Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ và cách dạy

Trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn đặc trưng như chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tương tác xã hội kém, có xu hướng sống đơn độc, ngại tiếp xúc với người khác, do đó rất khó hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy, việc dạy các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ sẽ giúp con sống tự lập, không cần người khác giúp đỡ, đồng thời được xã hội công nhận.

Trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn cơ bản nào?

Theo các chuyên gia, tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, là tình trạng não bộ của trẻ gặp các khiếm khuyết với những đặc trưng như rối loạn cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trước 3 tuổi, chiếm khoảng 75%.

Khi mắc hội chứng tự kỷ, trẻ nhỏ thường có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình như:

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường gặp khiếm khuyết về mọi mặt nên con chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa

  • Về mặt cảm xúc: Trẻ tự kỷ thường có khuôn mặt vô cảm, ít thể hiện cảm xúc vui buồn rõ ràng ra bên ngoài, có xu hướng sống khép mình; Không giao tiếp bằng ánh mắt, không bày tỏ sự yêu thương ngay cả với những người thân yêu như cha mẹ; Một số trường hợp thường rất nhạy cảm với âm thanh, khi nghe những tiếng động mạnh có thể sợ hãi khóc to, la hét.
  • Về mặt ngôn ngữ: Khi mắc hội chứng tự kỷ trẻ thường gặp nhiều rắc rối và gián đoạn về vấn đề ngôn ngữ như chậm nói, phát âm không chuẩn, nói lắp, nói nhiều câu không có ý nghĩa, lẩm bẩm một mình, có xu hướng trốn tránh, ngại giao tiếp với mọi người, không biết bắt chước người khác để nói hoặc làm theo.
  • Về mặt hành vi: Trẻ có những hành vi kỳ lạ chẳng hạn như đi nhón gót, xoay vòng vòng, tự chơi với bàn tay, có thể ngồi nhìn ngắm một vật chuyển động theo hình tròn hàng tiếng đồng hồ. Thậm chí còn có những hành động tiêu cực tự làm hại bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay, cào cấu da.
  • Về mặt kỹ năng: Trẻ tự kỷ thường bị gián đoạn các kỹ năng vận động cơ bản hàng ngày như không biết tự vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, không biết tự dọn đồ chơi.

Ngoài ra, trẻ còn gặp nhiều vấn đề khác như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ…Trẻ tự kỷ thường gặp rối loạn và khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là kỹ năng xã hội con bị thiếu hụt rất nghiêm trọng bao gồm tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và sự tưởng tượng xã hội.

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ tự kỷ nếu như không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Chẳng hạn như khi lớn lên không đủ khả năng tự nuôi sống bản thân, khó hòa nhập với cộng đồng, trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ

Như đã chia sẻ, trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong tất cả mọi vấn đề bao gồm cả ngôn ngữ giao tiếp và hành vi vận động, đặc biệt là thiếu hụt kỹ năng xã hội nghiêm trọng. Ngoài việc thăm khám, điều trị bệnh tại các trung tâm chuyên biệt cho trẻ thì các bậc cha mẹ nên chú ý dạy trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết để giúp con có thể sống tự lập, hòa nhập với cộng đồng và không bị thua thiệt với các bạn bè đồng trang lứa.

Dưới đây là một số kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ và các dạy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nắm rõ hơn:

1. Kỹ năng giao tiếp – Ứng xử

Một trong các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ không thể bỏ qua đó chính là giao tiếp ứng xử. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng, được thực hành và áp dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp, trao đổi và tiếp nhận thông tin giữa người với người.

Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ lại thường gặp khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ như chậm nói, phát âm không chuẩn, lặp đi lặp lại từ ngữ, câu từ nói ra không chính xác và không có nghĩa. Vì vậy, ngoài việc áp dụng phương pháp tâm vận động (Aucouturier) hoặc âm ngữ trị liệu trong giáo dục trẻ đặc biệt để giúp con cải thiện vấn đề ngôn ngữ thì các bậc cha mẹ cần dạy con các kỹ năng ứng xử cơ bản để con có thể tự tin trò chuyện giao tiếp với mọi người.

