TOP 20 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hấp dẫn và bổ ích nhất

Trò chơi dân gian là những trò chơi truyền thống được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi này không chỉ để giải trí mà còn mang ý nghĩa giáo dục cao. Có nhiều trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị, hấp dẫn như trò chi chi chành chành, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, cá sấu lên bờ… 

20 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị, dễ thực hiện

Các trò chơi dân gian được rất nhiều trẻ mầm non yêu thích vì chúng dễ thực hiện, có tính cộng động cao, chơi được nhiều bạn. Một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hấp dẫn, bổ ích có thể kể đến như:

1. Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là trò chơi quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Trò chơi này giúp gắn kết tập thể, rèn luyện khả năng phán đoán, khả năng vận động, giúp trẻ kết bạn, hòa đồng với nhau và phát triển tốt khả năng ngôn ngữ.

Chi chi chành chành là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị
Chi chi chành chành là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị, bổ ích với trẻ

Để chơi trò này, trước hết trẻ cần thuộc bài đồng dao “chi chi chành chành”:

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập

Cách chơi: Quản trò xòe bàn tay, những trẻ khác đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay quản trò. Quản trò vừa xòe tay vừa đọc đồng dao, đến chữ “ập” thì nắm tay lại, các trẻ chơi phải rút tay thật nhanh, nếu rút không kịp sẽ thay thế làm người quản trò.

2. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ cũng là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị được nhiều trẻ yêu thích. Trò chơi này giúp trẻ tăng cường khả năng vận động và phát triển khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trò chơi chỉ giới hạn ở số trẻ là 2, không thể chơi quá nhiều trẻ.

Cách thực hiện:

  • Hai trẻ ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau
  • Trẻ vừa hát vừa làm động tác kéo đẩy như đưa cưa một khúc gỗ

Bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ” như sau:

Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ

3. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian đặc biệt thú vị thích hợp cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trò chơi này giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, giúp trẻ học cách phản ứng nhanh nhạy và khả năng phán đoán. Trò chơi tạo không khí vui vẻ, sôi động, giúp trẻ kết bạn mới và nhanh chóng hòa nhập với bạn bè.

Trò bịt mắt bắt dê giúp trẻ tăng cường khả năng phản xạ
Trò bịt mắt bắt dê giúp trẻ tăng cường khả năng phản xạ, phán đoán

Cách thực hiện:

  • Cả nhóm oẳn tù tì để chọn ra người bị bịt mắt
  • Dùng khăn, bịt mắt một bạn, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng
  • Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt, khi người bị bịt mắt hô đứng lại thì đứng lại không được di chuyển
  • Người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, những người chơi khác cố tạo ra tiếng động để làm người bịt mắt mất phương hướng
  • Khi người bịt mắt bắt được, phải đoán đúng tên của người bị bắt.

4. Rồng rắn lên mây

Ở trò chơi này, một trẻ sẽ đóng vai ông chủ và ngồi một chỗ, những trẻ khác nối đuôi nhau thành hàng dài, vừa đi vòng vèo vừa đọc:

Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?

Hoặc: “Rồng rắn lên mây/ Có cây lúc lắc/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không?”

Khi đọc đến câu “có ông chủ ở nhà không”, trẻ dừng lại trước mặt ông chủ, ông chủ có thể trả lời có hoặc không. Trường hợp trả lời không, trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc câu trên và tiếp tục dừng lại hỏi.

Nếu ông chủ trả lời “có, mẹ con rồng rắn đi đâu” và bắt đầu hỏi và trả lời như sau:

Trẻ: Đi lấy thuốc cho con
Ông chủ: Con lên mấy?
Trẻ: Con lên một
Ông chủ: Thuốc chẳng hay
Trẻ: Con lên hai
Ông chủ: Thuốc hay lắm, cho xin khúc đầu
Trẻ: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa
Trẻ: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi
Trẻ: Tha hồ mà đuổi

Sau câu “tha hồ mà đuổi”, ông chủ sẽ chạy thật nhanh để bắt người cuối cùng trong hàng, cả nhóm sẽ giữ áo, nối đuôi nhau chạy tránh, người đứng đầu dang hai tay, che chở để cả nhóm không bị bắt. Nếu bắt được khúc đuôi thì sẽ tiến hành đổi vai và tiếp tục chơi.

5. Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ cũng là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị. Trò chơi giúp rèn luyện khả năng vận động, tăng cường phản ứng, sự khéo léo nhịp nhàng và kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi sập xuống đây

Cách chơi: 

  • Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn trên mặt đất, số vòng tròn ít hơn số người chơi 1 đơn vị
  • Khi bắt đầu trò chơi, các bạn nhỏ nắm áo, tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng nhau đọc bài đồng dao
  • Khi đọc đến câu “ngồi sập xuống đây” thì nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xuống. Trẻ nào không tìm thấy được vòng tròn sẽ bị loại.

