Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ hoà nhập

Bản thân trẻ tự kỷ có hành vi, cảm xúc khác biệt so với những trẻ bình thường. Do đó khi tiếp nhận trẻ, hầu hết giáo viên đều không tránh khỏi tâm lý lo lắng. Nếu đang băn khoăn giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ, những thông tin hữu ích sau sẽ giúp thầy cô giáo có kế hoạch rõ ràng trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ là băn khoăn của nhiều thầy cô giáo khi tiếp nhận trẻ đặc biệt

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ không ngừng gia tăng. Tự kỷ là rối loạn phát triển lan tỏa có liên quan đến sự bất thường trong quá trình phát triển thần kinh. Biểu hiện của rối loạn này vô cùng đa dạng và thường khởi phát sớm trước năm 3 tuổi.

Đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỷ là khiếm khuyết về ngôn ngữ, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hành vi giới hạn, rập khuôn và lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, trẻ cũng không có nhu cầu tương tác và không biết cách thể hiện cảm xúc.

Những khiếm khuyết này tạo ra rào cản khiến trẻ tự kỷ rất khó thích nghi và hòa nhập. Trẻ cũng gặp vấn đề trong việc tiếp thu, học tập, xử lý các tình huống và xây dựng các mối quan hệ.

Đa phần trẻ tự kỷ đều sẽ được chăm sóc, giáo dục tại các trung tâm chuyên biệt. Song một số gia đình vì không có điều kiện phải cho trẻ theo học ở môi trường chính thống. Trẻ bị tự kỷ ở mức độ nhẹ cũng được khuyến khích học tập ở các môi trường thông thường để dễ dàng hòa nhập.

Giáo dục trẻ tự kỷ khác biệt hoàn toàn so với trẻ bình thường. Do đó, không ít giáo viên lúng túng không biết cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Những thông tin sau đây sẽ giúp giáo viên có kế hoạch cụ thể hơn trong việc giáo dục và giúp trẻ hòa nhập:

1. Tìm hiểu về tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ

Thống kê được thực hiện vào năm 2007 cho thấy, tỷ lệ mắc chứng tự kỷ đã tăng lên 1/150 trẻ. Tức là cứ 150 trẻ sẽ có một trường hợp xuất hiện biểu hiện tự kỷ. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở bé trai với tỷ lệ gấp 2 – 4 lần so với bé gái.

Tự kỷ nằm trong nhóm rối loạn phổ tự kỷ – thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến những rối loạn phát triển thần kinh gây ra khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi định hình, giới hạn và tương tác xã hội kém. Mức độ triệu chứng và biểu hiện cụ thể sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ.

Có trẻ sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, gần như không nói được, thiếu tương tác và có rất nhiều hành vi định hình. Tuy nhiên, cũng có những trẻ học từ vựng nhanh nhưng thiếu đi sự linh hoạt và kỹ năng giao tiếp. Một số trẻ có trí nhớ máy móc, nhớ rất nhanh các từ ngữ chuyên sâu, yêu thích đặc biệt với một số lĩnh vực như hội họa, thiên văn. Tuy nhiên, trẻ không thể giao tiếp một cách mạch lạc, biết đọc sớm nhưng không hiểu hết ý nghĩa của ngôn từ, thờ ơ và thiếu cảm xúc.

Có thể thấy, biểu hiện của tự kỷ là vô cùng đa dạng và mỗi trẻ sẽ có triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là lý do không có kế hoạch điều trị và can thiệp chung cho tất cả các trường hợp. Hướng can thiệp sẽ được xây dựng cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ và khiếm khuyết của trẻ.

Việc đầu tiên giáo viên nên làm khi gặp trẻ tự kỷ đó là tìm hiểu về hội chứng này. Ngày nay, những thông tin về tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ trở nên phổ biến hơn. Giáo viên có thể trang bị hiểu biết về chứng bệnh này để hiểu hơn về cảm xúc, hành vi của trẻ.

Hoạt động của não bộ ở người bị tự kỷ khác hẳn so với những người bình thường. Do đó, hành vi, cảm xúc và phản ứng của trẻ cũng có sự khác biệt. Khi hiểu rõ về tự kỷ, giáo viên sẽ tránh được những lúng túng khi giáo dục và chăm sóc trẻ. Đồng thời có thể chủ động trong việc giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong sinh hoạt, học tập và hỗ trợ phần nào trong việc cải thiện những khiếm khuyết trẻ đang phải đối mặt.