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ
Thường xuyên giao tiếp với bạn bè sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân

Cách dạy kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hội thoại cho trẻ:

Để trẻ nắm rõ các kỹ năng giao tiếp và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, chúng ta cần dạy trẻ những điều cơ bản như:

  • Khi gặp người lớn tuổi hơn mình cần chào hỏi lễ phép hoặc hỏi thăm sức khỏe của họ.
  • Biết nói lời xin lỗi, cảm ơn chân thành phù hợp với từng hoàn cảnh. Chẳng hạn như khi được người khác cho quà bánh thì cần nói lời cảm ơn; Còn khi phạm sai lầm thì cần nói lời xin lỗi.
  • Khi người lớn hỏi chuyện hoặc thầy cô giáo hỏi bài thì trẻ cần dùng câu từ hoàn chỉnh có chủ ngữ vị ngữ để trả lời. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người khác vừa giúp trẻ nắm được cách học ngữ pháp tiếng Việt khi lớn lên.
  • Dạy trẻ nên biết cách lắng nghe, chờ đợi khi người khác nói, tuyệt đối không được chen ngang mà phải luân phiên khi nói, khi đến lượt mình thì mới được phép phát ngôn. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng ý kiến và cảm xúc của những người xung quanh.
  • Khi đề cập đến một chủ đề nào đó, các con nên tranh luận một cách khoa học, vui vẻ, biết giới hạn không gian cá nhân, tuyệt đối không được cãi vã, gây xung đột.

2. Kỹ năng chơi đùa, gắn kết với cộng đồng

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, chính vì vậy mà việc hòa nhập với xã hội, kết giao bạn bè là một điều vô cùng nan giải. Do đó, cha mẹ cần dạy con các kỹ năng kết bạn, gắn kết với cộng đồng để từ đó con cảm thấy không bị lạc lỏng, bỏ rơi, cuộc sống ý nghĩa hơn.

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để nâng cao kỹ năng gắn kết cộng đồng

Cách dạy kỹ năng gắn kết cộng đồng cho trẻ:

Một đứa trẻ không thể hoàn thiện bản thân, không thể trưởng thành nếu như không có sự hòa nhập và gắn kết với cộng đồng, vì vậy trong cuộc sống thường ngày cũng như học tập cha mẹ cần dạy trẻ những điều cơ bản như:

  • Khuyến khích trẻ nên hòa nhập và trò chuyện cùng các bạn đồng trang lứa để giúp kết giao tình bạn, cải thiện khả năng ngôn ngữ.
  • Việc kết bạn, có thêm bạn là một điều nên làm, tuy nhiên cha mẹ nên dạy con cách lựa chọn bạn bè sao cho phù hợp. Ví dụ bạn đồng trang lứa với con, bạn có tính cách hợp với con trong các vấn đề học tập, vui chơi, rèn luyện.
  • Nên thường xuyên ra ngoài dạo chơi, tham gia các trò chơi vận động, hoạt động ngoại khóa để con vừa phát triển thể chất lẫn trí não.
  • Dạy trẻ cách chủ động, độc lập trong mọi vấn đề, đặc biệt là giao tiếp để con dần tự tin, mạnh dạn tiếp xúc, trò chuyện và tương tác với mọi người.
  • Ở trường, giáo viên có thể tuyên truyền và hướng trẻ đến các hoạt động tích cực như gây quỹ từ thiện, các hoạt động cộng đồng tương thân tương ái.
  • Khi tham gia các trò chơi cùng bạn trẻ cần có kỹ năng quan sát, đồng thời nắm rõ quy luật chơi chung, biết chia sẻ hoặc chơi luân phiên, biết thỏa hiệp. Tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, giành nhau, đánh nhau gây ra nhiều mâu thuẫn không đáng có.
  • Trường hợp trẻ được bạn bè mời chơi trò chơi nhưng con không thích cũng có thể từ chối một cách lịch sự. Hoặc khi chơi nhưng thua cuộc thì cần vui vẻ, nhận lấy những gì mình đạt được, không nên khó chịu, bực bội, chán nản, nóng giận, hay ghét bỏ bạn cùng chơi, mà cần kết thúc trò chơi một cách thoải mái, êm đẹp.

3. Thể hiện cảm xúc – Tình yêu thương

Thể hiện cảm xúc cũng là một trong các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ mà các bậc cha mẹ nên dạy và trang bị cho con. Bởi vì, khi biết bày tỏ cảm xúc của bản thân thì những người xung quanh sẽ nhìn vào và thấu hiểu được từ đó có thể đáp ứng những gì con muốn và con cần.

