Top 7 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hay nhất

Kỹ năng giao tiếp ở trẻ mầm non nếu không được chú trọng và bồi dưỡng thì rất có hại cho sự phát triển về sau của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng để kết bạn và hình thành những mối quan hệ xã hội. Do đó, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là việc nên làm ngay khi trẻ vừa bước sang độ tuổi mẫu giáo. Cha mẹ nên tìm hiểu một vài phương pháp đúng đắn để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con từ sớm.

Tại sao phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non?

Một số bậc phụ huynh không nhận ra được tầm quan trọng của việc huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm. Phải biết rằng kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng, và cần được hình thành từ những năm đầu đời. Trẻ chỉ có thể kết bạn và hình thành mối quan hệ với mọi người thông qua quá trình giao tiếp. Do đó, khả năng diễn đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ hay cử chỉ là điều vô cùng cần thiết ở trẻ.

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng, nhưng một số bậc phụ huynh có thể bỏ quên điều này.

Khả năng giao tiếp của trẻ phát triển theo thời gian, từ đơn giản đến phức tạp, từ tiếng khóc đến lời nói khi trẻ lớn dần. Giai đoạn sơ sinh, trẻ giao tiếp thông qua đôi mắt, hành động quẫy đạp, tiếng khóc hoặc tiếng cười. Đói khóc, buồn tiểu khóc, khó chịu khóc, hoảng sợ cũng khóc. Khóc và cười là hai phương pháp trực tiếp nhất để báo cho người khác rằng, trẻ đang trong tâm trạng ra sao, và có nhu cầu cần đáp ứng.

Khi bắt đầu biết nói, trẻ có xu hướng dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc và ý nghĩ. Ban đầu trẻ giao tiếp thông qua ánh mắt, nét mặt, thái độ, hay những từ đơn ngắn, ngắt quãng, không trọn vẹn thậm chí không có ý nghĩa. Nhưng khi vốn từ bắt đầu nhiều hơn, trẻ bắt đầu ghép được những từ hoàn chỉnh, thậm chí có thể ghép thành câu hoàn chỉnh.

Chính vì trong độ tuổi mầm non, những cơ quan phát âm của trẻ đã bắt đầu phát triển hoàn thiện. Vì thế trẻ có thể làm chủ ngôn ngữ, và bắt đầu diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng hơn. Đây chính là giai đoạn vàng để trẻ bắt đầu học giao tiếp nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi đối diện với mọi người.

Kỹ năng giao tiếp tốt là tiền đề để trẻ bày tỏ mong muốn, biểu đạt ý nghĩ, bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân. Ngoài ra trẻ cũng có thể tiếp thu, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác trong quá trình giao tiếp. Nhờ đó kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, khả năng hùng biện và những tiềm năng ẩn giấu sẽ có cơ hội bộc lộ và phát triển.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp trẻ biểu đạt chính xác suy nghĩ, tránh gây ra hiểu lầm không đáng có. Trẻ cần được học cách thể hiện thái độ đúng mực trong từng trường hợp, cư xử lịch sự và thể hiện ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc. Để đạt được mục tiêu này, cha mẹ cần rất nhiều công sức trong việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.

7 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ là tạo môi trường thoải mái để trẻ tự do bộc lộ cảm xúc. Quá trình này cần sự nhẫn nại và hướng dẫn tận tình của cha mẹ, không được vội vàng hấp tấp, không được để trẻ cảm thấy giao tiếp là một gánh nặng. Đặc biệt với những trẻ trầm tính, ít nói, ngại giao tiếp, cha mẹ càng cần quan tâm nhiều hơn để tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết.

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Cha mẹ cần quan tâm đến khả năng noi chuyện và giao tiếp của trẻ đế trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Cha mẹ cần hiểu rõ tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non thì mới có thể áp dụng phương pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp đúng đắn. Mỗi trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận khác nhau, có hứng thú với những chủ đề khác nhau. Vì thể để tạo sự hứng khởi và kích thích trẻ giao tiếp, cha mẹ nên biết được trẻ thích gì để có phương án thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ khi ở nhà.

Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Việc trò chuyện với trẻ nên bắt đầu từ khi trẻ vẫn còn là bào thai, và kéo dài xuyên suốt đến giai đoạn trưởng thành. Thường xuyện trò chuyện cùng cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển trí não và khả năng ngôn ngữ. Vì thế nếu cha mẹ dùng nhiều thời gian trò chuyện với con từ khi còn bé, trẻ có xu hướng hoạt ngôn và khả năng thông thạo ngôn ngữ tốt hơn.

Giai đoạn mầm non là lúc trẻ có nhu cầu trò chuyện rất lớn, đặc biệt là những chủ đề xoay quanh bạn bè, thầy cô, trường lớp, hoặc những kiến thức trẻ vừa học được. Cha mẹ có thể tạo thói quen trò chuyện cho trẻ bằng cách quy định thời gian. Ví dụ sau giờ cơm tối, cả gia đình sẽ quây quần và lắng nghe trẻ kể chuyện, cũng như giải đáp những thắc mắc của trẻ trong quá trình hoc tập. Đây là một cách tốt để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.

Đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề trẻ quan tâm

Bên cạnh việc nghe kể chuyện, cha mẹ có thể đặt thêm câu hỏi xoay quanh chủ đề đang đề cập và khuyến khích trẻ trả lời. Ban đầu câu trả lời của trẻ có thể lộn xộn và dài dòng, vì trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kỹ năng tư duy và giao tiếp. Cha mẹ hãy cứ lắng nghe và động viên trẻ nói chuyện nhiều hơn. Đừng cắt ngang hay tỏ thái độ gay gắt với cách biểu đạt của trẻ vì có thể khiến trẻ sợ và không muốn nói nữa.

Việc trò chuyện cùng bố mẹ là bước đầu giúp trẻ tạo dựng lòng tự tin trong quá trình giao tiếp. Vì thế cha mẹ cần dịu dàng và tinh ý. Hãy chú ý cách trẻ diễn đạt để điều chỉnh xưng hô, thêm chủ ngữ, vị ngữ và những thán từ như “vâng”, “dạ”, “ạ” vào câu cho phù hợp. Cha mẹ chỉ nên góp ý khi trẻ nói xong, chứ không nên cắt ngang câu nói của trẻ. Nếu trẻ làm tốt thì nhớ hãy khen thưởng bằng lời nói hoặc hành động để trẻ biết điều mình vừa làm là đúng.

Làm việc nhóm cùng bạn bè đồng trang lứa

Trong quá trình phát triển, trẻ không chỉ giao tiếp với cha mẹ mà còn cần nói chuyện với những đứa trẻ cùng trang lứa để học cách kết bạn và tạo dựng mối quan hệ. Trẻ con có những cách riêng để giao tiếp với nhau. Và điều người lớn cần làm là tạo cho trẻ môi trường tự nhiên nhất để trò chuyện và vui chơi.

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Trò chuyện và vui chơi cùng bạn bè cùng tuổi luôn là một trong những cách giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.

Có những trẻ rất nhút nhát rụt rè khi nói chuyện với người lớn, nhưng lại rất thoải mái khi trò chuyện cùng bạn bè. Nếu con của bạn nằm trong trường hợp này thì việc để trẻ tiếp xúc nhiều với bạn bè sẽ giúp kích thích sự tự tin và khả năng ngôn ngữ. Tạo môi trường thoải mái, thân thuộc với những đứa trẻ đồng trang lứa để trẻ tự tin trò chuyện là phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non rất tốt và thường được áp dụng.

Cha mẹ và thầy cô cũng có thể hướng trẻ làm việc nhóm cùng bạn bè để kích thích khả năng giao tiếp. Trẻ rất cần sự trao đổi trong quá trình cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, trẻ có thể nhanh chóng kết bạn, tạo lập mối quan hệ và biết cách giúp nhau vượt qua khó khăn. Khả năng giao tiếp cũng có thể cải thiện đáng kể.

Làm gương cho trẻ noi theo

Trẻ rất thích bắt chước những điều người lớn làm và những lời người lớn nói. Do đó, nhiều bậc cha mẹ có thể ngạc nhiên khi con nói chưa sõi, nhưng có thể lặp lại chính xác một câu nói trẻ thường được nghe. Chính vì điều này nên trong cuộc sống hàng ngày, nếu muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thì cha mẹ cũng cần thận trọng trong việc dùng từ ngữ. Trẻ hoàn toàn có thể bắt chước dù không hiểu gì.

Khi nói chuyện với trẻ, hãy cố dùng đúng ngữ pháp và câu cú rõ ràng để não bộ của trẻ tiếp nhận đúng thông tin. Hãy nói chuyện với trẻ như với một người trưởng thành, nhưng chỉ dùng những từ ngữ đơn giản, không quá trừu tượng nhằm phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Đặc biệt không dùng những từ ngữ không phù hợp trước mặt trẻ, tránh việc trẻ học những từ ngữ xấu và sử dụng mà không hiểu rõ ý nghĩa của chúng.

Kích thích trẻ nói chuyện bằng hình ảnh

Trẻ rất thích được nghe cha mẹ kể chuyện, sau đó tưởng tượng và kể lại câu chuyện được nghe theo ý tưởng riêng của mình. Đây là một cách rất hay cha mẹ có thể áp dụng để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Đầu tiên hãy đọc truyện cho trẻ nghe, chú ý nhấn mạnh những điểm nổi bật cần ghi nhớ của câu chuyện để trẻ lưu lại ấn tượng. Sau đó khuyến khích trẻ thuật lại câu chuyện theo trí nhớ.

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Khuyến khích trẻ kể chuyện, đóng vai nhân vật hay ca hát đều có lợi cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp.