2. Trao đổi với gia đình

Trao đổi với gia đình là câu trả lời cho băn khoăn giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Như đã đề cập, tự kỷ có biểu hiện đa dạng, mức độ khác biệt ở từng trẻ. Vì vậy, giáo viên nên trao đổi với gia đình để hiểu hơn về tình trạng của trẻ.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Giáo viên nên trao đổi với gia đình để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe, sở thích, thói quen của trẻ

Bố mẹ sẽ giúp giáo viên hiểu rõ những vấn đề trẻ đang phải đối mặt là khó khăn về giao tiếp, biểu đạt hay hành vi định hình, rập khuôn. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như táo bón, tiêu chảy, rối loạn dạ dày – ruột, dị ứng thức ăn, khó ngủ,…

Trao đổi với gia đình sẽ giúp giáo viên nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Qua đó dễ dàng hơn trong việc giáo dục và chăm sóc. Tốt hơn hết, nên ghi lại những thông tin quan trọng để có thể lập kế hoạch giáo dục phù hợp.

3. Tìm hiểu sở thích, thế mạnh của trẻ

Trẻ tự kỷ không có nhu cầu tương tác, trẻ sống trong thế giới riêng, không muốn giao tiếp  và vui chơi với bạn bè. Để tiếp cận trẻ, giáo viên cần tìm hiểu sở thích và thế mạnh của các con.

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trẻ cũng có những ưu điểm và thế mạnh riêng như thị giác không gian tốt, ghi nhớ rất kỹ các chi tiết, có tài năng âm nhạc, hội họa,… Đây cũng là lý do trẻ tự kỷ thường có niềm yêu thích đặc biệt với những lĩnh vực như thiên văn, hội họa, âm nhạc, vi tính và toán học.

Khi nắm rõ thế mạnh của trẻ, giáo viên có thể giúp trẻ phát huy ưu điểm của mình. Thế mạnh sẽ mang đến cho trẻ nhiều cơ hội trong học tập, cuộc sống. Mục tiêu xa hơn là giúp trẻ có thể tìm kiếm công việc trong tương lai, chủ động tài chính và gia tăng khả năng tự lập.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ tự kỷ phát huy thế mạnh của bản thân

Ngoài ra, giáo viên cũng cần trao đổi với gia đình để nắm rõ sở thích của trẻ. Trẻ tự kỷ thường yêu thích các đồ vật, món đồ chơi nhiều màu sắc, chi tiết và có dạng xoay tròn. Trẻ cũng rất kiên nhẫn trong việc nghiên cứu, tìm tòi chi tiết của các món đồ chơi, tranh ảnh,…

Hiểu rõ sở thích sẽ giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận trẻ. Trẻ vì thế cũng trở nên cởi mở và thoải mái hơn khi bước vào môi trường mới. Bản thân trẻ tự kỷ chỉ cảm thấy an toàn ở những môi trường quen thuộc. Do đó khi mới đến trường, trẻ thường có tâm lý căng thẳng, khó chịu, không thoải mái.

Giáo viên hiểu rõ sở thích và thói quen sẽ giúp trẻ dễ dàng trong việc thích nghi. Trẻ cũng có cảm giác an toàn hơn khi bước vào môi trường học đường. Điều này sẽ tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp và tránh được những phản ứng quá gay gắt.

4. Giao tiếp rõ ràng, nhẹ nhàng

Rối loạn phổ tự kỷ gây ra khiếm khuyết về ngôn ngữ, trẻ rất chậm nói, không nhớ từ vựng, ngữ pháp lộn xộn, đôi khi biết đọc sớm nhưng không hiểu ý nghĩa của từ. Những trẻ tự kỷ có thể học tập trong môi trường chính thống thường vẫn phát triển khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, so với bạn bè đồng trang lứa, khả năng giao tiếp vẫn hạn chế hơn rất nhiều. Đây là vấn đề giáo viên cần phải lưu ý khi gặp trẻ tự kỷ.

Giáo viên nên lựa chọn những câu ngắn gọn, ít từ ngữ và dễ hiểu để trẻ có thể hiểu được hết ý nghĩa của câu nói. Khi trò chuyện, nên dùng ngữ điệu nhẹ nhàng và có thể nhắc lại nhiều lần nếu trẻ không chú ý.

