Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp dẫn đến việc trẻ khó kết bạn, khó làm quen và chơi đùa cùng những trẻ khác. Vì thế để giúp trẻ có cơ hội phát triển khỏe mạnh, giáo viên phải có những phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè phù hợp nhằm mang đến môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. 

Tại sao cần giúp trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè?

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập do thiếu hụt kỹ năng giao tiếp. Trẻ thích thu mình vào thế giới riêng, thích chơi một mình, không quan tâm và từ chối việc giao tiếp với mọi người. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, tình trạng tự kỷ của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn. Chính vì thế, cha mẹ và thầy cô cần có những phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè để giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng thì nên bắt đầu từ việc giúp trẻ hòa nhập với bạn bè trong lớp.

Mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục trẻ tự kỷ vẫn là giúp trẻ có được cuộc sống bình thường, giảm thiểu những khó khăn trong vấn đề giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ cần học cách độc lập sinh hoạt, cách làm việc chung với mọi người, cách sống hòa đồng với những người khác. Muốn được vậy, đầu tiên trẻ cần học cách hòa nhập với bạn bè trong lớp. Đây là kỹ năng cần thiết và quan trọng khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đi học.

Việc giao tiếp cùng bạn bè đồng trang lứa có thể giúp trẻ tự tin hơn, và là bước đầu để trẻ làm quen với những tương tác xã hội cơ bản. Trong quá trình chơi cùng bạn bè, trẻ sẽ học được cách giao tiếp và những kỹ năng sinh hoạt cơ bản. Lớp học cũng giống như một xã hội đơn giản nhất thu nhỏ, và trẻ cần học được cách thích nghi.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè

Chúng ta nên đối xử với trẻ tự kỷ như những đứa trẻ bình thường khác trong môi trường học đường để trẻ không cảm thấy bản thân khác biệt, hay cảm thấy bị cô lập. Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm nên thầy cô và cha mẹ cần khéo léo trong vấn đề nuôi dạy trẻ nhằm cung cấp môi trường sinh hoạt và học tập tốt nhất. Trẻ nên được học cách hòa nhập với bạn bè, biết chia sẻ, nhường nhịn và cùng nhau làm việc nhóm.

Để giúp trẻ nhanh chóng làm quen, cha mẹ và thầy cô phải có những phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập nhằm hướng dẫn trẻ nhanh chóng tiến bộ. Quá trình này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn, cũng như khả năng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.

Tìm hiểu sở thích của trẻ

Điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu sở thích và những điều gây khó chịu cho trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Để trẻ tự kỷ có thể nhanh chóng thay đổi và tiến bộ, trẻ cần được giáo dục với thái độ tích cực. Thầy cô và cha mẹ cần nhìn nhận trẻ như một đứa trẻ bình thường, thường xuyên động viên và khuyến khích giúp trẻ tiến bộ hơn từng ngày. Hãy khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi đúng với sở thích cùng bạn bè.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Tìm hiểu sở thích và những thú vui cùa trẻ có thể giúp quá trình hỗ trợ trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hòa đồng cùng bạn bè trong lớp dễ dàng hơn.

Trẻ tự kỷ nhạy cảm và thường sợ hãi một số yếu tố nhất định như ánh sáng, âm thanh, màu sắc,… Những điều này có thể làm trẻ hoảng loạn, kích động và có những hành vi như trốn vào chỗ tối hoặc hung hăng với mọi người xung quanh. Giáo viên và phụ huynh không chỉ cần tìm hiểu những điều trẻ thích, mà còn phải biết những yếu tố nào ảnh hưởng xấu đến trẻ. Điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng không tốt, và giúp cha mẹ biết cách hỗ trợ trẻ tập làm quen với mọi thứ xung quanh.

Tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập

Trẻ tự kỷ cần được thầy cô dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc hơn trong quá trình học tập và ăn ngủ. Thầy cô nên tạo điều kiện cho trẻ học tập và chơi đùa cùng bạn bè, khuyến khích những trẻ khác cùng giúp đỡ bạn, không tạo cho trẻ cảm giác cô độc và bị hắt hủi.

Trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian tiếp thu kiến thức hơn bình thường, vì thế thầy cô có thể tận dụng những lúc rãnh rỗi để giúp trẻ nhớ bài tốt hơn. Trong lớp trẻ nên được ngồi hàng đầu, gần giáo viên và xung quanh là bạn bè để kịp thời giúp đỡ khi trẻ cần. Ở lớp nên tăng cường làm việc nhóm và chia nhỏ công việc để trẻ dễ hoàn thành, kích thích khả năng tập trung và sáng tạo của trẻ.

Trong quá trình trẻ học tập và chơi đùa cùng bạn bè, có thể không tránh khỏi những lúc trẻ không nghe lời, đập đồ vật và có những hành vi không tốt với bạn bè. Vì thế thầy cô cần theo dõi sát sao để ngăn cản sớm, tránh những sự việc không tốt xảy ra. Những lúc này hãy đưa trẻ đến chỗ yên tĩnh để giúp trẻ bình tĩnh lại, sau đó nhẹ nhàng giải thích và phân tích để trẻ nhận ra sai lầm.