Nếu trong câu chuyện có nhiều nhân vật thì nên kết hợp với trò đóng vai nhân vật. Cha mẹ và bé có thể hóa thân thành những nhân vật trong câu chuyện và diễn theo lời kể của trẻ. Trong quá trình đóng vai, hãy cố gắng hướng trẻ giao tiếp thật tự nhiên, sử dụng những cử chỉ, từ ngữ và lời nói hằng ngày để trẻ tập làm quen. Điều này có thể giúp làm tăng vốn từ vựng và giúp trẻ giao tiếp một cách tự nhiên.

Bên cạnh nhân vật sắm vai, cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ vẽ tranh rồi mô tả bức ảnh, hoặc đọc thơ diễn cảm, ca hát, nhảy múa,… Những hoạt động này có thể kích thích hứng thú nơi trẻ, giúp trẻ cảm thấy yêu thích việc giao tiếp. Hãy giúp trẻ cân bằng giữa việc nói, và hành động cơ thể để cải thiện cả ngôn ngữ và cử chỉ. Điều này sẽ cung cấp nền tảng tốt và những hành trang cần thiết trước khi trẻ bước vào cấp 1.

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với hoa cỏ và những âm thanh tự nhiên có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ. Sự tò mò và ham thích khám phá bẩm sinh trong trẻ đòi hỏi trẻ liên tục đặt câu hỏi về những sự vật, sự việc xung quanh. Từ đó tăng cường nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người.

Ngoài ra khi tham dự những hoạt động ngoài trời, trẻ có cơ hội gặp gỡ nhiều người, nghe được nhiều âm thanh hơn. Khả năng giao tiếp cũng nhờ đó mà được cải thiện vì trẻ bắt đầu học thêm nhiều điều bổ ích. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ nhiều người khác nhau có khả năng tư duy và phát triển ngôn ngữ tốt hơn trẻ thường xuyên ở nhà.

Bên cạnh đó, việc gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người giúp khả năng vận dụng ngôn ngữ của trẻ linh hoạt hơn. Trẻ cũng có thể áp dụng những kiến thức giao tiếp đã được học vào cuộc sống bình thường một cách tự nhiên. Vì dù sao thì mục đích cuối cùng của việc dạy kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ vẫn là giúp trẻ giao tiếp tốt và tự tin với mọi người.

Sử dụng học cụ, đồ chơi thông minh

Ngày nay không thiếu những học cụ và đồ chơi thông minh có khả năng ghi âm, hoặc giao tiếp với trẻ bằng những mẫu câu đơn giản để trẻ học theo. Những món đồ này có thể hỗ trợ kích thích khả năng ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh việc giao tiếp với mọi người, trẻ cũng có thể nói chuyện với đồ chơi thông minh bằng cách nghe và lặp lại những điều máy nói để luyện phát âm.

 

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Đồ chơi thông minh có thể hỗ trợ khả năng ngôn ngữ, nhưng chưa bao giờ là phương thức chính và tốt nhất cho trẻ.

Tuy nhiên không nên dựa dẫm quá nhiều vào đồ chơi vì đậy chỉ là công cụ phụ trợ. Quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm và khích lệ của cha mẹ dành cho trẻ. Đồ chơi sẽ hỗ trợ tốt khi cha mẹ bận rộn và không có thời gian chơi với trẻ. Nhưng nếu rảnh rỗi, cha mẹ nên chủ động nói chuyện để giúp trẻ luyện phát âm, cũng như gắn kết tình cảm gia đình. Trẻ sẽ thích thú khi trò chuyện với cha mẹ hơn việc chơi với những món đồ lạnh lẽo.

Muốn trẻ phát triển khỏe mạnh, lớn lên tư tin và tự lập thì cha mẹ cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Song song với việc chăm lo cho sự phát triển trí não và thể chất, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cũng là vấn đề cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính, bộc lộ cảm xúc, trình bày suy nghĩ và hình thành các mối quan hệ khi trẻ bắt đầu bước chân vào xã hội, gặp gỡ bạn bè và thầy cô.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ có thể căn cứ trên tình hình từng trẻ để chọn lựa phương pháp giáo dục thích hợp trong 7 phương án được nêu trên. Những phương án này có thể kết hợp với nhau một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn, tạo cho trẻ sự hứng khởi và thoải mái trong giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp đừng tạo áp lực hay ép buộc trẻ một cách cứng nhắc. Hãy để trẻ tự do phát huy và học hỏi từ sai lầm.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ: Dành thời gian cho con
Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Là một bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ, TS. Đinh...

Trò đua thuyền trên cạn có cách chơi đơn giản, rất phù hợp với trẻ mầm non
TOP 17 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non vận động cực thích

Có rất nhiều trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ,...

Trẻ được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, áp lực thông qua trò chơi
TOP 15 trò chơi cho học sinh tiểu học hay và bổ ích nhất

Sử dụng trò chơi cho học sinh tiểu học trong chương trình giảng dạy là phương pháp giáo dục hiệu quả, được đánh giá cao...

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp dẫn đến việc trẻ khó kết bạn, khó làm quen và chơi đùa...