TOP 10 trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính hay nhất

Thói quen sử dụng điện thoại, tivi, máy tính ở trẻ em ngày càng phổ biến, theo thống kê, tỷ lệ thời gian trẻ em Việt Nam sử dụng thiết bị điện tử cao gấp 2 – 3 lần khuyến cáo. Để giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, có thể tổ chức các trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính như trò chơi lắp ráp mô hình, cắt giấy, truy tìm kho báu, đóng kịch. 

Giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử thông qua trò chơi

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ dùng thiết bị điện tử trên 1 giờ mỗi ngày có nguy cơ rối loạn não bộ, kém phát triển cao hơn trẻ không sử dụng thiết bị điện tử. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ tập trung quá mức, không vận động tương tác dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.

Sử dụng điện thoại ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ
Sử dụng điện thoại ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ

Hiện nay, trẻ từ 6 tháng tuổi đã được các bậc phụ huynh cho phép tiếp xúc với thiết bị điện tử. Trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học việc xem tivi, điện thoại, máy tính lại càng phổ biến. Hậu quả là gia tăng vấn đề về mắt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, làm giảm khả năng ghi nhớ tập trung ở trẻ.

Để giúp con có một lối sống lành mạnh và một tuổi thơ đúng nghĩa, ba mẹ nên tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động thú vị để trẻ tham gia, thay vì cho con dùng điện thoại hay tivi. Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại thú vị, được rất nhiều trẻ em yêu thích. Chỉ hiểu rõ và chọn những trò chơi phù hợp với sở thích của trẻ, trẻ sẽ hứng thú với trò chơi và không cần phải dựa vào điện thoại, máy tính để tìm kiếm niềm vui.

→Xem thêm: TOP 10 trò chơi giúp trẻ tập trung nên rèn luyện mỗi ngày

10 Trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính được trẻ yêu thích

Trẻ em thích xem điện thoại, máy tính vì chúng chứa nhiều nội dung hấp dẫn, có tính tương tác cao, được thỏa mãn nhanh chóng, tức thì. Và đặc biệt, tình trạng này xuất phát từ việc môi trường hạn chế yếu tố kích thích, thiếu các hoạt động thay thế, ba mẹ ít tương tác.

Dưới đây là một số trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, tivi, máy tính hấp dẫn:

1. Trò chơi đơn giản cho trẻ 1 tuổi

Có nhiều cách giúp trẻ tránh xa điện thoại, tivi, một trong số đó là tổ chức trò chơi để trẻ tham gia. Theo khuyến cáo của WHO, trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử. Trẻ dưới 5 tuổi chỉ nên tiếp xúc với thiết bị điện tử 1 giờ/ngày và tiếp xúc càng ít càng tốt.

Có nhiều trò chơi giúp trẻ 1 - 2 tuổi tránh xa điện thoại, tivi
Có nhiều trò chơi giúp trẻ 1 – 2 tuổi tránh xa điện thoại, tivi

Các trò chơi đơn giản, phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, hạn chế việc tiếp xúc với thiết bị điện tử. Một số trò chơi giúp tránh xa điện thoại cho trẻ 1 – 2 tuổi có thể đến như:

Trò chơi trốn tìm

  • Ba mẹ giới thiệu về cách chơi một cách đơn giản và làm mẫu cho trẻ
  • Chọn khu vực nhỏ, an toàn, nơi bạn dễ quan sát bé, đảm bảo xung quanh không có vật nguy hiểm
  • Khi trốn, hãy giấu mình một phần, lộ ra một phần cơ thể để bé tìm thấy dễ dàng
  • Nên gọi tên bé hoặc tạo ra âm thanh nhẹ nhàng để thu hút sự chú ý của trẻ.

Giải cứu đồ chơi

  • Ba mẹ chuẩn bị các đồ chơi nhỏ mà trẻ yêu thích như ô tô, búp bê
  • Dùng băng dính, dán chặt đồ chơi tại một vị trí hoặc giả vờ rằng món đồ chơi đang mắc kẹt, cần bé giải cứu
  • Kích thích trẻ giải cứu, tìm kiếm món đồ chơi, khen ngợi và cùng con tìm cách giải cứu.

Lái xe ô tô

  • Ba mẹ ngồi trên ghế tựa, cho trẻ ngồi lên đùi
  • Rung lắc người và đùi giống như đang chở bé trên ô tô
  • Thực hiện các động tác lên dốc, xuống dốc, phanh gấp, rẽ phải, rẽ trái
  • Khi ô tô dừng lại, ba mẹ nhắc trẻ nhờ tài xế mở cửa để đi xuống.

