TOP 10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất

Thay vì dạy trẻ theo phương pháp truyền thống đơn thuần, chúng ta có thể sử dụng các trò chơi giáo dục để giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung, thích thú hơn với việc học ngôn ngữ. Có rất nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay, khiến trẻ thích thú và học tập tốt hơn như trò bắt chước, gọi điện thoại, âm thanh của rừng xanh…

Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Trẻ trong độ tuổi từ 1 – 8 tuổi, đặc biệt trẻ trong độ tuổi mầm non cần có sự kích thích phù hợp để phát triển vượt bậc và toàn diện. Đây là giai đoạn vàng quan trọng, cần thiết để giúp trẻ phát triển trí não, thể chất và khả năng ngôn ngữ.

Trẻ ở độ tuổi mầm non có khả năng học hỏi tốt, trẻ bắt đầu hiểu, bắt chước và học hỏi tốt khi được tương tác, giao tiếp trong môi trường lành mạnh. Ngôn ngữ là chìa khóa của sự phát triển, giúp trẻ giao tiếp, khám phá, học hỏi. Trẻ độ tuổi này thường tò mò về mọi thứ và sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi để khám phá, hiểu biết về thế giới xung quanh.

Ngôn ngữ được xem là chìa khóa của sự phát triển ở trẻ em độ tuổi mầm non
Ngôn ngữ được xem là chìa khóa của sự phát triển ở trẻ

Việc trẻ được phát triển ngôn ngữ đúng cách, đúng thời điểm, trẻ sẽ tiếp thu tốt tri thức, từ đó hình thành và phát triển duy. Ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để giao tiếp, trẻ cần phát triển ngôn ngữ để diễn đạt được suy nghĩ, cảm xúc, hiểu được các quy tắc, chuẩn mực xã hội, định hình tính cách, đạo đức và hành vi.

5 Lợi ích của trò chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Việc dạy trẻ thông qua phương pháp truyền thống rất khó đạt hiệu quả tích cực do trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung ngắn hạn, dễ bị thu hút bởi môi trường xung quanh. Việc sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là phương pháp hiệu quả để trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ, kích thích sự phát triển của trí não.

1. Thu hút sự tập trung, giúp trẻ học tập ngôn ngữ hiệu quả

Trẻ em thường rất tò mò và hiếu động, thường gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung. Các trò chơi được trẻ yêu thích vì chúng mang đến cảm giác vui vẻ, tự do, thoải mái. Trẻ có thể thỏa mái thể hiện bản thân mà không có cảm giác áp lực, gò bó.

Các trò chơi có tính mới lạ và hứng thú, trẻ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, từ đó tập trung tốt hơn khi tham gia trò chơi. Đồng thời, các trò chơi phát triển ngôn ngữ giúp trẻ nhận được niềm vui và sự thỏa mãn tức thì. Nhờ đó, việc trẻ học tập qua trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ hiệu quả hơn các phương pháp khác.

2. Tăng vốn từ, khả năng ghi nhớ và giao tiếp của trẻ

Các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có tính đa dạng cao, dễ chơi, dễ thực hiện. Trẻ có thể được liên tục thay đổi trò chơi, tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, khả năng giao tiếp. Việc sử dụng từ ngữ ở nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau sẽ rất có ích đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

3. Giúp trẻ tăng cường sự tự tin, khả năng diễn đạt

Có rất nhiều trò chơi có thể vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vừa rèn luyện sự tự tin như trò chơi diễn kịch, tập làm ca sĩ. Đồng thời, trẻ cũng được rèn luyện khả năng diễn đạt, nói chuyện lưu loát hơn thông qua các trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian phát triển ngôn ngữ.

4. Tăng cường nhận thức, trí tuệ

Không chỉ được rèn luyện kỹ năng phát âm, mở rộng vốn từ, thông qua trò chơi, trẻ có thể cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Mỗi trò chơi là một thế giới riêng để trẻ rèn luyện, trẻ được tiếp xúc với nhiều thế giới thu nhỏ sẽ học được rất nhiều điều lý thú.

