Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những hình thức trị liệu tâm lý phổ biến, được đánh giá cao về hiệu quả, áp dụng được cho nhiều loại rối loạn tâm thần. Liệu pháp này giúp cá nhân nhận diện được những suy nghĩ tự động tiêu cực và tập trung thay đổi các mô thức hành vi không lành mạnh.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là gì?

Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) là hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn. Được sử dụng để nhận diện các suy nghĩ, hành vi và cảm xúc tiêu cực hoặc không hiệu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Từ đó tập trung vào việc thay đổi các nhận thức, hành vi tiêu cực, không có ích này theo hướng tích cực để cải thiện cảm xúc, sức khỏe tâm thần.

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn giúp cá nhân nhận diện và thay đổi các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực
Liệu pháp nhận thức hành vi là hình thức trị liệu giúp cá nhân nhận diện và thay đổi các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực

Liệu pháp này được khởi xướng bởi Watson, được J.Wolpe tiếp tục nghiên cứu phát triển và hoàn thành trọn vẹn liệu pháp. Sau lại được Aaron Beck, Ellis, Bandura và Meichenbaum tiếp tục phát triển. Hiện nay, CBT là một trong những liệu pháp trị liệu tâm lý được ứng dụng rộng rãi trong việc cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Các loại liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) không phải là một phương pháp đơn lẻ. CBT là một nhóm các phương pháp trị liệu có cùng nguyên tắc nhưng được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Một số thể phổ biến của CBT có thể kể đến như:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi chuẩn (Standard CBT): Tập trung vào việc nhận diện, thay đổi các suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Được sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
  • Liệu pháp nhận thức dựa trên tập trung chánh niệm (MBCT): Giúp người trị liệu phát triển thái độ không phán xét đối với suy nghĩ, hành vi và cảm xúc, từ đó đối phó tốt hơn với các trải nghiệm tiêu cực.
  • Liệu pháp nhận thức dành cho trẻ em (CBT for kids): Bản thiết kế đặc biệt cho trẻ em và thanh thiếu niên với các kỹ thuật và ngôn ngữ được điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ ở độ tuổi này.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi đối xử (DBT): Phù hợp với người rối loạn nhân cách biến thái, người có hành vi tự hại, có cảm xúc cực đoan.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Được thiết kế để điều trị các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Liệu pháp giải quyết vấn đề (PST): Tập trung vào việc giúp cá nhân phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm đối phó với các thách thức trong cuộc sống.
  • Liệu pháp đoạn tuyệt: Được sử dụng trong điều trị các rối loạn lo âu để giảm bớt phản ứng lo âu của cá nhân.

→Xem thêmTrầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Nội dung của liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

CBT tập trung vào việc điều chỉnh các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh trong hiện tại của cá nhân, từ đó đưa ra phương pháp thay đổi phù hợp để điều chỉnh cảm xúc, cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể. CBT là hình thức trị liệu ngắn, có cấu trúc, có mục tiêu rõ ràng.

CBT tập trung vào việc điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực, phát triển kỹ năng đối phó với tình huống gây lo âu
CBT tập trung vào việc điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực, phát triển kỹ năng đối phó với tình huống gây lo âu

1. Mục tiêu thực hiện

Mục tiêu chính của CBT là giúp người trị liệu nhận diện được các mô thức suy nghĩ, hành vi tiêu cực, không có ích và thay đổi theo hướng tích cực. Các mục tiêu cụ thể mà CBT hướng tới:

  • Nhận diện suy nghĩ tiêu cực: Giúp người nhận trị liệu nhận diện các suy nghĩ tự động, tiêu cực mà họ không nhận thức được.
  • Cải thiện nhận thức: Dạy kỹ năng đánh giá tính hợp lý của các suy nghĩ, cảm xúc, giúp họ tạo ra các nhìn khách quan và cân bằng hơn.
  • Thay đổi hành vi: Khuyến khích phát triển các hành vi lành mạnh và loại bỏ, giảm bớt những phản ứng thái quá hoặc các hành vi không lành mạnh.
  • Cải thiện chức năng tình cảm: Cung cấp các công cụ để người nhận trị liệu hiểu, quản lý cảm xúc của mình để tăng cường kiểm soát cảm xúc. Đồng thời dạy họ kỹ năng để đối mặt căng thẳng.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Bằng cách phát triển khả năng thích ứng, đối phó với các thay đổi, thách thức của cuộc sống. Cải thiện kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, phục hồi và phát triển các mối quan hệ.
  • Phòng ngừa tái phát: Trang bị các kỹ năng cần thiết để duy trì những cải thiện và ngăn ngừa sự tái phát của các vấn đề tâm lý trong tương lai.