Trò chơi lật bánh

  • Ba mẹ cho bé nằm sấp trên tay mình, không nâng bé quá cao
  • Đặt đệm hoặc gối mềm bên dưới
  • Giữ nguyên tư thế rồi lật ngửa bé lại

2. Cờ vua – trò chơi trí tuệ giúp trẻ tránh xa điện thoại

Cờ vua là một trong những trò chơi hàng đầu giúp trẻ phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng tập trung, được rất nhiều trẻ yêu thích. Cờ vua là bộ môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi tính chiến thuật và khả năng tập trung cao.

Cờ vua giúp trẻ rèn luyện trí não và khả năng tập trung
Cờ vua giúp trẻ phát triển trí não và khả năng tập trung

Mục đích: Trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, rèn luyện trí thông minh, phát triển kỹ năng xử lý vấn đề, rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng ghi nhớ. Đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng phân tích và lập kế hoạch, chiến lược.

Cách chơi:

  • Dạy trẻ luật chơi, tên gọi và cách di chuyển của từng quân cờ
  • Cùng trẻ thực hành các trận đấu ngắn, bắt đầu với số lượng quân cờ ít
  • Giải thích, phân tích nước đi, các chiến lược chơi cờ
  • Thường xuyên rèn luyện, thực hành cùng trẻ.

3. Trò chơi xếp cốc giấy bowling kết hợp

Trò chơi thích hợp với trẻ 3- 5 tuổi. Ở trò chơi này, trẻ cần sử dụng các cốc giấy để xếp thành các hình dáng đơn giản theo yêu cầu của ba mẹ. Sau đó, có thể chuyển sang trò ném bowling để giúp trẻ tăng cường sự thích thú, không bị nhàm chán.

Mục đích: Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, khả năng tập trung và phát triển kỹ năng vận động tinh.

Cách chơi xếp cốc giấy:

  • Chuẩn bị cốc giấy được đánh số hoặc được tô bằng các màu khác nhau
  • Đưa ra một hình đơn giản, yêu cầu con sắp xếp theo thứ tự ba mẹ quy định.

Cách chơi bowling:

  • Yêu cầu trẻ xếp cốc giấy thành hình chóp
  • Kẻ một vạch ngang, cho con đứng ở vị trí vạch kẻ
  • Cho trẻ dùng bóng để làm ngã hết các cốc giấy.

4. Trò chơi lắp ráp, xếp hình

Trò chơi lắp ráp và xếp hình được rất nhiều trẻ em yêu thích. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ lựa chọn các bộ lắp ráp, xếp hình, ghép tranh phù hợp. Đây là những đồ chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại mà trẻ rất say mê và thích thú.

Trẻ em rất say mê với các trò lắp ráp, xây dựng
Trẻ em rất say mê với các trò lắp ráp, xây dựng

Mục đích: Phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng tập trung, nhận thức không gian, kỹ năng vận động tinh, tư duy logic và giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử. Phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Các trò chơi phổ biến:

  • Trò chơi lắp ráp: Ba mẹ có thể chọn mua các bộ lắp ráp phù hợp độ tuổi của trẻ như lego, mega bloks, meccano, k’nex, tinkertoy, magformers… Hướng dẫn trẻ cách chơi và dành thời gian chơi cùng trẻ.
  • Trò chơi xếp hình bằng khối gỗ: Các bộ xếp hình bằng gỗ có thể giúp trẻ phát triển tư duy như xếp hình tetris động vật, bộ ghép hình trí tuệ tangram, đồ chơi khóa gỗ phát triển trí não.
  • Trò chơi xếp tranh: Ba mẹ có thể dùng tranh, cắt thành các mảnh nhỏ hoặc mua các bộ tranh ghép hình, yêu cầu trẻ ghép thành hình hoàn chỉnh.

5. Trò chơi thủ công

Các trò chơi thủ công yêu cầu sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo, có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều trẻ. Vì thế, đây cũng là một trong những trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính thú vị mà ba mẹ có thể khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ được tham gia.

Các dự án thủ công thu hút và khiến trẻ tránh xa các thiết bị điện tử
Các dự án thủ công thu hút và khiến trẻ tránh xa các thiết bị điện tử

Mục đích: Giảm hứng thú từ thiết bị điện tử, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng vận động tinh, tăng cường khả năng tập trung.