Ứng dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho quá trình phát triển của trẻ. Trẻ được học mà chơi, chơi mà học, được trải qua những phút giây thư giãn thú vị.

5. Phát triển tình cảm, định hình nhân cách

Việc cùng trẻ thực hiện các trò chơi sẽ giúp gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Không chỉ vậy, có nhiều trò chơi nhóm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Các trò chơi này sẽ giúp trẻ kết bạn, mở rộng mối quan hệ và gắn kết hơn với bạn bè.

Ba mẹ có thể lồng ghép các bài học về lòng tốt, lòng dũng cảm, sự kiên trì, tình yêu thương… để giúp trẻ định hình nhân cách, xây dựng nền tảng đạo đức tốt ngay từ khi còn bé. Một đứa trẻ có đạo đức tốt, tư duy trí tuệ tốt, có khả năng ngôn ngữ linh hoạt chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

10 Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất

Trẻ trong độ tuổi mầm non rất thích thú với các trò chơi mới lạ, đặc biệt khi ba mẹ, ông bà dành thời gian vui chơi chất lượng với trẻ. Trẻ có khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh thông qua việc quan sát, bắt chước người khác. Việc thường xuyên tương tác, giao tiếp với trẻ thông qua trò chơi là một trong những phương pháp đặc biệt hiệu quả để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Có rất nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay, thú vị khiến trẻ đặc biệt thích thú như:

1. Trò chơi bắt chước tiếng kêu động vật

Đây là một trong những trò chơi trẻ từ 1 – 5 tuổi đặc biệt yêu thích, rất nhiều trẻ thích thú với trò chơi này. Trẻ con rất thích bắt chước âm thanh của con vật, âm thanh của các phương tiện giao thông đặc biệt. Mục đích của trò chơi nhằm giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ, linh hoạt hơn trong việc phát âm và nhận biết âm thanh.

Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Cách thực hiện:

  • Cho trẻ quan sát hình ảnh, nghe tiếng kêu của một số loài động vật quen thuộc
  • Làm mẫu, dạy cho trẻ cách tạo ra âm thanh của loài vật
  • Khuyến khích trẻ bắt chước theo bằng cách hỏi trẻ con vật này kêu thế nào

Trong quá trình thực hiện trò chơi, cố gắng tạo không khí vui nhộn, thích thú để kích thích sự hứng thú của trẻ. Khi trẻ đã có thể nhận biết được âm thanh con vật, hãy tạo ra âm thanh tiếng kêu loài vật, hỏi trẻ để trẻ đoán xem đó là con vật nào.

2. Trò chơi đố bé đoán đồ vật

Có thể gọi là trò chơi chiếc hộp thần kỳ, chiếc túi thần kỳ đều được. Bạn tiến hành cho đồ vật vào một chiếc túi hoặc một chiếc hộp để trẻ đoán được tên món đồ. Trò chơi giúp trẻ học thêm các từ mới liên quan đến hình dạng, kích thước, màu sắc của đồ vật, rèn luyện khả năng suy nghĩ, diễn đạt của bản thân.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 10 món đồ quen thuộc gần gũi với trẻ, cho chúng vào một chiếc túi hoặc chiếc hộp
  • Giải thích cho trẻ nghe về luật chơi, trẻ cần nhắm mắt hoặc bịt mắt, dùng tay chạm hoặc dùng tay nghe, dùng mũi ngửi để đoán đồ vật
  • Bạn có thể mô tả đơn giản để khuyến khích trẻ suy nghĩ, cung cấp gợi ý để trẻ đoán được dễ dàng tên đồ vật
  • Khuyến khích, khen ngợi và cho trẻ biết rằng con đã làm rất tốt dù trẻ đoán đúng hay sai.