Cha mẹ hay thầy cô không nên có thái độ gay gắt, hành vi bạo lực, và không dùng những lời lẽ mang tính phân biệt hay kỳ thị với trẻ khiến trẻ hoảng sợ và kích động. Hãy nói chuyện và khuyên nhủ trẻ hòa đồng với bạn bè hơn, giúp trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động chung một cách tự nguyện.

Xây dựng những trò chơi tập thể

Những trò chơi tập thể là cách tốt nhất để kết nối trẻ tự kỷ với những trẻ khác. Thầy cô và cha mẹ nên tổ chức nhiều hoạt động để trẻ tự kỷ cùng tham gia với bạn bè. Trong quá trình tham gia, hãy chú ý hướng dẫn trẻ một cách chậm rãi, và theo sát những hành động của trẻ. Việc thường xuyên tham dự những hoạt động chung giúp trẻ cải thiện kỹ năng xã hội, bớt rụt rè và nhút nhát hơn.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Cùng trẻ tham gia những trò chơi tập thể để rèn luyện khả năng làm việc nhóm, tăng tiến tình cảm và giúp trẻ học cách giúp đỡ nhau.

Trẻ cần có không gian chơi cùng bạn bè, kết bạn và học cách xây dựng, phát triển mối quan hệ xã hội. Thời gian đầu trẻ sẽ khá nhút nhát. Cha mẹ và thầy cô cần động viên nhiều, dạy trẻ biết nhường nhịn và chia sẻ đồ chơi cùng bạn bè, giúp trẻ tập làm quen với môi trường đông người. Tránh việc khiến trẻ cảm thấy cô đơn, hoặc không để mắt đến trẻ khiến trẻ gặp nguy hiểm, thầy cô nên theo sát từng hành động của trẻ tự kỷ.

Giao tiếp và tuyên dương trẻ đúng cách

Bên cạnh những trò chơi tập thể, hãy hướng trẻ đến việc giao tiếp nhiều hơn cùng bạn bè. Hãy giúp trẻ thể hiện ý muốn và cảm xúc cả bằng ngôn ngữ và cử chỉ. Nếu trẻ cảm thấy vui, buồn, hay muốn gì một thứ gì đó, hãy giúp trẻ thể hiện những ý muốn đó bằng ngôn từ.

Quy trình này cần sự mềm mỏng và tinh tế của phụ huynh và thầy cô, đừng khiến trẻ cảm thấy bản thân đang bị uy hiếp, cảm thấy buộc phải nói thì mới có được món đồ mình muốn. Sự khích lệ, tuyên dương đúng lúc và đúng chỗ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Khi trẻ có những tiến bộ, dù là nhỏ nhất, thầy cô và phụ huynh cũng nên dành những lời khen đến trẻ để trẻ có động lực tiến bộ hơn trong tương lai.

Những cảm xúc tích cực luôn lan tỏa rất nhanh, và có ảnh hưởng tốt đến tâm trạng của trẻ. Một lời khen, một món quà hay một cái hôn là đã khiến trẻ vui vẻ. Quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm người lớn dành cho mình, và có tinh thần cố gắng tiến bộ hơn trong những lần sau.

Kết nối giữa giáo viên và phụ huynh

Sự kết nối giữa giáo viên và phụ huynh cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp trẻ hòa đồng với bạn bè. Cả hai bên cần thường xuyên trao đổi để nắm được tình hình phát triển của trẻ, những tiến bộ hay những điểm cần khắc phục để phối hợp cùng nhau trong việc giáo dục trẻ.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Giáo viên hỗ trợ trẻ trên lớp còn phụ huynh hỗ trợ trẻ tai nhà, cả hai yếu tố này đều quan trọng để giúp trẻ hòa nhập nhanh chóng hơn.

Trẻ không chỉ được học ở trường, mà còn cần học ở nhà qua sự hướng dẫn của cha mẹ. Cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến bộ và khả năng hòa nhập xã hội của trẻ trong tương lai. Đây là một quá trình lâu dài và không hề đơn giản, cần sự cố gắng rất lớn của cả hai phía cha mẹ và nhà trường.

Cha mẹ cũng nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp xúc với bạn bè khi ở nhà như đưa trẻ đến những nơi có nhiều trẻ con như công viên để giúp trẻ hòa nhập. Cha mẹ cũng có thể sắp xếp những bữa tiệc nhỏ và mời bạn bè của trẻ đến dự để các con có thời gian vui chơi và làm thân với nhau.

Tạo khu vực vui chơi an toàn cho trẻ

Thời gian đầu trong quá trình cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ, trẻ sẽ ngại nơi có nhiều người lạ và ồn ào. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và dễ có những hành vi kích động, căng thẳng và không thể kiềm chế cảm xúc. Vì thế cha mẹ và thầy cô nên chọn cho trẻ chỗ ngồi gần người lớn, nơi trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.