6. Nhảy bao bố – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị

Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số lượng trẻ tham gia. Chúng ta cần chuẩn bị số lượng bao bố phù hợp với số lượng trẻ. Trước hết, kẻ một vạch xuất phát và xác định vạch đích, cho các trẻ tham gia đứng tại vạch xuất phát, bước vào bao bố, hai tay giữ lấy miệng bao.

Rất nhiều trẻ yêu thích trò chơi nhảy bao bố
Rất nhiều trẻ yêu thích trò chơi nhảy bao bố

Sau khi nghe lệnh xuất phát, trẻ bắt đầu cố gắng nhảy đến đích, trẻ nào ngã vẫn có thể tiếp tục đứng dậy và thực hiện phần thi. Bạn nào nhảy trước hoặc nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra đều sẽ được tính là phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi.

7. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là trò chơi dân gian truyền thống rất được yêu thích, phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non. Trò chơi không chỉ mang tính giải trí cao mà còn giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng vận động và sự nhanh nhẹn.

Cách thực hiện:

  • Chọn 1 trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột, các trẻ còn lại sẽ nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn
  • Chuột đứng trong vòng tròn, mèo đứng ngoài vòng tròn, mục tiêu của mèo là phải bắt được chuột
  • Khi quản trò hô bắt đầu, chuột sẽ chạy nhanh qua các cánh tay của những người tạo thành vòng tròn để tránh mèo
  • Những người tạo thành vòng trò sẽ cố gắng giúp chuột bằng cách nâng tay lên để tạo lối cho chuột chạy qua và hạ tay để ngăn mèo đuổi chuột
  • Trò chơi kết thúc khi mèo bắt được chuột, sau đó chọn người mới để tiếp tục trò chơi.

8. Nu na nu nống

Nu na nu nống cũng là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Trò chơi này rất đơn giản, tuy nhiên, để chơi được trò này, cần đọc bài đồng dao dưới đây:

Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống

Trò chơi dân gian nu na nu nống được rất nhiều trẻ mầm non yêu thích
Trò chơi dân gian nu na nu nống được rất nhiều trẻ mầm non yêu thích

Cách thực hiện: 

  • Mỗi lượt chơi gồm 4 – 6 trẻ, trẻ ngồi xếp thành hàng ngang, cạnh nhau, chân duỗi thẳng
  • Đồng thanh đọc lời bài đồng dao, trong lúc đọc, quản trò lấy tay chạm nhẹ vào chân trẻ theo dịp bắt đầu từ trẻ ngồi đầu
  • Từ cuối cùng của bài vè rơi vào trẻ nào thì trẻ đó phải co chân lại, nếu không nhanh chóng co chân bị vỗ trúng sẽ bị coi là thua cuộc.

9. Tập tầm vông – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Để thực hiện trò chơi này, trẻ cần được hướng dẫn đọc bài hát tập tầm vông:

Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho đúng
Tập tầm vó tay nào có tay nào không
Có có không không

Ở trò chơi này, người quản trò giấu một đồ vật trong tay, giơ hai tay về phía trước, xoay vòng tay theo nhịp bài hát. Đến câu “có có không không” thì dừng lại, giơ hai tay đang nắm chặt ra phía trước, đố bé đoán xem tay nào có đồ vật.

10. Kéo co – trò chơi dân gian tăng cường sự đoàn kết

Kéo co là trò chơi dân gian tồn tại từ lâu, đây là trò chơi tập thể áp dụng được cho cả trẻ mầm non, trẻ lớn và cả người lớn. Trò chơi có cách chơi rất đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ cần chuẩn bị một sợi dây thừng dài, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa làm ranh giới. Sau đó vẽ 1 đường vạch chỉ dưới đất làm ranh giới.

Trọng tài hô bắt đầu, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo cho sợi dây thừng về phía mình, đội nào bị kéo qua vạch trước thì đội đó thua. Khi chơi, số lượng thành viên của 2 đội cần bằng nhau, sức lực tương đương nhau để đảm bảo công bằng.

11. Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp trẻ tăng cường vận động, phối hợp và phản ứng. Trò chơi này áp dụng được cho trẻ 3 – 4 tuổi trở lên, trẻ có thể chơi theo nhóm từ 4 trẻ trở lên.