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ
Một kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ không thể thiếu đó chính là thể hiện cảm xúc

Cách dạy trẻ thể hiện cảm xúc, tình yêu thương:

Cha mẹ cần dạy cho con trẻ biết thể hiện những cảm xúc vui, buồn, tức giận, hạnh phúc, khó chịu…đúng hoàn cảnh. Đồng thời cần phụ thuộc vào cảm xúc của người khác để có thể ứng xử thật phù hợp. Khi trẻ biết cách truyền tải cảm xúc thì người đối diện sẽ hiểu được những thông điệp mà trẻ gửi gắm.

  • Dạy trẻ biết cách giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, không được cười đùa, chế giễu bạn mà cần đồng cảm, chia sẻ với bạn.
  • Khi cha mẹ bị ốm trẻ cần biết cách chăm sóc, làm sao để trẻ nhận ra được những hành động của mình là rất cần thiết để có thể giúp cha mẹ khỏi bệnh. Ví dụ như đưa thuốc, mời cơm, cần đi lại nhẹ nhàng để cha mẹ nghỉ ngơi, những trường hợp nguy cấp trẻ sẽ biết cách gọi xe cứu thương.
  • Dạy trẻ cách kiểm soát cơn tức giận, tự điều hòa bản thân, không nên để những cảm xúc tiêu cực chi phối và dẫn đến các hành động xấu như cào cấu, đánh bạn, nắm tóc bạn hoặc thậm chí gây ra những thương tích không đáng có cho chính bản thân mình.
  • Trong quá trình học tập giáo viên nên dạy trẻ cách cảm thụ và hiểu cảm xúc khi đọc bài. Những biểu cảm này có thể được thể hiện qua nét mặt, ngôn ngữ hình thể, ngữ điệu trầm bổng, tốc độ nhanh chậm.

4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, trong quá trình sinh hoạt và học tập rất khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột. Những lúc này trẻ thường khó kiểm soát cảm xúc có thể hung hăng, tức giận làm tổn thương đến bạn bè, thậm chí là gây thương tích cho chính bản thân.

Tuy nhiên, trẻ lại không biết cách xử lý và giải quyết những mâu thuẫn như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và nắm vững tâm lý lứa tuổi của con để hiểu rõ bản thân con trẻ muốn gì, từ đó biết cách dạy con ứng xử sao cho phù hợp.

Cách dạy kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho trẻ:

Để tránh trường hợp trẻ nhỏ xảy ra mâu thuẫn xung đột với bạn bè gây ra những tổn thương không đáng có, cha mẹ nên dạy con các kỹ năng xử lý mâu thuẫn cơ bản như:

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ
Việc dạy cho trẻ các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột là điều rất cần thiết và không thể bỏ qua
  • Con cần biết nhường nhịn, chia sẻ và cảm thông với mọi người, đặc biệt là các bạn cùng lứa tuổi với mình. Điều này không chỉ giúp các con hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra các mâu thuẫn, xung đột mà còn giúp trẻ hoàn thiện nhân cách sống, sau này lớn lên con sẽ biết cách đối nhân xử thế.
  • Khi xảy ra các cuộc cãi vã hoặc đánh nhau trẻ thường hung hăng, tức giận và muốn mình là người thắng cuộc. Do đó, cha mẹ nên dạy con trẻ học cách kiềm chế cảm xúc, nhận lỗi, trường hợp mình làm sai thì cần nhận lỗi và gửi lời xin lỗi chân thành đến người khác. Đồng thời cha mẹ nên làm gương cho bé để con cảm thấy được những vấn đề này là điều vô cùng cần thiết.

Trên đây là tổng hợp các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ và cách dạy trẻ thực hiện tốt. Hy vọng qua đây các bậc cha mẹ sẽ nắm rõ hơn vấn đề và áp dụng cho con trẻ nếu trường hợp trẻ không may gặp phải hội chứng này. Việc giúp con nắm vững các kỹ năng xã hội sẽ tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, được xã hội công nhận và trẻ có khả năng phát triển toàn diện.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non: Cách chăm sóc & can thiệp cần biết

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là một trong những hội chứng bất thường về sự phát triển cảm xúc, tư duy và...

Trẻ tự kỷ khó ngủ
Trẻ tự kỷ khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 50% các trường hợp trẻ tự kỷ bị khó ngủ, giấc ngủ bị...

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ: Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ tức là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ. Tình...