Tránh trường hợp la mắng, nhắc nhở trẻ thường xuyên trước lớp. Hành động này sẽ khiến trẻ xấu hổ, tự ti và đôi khi có phản ứng giận dữ một cách gay gắt. Trẻ tự kỷ cũng vô cùng nhạy cảm với âm thanh. Khi nói lớn tiếng, trẻ có thể sợ hãi, đôi khi là phẫn nộ và lo lắng.

Giáo viên cần giữ cách giao tiếp nhẹ nhàng, rõ ràng với trẻ tự kỷ. Điều này vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn khi bước vào môi trường mới vừa tạo điều kiện để trẻ trau dồi khả năng ngôn ngữ.

5. Dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ

Trẻ tự kỷ có khả năng tiếp thu kém và chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Những hạn chế, khiếm khuyết về ngôn ngữ và hành vi cũng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Do đó, điều mà giáo viên cần làm là dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ.

Mặc dù trẻ tự kỷ không có nhu cầu được quan tâm, thường xuyên tỏ ra thờ ơ và vô cảm, song sự quan tâm đặc biệt của giáo viên là vô cùng cần thiết. Giáo viên nên sắp xếp cho trẻ ngồi bàn đầu để tiện theo dõi. Khi trẻ làm bài hay ăn uống, nên hỏi han, dạy dỗ để giúp trẻ trang bị kỹ năng tự phục vụ và có thể hỗ trợ trong trường hợp trẻ cần giúp đỡ.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập nên cần được giáo viên quan tâm đặc biệt

Vào giờ nghỉ, giáo viên nên hỏi han, động viên trẻ nghỉ ngơi và hòa nhập với bạn bè. Nếu trẻ từ chối việc nghỉ ngơi vào buổi trưa, giáo viên nên cho trẻ đến không gian khác như phòng học, phòng giáo viên để trẻ tránh làm phiền các bạn trong lớp. Thay vì để trẻ một mình trong thời gian này, có thể trò chuyện, đọc sách truyện cùng trẻ. Những hành động quan tâm sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và thích thú hơn khi đến trường.

Trẻ tự kỷ rất dễ bị xao nhãng và đôi khi không kiểm soát được hành vi. Nếu trẻ gây mất trật tự, hãy đưa trẻ đến không gian yên tĩnh, giải thích để trẻ hiểu được hành vi của bản thân là không phù hợp, cần phải điều chỉnh để không gây phiền hà cho thầy cô và bạn bè.

6. Động viên, tuyên dương trẻ

Khi trẻ có những tiến bộ nhỏ, giáo viên cần động viên và tuyên dương trẻ. Cũng giống như những đứa trẻ khác, trẻ tự kỷ sẽ cảm thấy vui vẻ và tự hào khi bản thân được khen ngợi. Sự tán thưởng của giáo viên sẽ giúp trẻ có động lực, tự tin hơn vào bản thân. Trẻ vì thế cũng sẽ có xu hướng vâng lời, ngoan ngoãn, ít có các hành vi quấy nhiễu và tăng động.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Động viên, tuyên dương trẻ là điều mà giáo viên nên làm để giúp tự kỷ dễ dàng hòa nhập

Bản thân trẻ tự kỷ sẽ có nhiều hành vi khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa. Việc tuyên dương sẽ giúp trẻ tránh được sự trêu chọc, tẩy chay của bạn bè. Giáo viên cũng cần khéo léo để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài.

7. Hạn chế các kích thích từ môi trường

Giác quan của trẻ tự kỷ vô cùng nhạy cảm. Do đó, một trong những điều mà giáo viên cần làm khi gặp trẻ tự kỷ là hạn chế tối đa những kích thích từ môi trường. Nên cho trẻ ngồi đầu bàn, chính giữa lớp học, hạn chế cho trẻ ngồi cạnh cửa sổ và cửa ra vào.

Trẻ tự kỷ dễ bị xao động bởi âm thanh, tiếng ồn, ánh sáng ở bên ngoài. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng quạt trong lớp vì trẻ dễ bị thu hút bởi những vật thể xoay tròn. Những yếu tố kích thích này sẽ khiến trẻ khó có thể tập trung, dễ xao nhãng khi học tập.

Hạn chế những kích thích từ môi trường sẽ giúp trẻ chú ý hơn trong quá trình học, hạn chế các hành vi quấy nhiễu, làm phiền thầy cô và bạn bè trong lớp. Theo thời gian, trẻ sẽ học được khả năng tập trung và kiên nhẫn. Khi xây dựng được tính cách này, trẻ tự kỷ có thể học tập tốt, ngoan ngoãn và hòa nhập nhanh chóng.