Cách thực hiện: 

  • Cho 4 trẻ chơi một nhóm, 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, cho 2 bạn nhảy qua
  • Bàn chân của bạn thứ nhất chồng lên bàn chân của bạn thứ 2 (bàn chân dựng đứng), tiếp tục cho 2 bạn nhảy qua
  • Chồng 1 nắm tay bạn thứ nhất lên ngón chân của bạn thứ 2 làm nụ, 2 trẻ lại nhảy qua, nhảy về
  • Bạn thứ 2 chồng tay lên tay bạn thứ nhất làm nụ cho 2 bạn tiếp tục nhảy qua, nếu chạm vào nụ thì mất lượt, đổi người trồng nụ.

12. Nhảy dây

Nhảy dây tập thể là trò chơi giúp rèn luyện sức khỏe thể chất, tăng cường khả năng tập trung, khả năng phối hợp cho trẻ. Trò chơi này áp dụng được cho trẻ 4 – 5 tuổi, trò chơi này có rất nhiều cách biến tấu, tùy vào khả năng của trẻ mà thực hiện.

Cho 2 người nắm hai đầu dây dài, lần lượt cho các thành viên tiến vào vòng quay để nhảy, bạn nào nhảy được số vòng nhiều hơn sẽ chiến thắng. Hoặc có thể cho cả đội cùng nhau nhảy, nếu có người vướng vào dây thì lượt chơi sẽ kết thúc.

13. Trốn tìm

Trốn tìm là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non quen thuộc. Trò chơi này được rất nhiều trẻ em Việt Nam yêu thích. Trẻ hoàn toàn có thể tự tổ chức trò chơi này mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Cách thực hiện trò chơi rất đơn giản, ngay cả trẻ 2 – 3 tuổi cũng tham gia được.

Cách chơi:

  • Phân định 1 người đi tìm, những người còn lại đi trốn
  • Người đi tìm úp mặt vào tường, bắt đầu đếm 5, 10, 15, 20…đến 100
  • Những người còn lại chia nhau tìm vị trí kín để trốn
  • Người đi tìm cần tìm hết mọi người, người bị tìm thấy sẽ là người thua cuộc

14. Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi phù hợp với 2 trẻ, trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ 5 – 6 tuổi, rất thích hợp trong việc giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, trí tuệ. Bàn chơi ô được vẽ trên một mặt phẳng, kích thước linh hoạt, gồm 10 ô dân và 2 ô quan, các ô được vẽ đối xứng nhau.

Ô ăn quan là trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy và sự tập trung ở trẻ
Ô ăn quan là trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy và sự tập trung ở trẻ

Mỗi ô dân có 5 viên đá, 2 ô quan mỗi ô có 1 viên đá to (viên to trong ô quan có giá trị bằng 10 viên nhỏ). Người chơi oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước bằng cách chọn 1 ô dân bất kỳ, rải lần lượt từng viên đá vào các ô theo chiều tùy quy định. Nếu xuất hiện một ô trống thì được ăn tất cả đá ở ô bên cạnh ô trống đó.

15. Trò chơi cáo và thỏ

Cáo và thỏ là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hết sức quen thuộc. Trò chơi này thích hợp với trẻ từ 3 – 6 tuổi, trẻ lớn hơn cũng hoàn toàn có thể tham gia trò chơi. Cáo và thỏ là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, tăng cường sức khỏe thể chất, kích thích trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tạo sự kết nối, tăng cường sự đoàn kết giữa cách trẻ.

Cách thực hiện: 

  • Chia trẻ làm 3 nhóm, một hoặc vài bạn đóng làm cáo ngồi rình, số còn lại làm thỏ và chuồng thỏ
  • Cứ mỗi trẻ làm thỏi thì sẽ có một trẻ làm chuồng tương ứng, trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng, vòng tay ra phía trước đón bạn khi cáo đuổi
  • Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa đọc bài thơ, khi đọc hết thơ thì cáo xuất hiện
  • Cáo đuổi bắt thỏ, thỏ chạy nhanh về chuồng, chú thỏ nào bị bắt thì sẽ ra ngoài một lần chơi.

Bài thơ như sau: “Trên bãi cỏ/ Chú thỏ con/Tìm rau ăn/ Rất vui vẻ/ Thỏ nhớ nhé /Có cáo gian/ Đang rình đấy/ Thỏ nhớ nhé/ Chạy cho nhanh / Kẻo cáo gian/ Tha đi mất

16. Trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Trò chơi này còn có tên gọi là chặt cây dừa, chừa cây mỏng tùy vào từng vùng miền, khu vực. Trò chơi có cách thực hiện đơn giản, để chơi trò này, trẻ cần đọc được bài vè sau: “Đúc cây dừa/ chừa cây mỏng/ cây bình đỏng/ cây bí đao/ cây nào cao/ cây nào thấp/ Chập chùng mông tơi chín đỏ/ Con thỏ nhảy qua/ Ứ ự chùm rụm chùm rạ mà ra tay này“.

