Top 10 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và bổ ích nhất

Những trò chơi học tập cho trẻ mầm non đều giúp bé gia tăng kiến thức về thế giới xung quanh, tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng vô tận và rèn luyện tư duy nhạy bén. Ngoài thời gian học tập ở trường, phụ huynh cũng nên dành thời gian để cùng trẻ tham gia các trò chơi bổ ích này.

Lợi ích của trò chơi học tập đối với trẻ mầm non

Giáo dục trẻ mầm non thường được thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa và trò chơi. Phương pháp giáo dục này mang tính trực quan, sống động giúp tạo cảm giác hào hứng và vui tươi cho trẻ. Thông qua các hoạt động, trẻ có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách thuận lợi, dễ dàng.

Trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non. Lợi ích đầu tiên phải kể đến là giúp bé tăng khả năng hòa nhập, dễ dàng kết bạn và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, tham gia trò chơi học tập còn giúp phát triển trí não, tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo. Tư duy của trẻ vì thế sẽ trở nên nhạy bén, linh hoạt hơn.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non
Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục

Các trò chơi học tập thường sẽ kết hợp với hoạt động thể chất nhằm giúp bé phát triển chiều cao, kích thích tăng cường các khối cơ, nâng cao kỹ năng vận động thô và vận động tinh. Thường xuyên tổ chức các trò chơi phù hợp với lứa tuổi còn kích thích trẻ ham thích vận động, vui chơi thể chất thay vì dành thời gian rảnh rỗi cho các thiết bị điện tử.

Những năm đầu đời được xem là thời điểm vàng giúp bé phát triển về trí não và thể chất. Thường xuyên chơi đùa với con còn là cách nuôi dưỡng tình cảm gia đình, gia tăng mối liên kết giữa các thành viên.

Ở nhà trẻ và trường mầm non, giáo viên sẽ thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập để bé có thể phát triển tư duy và thể chất. Tuy nhiên, gia đình cũng nên dành một ít thời gian để vui chơi cùng con. Nếu được giáo dục tốt ở cả hai môi trường, trẻ sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện.

Top 10 trò chơi học tập cho trẻ mầm non bổ ích, tốt cho trí não

Giai đoạn 3 – 6 tuổi là thời điểm trẻ vô cùng tò mò, yêu thích khám phá về thế giới xung quanh. Tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ mầm non sẽ giúp bé củng cố kỹ năng và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi học tập cho trẻ mầm non. Một số trò chơi không yêu cầu quá nhiều người tham gia nên bố mẹ có thể thực hiện tại nhà để trẻ được phát triển toàn diện. Trong quá trình vui chơi, giáo viên và gia đình nên đánh giá phản ứng của trẻ để tìm ra trò chơi mà bé yêu thích nhất. Từ đó có kế hoạch giáo dục phù hợp giúp trẻ nâng cao thể lực, trí tuệ một cách toàn diện.

Trong nội dung sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý phụ huynh và giáo viên 10 trò chơi học tập bổ ích cho trẻ mầm non:

1. Đoán xem cây gì

Đoán xem cây gì là trò chơi học tập vô cùng quen thuộc với trẻ mầm non. Mầm non là giai đoạn trẻ tiếp thu kiến thức về mọi thứ xung quanh trong cuộc sống. Một trong những kiến thức cần thiết là nhận biết tên gọi, đặc điểm của từng loại cây.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non là gì
Trò chơi Đoán xem cây gì giúp trẻ mầm non củng cố kiến thức về các loài cây quen thuộc, phổ biến

Trò chơi này thường được tổ chức trong trường mầm non. Giáo viên sẽ giúp trẻ nhận biết tên của các loại cây được trồng ở sân trường để trẻ tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Thay vì giáo dục một chiều dễ gây nhàm chán, thông qua trò chơi Đoán xem cây gì trẻ sẽ trở nên hào hứng và cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn trong giờ học.