Các trò chơi phổ biến:

Cắt giấy

  • Ba mẹ giới thiệu cho trẻ về trò chơi, cách sử dụng kéo, cách thực hiện các kỹ thuật đơn giản
  • Tạo một dự án sáng tạo như khu rừng, vườn hoa, ngôi nhà, khuyến khích trẻ tham gia và sáng tạo.

Gấp giấy

  • Kỹ thuật gấp giấy hoặc xếp giấy origami giúp trẻ có các khái niệm hình học cơ bản
  • Chuẩn bị giấy mềm, chọn các mẫu gấp đơn giản (thuyền, máy bay, con ếch, mũ giấy…)
  • Hướng dẫn trẻ gấp giấy từng bước một, khuyến khích và khen ngợi vì những nỗ lực của trẻ
  • Cầm tay trẻ để trẻ giúp bạn hoàn thành nếp gấp, dùng sản phẩm tạo thành trò chơi như đội mũ giấy, để thuyền giấy bơi trên chậu nước.

Vẽ tranh

  • Chuẩn bị giấy vẽ có kích thước lớn và màu vẽ an toàn, không độc hại cho trẻ
  • Cho trẻ mang tạp dề hoặc mặc quần áo cũ, giới thiệu về màu sắc
  • Dạy trẻ vẽ các hình đơn giản như mặt trời, bông hoa, cây cối, ngôi nhà…
  • Khuyến khích trẻ tự sáng tạo theo ý thích, tương tác trò chuyện với trẻ trong quá trình vẽ.

Tô tượng

  • Chuẩn bị tượng thạch cao nhiều kích thước, cọ vẽ, khay màu và nước, màu nước an toàn cho trẻ em
  • Giới thiệu các màu sắc, hướng dẫn cách cầm cọ, khuyến khích trẻ tô màu các phần lớn rồi đến các chi tiết nhỏ
  • Khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu theo ý thích, tương tác trò chuyện với trẻ trong quá trình trẻ tô màu.

6. Trò chơi nhóm giúp trẻ tránh xa điện thoại

Trò chơi nhóm cần có sự tham gia của nhiều trẻ. Các trò chơi này không chỉ giúp trẻ thư giãn, giải trí, tránh xa thiết bị điện tử mà còn hỗ trợ trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng. Có rất nhiều trò chơi nhóm thú vị, thích hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Mục đích: Phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xây dựng tình bạn và tăng cường sự đoàn kết, phát triển khả năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Các trò chơi phổ biến:

  • Ma sói
  • Chơi bài Uno
  • Vũ điệu đóng băng
  • Rút gỗ

7. Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ thư giãn, có những giây phút vui chơi thoải mái mà còn chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Các trò chơi dân gian rất đa dạng, có tác động tích cực đối với sự phát triển của trẻ.

Trò chơi dân gian giúp tuổi thơ của con nhiều màu sắc, hạn chế con sử dụng điện thoại máy tính hiệu quả
Trò chơi dân gian giúp tuổi thơ của con nhiều màu sắc, hạn chế con sử dụng điện thoại máy tính hiệu quả

Mục đích: Trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại máy tính, làm quen, kết bạn, phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, phát triển trí tuệ, trí thông minh.

Các trò chơi thú vị:

  • Kéo co
  • Ô ăn quan
  • Mèo đuổi chuột
  • Chi chi chành chành
  • Cá sấu lên bờ
  • Rồng rắn lên mây

8. Trò chơi tìm điểm khác nhau

Tìm điểm khác nhau là trò chơi trí tuệ giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung, quan sát. Ở trò chơi này, trẻ sẽ được quan sát 2 hình ảnh tương tự nhau, tuy nhiên sẽ có một số điểm khác biệt về màu sắc hoặc số lượng. Trẻ cần quan sát tỉ mỉ, khoanh tròn hoặc chỉ ra điểm khác biệt.

Mục đích: Phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường khả năng quan sát, rèn luyện sự tập trung chú ý ở trẻ.

Cách chơi: 

  • Ba mẹ chuẩn bị 2 hình ảnh tương đối giống nhau
  • Giới thiệu trò chơi, đưa ra nhiệm vụ để trẻ thực hiện (số lượng điểm khác biệt)
  • Yêu cầu trẻ quan sát, khoanh tròn vào điểm khác biệt
  • Đưa ra gợi ý đơn giản khi trẻ gặp khó khăn.