2. Thời gian trị liệu

Thông thường liệu trình trị liệu của liệu pháp nhận thức hành vi sẽ kéo dài từ 16 – 20 buổi. Mỗi phiên trị liệu kéo dài từ 50 – 60 phút, thực hiện 1 lần/tuần hoặc 2 tuần 1 lần. Tuy nhiên, số buổi trị liệu có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, mục tiêu của người nhận trị liệu.

CBT cho phép nhà trị liệu được phép điều chỉnh số lượng phiên sao cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể. Trong đó, các vấn đề càng nghiêm trọng, phức tạp thì thời gian điều trị càng dài.

3. Phạm vi ứng dụng

CBT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, được chứng minh là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm thần. CBT có thể sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn để cá nhân tập trung vào những suy nghĩ và niềm tin hiện tại.

CBT được sử dụng trong trị liệu tâm lý với các vấn đề như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Tâm thần phân liệt
  • Nghiện
  • Vấn đề tức giận
  • Cơn hoảng loạn
  • Nỗi sợ hãi…

Liệu pháp nhận thức hành vi đôi khi cũng được sử dụng trong điều trị các vấn đề như:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Đau xơ cơ
  • Đau mãn tính
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Vấn đề liên quan đến lạm dụng rượu bia…

Quy trình thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi

CBT là liệu pháp trị liệu tâm lý ngắn hạn, có cấu trúc và mục đích rõ ràng. Tùy thuộc vào vấn đề cụ thể mà cá nhân phải đối mặt mà thời gian trị liệu sẽ được điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với từng cá nhân cụ thể.

CBT có cấu trúc và mục tiêu rõ ràng, có thể tùy chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng cá nhân cụ thể
CBT có cấu trúc và mục tiêu rõ ràng, có thể tùy chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng cá nhân cụ thể

Các bước chính trong quy trình thực hiện CBT bao gồm:

  • Bước 1  Đánh giá ban đầu: Tiến hành thu thập thông tin, trao đổi về mục tiêu mong muốn đạt được. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tin cậy giữa nhà trị liệu và người nhận trị liệu.
  • Bước 2 – Xác định vấn đề và mục tiêu: Nhận diện các suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tiêu cực, vô ích mà cá nhân muốn thay đổi. Đặt ra mục tiêu điều trị cụ thể, thiết lập các mục tiêu nhỏ từng phần để hướng đến mục tiêu lớn.
  • Bước 3 –  Thấu hiểu và phân tích: Giúp cá nhân hiểu được cách suy nghĩ ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc và hành vi. Nhận diện, phân tích các suy nghĩ tiêu cực xuất hiện ở người nhận trị liệu.
  • Bước 4 – Thách thức và thay đổi suy nghĩ: Sử dụng câu hỏi để người nhận trị liệu xem xét lại các giải định và niềm tin của mình. Hỗ trợ cá nhân thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực và thực tế.
  • Bước 5 –  Thay đổi hành vi: Khuyến khích người nhận trị liệu áp dụng các kỹ năng, hành vi mới vào đời sống. Giao bài tập về nhà để khuyến khích cá nhân thực hành kỹ năng trị liệu được học.
  • Bước 6 – Đánh giá và tái đánh giá: Theo dõi tiến trình, điều chỉnh kế hoạch trị liệu khi cần thiết.
  • Bước 7 – Kết thúc trị liệu: Kết thúc liệu pháp khi đã đạt được mục tiêu, lên kế hoạch duy trì kết quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nguyên tắc của liệu pháp nhận thức hành vi

CBT hoạt động dựa trên cốt lõi cảm xúc và những suy nghĩ ảnh hưởng đến hành vi của con người. Mục đích trị liệu chính là hỗ trợ để cá nhân nhận diện được những cảm xúc, hành vi tiêu cực, không có ích, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.