Luật chơi của trò chơi này vô cùng đơn giản. Giáo viên sẽ hỏi tên và đặc điểm của từng loại cây trong sân trường. Bạn nhỏ nào trả lời đúng sẽ là người chiến thắng. Bạn nhỏ nào không thể trả lời sẽ phải bị phạt nhảy lò cò.

Cách chơi trò chơi Đoán xem cây gì:

  • Giáo viên sẽ phổ biến cho các con luật của trò chơi.
  • Sau đó, giáo viên sẽ nêu đặc điểm của loài cây đó, yêu cầu các bạn nhỏ phải nêu đúng tên và tìm đúng loài cây đó trong sân trường.
  • Khi giáo viên hô “1 2 3 tìm cây tìm cây”, các bạn nhỏ phải chạy thật nhanh và người đầu tiên tìm được loài cây đó sẽ là người chiến thắng”.

Trò chơi Đoán xem cây gì kết hợp cả khả năng tư duy và vận động thể chất. Mục đích của trò chơi là củng cố kiến thức của trẻ đối với các loài cây quen thuộc. Trẻ cũng sẽ có thêm kiến thức mới thông qua những gợi ý của giáo viên. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, trò chơi Đoán xem cây gì còn giúp trẻ tăng khả năng vận động và phản xạ.

2. Oẳn tù tì

Oẳn tù tì là trò chơi dân gian được yêu thích ở nước ta. Trẻ từ 2 – 3 tuổi có thể bắt đầu chơi được trò chơi này. Trước khi chơi Oẳn tù tì, phụ huynh/ giáo viên cần dạy trẻ cách làm “kéo – búa – bao” và phổ biến luật cho bé.

Luật chơi của trò chơi Oẳn tù tì là búa thắng kéo, kéo thắng bao và bao thắng búa. Trò chơi này chỉ cần từ 2 người trở lên nên bố mẹ có thể vui chơi với trẻ trong thời gian rảnh rỗi.

Mặc dù là trò chơi vô cùng đơn giản nhưng Oẳn tù tì mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích đầu tiên phải kể đến là giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, phản xạ, kích thích tư duy nhạy bén. Khả năng phán đoán của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt thông qua trò chơi này.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non là gì
Oẳn tù tì là trò chơi học tập vô cùng bổ ích cho trẻ trong độ tuổi mầm non

Cách chơi trò chơi Oẳn tù tì:

  • Trước tiên, cần phổ biến luật chơi cho trẻ.
  • Khi chơi, các bạn nhỏ sẽ hô bài vè “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”.
  • Sau khi dứt câu thì cả hai đều phải đưa tay ra cùng một lúc.
  • Nếu cả hai ra giống nhau thì chơi lại để tìm người chiến thắng.

Oẳn tù tì là trò chơi vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt từ bao đời nay. Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi song trò chơi này vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Bố mẹ dẫu bận rộn cũng đừng quên hướng dẫn trẻ trò chơi dân gian này để tuổi thơ của con thật đáng nhớ và tràn đầy màu sắc.

3. Trò chơi đóng vai các con vật

Trẻ mầm non rất nhạy bén với âm thanh và ghi nhớ màu sắc vô cùng tốt. Khi dạy bằng lời nói, trẻ có thể không tập trung, dễ quên và hay nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi giáo dục thông qua hình ảnh trực quan, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ trở nên nhạy bén hơn. Trẻ nhớ tốt những kiến thức được dạy và không ngừng tò mò, thắc mắc về thế giới xung quanh.

Trò chơi đóng vai các con vật giúp trẻ củng cố kiến thức về động vật. Trẻ có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt các con vật thông qua động tác và tiếng kêu. Trò chơi này có thể thực hiện ở lớp và ở nhà để kích thích khả năng tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.

Để thực hiện trò chơi, bố mẹ/ giáo viên chuẩn bị bài hát về con vật. Khi chơi, cần kết hợp với hát để trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng phát âm.