8. Hỗ trợ trẻ trong vấn đề ăn uống

Nhạy cảm về mùi, màu sắc và kết cấu khiến trẻ tự kỷ gặp phải nhiều vấn đề về ăn uống. Đây là một trong những khó khăn của trẻ tự kỷ mà gia đình và giáo viên cần phải lưu ý.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ gặp phải nhiều vấn đề về ăn uống nên sẽ cần đến sự hỗ trợ của giáo viên

Nếu trẻ học bán trú và nội trú, giáo viên cần phải hỗ trợ trẻ trong việc ăn uống. Nên lựa chọn những món ăn đúng sở thích của trẻ (thường là món ăn mềm, ít gia vị và không có mùi quá nồng). Ngoài ra, nên tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm chứa gluten, lactose, casein.

Trường hợp trẻ có những vấn đề tiêu hóa như táo bón, kém hấp thu, giáo viên và gia đình cần trao đổi để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Giáo viên cũng nên hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, đường, muối trong chế độ dinh dưỡng để hạn chế hành vi kích động và thiếu kiểm soát ở trẻ tự kỷ.

9. Giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh hành vi

Trẻ tự kỷ thường có hành vi rập khuôn, giới hạn và lặp đi lặp lại. Việc thay đổi hành vi cho trẻ là điều cần thiết nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi đến trường, phần lớn thời gian trẻ sẽ tiếp xúc với bạn bè và thầy cô. Do đó, giáo viên cần có trách nhiệm hỗ trợ trẻ điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp.

Trước tiên, cần xử lý những hành vi phá phách, quấy nhiễu của trẻ bằng cách đưa trẻ đến nơi yên tĩnh trong 5 – 10 phút. Không nên trừng phạt trẻ bằng cách bắt trẻ quỳ hay úp mặt vào tường. Ở không gian yên tĩnh, hay giải thích cặn kẽ và nhẹ nhàng để trẻ hiểu hành vi của bản thân là chưa đúng, cần phải thay đổi để trở nên tốt hơn.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Thường xuyên tổ chức các trò chơi, chương trình ngoại khóa sẽ giúp trẻ tự kỷ hòa nhập và thay đổi hành vi tiêu cực

Với những hành vi rập khuôn, giáo viên có thể giúp trẻ điều chỉnh bằng cách khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi có sự tương tác với các bạn. Ngoài ra, nên tạo hứng thú cho trẻ bằng cách tổ chức các trò chơi có thưởng.

Trong quá trình học, có thể cho trẻ tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ để trẻ học cách thích nghi và hòa nhập. Khi khả năng thích nghi được cải thiện, trẻ sẽ giảm đáng kể những hành vi định hình và không bị bó buộc phải các hoạt động cứng nhắc.

10. Dạy trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp

Trẻ tự kỷ không hiểu được trạng thái cảm xúc của người khác và cũng không biết cách thể hiện tâm trạng sao cho phù hợp. Thay vì thể hiện cảm xúc qua biểu cảm, ngôn ngữ hình thể và ngữ điệu, trẻ sẽ có những phản ứng kỳ lạ như tự làm đau bản thân, rên rỉ, phát ra những âm thanh vô nghĩa,…

Giáo viên cần dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Khi trẻ có phản ứng bất thường, nên khuyên nhủ trẻ không nên làm như thế và dạy trẻ biểu cảm sao cho phù hợp. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng bằng sự nhẫn nại, giáo viên sẽ giúp trẻ hiểu hơn về cảm xúc và giảm đi các hành vi tiêu cực.

Giáo dục trẻ đặc biệt nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng cần không chỉ thời gian mà còn cả sự nhẫn nại, cảm thông và tình yêu thương vô bờ bến. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, các thầy cô giáo đã được giải đáp băn khoăn giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường cần can thiệp sớm

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời. Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ...

Trò chơi rút gỗ giúp bé phát triển khả năng suy luận, phân tích và rèn luyện sự tập trung
TOP 10 trò chơi trí tuệ cho bé giúp phát triển tư duy toàn diện

Các trò chơi giáo dục thú vị không chỉ khiến bé thích thú, giảm thời gian xem tivi, điện thoại mà còn hỗ trợ trẻ...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ
Top 6 Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả nhất

Trẻ em cần được rèn luyện tư duy logic ngay từ nhỏ nhằm giúp não bộ phát triển khỏe mạnh. Ngoại trừ những đứa trẻ...