12 cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống, đứng lên sau biến cố
Nỗi đau là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống khi ai rồi cũng phải đối mặt với tổn thương, mất mát hay bế tắc. Vậy cách vượt qua nỗi đau là gì? Làm sao để có thể đứng lên sau những biến cố tưởng chừng không thể vượt qua?
12 cách vượt qua nỗi đau, chữa lành sau biến cố
Cuộc sống này không ai là không tránh khỏi những lúc phải đối diện với nỗi đau. Quan trọng là chúng ta chấp nhận rằng những biến cố đó dù đau đớn thì nó vẫn là một phần tất yếu của cuộc đời.
Khi đau khổ đến, nhiều người tìm kiếm sự an ủi từ mọi thứ gần gũi với mình như gia đình, bạn bè và đơn giản là cần thêm thời gian mở lòng để làm dịu đi nỗi đau. Điều này giúp mỗi người được chữa lành dần dần không phải bằng cách quên đi, mà là học cách sống chung với nó.
1. Ngừng kể chuyện khơi lại nỗi đau
Kể đi kể lại một câu chuyện đau buồn khiến nỗi đau ấy kéo dài mãi. Thay vì liên tục nhắc lại quá khứ, hãy chấm dứt nó bằng cách thay đổi câu chuyện. Đôi khi, việc im lặng và sống cho hiện tại lại giúp vơi bớt nỗi buồn và không để tâm trí quay lại quá khứ nhằm có cơ hội chữa lành nhanh hơn.
Nhắc lại nỗi đau nhiều lần không phải là việc nên làm để giải tỏa. Hãy thử dừng lại và hướng đến một mục tiêu mới trong cuộc sống. Điều này không có nghĩa là phải quên đi chuyện xưa mà là chọn cách sống tiếp. Để nỗi đau không chiếm ưu thế, hãy buông bỏ và hướng về những điều tích cực.
2. Thoải mái thể hiện cảm xúc đau buồn
Kìm nén cảm xúc chỉ khiến nỗi đau càng nặng nề hơn. Vì vậy, hãy để mình được khóc, giận dữ, bối rối bởi đó là cách giải tỏa tâm lý hiệu quả. Thể hiện cảm xúc của mình, cảm giác tâm trí được nhẹ nhõm, làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực và mở ra cơ hội để chữa lành.
Không có gì sai khi thể hiện cảm xúc đau buồn, nó chỉ là một phần của quá trình chữa lành. Cảm xúc buồn, mất mát, thất vọng là hoàn toàn tự nhiên mà bạn không cần phải giấu kín chúng. Được sống thật với cảm xúc của mình, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
3. Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia
Nếu nỗi đau trở nên quá lớn để tự đối mặt, tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia là bước đi đúng đắn. Các chuyên gia có thể sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) để giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận về nỗi đau và vượt qua nó. Chuyên gia đưa ra hướng dẫn cụ thể để bạn tự xử lý cảm xúc của mình. Thông qua đó, bạn sẽ học cách đối diện và làm chủ nỗi đau thay vì để nó kiểm soát bản thân.
Chuyên gia cũng hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch trị liệu cá nhân hóa để từng bước vượt qua biến cố. Có như vậy bản thân mới nhìn nhận lại sự việc, học cách chấp nhận và thay đổi tư duy tiêu cực. Nhưng hơn hết, bạn cần mở lòng đón nhận sự giúp đỡ để đứng lên sau mọi đau khổ.
4. Tìm kiếm niềm vui mới
Một niềm vui mới mang lại ánh sáng trong những thời khắc tăm tối. Chính vì vậy, tham gia tìm kiếm sở thích mới, hoạt động giải trí mới sẽ khiến bạn có thêm hứng thú. Niềm vui này chỉ cần là điều gì đó bạn thật sự yêu thích để nỗi đau dần phai mờ.
Niềm vui mới không chỉ đến từ hoạt động vui vẻ mà còn từ cách sống từng ngày. Bạn có thể tìm thấy niềm vui trong những cuộc gặp gỡ với bạn bè, gia đình, học hỏi một điều gì mới. Dù là gì đi chăng nữa, bạn tìm được niềm vui thực sự từ cuộc sống sẽ dần dần làm dịu đi những nỗi buồn.