Cách chơi trò chơi đóng vai các con vật:

  • Bắt nhịp các bạn nhỏ hát bài về con vật (phổ biến nhất là bài hát cá vàng bơi)
  • Các bạn nhỏ vừa hát và chú ý xem con cá trong bài viết có những động tác, hoạt động gì.
  • Sau khi hát xong, giáo viên sẽ hỏi các bạn nhỏ về những hành động của con cá trong bài hát (ngoi, lặn, múa, bơi).
  • Sau khi xác định các động tác của con cá, giáo viên hát lại bài hát và yêu cầu các bạn nhỏ thực hiện động tác tương ứng.

Để không khí được khuấy động, giáo viên và phụ huynh nên tìm hiểu nhiều bài nhạc về động vật dành cho thiếu nhi. Âm nhạc vừa giúp tạo cảm giác hứng thú vừa giúp các bạn nhỏ ghi nhớ nhanh, tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.

4. Nhìn hành động đoán tên con vật

Ngoài trò chơi đóng vai các con vật, phụ huynh/ giáo viên cũng có thể cho trẻ mầm non chơi trò chơi Nhìn hành động đoán tên con vật. Trò chơi này cũng có tác dụng củng cố kiến thức về động vật. Đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ miêu tả.

Nhìn hành động đoán tên con vật là trò chơi học tập thích hợp cho trẻ mầm non. Trò chơi cần ít nhất 2 đội và mỗi đội cần ít nhất 4 người. Một trẻ sẽ miêu tả đặc điểm, tạo dáng giống con vật và trẻ còn lại sẽ nhận nhiệm vụ đoán tên con vật. Mỗi lần đoán trúng, đội sẽ được tặng 1 bông hoa tương ứng 1 điểm. Cứ như vậy trong thời gian quy định, đội nào đoán được nhiều hơn sẽ là đội chiến thẳng.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non là gì
Trò chơi Nhìn hành động đoán tên con vật có thể tổ chức tại trường hoặc tại nhà

Cách tổ chức trò chơi Nhìn hành động đoán tên con vật cho trẻ mầm non:

  • Giáo viên cần chuẩn bị không gian rộng rãi để các bạn nhỏ thoải mái vui chơi. Sau đó, chuẩn bị những bông hoa bằng giấy hoặc nhựa để tính điểm.
  • Khi đã chuẩn bị xong, cần phổ biến luật chơi cho các bé. Tốt nhất nên chia thành 2 đội để dễ dàng kiểm soát.
  • Các đội lần lượt chia thành từng cặp, 1 bạn nhỏ miêu tả đặc điểm của con vật và bạn nhỏ còn lại sẽ đoán tên con vật. Mỗi lần đoán đúng, đội sẽ có 1 bông hoa tương ứng với 1 điểm.
  • Sau khi hết thời gian, giáo viên sẽ tổng kết số điểm của từng đội để xác định đội chiến thắng.
  • Ngoài cách chơi này, giáo viên cũng có thể cho 1 đội nhận nhiệm vụ miêu tả. Đội còn lại chịu trách nhiệm đoán tên con vật. Sau đó đổi lại, nhưng đội sau không được miêu tả lại con vật mà đội trước đã thực hiện.

5. Trò chơi con này ăn gì

Các trò chơi liên quan đến động vật vẫn luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ với trẻ mầm non. Mục đích của trò chơi này là giúp trẻ có thêm kiến thức về động vật, cụ thể là thức ăn của từng loài con vật. Chẳng hạn như gà thường ăn thóc, giun, bò ăn cỏ, mèo ăn cá, khỉ thích ăn chuối,…

Với trò chơi con này ăn gì, giáo viên cần chuẩn bị những bức tranh có hình ảnh các loài động vật quen thuộc và thức ăn tương ứng. Nhiệm vụ của trẻ là nối con vật với thức ăn của chúng. Bạn nhỏ nào làm nhanh và đúng sẽ là người chiến thắng.