Xung quanh khu vực trẻ ngồi cũng cần đảm bảo an toàn, không có những vật dung hay những góc cạnh sắc nhọn để tránh việc trẻ tự làm bản thân mình bị thương. Hãy tạo cho trẻ một nơi an toàn để trẻ thoải mái chơi đùa và tiếp xúc cùng bạn bè. Những món đồ chơi của trẻ cũng nên làm bằng nhựa, bông, vải hay những vật liệu mềm nhẹ, ít hư hại khác để tránh tổn thất và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi trẻ bắt đầu quen với việc xung quanh có nhiều người thì hãy giúp trẻ chơi đùa cùng bạn bè một cách vui vẻ và thoải mái nhất. Những trò chơi phù hợp như trò ghép hình, hát, vẽ, nhảy múa,… sẽ kích thích khả năng ngôn ngữ và sự giao tiếp giữa các trẻ, từ đó giúp trẻ tự kỷ hòa thuận hơn với bạn bè.

Khuyến khích trẻ làm điều mình thích cùng bạn bè

Khuyến khích trẻ chơi đùa cùng bạn bè dưới sự quan sát của thầy cô là phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè tốt. Trẻ tự kỷ thường quan tâm đến một số lĩnh vực, hoặc trò chơi nhất định. Nếu cha mẹ hiểu được trẻ thích trò chơi nào hoặc hoạt động gì thì hãy tăng cường những hoạt động ấy, để trẻ có thời gian vui đùa cùng bạn bè và tìm hiểu những điều mới lạ.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập
Khi chơi cùng bạn bè trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn, điều này giúp tăng cường khả năng giao tiếp và sự phát triển của não.

Trong quá trình trẻ vui chơi, giáo viên phải đóng vai trò là người quan sát giúp trẻ hòa nhập, cũng như kịp thời ngăn cản những hành động bất ngờ của trẻ. Khi trẻ tự kỷ vui chơi cùng bạn bè, hãy hướng dẫn để trẻ chơi trong hòa bình và giúp đỡ nhau hoàn thành yêu cầu. Hãy chia nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ và giao cho trẻ kết hợp với nhau để hoàn thành.

Cùng trẻ vượt qua khó khăn

Trong quá trình làm quen bạn mới và môi trường mới trẻ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ đã quen với việc chơi một mình và không có nhu cầu giao tiếp, do đó thời gian đầu trẻ sẽ sợ hãi, cảm thấy khó kết bạn, khó giao tiếp trong môi trường có nhiều người. Vì thế cha mẹ và thầy cô cần những hành động tinh tế để cùng trẻ vượt qua sự khó khăn trong giai đoạn đầu tiên này.

Trẻ rất cần sự động viên và giúp đỡ từ nhiều phía để có cơ hội hòa nhập cùng bạn bè và học tập những điều mới mẻ. Tâm lý trẻ tự kỷ không dễ nắm bắt, vì thế cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến biểu hiện của con. Thầy cô và cha mẹ có thể trao đổi với những bậc phụ huynh khác để tổ chức những hoạt động giúp trẻ làm thân với bạn học, giúp trẻ và các bạn hiểu nhau hơn. Điều này có thể giúp trẻ dần dần muốn giao lưu và kết bạn.

Chỉ khi có kỹ năng giao tiếp tốt và biết cách tạo dựng mối quan hệ với mọi người, trẻ mới có thể sinh hoạt và hòa nhập với xã hội. Lớp học chính là một môi trường, một xã hội thu nhỏ đầu tiên mà trẻ cần làm quen để hướng đến những điều to hơn, phức tạp hơn. Từ những kinh nghiệm nhỏ nhặt, trẻ có thể nắm bắt được cơ hội học tập, sinh hoạt và làm việc về sau như bao đứa trẻ bình thường khác.

Những phương pháp dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập với bạn bè là những biện pháp hỗ trợ, giúp trẻ nhanh chóng và dễ dàng làm quen với môi trường học đường. Đây là những bước đầu tiên giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp, học cách kết bạn để tiến đến việc hòa nhập cộng đồng về sau. Đây là khoàng thời gian khó khăn và quan trọng với trẻ nên rất cần sự động viên của cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung
TOP 10 trò chơi giúp trẻ tập trung nên rèn luyện mỗi ngày

Trẻ con thường cảm thấy hứng thú, dễ bị cuốn hút bởi các trò chơi giúp trẻ tập trung, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng....

Thay phiên kể chuyện là trò chơi kích thích trí thông minh và khả năng sáng tạo ở trẻ
TOP 10 trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ hiệu quả nhất

Trò chơi kích thích trí thông minh là những trò chơi giáo dục được thiết kế để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy,...

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Cách nuôi dạy và giáo dục trẻ tự kỷ phải có sự khác biệt so với những đứa trẻ khác, vì trẻ tự kỷ gặp...

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu thì việc cho trẻ làm quen sớm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ mang lại nhiều lợi ích...