3. Trò chơi giả vờ gọi điện thoại cho bé phát triển ngôn ngữ

Gọi điện thoại cũng là một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non thú vị mà ba mẹ có thể tham khảo. Trò chơi này áp dụng được cho trẻ từ 2 – 5 tuổi, mục tiêu là phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ luyện tập kỹ năng nghe – phản hồi, tăng cường kỹ năng giao tiếp, tương tác và củng cố mối quan hệ.

Rất nhiều bé thích thú với trò chơi gọi điện thoại
Rất nhiều bé thích thú với trò chơi gọi điện thoại

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2 chiếc điện thoại đồ chơi hoặc 2 chiếc cốc giấy nối nhau bằng một sợi dây dài
  • Giới thiệu với trẻ hôm nay chúng ta sẽ chơi trò gọi điện thoại, sử dụng 2 chiếc điện thoại để nói chuyện
  • Giả vờ đưa điện thoại lên, bấm số gọi và mở đầu bằng cách nói “xin chào, đây là ai vậy” rồi khuyến khích trẻ trả lời
  • Nội dung cuộc gọi xoay quanh các chủ đề đơn giản theo hướng gợi mở để trẻ được nói những điều con thích.

→Xem thêm: Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất

4. Trò chơi bé làm ca sĩ biểu diễn

Một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được nhiều trẻ yêu thích là trò tập làm ca sĩ. Với trò chơi này, con sẽ học được cách phát âm rõ ràng và bắt chước giai điệu. Đồng thời khuyến khích trẻ tăng cường sự tự tin, phát triển kỹ năng biểu diễn, tăng cường khả năng biểu đạt và cảm thụ âm nhạc, giai điệu.

Cách thực hiện:

  • Giới thiệu với trẻ về trò chơi, lựa chọn bài hát phù hợp với sở thích, lứa tuổi của trẻ
  • Chuẩn bị một chiếc micro (nếu có) và sắp xếp không gian trong nhà thành một sân khấu sắc màu để trẻ có cảm giác như trong buổi diễn thực sự
  • Cho trẻ nghe vài lần để trẻ quen giai điệu, dạy trẻ học lời bài hát, cho trẻ luyện tập nhiều lần
  • Khi trẻ đã sẵn sàng, hãy dựng một sân khấu nhỏ, mời các thành viên khác trong gia đình làm khán giả cổ vũ
  • Để trẻ biểu diễn bài hát, dùng điện thoại quay lại để trẻ có thể xem lại.

5. Tập tầm vông – trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Tập tầm vông là trò chơi hay, thích thú, vừa giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, vừa giúp con tăng cường kỹ năng quan sát. Trò chơi này sẽ giúp bé ghi nhớ lời bài hát, nhanh tay nhanh mắt, đồng thời gia tăng khả năng phản xạ.

Trò chơi tập tầm vông giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện khả năng quan sát
Trò chơi tập tầm vông giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện khả năng quan sát

Cách thực hiện:

  • Ba mẹ giới thiệu trò chơi cho trẻ, hướng dẫn trẻ cùng hát bài “tập tầm vông“:

Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho đúng
Tập tầm vó tay nào có tay nào không
Có có không không 

  • Giấu một đồ vật trong tay, nắm chặt, giơ tay phía trước và xoay vòng 2 tay theo nhịp bài hát
  • Đến khi hát đến câu “có có không không” thì đưa hai tay nắm chặt ra phía trước, đố bé đoán xem tay nào có tay nào không. Sau đó có thể đổi vai để bé là người đố và ba mẹ là người đoán.