Cách chơi trò chơi con này ăn gì:

  • Các bạn nhỏ sẽ được cô giáo phổ biến luật chơi.
  • Sau đó, cô giáo sẽ phát cho bạn nhỏ tờ giấy có in hình các con vật và thức ăn tương ứng.
  • Sau đó cô giáo sẽ bấm giờ và các bạn nhỏ sẽ thực hiện nối con vật với thức ăn của chúng
  • Ai hoàn thành đúng và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

Sau khi hoàn thành trò chơi này, giáo viên có thể cho trẻ tô màu hình con vật, thức ăn để trẻ ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất. Có thể kết hợp trò chơi này với trò chơi tạo dáng con vật. Trẻ có thể lựa chọn con vật mà mình yêu thích, sau đó tạo dáng và bắt chước tiếng kêu của con vật đó.

6. Trò chơi người mua sắm giỏi

Người mua sắm giỏi là trò chơi học tập cho trẻ mầm non vô cùng bổ ích. Trò chơi này giúp trẻ nhận biết, phân biệt các sản phẩm gia dụng khác nhau. Trước khi chơi, giáo viên sẽ dạy cho trẻ một số đồ gia dụng quen thuộc và chất liệu thường được dùng để sản xuất vật dụng đó (chẳng hạn như rổ thường được làm bằng nhựa, nan tre, chén thường được bằng nhôm, sứ, thủy tinh,…).

Với trò chơi người mua sắm giỏi, giáo viên cần chuẩn bị những đồ gia dụng quen thuộc như chảo, nồi, ấm, chén, bát,… Luật của trò chơi này là yêu cầu trẻ mua các đồ vật trong gia đình bằng chất liệu mà giáo viên yêu cầu. Trong quá trình chơi, giáo viên cũng sẽ giúp trẻ có thêm kiến thức về đặc điểm, tính chất của các chất liệu.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Trẻ mầm non sẽ có thêm kiến thức về đồ gia dụng thông qua trò chơi người mua sắm giỏi

Cách chơi trò chơi người mua sắm giỏi:

  • Bắt đầu trò chơi, giáo viên sẽ phổ biến luật chơi cho các bạn nhỏ.
  • Giáo viên sẽ nói “Đi chợ đi chợ”, các bạn nhỏ sẽ đáp lại “Mua gì mua gì”. Giáo viên sẽ yêu cầu các con mua đồ gia dụng, chẳng hạn như yêu cầu các con mua đĩa, chén, bát bằng sứ.
  • Khi giao yêu cầu, giáo viên nên cho hai vật dụng va vào nhau để tạo ra âm thanh. Điều này sẽ giúp các con dễ dàng nhận biết chất liệu của các món đồ thông qua âm thanh.
  • Cứ như vậy, giáo viên vừa kết hợp chơi vừa giúp trẻ có kiến thức về đặc điểm, tính chất của các vật liệu.

Thông qua trò chơi, giáo viên sẽ giúp trẻ nhận biết chất liệu của các vật dụng hằng ngày. Trẻ cũng sẽ hiểu rằng, đồ sứ, thủy tinh dễ vỡ. Vật dụng bằng nhựa, nhôm sẽ bền và nhẹ hơn so với sứ, sành, thủy tinh,…

7. Ô tô vào bến

Ô tô vào bến là một trong những trò chơi vận động cho trẻ mầm non. Đây cũng được xem là trò chơi học tập bổ ích giúp trẻ tăng khả năng tư duy, ghi nhớ và tưởng tượng. Tổ chức trò chơi ô tô vào bến còn giúp trẻ cải thiện khả năng vận động, hình thành tinh thần đoàn kết trong một tập thể.