5. Chăm sóc cho bản thân
Chăm sóc bản thân là yếu tố thiết yếu trong quá trình chữa lành sau cú sốc tinh thần. Việc tạo dựng thói quen mới giúp bạn lấy lại cân bằng và giảm bớt căng thẳng. Dưới đây là một số mẹo để chăm sóc bản thân nhằm duy trì sức khỏe tinh thần lâu dài.
- Ngủ đủ giấc và không ép bản thân phải thức khuya
- Tập các bài thể dục nhẹ, thường xuyên đi bộ hoặc tập yoga
- Tắm bằng nước ấm và thư giãn trong lúc tắm bằng mát xa
- Thực hành chánh niệm, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc
- Ăn uống đủ chất, kể cả đó chỉ là những bữa ăn nhẹ
- Thiền hoặc hít thở sâu làm dịu tâm trí
- Kết nối lại với thiên nhiên thông qua làm vườn, đi dạo ngoài trời
- Nghe bài nhạc yêu thích, xem bộ phim hài, chương trình giải trí
- Viết nhật ký để ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân
- Thử tham gia các lớp học sáng tạo như vẽ tranh, làm đồ thủ công
- Gặp gỡ bạn bè, gia đình để trò chuyện
- Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống đủ nước để cơ thể luôn duy trì năng lượng
- Học cách nói “không” khi không muốn làm gì đó nhằm bảo vệ sức khỏe tổng thể
6. Chia sẻ với người thân
Mở lòng chia sẻ cảm xúc với người thân là lúc bạn được lắng nghe và nhận về được sự an ủi, động viên. Người thân có thể không giải quyết được tất cả nhưng sự hiện diện của họ là liều thuốc quý giá. Đôi khi, chỉ cần một cái ôm cũng giúp bạn thấy bớt cô đơn bởi nỗi buồn.
Việc chia sẻ như vậy giúp bạn không phải chịu đau đớn một mình. Người thân luôn là người mang đến lời khuyên quý giá hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe. Nhưng lúc ấy, bạn không chỉ xoa dịu được nỗi đau mà còn tạo ra kết nối bền chặt với các thành viên trong gia đình.
7. Đi du lịch
Những chuyến đi du lịch sẽ giúp bạn được thư giãn và làm mới lại tinh thần, tạm quên đi những khó khăn. Hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những vùng đất mới là lúc cảm giác nhẹ nhõm thay thế sự u sầu. Mỗi chuyến đi cũng là cơ hội để bạn tìm thấy nguồn cảm hứng mới cho cuộc sống.
Chuyến du lịch đó không nhất thiết phải xa xôi, chỉ cần thay đổi không gian sống cũng đủ để nhận thấy khác biệt. Những địa điểm yên bình như biển, núi, khu nghỉ dưỡng là lựa chọn giúp tâm hồn bạn chữa lành sau những tổn thương. Đôi khi, sự thay đổi cảnh quan chính là bước đệm cần thiết để bạn đứng lên sau biến cố.
8. Viết nhật ký trải nghiệm, biết ơn
Cảm giác đau đớn nhẹ đi khi có thể viết ra những gì mình trải qua như một cách để giải tỏa tâm lý. Đồng thời, hãy viết những điều mình biết ơn dù là nhỏ nhặt để nuôi dưỡng lòng biết ơn với cuộc sống này. Chính sự thực hành mỗi ngày giúp bạn nhìn nhận mọi thứ tích cực hơn, từ đó nhanh chóng phục hồi sau đau khổ.
Nhật ký không chỉ là nơi ghi lại nỗi buồn, mà còn là phương tiện thay đổi tâm trạng. Ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ sẽ dần làm bạn quên đi nỗi đau và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Nhật ký sẽ trở thành người bạn đồng hành giúp vượt qua những thời khắc khó khăn.
