Bài test rối loạn lo âu – Kiểm tra và đánh giá mức độ tại nhà

Các bài test rối loạn lo âu có thể giúp bạn sàng lọc, kiểm tra và đánh giá mức độ lo âu tại nhà, từ đó nhận biết phần nào về tình trạng rối loạn của bản thân. Bài test do cá nhân tự đánh giá và thực hiện, mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. 

Bài test rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một nhóm các rối loạn đặc trưng bởi tình trạng lo lắng, sợ hãi quá mức với các triệu chứng kéo dài trên 6 tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân. Người mắc chứng rối loạn lo âu thường có các triệu chứng thần kinh tự chủ như khó chịu, bứt rứt không yên, đau đầu, hồi hộp, cảm giác bóp nghẹn ở ngực, vã mồ hôi, khô miệng…

Bài test rối loạn lo âu là công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu mà một người đang trải qua
Bài test rối loạn lo âu là công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu mà một người đang trải qua

Rối loạn lo âu có nhiều loại khác nhau như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh sợ xã hội, rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Điểm chung của các rối loạn này chính là tình trạng lo lắng, sợ hãi kéo dài, không thể kiểm soát và không cân xứng với tình huống thực tế.

Bài test rối loạn lo âu (Anxiety Disorder Test) là một loạt các câu hỏi tự kiểm tra, được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu của một người. Với bài test này, cá nhân có thể tự thực hiện tại nhà để kiểm tra mức độ lo âu của bản thân. Bài test cũng thường được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng làm công cụ hỗ trợ để sàng lọc và đánh giá mức độ rối loạn lo âu của một người.

5 Bài test rối loạn lo âu miễn phí, dễ thực hiện tại nhà

Sự căng thẳng, lo âu, rối bời trong cảm xúc khiến bạn không thể nhìn nhận rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Lúc này, các bài test rối loạn lo âu sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tự đánh giá mức độ lo âu của mình một cách khách quan chính xác. Các câu hỏi trong bài test rất đơn giản, bạn chỉ cần đọc câu hỏi một cách cẩn thận và lựa chọn câu trả lời mô tả đúng nhất vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Dưới đây là một số bài test rối loạn lo âu giúp kiểm tra và đánh giá mức độ lo âu chính xác:

1. Bài test rối loạn lo âu tổng quát 7 mục (GAD-7)

Bài test rối loạn lo âu tổng quát GAD-7 được phát triển bởi Tiến sĩ Robert L.Spitzer, Jannet BW Williams, Kurt Kroenke và các cộng sự. Thang đo rối loạn lo âu tổng quát GAD-7 được xây dựng dựa trên tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu của DMS-4. Có đặc tính trắc nghiệm tâm lý, câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, tính chính xác cao.

Bài test rối loạn lo âu GAD có 7 đề mục, được đánh giá cao về độ chính xác
Bài test rối loạn lo âu GAD có 7 đề mục, được đánh giá cao về độ chính xác

Bài test gồm có 7 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 đáp án lựa chọn (chỉ được chọn 1 đáp án). Để thực hiện bài test, bạn tiến hành đọc cẩn thận các câu hỏi, lựa chọn câu trả lời mô tả chính xác nhất tình trạng mà bạn gặp phải trong 2 tuần qua.

Trong 2 tuần qua, mức độ thường xuyên của các vấn đề mà bạn gặp phải như thế nào? Không có Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
1.Bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng 0 1 2 3
2. Bạn không thể ngừng lo lắng, căng thẳng hoặc không thể kiểm soát được sự lo lắng của mình 0 1 2 3
3. Bạn cảm thấy lo lắng quá mức về nhiều vấn đề 0 1 2 3
4. Bạn thấy khó thư giãn 0 1 2 3
5. Bạn bồn chồn đến mức không thể ngồi yên 0 1 2 3
6. Bạn cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh 0 1 2 3
7. Bạn cảm thấy sợ hãi, có cảm giác như một điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra 0 1 2 3

Sau khi thực hiện bài test, bạn tiến hành cộng điểm cho từng câu hỏi và đối chiếu với kết quả dưới đây:

  • Từ 0 – 4 điểm: Lo lắng tối thiểu, không có biểu hiện rối loạn lo âu
  • Từ 5 – 9 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nhẹ
  • Từ 10 – 14 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ vừa phải
  • Từ 15 điểm trở lên: Bạn rối loạn lo âu nghiêm trọng.