Cách chơi: 

  • Các bạn tham gia ngồi gần nhau, nắm hai tay rồi xếp chồng lên nhau
  • Cùng nhau đọc bài đồng dao, vừa đọc, người quản trò vừa dùng một tay chỉ từng nắm tay của người chơi
  • Bắt đầu từ tay trên cùng đến nắm tay dưới cùng, mỗi từ tương ứng với một từ trong bài
  • Từ cuối cùng đến nắm tay ai thì người đó phải nhanh chóng rút tay.

17. Trò chơi cá sấu lên bờ

Đây là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp trẻ tăng cường vận động, học cách quan sát, phản xạ và rèn luyện tư duy nhanh nhẹn. Để thực hiện trò chơi này, quản trò sẽ kẻ 2 đường thẳng song song làm vạch ngăn tượng trưng cho nước. Bạn được chọn làm cá sấy sẽ đứng giữa 2 vạch kẻ này, các bạn khác đứng hai bên vạch gọi là bờ.

Cá sấu sẽ di chuyển trong vạch kẻ để bắt các bạn chạm tay, chạm chân vào vạch mà không lên bờ kịp. Bạn nào xuống nước mà không kịp lên bờ bị cá sấu bắt sẽ phải làm cá sấu tiếp theo.

18. Trò chơi đua thuyền trên cạn

Quản trò chia trẻ thành các nhóm nhỏ, cho trẻ ngồi thành hàng dọc, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước. Khi quản trò hô bắt đầu, tất cả thuyền đua dùng sức 2 tay của thuyền viên nâng cơ thể lên, tiến đến vạch đích. Các thuyền viên phải cố bám chặt vào nhau để thuyền không bị đứt khi đang di chuyển. Đội nào tới vạch trước thì đội đó chiến thắng.

Trò chơi đua thuyền trên cạn giúp trẻ tăng cường tinh thần đoàn kết
Trò chơi đua thuyền trên cạn giúp trẻ tăng cường tinh thần đoàn kết

 

19. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ếch dưới ao

Ếch dưới ao là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp trẻ thư giãn, giải trí, gắn kết tình bạn. Để thực hiện trò chơi này, cần vẽ một vòng lớn để làm ao, cho một trẻ giả làm người đi câu ếch bằng cách cầm cái que có buộc sợi dây. Các trẻ còn lại đứng trong vòng tròn đóng vai ếch.

Khi nghe người quản trò vỗ tay ra hiệu bắt đầu, các bạn làm ếch đồng thanh hát:

Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp

Sau đó, các con ếch nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ. Người đi câu đuổi theo, dây câu chạm vai trẻ nào thì trẻ ấy thay thế thành người đi câu ếch. Con ếch nào kịp nhảy lại vào ao sẽ không bị câu.

20. Trò chơi chim bay cò bay

Đây là trò chơi giúp tăng cường sự tập trung và thử thách phản xạ của bé mầm non. Để thực hiện trò chơi này, quản trò cho các bé đứng theo hình vòng tròn, người quản trò đứng ở trung tâm vòng tròn.

Sau đó, quản trò hô to chim bay và làm động tay vẫy tay để bé làm theo, bé nào không làm theo sẽ bị loại. Khi người quản trò hô ghế bay, bàn bay hoặc các đồ vật không thể bay và làm động tác bay giả, nếu bé nào làm theo sẽ bị loại. Trẻ bị loại sẽ bị phạt bằng cách nhảy lò cò 10 cái.

Có rất nhiều trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hay, bổ ích giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ và gần gũi, hòa nhập tốt hơn với bạn bè. Những trò chơi này được lưu truyền từ đời này sang đời khác, được rất nhiều thế hệ trẻ em yêu thích.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói giúp chẩn đoán khả năng ngôn ngữ của trẻ

ASQ-3 là bài test đánh giá về sự phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi hiện đang được sử dụng phổ biến...

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ?

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ? Đó là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi thấy con...

trẻ vào lớp 1 không tập trung
Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ắt hẳn không ít phụ huynh có con vào lớp 1 đã nghe cô giáo phản ánh rằng trẻ ngồi trong lớp không tập trung,...

Phương pháp can thiệp hành vi ABA và các bước thực hiện

Phương pháp can thiệp hành vi ABA là thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ để có thể hiểu rõ hơn về hành vi...