói, cảm xúc và tính cách của những người xung quanh, đặc biệt là những người thường xuyên gần gũi đối với trẻ. Chính vì thế, ba mẹ và gia đình cần phải trở thành một hình mẫu lý tưởng để con có thể học hỏi và noi theo. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phụ huynh cũng cần phải chú ý nhiều hơn đến các hành vi, cách cư xử, giao tiếp với mọi người để trẻ có thể quan sát và bắt chước theo những điều tốt đẹp đó.
  • Tâm lý trẻ 4-5 tuổi thường rất nhạy cảm với những lời chê bai, so sánh. Vì thế, ba mẹ tuyệt đối đừng nên đem trẻ ra so sánh với bất kỳ ai. Thay vào đó hãy nhìn nhận vào những điểm tốt, những điều trẻ đang cố gắng để cổ vũ, động viên trẻ trở nên tốt hơn.

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi có những sự thay đổi nhất định so với giai đoạn trước. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm và dành cho con nhiều thời gian hơn, tâm sự, chia sẻ để có thể thấu hiểu và nắm bắt tâm lý của con cái, từ đó có định hướng rõ hơn về việc chăm sóc, giáo dục con phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Các thực phẩm cần thiết cho bé

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì là một trong những điều thắc mắc muốn biết của rất nhiều bậc cha mẹ có con chậm...

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) can thiệp trẻ đặc biệt

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng cường các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc sinh hoạt...

trẻ vào lớp 1 không tập trung
Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ắt hẳn không ít phụ huynh có con vào lớp 1 đã nghe cô giáo phản ánh rằng trẻ ngồi trong lớp không tập trung,...

phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần
Cách phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần

Biểu hiện chậm nói xuất hiện cả ở trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ. Trong cả hai trường hợp, trẻ đều gặp...