2. Bài test rối loạn lo âu tổng quát 2 mục GAD-2

Thang đo rối loạn lo âu tổng quát GAD-2 là bản rút gọn của GAD-7. Đây là phiên bản ngắn, chỉ sử dụng 2 câu hỏi đầu tiên trong GAD-7. GAD-2 được sử dụng như một công cụ hiệu để sàng lọc rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và rối loạn xã hội. Độ nhạy của GAD trong sàng lọc rối loạn lo âu tổng quát là 86%.

Bài test gồm 2 câu hỏi sau:

1. Trong 2 tuần qua, mức độ thường xuyên của cảm giác lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng ở bạn như thế nào?

  • 0 điểm – Không có cảm giác gì
  • 1 điểm – Nhiều ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số ngày
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày trong 2 tuần qua đều lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng

2. Trong 2 tuần qua, bạn không thể ngừng hoặc không thể kiểm soát sự lo lắng của bạn thân.

  • 0 điểm – Không có
  • 1 điểm – Nhiều ngày
  • 2 điểm – Hơn một nửa số ngày
  • 3 điểm – Gần như mỗi ngày đều không thể ngừng lo lắng hoặc không thể kiểm soát sự lo âu, căng thẳng

Sau khi hoàn thành bài test, bạn tiến hành cộng tổng số điểm của tất cả các câu hỏi. Kết quả như sau:

  • Dưới 3 điểm: Bạn không có vấn đề bất thường
  • Trên 3 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu, cần được đánh giá thêm.

3. Bài test rối loạn lo âu ZUNG (SAS)

Bài test rối loạn lo âu ZUNG là công cụ được sử dụng để sàng lọc và đánh giá chứng rối loạn lo âu. Bài test được phát triển bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Tâm thần William WK Zung. Bài test được thiết kế để đánh giá các triệu chứng rối loạn lo âu, được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám chuyên sâu về sức khỏe tâm thần.

Bài test rối loạn lo âu ZUNG có 20 đề mục để tự đánh giá mức độ lo âu
Bài test rối loạn lo âu ZUNG có 20 đề mục để tự đánh giá mức độ lo âu

SAS là thang đo tự đánh giá rối loạn lo âu gồm có 20 đề mục, mỗi đề mục sẽ có 4 đáp án lựa chọn. Bạn cần đọc thật cẩn thận các đề mục và lựa chọn duy nhất 1 câu trả lời cho mỗi câu, mô tả gần giống nhất với tình trạng mà bạn gặp phải trong 2 tuần gần đây. Bài test như sau:

Mức độ thường xuyên của các vấn đề bạn gặp phải trong 2 tuần gần đây Không có Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
1. Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hơn bình thường 0 1 2 3
2. Cảm thấy sợ hãi không rõ nguyên nhân 0 1 2 3
3. Dễ buồn bực và cảm thấy hoảng loạn 0 1 2 3
4. Tôi cảm thấy mình đang suy sụp và vụn vỡ 0 1 2 3
5. Tôi cảm thấy mọi thứ đều ổn và không có điều gì xấu sẽ xảy ra 3 2 1 0
6. Tay và chân tôi đang run rẩy 0 1 2 3
7. Tôi có cảm giác đau đầu, đau lưng, đau cổ 0 1 2 3
8. Tôi thấy sức khỏe mình yếu và dễ mệt mỏi 0 1 2 3
9. Tôi thấy mình đang rất bình tĩnh và có thể ngồi yên 3 2 1 0
10. Tôi thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường 0 1 2 3
11. Tôi thấy chóng mặt, khó chịu 0 1 2 3
12. Tôi có cảm giác mình muốn ngất xỉu 0 1 2 3
13. Tôi có thể hít thở một cách dễ dàng 3 2 1 0
14. Tôi cảm giác tê, ngứa ở các ngón tay, ngón chân 0 1 2 3
15. Tôi bị đau bụng hoặc khó tiêu 0 1 2 3
16. Tôi đi tiểu nhiều hơn bình thường 0 1 2 3
17. Tay tôi lạnh và ẩm ướt 0 1 2 3
18. Tôi có cảm giác mặt mình nóng và đỏ bừng 0 1 2 3
19. Tôi dễ ngủ và ngủ ngon vào ban đêm 3 2 1 0
20. Tôi gặp ác mộng 0 1 2 3