Với trò chơi này, giáo viên sẽ chia các bạn nhỏ 1 chiếc cờ với màu sắc nhất định. Giáo viên sẽ cầm 4 – 5 cờ có màu sắc khác nhau. Khi giáo viên đưa cờ màu nào, thì đội đó sẽ vào bến. Bạn nhỏ nào thực hiện sai sẽ phải ra ngoài 1 lượt chơi.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Ô tô vào bến là trò chơi học tập phù hợp với trẻ trong độ tuổi mầm non

Cách chơi trò chơi ô tô vào bến:

  • Phát cho các bạn nhỏ mỗi bạn một cờ với màu sắc khác nhau (nên sử dụng 4 – 5 cờ với màu sắc để luân phiên thay đổi).
  • Các bạn nhỏ thoải mái vui chơi, khi giáo viên hô “Ô tô chuẩn bị vào bến” và chọn 1 lá cờ đưa lên cao.
  • Bạn nhỏ nào có cờ màu sắc tương ứng cần chạy vào bến. Khi đưa ô tô vào bến, các bạn nhỏ cần bắt chước hành động cầm vô lăng lái xe.
  • Khi các ô tô vào bến, những bạn nhỏ có cờ màu sắc khác vẫn chạy nhưng chạy chậm lại. Cứ như vậy, bạn trẻ nào thực hiện sai sẽ phải ra ngoài 1 lượt chơi.

8. Trò chơi ô cửa bí mật

Ô cửa bí mật là trò chơi khá thú vị dành cho trẻ trong độ tuổi mầm non. Trò chơi này giúp trẻ có thêm kiến thức về thế giới xung quanh. Giáo viên sẽ linh hoạt thiết kế trò chơi theo từng chủ đề như ngành nghề, động vật, thực vật.

Để tổ chức trò chơi này, cần chuẩn bị 3 ngôi nhà khác nhau (màu xanh, đỏ, vàng). Trong mỗi ngôi nhà sẽ có các đồ vật, hình ảnh liên quan đến chủ đề mà giáo viên lựa chọn.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Trò chơi ô cửa bí mật giúp trẻ gia tăng kiến thức về ngành nghề, các loài cây và động vật quen thuộc

Chẳng hạn như với chủ điểm là động vật, giáo viên có thể đặt bên trong ngôi nhà màu xanh là hình ảnh con ếch, ngôi nhà màu vàng là con ong, ngôi nhà màu đỏ là hình ảnh hoặc thú bông hình con bò. Nhiệm vụ của trẻ là tìm bài hát về con vật tương ứng hoặc giáo viên có thể yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu, tạo dáng con vật đó.

Cách chơi trò chơi ô cửa bí mật:

  • Giáo viên chuẩn bị ba ngôi nhà, bên trong là hình ảnh và vật dụng liên quan đến chủ điểm.
  • Trẻ có thể tùy ý lựa chọn ngôi nhà mà mình yêu thích.
  • Giáo viên sẽ yêu cầu trẻ hát bài hát tương ứng hoặc mô tả hành động, tiếng kêu.

Trò chơi ô cửa bí mật rất được ưa chuộng tại các trường mầm non. Ngoài chủ điểm động vật, giáo viên có thể lựa chọn chủ điểm thực vật, ngành nghề để củng cố kiến thức cho bé. Khi bé đã quen với trò chơi, giáo viên có thể đặt câu hỏi liên quan đến chủ điểm và yêu cầu trẻ trả lời. Qua đó giúp bé tăng tư duy nhạy bén, linh hoạt, cải thiện trí nhớ và gia tăng trí tưởng tượng.

9. Trò chơi người làm vườn

Người làm vườn là một trong những trò chơi học tập vô cùng bổ ích cho trẻ mầm non. Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức, biết cách phân biệt các loại cây quen thuộc.

Luật của trò chơi người làm vườn vô cùng đơn giản. Giáo viên sẽ phổ biến cho trẻ màu sắc tương ứng với từng nhóm cây, chẳng hạn như màu xanh tương ứng với cây bóng mát, màu vàng là cây ăn quả, màu đỏ là các loại rau.