6. Trò chơi phân loại đồ vật theo thời tiết

Đây cũng là một trong những trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích và suy luận, từ đó phát triển được khả năng ngôn ngữ, có hiểu biết về các từ ngữ liên quan học được qua trò chơi. Mục tiêu của trò chơi là giúp trẻ tăng cường khả năng ngôn ngữ, hiểu biết thêm về các loại thời tiết, biết cách phân biệt, phân loại đồ vật theo nhóm chức năng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đồ vật liên quan đến các loại thời tiết khác nhau (áo mưa, kem chống nắng, khăn quàng cổ, tranh, ảnh biểu tượng thời tiết như tuyết, gió, sấm sét…)
  • Làm các thể có hình ảnh đại diện cho các loại thời tiết khác nhau
  • Giới thiệu cho trẻ về quy tắc trò chơi, trình bày ý nghĩa của các thẻ thời tiết, giải thích sơ lược về từng loại thời tiết
  • Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ thời tiết và yêu cầu trẻ tìm được các đồ vật tương ứng với thẻ thời tiết
  • Sau khi trẻ tìm được đồ vật, hãy hỏi trẻ công dụng của đồ vật và khích lệ, khen ngợi trẻ. Có thể chuẩn bị phần thưởng nhỏ để khích lệ trẻ như kẹo, sticker…

7. Trò chơi cùng bé đếm bộ phận cơ thể

Đây là trò chơi đơn giản, có thể áp dụng để giáo dục trẻ từ 1 – 5 tuổi. Với trò chơi này, trẻ có thể phát triển được khả năng ngôn ngữ, nhận biết các bộ phận trên cơ thể mình. Đồng thời, trò chơi cũng giúp trẻ tiếp xúc, học số đếm, tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung.

Đếm bộ phận cơ thể cũng là một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay
Đếm bộ phận cơ thể cũng là một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay

Cách thực hiện:

  • Giải thích cho trẻ rằng bạn và bé sẽ cùng nhau chơi trò đếm bộ phận trên cơ thể
  • Bắt đầu với những bộ phận đơn giản như chân, ngón tay, ngón tay, mắt, tai
  • Cùng trẻ chỉ vào từng bộ phận và đếm, khích lệ trẻ nói to số lượng
  • Hãy thêm các yêu cầu như “vỗ tay năm lần”, “chạm vào môi 3 lần”, “nhảy 2 lần bằng một chân” để trò chơi thú vị hơn.

Có thể biến thể trò chơi bằng cách đếm bộ phận cơ thể của đồ chơi, cùng trẻ thảo luận một số câu hỏi về chức năng của các bộ phận, hỏi trẻ thích bộ phận nào trên cơ thể con nhất.

8. Trò chơi hái hoa phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Hái hoa là trò chơi thú vị giúp kích thích phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trò chơi giúp tăng cường khả năng tương tác, cải thiện giao tiếp và giúp trẻ mở rộng vốn từ. Mục tiêu của trò chơi là giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát, khuyến khích sự tò mò, học hỏi, giúp trẻ học từ mới và áp dụng vào giao tiếp.

Cách thực hiện:

  • Dùng giấy màu hoặc vải để tạo thành các bông hoa, trên mỗi bông hoa có ghi một từ hoặc chữ cái phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ
  • Dán các bông hoa này lên ống hút hoặc que gỗ để làm cành, dùng đồ vật chứa cát làm chậu hoặc bình cắm
  • Giải thích với trẻ quy tắc trò chơi, yêu cầu trẻ hái một bông hoa, đọc từ, chữ cái trên bông hoa
  • Thảo luận với trẻ về hình dạng, màu sắc của bông hoa và khen ngợi sự nỗ lực của trẻ.

Lưu ý: Trường hợp trẻ chưa được học từ, mẹ có thể dùng cách này để dạy con học từ. Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa thể học từ, hãy dùng hình vẽ, vẽ các con vật, đồ dùng vào bông hoa để con mô tả.

9. Trò chơi giả làm đồng hồ tích tắc

Đồng hồ tích tắc cũng là một trong những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay mà ba mẹ có thể tham khảo. Trò chơi giúp trẻ luyện khả năng phát âm, khả năng ngôn ngữ và vận động theo nhịp.
Cách thực hiện: 

  • Hướng dẫn bé đặt hai tay nắm lấy 2 vành tay của mình, giới thiệu đơn giản cách chơi cho trẻ, khi nói “tích” trẻ sẽ nghiêng người về phía bên phải, “tắc” thì nghiêng người về bên trái
  • Mẹ và bé cùng đọc bài thơ và làm theo nhịp điệu:

