10 cách vượt qua nỗi đau bị phản bội để vui vẻ, hạnh phúc hơn
Có khi nào bạn tự hỏi làm thế nào để vượt qua nỗi đau bị phản bội mà vẫn giữ được lòng tin vào cuộc sống? Bước tiếp để tìm lại chính mình là điều mà bạn hoàn toàn có thể làm được.
10 cách vượt qua nỗi đau bị phản bội lấy lại niềm tin
Bị phản bội khiến một người có cảm giác như cả thế giới quanh mình sụp đổ, niềm tin bản thân đã dành trọn cho người khác trở nên vô nghĩa. Những tổn thương đó không chỉ khiến trái tim đau nhói mà còn làm chính mình mất niềm tin vào mọi mối quan hệ. Càng yêu nhiều, càng tin tưởng sâu thì sự đau khổ lại càng tột cùng.
Hơn nữa, nỗi đau bị phản bội là cú sốc khiến nhiều người dường như khép mình lại, trở nên hoài nghi và sợ hãi các mối quan hệ mới. Nhưng nỗi đau này không nên là lý do để bản thân đánh mất niềm tin vào chính mình và thế giới xung quanh. Thay vào đó, hãy cho bản mình cơ hội vượt qua, mở lòng và nhận ra rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp.
1. Nâng cao giá trị và hạnh phúc hơn mỗi ngày
Đối mặt với nỗi đau bị phản bội, hãy nhớ rằng bản thân hoàn toàn xứng đáng với hạnh phúc và sự bình yên. Không cần tự dằn vặt, bám lấy những mối quan hệ độc hại, bởi ngoài kia vẫn có những người trân trọng và sẵn lòng yêu thương mình thật sự.
Thay đổi bản thân không phải để chứng tỏ với bất kỳ ai, mà là vì mình xứng đáng với điều tốt đẹp hơn. Làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, phát triển sự nghiệp, theo đuổi đam mê là cách nên thực hiện để bản thân thêm tự tin, trở nên mạnh mẽ, rạng rỡ hơn. Cuộc sống mới mà bạn xây dựng là món quà tự tặng mình sau những mất mát.
Hãy để mỗi ngày trở thành cơ hội cho bản thân khám phá và nuôi dưỡng tình yêu với chính cuộc sống xung quanh. Tình yêu đó xuất phát từ tình yêu với thiên nhiên, nghệ thuật hay bất kỳ điều gì mang lại cho mình niềm vui. Một khi trở nên hạnh phúc hơn, những người đã làm tổn thương bạn sẽ nhận ra và quan trọng nhất là mình đã học được cách yêu thương bản thân.
2. Tha thứ nhưng không cho cơ hội
Tha thứ cho người từng làm bạn đau khổ không có nghĩa là chấp nhận, dung túng cho những sai lầm của đối phương. Sự tha thứ giúp bạn giải thoát bản thân khỏi những gánh nặng cảm xúc và bắt đầu hành trình chữa lành. Nó là một quyết định vì chính mình để buông bỏ và tiếp tục sống một cách trọn vẹn hơn.
Dù việc này có khó khăn thì tha thứ không đòi hỏi bạn phải giữ bất kỳ ai phản bội trong cuộc sống của mình. Nếu người đó không hối hận, không xứng đáng thì điều tốt nhất nên làm là cắt đứt và không cho cơ hội quay lại. Hãy sống cho bản thân, tránh để mình chìm vào sự nghi ngờ hay đau khổ lần nữa.
3. Thay đổi môi trường sống
Bị tổn thương bởi sự phản bội làm cho nhiều người phải thay đổi môi trường sống để tiếp tục duy trì cuộc sống cân bằng.
- Dọn dẹp và sắp xếp lại nhà ở, căn phòng
- Chuyển đến một căn hộ hoặc thành phố mới
- Tìm kiếm và tham gia những hoạt động mới như tham gia câu lạc bộ
- Mua sắm đồ nội thất mới hoặc thay đổi cách bài trí nội thất cũ
- Khám phá những địa điểm mới trong thành phố
- Thêm món đồ trang trí để làm tươi mới không gian sống
- Thay đổi màu sơn tường, trang trí lại nhà cửa
- Đi một con đường khác khi đi làm hoặc đi học
4. Xây dựng mối quan hệ mới khi sẵn sàng
Sau khi trải qua nỗi đau bị phản bội, việc dành thời gian để hàn gắn bản thân là điều cần thiết trước khi bắt đầu mối quan hệ mới. Lao vào tình yêu chỉ để quên đi nỗi đau cũ dễ gây ra tổn thương sâu hơn cho mình và cả người mới đến. Hãy chờ đến khi lòng mình sẵn sàng, khi trái tim đủ lành lặn để trao đi sự tin tưởng một lần nữa.