Liệu pháp nhận thức hành vi đòi hỏi phải có sự phối hợp cá nhân với nhà trị liệu
Liệu pháp nhận thức hành vi đòi hỏi phải có sự phối hợp cá nhân với nhà trị liệu

CBT hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Các kỹ thuật, chiếc lược của CBT được xây dựng trên bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học
  • Cốt lõi của CBT là sự liên quan mật thiết giữa suy nghĩ, hành vi và cảm xúc
  • CBT tập trung vào việc thay đổi các suy nghĩ tiêu cực, tạo ra những cảm xúc, hành vi tích cực
  • Chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra trong đời sống hiện tại, không đào sâu vào quá khứ
  • Điều trị ngắn hạn, từ 5 – 20 phiên, không kéo dài
  • Đòi hỏi sự tham gia tích cực của người nhận trị liệu, cá nhân cần phải sẵn sàng thay đổi
  • Chuyên gia là người đồng hành, hỗ trợ không phải là người chỉ đạo
  • Tập trung phát triển kỹ năng thực tế, phù hợp với từng cá nhân cụ thể, áp dụng được trong đời sống hàng ngày, không dạy lý thuyết trừu tượng.

Đánh giá ưu – nhược điểm

Mỗi liệu pháp điều trị đều sở hữu các ưu nhược điểm riêng. Việc đánh giá ưu và nhược điểm của một phương pháp trị liệu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan chính xác. Từ đó xác định được liệu pháp phù hợp với trường hợp nào, có thể mang lại hiệu quả cho vấn đề tâm lý mà chúng ta đang gặp phải hay không.

Ưu điểm:

  • Được chính minh là có hiệu quả đối với trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống…
  • Thời gian điều trị ngắn, thường kéo dài từ 5 – 20 buổi, không gây mệt mỏi
  • Tính thực tiễn cao, cung cấp nhiều kỹ năng và chiếc lược cụ thể, áp dụng được trong nhiều tình huống
  • Kết quả dễ dàng đo lường, có thể điều chỉnh linh hoạt dựa theo tiến bộ của người được trị liệu
  • Chi phí phải chăng, mức độ an toàn cao, có thể không cần dùng thuốc điều trị.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp cho tất cả mọi người
  • Người được trị liệu cần cam kết tích cực tham gia
  • Chủ yếu tập trung vào hiện tại, không đi sâu vào quá khứ
  • Đòi hỏi nhà trị liệu phải có kỹ năng chuyên môn cao
  • Không phù hợp với người cố chấp, không sẵn lòng thay đổi.

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là một trong những hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn, được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy vào tình trạng, mức độ của cá nhân mà nhà trị liệu sẽ lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp và điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liệu pháp đi bộ nói chuyện có thể giúp người được trị liệu cảm thấy thoải mái, dễ mở lòng hơn
Liệu pháp đi bộ và nói chuyện trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện là một trong những hình thức trị liệu được nhiều chuyên gia tâm lý áp dụng. Phương pháp...

Mục tiêu của phương pháp này là giải quyết các xung đột trong tâm thức
Liệu pháp phân tâm học là gì? Áp dụng khi nào?

Liệu pháp phân tâm học là liệu pháp trị liệu tâm lý đặc biệt phù hợp với các tình trạng rối loạn loạn tâm thần...

Liệu pháp nhân văn là phương pháp tập trung khuyến khích phát triển cá nhân
Tìm hiểu về liệu pháp nhân văn (Humanistic Therapy)

Liệu pháp nhân  văn là một nhóm các phương pháp trị liệu tập trung vào việc phát triển tiềm năng, khả năng độc đáo, phẩm...

Quy trình thực hiện có thể được điều chỉnh linh hoạt theo mức độ vấn đề, mục tiêu trị liệu
Liệu pháp gia đình là gì? Ứng dụng trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp gia đình là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào tạo ra một môi trường gia đình thân...