9. Hoạt động xã hội
Bạn có thể tham gia vào những nhóm tình nguyện, câu lạc bộ, các buổi gặp gỡ để kết nối với người khác. Mỗi lần tham gia là một lần được cảm nhận sự đồng cảm và sẻ chia có ích cho quá trình chữa lành. Tuy nhiên, đừng chỉ tham gia một cách tẻ nhạt mà hãy duy trì mối quan hệ trong thời gian dài để thấy được hiệu quả thực sự.
Hoạt động xã hội cho thấy bạn là một phần của cộng đồng, mở ra cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Lúc này bạn sẽ được khuyến khích giao tiếp và thể hiện bản thân, bớt đi cảm giác cô đơn. Dù là hoạt động nào đi chăng nữa, chúng đều giúp bạn vượt qua nỗi đau bằng cách tạo dựng sự kết nối.
10. Đặt tên để chế ngự
Phải đối diện với nỗi đau cảm xúc làm con người thấy mơ hồ và lạc lõng. Việc đặt tên cho cảm xúc giúp ta nhận diện và kiểm soát được nó tốt hơn. Một khi nỗi đau được “gắn mác”, cá nhân sẽ không còn thấy bị choáng ngợp bởi chúng nữa.
Đặt tên cho nỗi đau giảm bớt sự mơ hồ mà còn tạo ra khoảng cách cần thiết để ta không bị cảm xúc chi phối. Những cái tên như “nỗi lo âu”, “sự trống rỗng”, “nỗi nhớ” có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về cảm xúc đang diễn ra. Khi đã xác định được nó, bạn có thể đối diện với nỗi đau một cách nhẹ nhàng hơn, như thể đang trò chuyện với chính cảm xúc của mình.
11. Quản lý vấn đề về giấc ngủ
Cảm giác lo lắng, bất an, ác mộng thường xuyên khiến cho việc nghỉ ngơi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện giấc ngủ của mình với một vài mẹo đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:
- Bật đèn mờ trong phòng nếu khó ngủ trong bóng tối hoàn toàn
- Ôm thú cưng, đồ chơi mềm để cảm thấy an toàn hơn
- Nghe âm nhạc thư giãn, tiếng thiên nhiên khi chìm vào giấc ngủ
- Thực hiện các bài tập thở nhẹ nhàng để thư giãn tâm trí
- Sử dụng kem dưỡng da tay trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thư giãn
- Đọc sách, nghe podcast nhẹ nhàng để giảm lo âu
12. Sáng tạo và giải trí
Thực tế, việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo và giải trí giúp bạn bận rộn, giảm bớt căng thẳng và quên đi phần nào cảm giác đau buồn. Không nhất thiết phải tạo ra sản phẩm hoàn hảo, mà quan trọng là thể hiện bản thân qua hoạt động giúp bạn tập trung vào hiện tại.
- Sáng tác nhạc, nghe nhạc yêu thích
- Viết nhật ký hoặc viết thơ
- Đọc sách, tiểu thuyết, xem bộ phim yêu thích
- Vẽ tranh, phác họa, làm tượng
- Khiêu vũ tự do theo nhịp điệu yêu thích
- Thực hiện trò chơi các câu đố, sách tô màu
- Chơi nhạc cụ như guitar, piano, đàn tranh
- Tham gia vào nhóm sáng tạo, hội họa hoặc thủ công
- Tạo hình ảnh, chụp bức ảnh giúp thư giãn tâm trí
Vượt qua nỗi đau là một hành trình dài và đầy thử thách, nhưng mỗi bước đi trên con đường ấy đều giúp ta trở nên kiên cường hơn. Cách vượt qua nỗi đau đó không chỉ là việc tìm lại niềm vui mà còn là quá trình tự chữa lành, để rồi mỗi lần vấp ngã ta lại mạnh mẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 11 Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ thoải mái hơn
- 10 cách thoát khỏi trầm cảm tại nhà, không cần thuốc
- 12 cuốn sách cho người trầm cảm đọc để tìm lại chính mình
Nguồn tham khảo:
- https://www.acfmw.com/how-to-cope-with-emotional-pain
- https://eddinscounseling.com/cope-with-emotional-pain/
- https://www.choosingtherapy.com/healing-from-trauma/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!