Các bạn nhỏ sẽ được chia thành nhiều đội khác nhau, trong thời gian quy định, các bạn nhỏ phải nhặt các loại cây/ rau tương ứng với màu sắc. Nhóm này nhặt được nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Để thực hiện trò chơi, giáo viên cần chuẩn bị miếng dán có màu đỏ, vàng, xanh và mô hình hoặc tranh ảnh các loài cây.

trò chơi học tập cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Người làm vườn là trò chơi học tập vô cùng bổ ích cho trẻ mầm non từ 3-4 tuổi

Cách chơi trò chơi người làm vườn:

  • Giáo viên chia các bạn nhỏ thành 3 đội với số thành viên bằng nhau và quy định màu cho đội đó. Sau đó, phổ biến màu sắc tương ứng với từng nhóm cây.
  • Thời gian chơi thường là 1 – 2 phút, các bạn nhỏ sẽ nhặt mô hình/ hình ảnh của các loài cây tương ứng.
  • Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên sẽ thống kê số lượng cây mà các bạn nhỏ được. Đội nào nhặt được nhiều và đúng sẽ là đội chiến thắng.

10. Trò chơi tàu hỏa

Trò chơi tàu hỏa phù hợp với trẻ từ 3 – 6 tuổi. Trong trò chơi này, các bạn nhỏ sẽ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau để mô tả lại hình ảnh của đoàn tàu. Cô giáo sẽ kẻ hai vạch song song tạo thành đường ranh và dùng cờ xanh để ra hiệu lệnh.

Khi cô giáo đưa cờ màu xanh, các bạn nhỏ sẽ di chuyển trong đường ray được cô kẻ. Cô giáo sẽ đưa ra hiệu lệnh và các bạn nhỏ phải làm theo. Hiệu lệnh “tàu xuống dốc”, các bạn nhỏ phải đi bằng mũi chân, miệng kêu tu tu. Hiệu lệnh “tàu lên dốc” các bạn nhỏ phải đi bằng gót chân và miệng kêu tu tu.

Bạn nhỏ nào làm sai sẽ bị phạt không được tham gia 1 lượt chơi. Khi các bạn nhỏ đã thành thạo, người thua sẽ phải làm quản trò.

Cách chơi trò chơi tàu hỏa:

  • Kẻ hai vạch song song làm đường ray và phổ biến luật cho các bạn nhỏ.
  • Cô giáo đưa cờ xanh và ra hiệu lệnh để các bạn nhỏ làm theo.
  • Ban đầu, nên đưa ra hiệu lệnh chậm để các bé làm quen và thực hiện đúng.
  • Sau đó, có thể ra hiệu lệnh nhanh hơn nhằm tạo không khí hào hứng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh nhịp độ phù hợp, không nên ra hiệu lệnh quá nhanh khiến cho hàng ngũ bị lộn xộn.

Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non nên được thực hiện ở trường và ở nhà. Thông qua thời gian vui chơi, trẻ sẽ được củng cố kiến thức đã học và có cơ hội tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới về thế giới xung quanh. Tư duy của bé vì thế cũng trở nên nhạy bén, khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng được phát triển theo đúng độ tuổi, tạo tiền đề để trẻ thuận lợi bước vào chương trình tiểu học.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt & biện pháp hỗ trợ

Phần lớn trẻ tự kỷ được can thiệp sớm, toàn diện và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình đều có tiên...

Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao nhận biết chính xác

Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao để nhận biết chính xác việc trẻ mắc hội chứng bệnh này là câu hỏi mà rất...

Áp dụng Phương pháp TEACCH trong dạy và chăm sóc trẻ tự kỷ

Phương pháp TEACCH được phát triển dựa trên bằng chứng cho rằng người tự kỷ có xu hướng học tập bằng thị giác. Phương pháp...

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ tự kỷ khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 50% các trường hợp trẻ tự kỷ bị khó ngủ, giấc ngủ bị...