Tích tắc tích tắc
Đồng hồ quả lắc
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
Tích tắc tích tắc”

Bạn có thể biến thể trò chơi bằng cách vẽ một chiếc đồng hồ lớn trên mặt đất. Đánh dấu vị trí cho số giờ trên đồng hồ, cùng trẻ đi trong vòng tròn, vừa đi vừa đọc “tích tắc tích tắc…”. Sau đó, dừng lại ở một số nhất định như “kim ngắn dừng lại ở số 1”, sau đó bạn và trẻ dừng lại ngay số 1 để rèn khả năng phản xạ cho trẻ.

10. Trò chơi đôi bàn tay biết nói

Đây cũng là một trong những trò chơi thú vị, có thể áp dụng để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Trò chơi sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng nói được câu trọn vẹn, học được thêm từ mới và biết cách giao tiếp bằng cử chỉ.

Trò chơi đôi bàn tay giúp trẻ học từ và học cách giao tiếp bằng cử chỉ
Trò chơi đôi bàn tay giúp trẻ học từ và học cách giao tiếp bằng cử chỉ

Cách thực hiện: 

  • Ba mẹ ngồi đối diện trẻ, giới thiệu đơn giản về trò chơi cho trẻ
  • Đọc to:

Đôi bàn tay có thể nói
Theo cách riêng của mình
Khi gặp người bạn thân
Bàn tay giúp tôi nói

  • Vừa nói vừa thực hiện động tác “xin chào” (giơ tay xin chào), “tạm biệt” (vẫy tay tạm biệt), “đến đây nào” (vẫy bé về phía mình), “tôi đồng ý” (biểu tượng OK), “bạn là số 1” (giơ ngón trỏ)…

Những lưu ý khi áp dụng trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Khi thực hiện các trò chơi phát triển ngôn ngữ để kích thích trẻ phát âm, tăng cường khả năng giao tiếp, tương tác, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần đảm bảo tối đa an toàn trong không gian vui chơi, nên giám sát chặt chẽ, thường xuyên quan sát trẻ, loại bỏ các đồ vật nguy hiểm như vật sắc nhọn, đồ vật nhỏ dễ nuốt phải
  • Lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi, không cho trẻ chơi các trò quá phức tạp, tránh áp đặt trò chơi quá mức hoặc chê bai trẻ khi chơi để không khiến con khó chịu, mất hứng thú
  • Cần thường xuyên khen ngợi, khích lệ và khen thưởng trẻ khi con cố gắng tham gia vào hoạt động dù có thành công hay không
  • Tích cực tham gia và tăng cường tương tác hai chiều, cho trẻ bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình về trò chơi
  • Lắng nghe những phản hồi, phản ứng của trẻ trong quá trình chơi để điều chỉnh các hành động cho phù hợp.

Có rất nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay, thú vị khiến trẻ thích thú, giúp tăng cường khả năng tương tác, khả năng giao tiếp và kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ba mẹ có thể không có nhiều thời gian cho con, tuy nhiên, hãy cố gắng dành cho con những khoảng thời gian tuy ngắn mà thật sự chất lượng để giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ, hành vi, tư duy, trí tuệ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm
Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ: Phát hiện và can thiệp sớm

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ dưới 3 tuổi đang ở tình trạng báo động, hãy cùng tiếp hiểu kỹ hơn về Rối loạn phát...

Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất

Việc áp dụng các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non trong chương trình học không chỉ giúp con cảm thấy vui nhộn, thoải...

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ hoà nhập

Bản thân trẻ tự kỷ có hành vi, cảm xúc khác biệt so với những trẻ bình thường. Do đó khi tiếp nhận trẻ, hầu...

Phương pháp PECS – Giáo dục trẻ tự kỷ thông qua hình ảnh

Can thiệp trẻ tự kỷ cần phải kết hợp nhiều phương pháp để có thể cải thiện toàn diện những khiếm khuyết về ngôn ngữ,...