Một khi đã vượt qua được những vết thương trong quá khứ, bạn có thể mở lòng để đón nhận những mối quan hệ mới với một tinh thần lạc quan hơn. Tìm thấy một người thực sự thấu hiểu và chấp nhận mọi tổn thương của mình là điều không dễ, nhưng không phải là bất khả thi. Hãy để niềm tin vào sự chân thành giúp bạn xây dựng một nền tảng tình cảm mới mẻ và vững chắc.
5. Kết nối lại với gia đình, bạn bè
Cuộc sống sau khi vấp phải những đổ vỡ vẫn luôn có gia đình và bạn bè là điểm tựa vững chắc. Họ là những người luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ để mình nhận ra rằng cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp. Thời gian bên những người thân yêu không chỉ giúp bản thân giải tỏa cảm xúc mà còn mở ra cơ hội chữa lành trong bình yên.
Dù đôi khi bạn cảm thấy khó mở lòng thì sự giúp đỡ từ người thân vẫn tạo nên nhiều thay đổi tích cực. Họ có thể không đưa ra giải pháp cụ thể, nhưng lại có cái ôm ấm áp cùng lời khuyên chân thành cũng đủ để bản thân cảm thấy vững vàng hơn. Với sự đồng hành này, bạn sẽ dần nhận ra mối quan hệ không xứng sẽ không còn sức ảnh hưởng đến mình nữa.
6. Xóa bỏ ký ức về người cũ
Để vượt qua nỗi đau bị phản bội, buông bỏ và dứt khoát với ký ức về người cũ là điều quan trọng nhất. Hạn chế liên lạc, xóa hình ảnh và tránh tiếp xúc với những nơi từng gắn bó giúp bạn giải thoát tâm hồn khỏi cảm xúc tiêu cực. Điều này tạo ra khoảng cách và trở thành cơ hội để bạn tìm lại chính mình.
Xóa bỏ hoàn toàn những kỷ vật, kỷ niệm liên quan đến người cũ sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa lành vết thương. Đừng để những bài hát hay bức ảnh gợi lại nỗi đau làm bản thân thêm tổn thương. Hãy tập trung chăm sóc bản thân và dành thời gian để xây dựng cuộc sống mới tích cực hơn.
7. Đừng tự trách mình
Đừng mãi tự trách mình vì những sai lầm trong một mối quan hệ khi sự phản bội không phải lỗi của bản thân. Khi ai đó chọn phản bội, đó là quyết định của người kia và họ cần chịu trách nhiệm cho hành động đó. Việc tự dằn vặt chỉ đem đến tổn thương và giam mình trong đau khổ.
Thay vì đổ lỗi cho bản thân hay người khác, hãy bình tĩnh nhìn lại mối quan hệ để rút ra bài học cho tương lai. Cuộc sống luôn có những thử thách và nỗi đau bị phản bội cũng là một chặng đường cần vượt qua. Nên coi đó là cơ hội để trưởng thành và tránh được những vết thương sâu hơn trong các mối quan hệ sau này.
Nhìn nhận một cách tích cực, việc phát hiện ra sự thật sớm còn là cơ hội để giải thoát khỏi những điều không xứng đáng. Mất đi một người phản bội là cơ hội để bạn tìm lại chính mình. Vì vậy, hãy tập trung vào những giá trị tốt đẹp và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn.