9. Trò chơi truy tìm kho báu

Truy tìm kho báu là trò chơi trí tuệ giúp trẻ tránh xa máy tính, điện thoại, tivi. Ở trò chơi này, ba mẹ sẽ cất giấu “kho báu” ở một vị trí nhất định, đặt ra các thử thách hoặc vẽ bản đồ đánh dấu các manh mối gợi ý để trẻ đi tìm.

Để trẻ tránh xa điện thoại, ba mẹ có thể tổ chức trò chơi truy tìm kho báu để con tham gia
Để trẻ tránh xa điện thoại, ba mẹ có thể tổ chức trò chơi truy tìm kho báu cho con tham gia

Mục đích: Phát triển tư duy, trí tuệ, rèn luyện tư duy logic, phân tích, tăng cường khả năng quan sát, phát triển trí nhớ và sự kiên trì.

Cách chơi: 

  • Xây dựng trò chơi phù hợp với sở thích của trẻ
  • Chọn địa điểm giấu kho báu, vẽ bản đồ, đánh dấu manh mối
  • Tại các điểm này, đặt ra thử thách, câu đố hoặc gợi ý dẫn dắt trẻ tìm đến kho báu
  • Khích lệ, dùng kho báu làm phần thưởng khen ngợi khi trẻ đã cố gắng nỗ lực.

10. Trò chơi đóng kịch

Đóng kịch là trò chơi giúp trẻ tránh xa tivi, máy tính, thiết bị điện tử thú vị mà ba mẹ có thể tham khảo. Ở trò chơi này, ba mẹ sẽ cùng trẻ tham gia đóng vai các nhân vật theo câu chuyện hoặc tình huống.

Mục đích: Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, tăng cường sự tự tin và khả năng tự thể hiện.

Cách chơi:

  • Chọn một chủ đề, một câu chuyện mà trẻ yêu thích và hiểu rõ
  • Phân vai diễn, chuẩn bị đạo cụ và tạo không gian sân khấu
  • Cùng trẻ luyện tập vai diễn và bắt đầu diễn xuất
  • Khen ngợi và khuyến khích vì những nỗ lực của trẻ.

Ngoài trò chơi đóng kịch, ba mẹ có thể cùng con thực hiện các trò chơi khác như trò chơi thám tử, trò chơi bé học làm cảnh sát điều tra, trò chơi sân khấu biểu diễn…

Những lưu ý ba mẹ cần biết khi chọn trò chơi cho trẻ

Để các trò chơi giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử trở nên hấp dẫn, thu hút hứng thú của trẻ, khi chọn trò chơi cho con, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cân nhắc đến độ tuổi và khả năng của trẻ
  • Kiểm tra chất liệu, xuất xứ của các dụng cụ được sử dụng
  • Không cho trẻ chơi những trò khuyến khích hành vi bạo lực
  • Chọn các trò chơi hỗ trợ trẻ phát triển được nhiều kỹ năng khác nhau
  • Tôn trọng sở thích và ý kích của trẻ, cần chọn những trò mà trẻ thực sự thích
  • Giới thiệu đa dạng nhiều loại trò chơi để trẻ có cơ hội tiếp xúc, khám phá
  • Chọn trò chơi mang tính giáo dục, cân bằng thời gian học tập và vui chơi
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
  • Quy định thời gian chơi phù hợp, không để trẻ chơi quá lâu dễ gây mệt mỏi, mất hứng thú

Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính, tivi để trẻ thỏa sức khám phá, sáng tạo. Việc trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng nhiều đến mắt, sức khỏe thể chất và sự phát triển não bộ của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên hạn chế việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử, khuyến khích con tham gia các trò chơi, hoạt động giải trí để rèn luyện và phát triển.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dạy con theo phương pháp Montessori
Hướng dẫn dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà đơn giản

Hiện nay nhiều phụ huynh bắt đầu dạy con theo phương pháp Montessori, một trong những phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu và vô...

Sự phát triển toàn diện của trẻ em
Sự phát triển toàn diện của trẻ em và những điều cần chuẩn bị

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn có thể nuôi dạy và chăm sóc con cái phát triển toàn diện về mọi khía...

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt & biện pháp hỗ trợ

Phần lớn trẻ tự kỷ được can thiệp sớm, toàn diện và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình đều có tiên...

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) được áp dụng điều trị cho trẻ đặc biệt bao gồm các vấn đề như chậm nói, rối loạn...