8. Ưu tiên chăm sóc bản thân
Sau sự phản bội, việc chăm sóc bản thân trở thành chiếc “phao cứu sinh” giúp nhiều người tìm lại sức mạnh tinh thần. Những thói quen tự chăm sóc làm xoa dịu nỗi đau để hồi phục cảm xúc, dịu bớt căng thẳng và tạo dựng khả năng phục hồi trong cuộc sống.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường endorphin, giúp cải thiện tâm trạng
- Ngủ đủ giấc chất lượng để phục hồi sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
- Thiền chánh niệm hoặc tập yoga nên được tập luyện thường xuyên nhằm giảm căng thẳng
- Dành nhiều thời gian hơn ngoài trời để kết nối với thiên nhiên
- Theo đuổi sở thích yêu thích như vẽ tranh, đọc sách, nấu ăn,…
- Du lịch một mình để khám phá bản thân và làm mới tâm hồn
- Nghe nhạc trị liệu để thư giãn và xoa dịu cảm xúc
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể
- Viết nhật ký mỗi ngày để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc
- Thử thách bản thân bằng việc học nhạc cụ mới, ngôn ngữ mới
- Chăm sóc làn da và tóc để cảm thấy tự tin hơn
- Tham gia hoạt động tình nguyện để cảm nhận được ý nghĩa sống và quên đi đau khổ
9. Tìm thú vui làm dịu nỗi đau
Nỗi đau nếu vẫn đeo bám thì tìm một niềm vui mới là biện pháp xoa dịu cảm xúc tiêu cực. Việc làm mới bản thân và khám phá nhiều điều thú vị khác sẽ đem lại năng lượng tích cực, thay đổi tâm trạng và thêm vững bước qua khó khăn. Một số gợi ý sau đây giúp ích rất nhiều trong việc mang lại niềm vui xoa dịu nỗi đau bị phản bội:
- Tham gia lớp học nấu ăn, học nhảy
- Chơi nhạc cụ hoặc nghe những bài nhạc yêu thích
- Đi dạo trong công viên để tận hưởng không khí trong lành
- Theo đuổi sở thích tìm hiểu về các loài chim và ghi chép lại
- Tạo đồ trang sức handmade từ vật liệu tự nhiên
- Viết nhật ký, sáng tác thơ văn, truyện ngắn
- Tổ chức một chuyến đi dã ngoại hoặc cắm trại
- Khám phá các địa phương mới qua các chuyến du lịch
- Tham gia câu lạc bộ thể thao như bóng đá, cầu lông, tennis,…
- Học ngôn ngữ mới để mở rộng tầm hiểu biết
- Rèn luyện bài tập yoga ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời
- Tạo một góc vườn thượng uyển trong nhà để giải trí
- Chơi game online để thư giãn và giảm căng thẳng
10. Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia
Nếu như cảm thấy không thể vượt qua nỗi đau phản bội một mình, hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Bước đi khôn ngoan này sẽ tạo cơ hội để bản thân hiểu sâu hơn về chính mình và thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đang đeo bám. Những trung tâm tư vấn uy tín hiện nay có thể là nơi để bạn bắt đầu hành trình chữa lành.
Sự hỗ trợ từ các chuyên gia mang lại nhẹ nhõm và còn mang đến các bài tập cùng lời khuyên cụ thể. Các kỹ thuật này giúp điều chỉnh cảm xúc và hướng bản thân đến trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với những ai dễ rơi vào trầm cảm, việc này càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Liệu pháp chấn thương do phản bội là phương pháp đặc biệt giúp xử lý các vết thương cảm xúc lớn do việc không chung thủy gây ra. Liệu pháp tạo ra không gian thân thiện để nhiều người thể hiện cảm xúc mà không bị phán xét, Qua đó từng bước vượt qua nỗi đau và cũng là cơ hội để lấy lại lòng tin vào bản thân và bắt đầu hành trình phát triển tích cực.
Hành trình vượt qua nỗi đau bị phản bội là hành trình tìm lại bản thân mình. Mỗi bước đi sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn và biết yêu thương bản thân đúng cách. Hãy để những tổn thương trong quá khứ trở thành động lực cho một tương lai hạnh phúc hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Điều cần làm để vượt qua nỗi đau mất người thân
- Cảm giác bị bỏ rơi trong tình yêu và cách vượt qua
- 12 cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống, đứng lên sau biến cố
Nguồn tham khảo:
- https://chearful.com/get-inspired/blog-detail/7-steps-to-start-healing-from-a-betrayal-1
- https://www.marriage.com/advice/mental-health/how-to-get-over-betrayal-in-a-relationship/
- https://www.annabellepsychology.com/reflections-from-therapy/coping-with-betrayal
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!