Khi đã hoàn thành tất cả các đề mục, bạn tiến hành cộng tổng điểm các đề mục và đối chiếu với kết quả dưới đây:

  • Điểm dưới 40: Bạn không có biểu hiện rối loạn lo âu
  • Số điểm từ 41 – 50: Bạn có dấu hiệu lo âu mức độ nhẹ
  • Số điểm từ 51 – 60: Bạn có biểu hiện lo âu mức mức độ vừa
  • Số điểm từ 61 – 70: Bạn có biểu hiện lo âu mức độ nặng
  • Số điểm từ 71 – 80: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu nghiêm trọng.

4. Bài test rối loạn lo âu DASS 21

Bài test DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale) là công cụ để sàng lọc, đánh giá trầm cảm – rối loạn lo âu  – stress. Công cụ được thiết kế cho người có triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc đang trải qua những tình huống căng thẳng, áp lực trọng cuộc sống hoặc gia đình.

Thang đo đánh giá trầm cảm lo âu stress DASS 21 được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales. Bài test gồm 7 câu hỏi đánh giá triệu chứng lo âu, 7 câu hỏi đánh giá triệu chứng trầm cảm và 7 câu hỏi đánh giá triệu chứng stress. Vì chúng ta chỉ test rối loạn lo âu nên bạn chỉ cần trả lời 7 câu hỏi đánh giá triệu chứng lo âu.

Trong 2 tuần gần đây, mức độ thường xuyên của các vấn đề dưới đây mà bạn gặp phải như thế nào? Không bao giờ Đôi khi Thường xuyên Gần như luôn luôn
1. Tôi thấy mình bị khô miệng 0 1 2 3
2. Tôi cảm thấy khó khăn trong việc hít thở 0 1 2 3
3. Tay hoặc chân tôi bị run 0 1 2 3
4. Tôi lo lắng về những tình huống có thể gây hoảng sợ hoặc khiến tôi bị cười cợt 0 1 2 3
5. Tôi có cảm giác hoảng loạn 0 1 2 3
6. Tôi nghe rõ tiếng nhịp tim của mình dù chẳng làm việc gì cả 0 1 2 3
7. Tôi hay sợ hãi vô cớ 0 1 2 3

Kết quả bài test:

  • Điểm từ 0 – 7: Bạn không có biểu hiện rối loạn lo âu
  • Điểm từ 8 – 9 : Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nhẹ
  • Điểm từ 10 – 14: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ vừa
  • Điểm từ 15 – 19: Bạn đang lo âu mức độ nặng
  • Điểm trên 20: Bạn lo âu mức độ nghiêm trọng.

5. Bài test rối loạn lo âu Beck

Thang đo lo âu Beck (Beck Anxiety Inventory – BAI) bộ câu hỏi gồm 21 đề mục, được sử dụng để sàng lọc và đánh giá mức độ rối loạn lo âu. Bài test được phát triển bởi Aaron T.Beck, Giáo sư, bác sĩ tâm thần người Mỹ và các cộng sự. Bài test được sử dụng để cá nhân tự đánh giá nhằm phát hiện tình trạng rối loạn lo âu của bản thân.

Các bài test Beck có độ nhạy và tính đặc hiệu cao, thường được bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán
Các bài test Beck có độ nhạy và tính đặc hiệu cao, thường được bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán
Trong tuần qua, mức độ các triệu chứng mà bạn gặp phải dưới đây như thế nào? Không có Nhẹ  Vừa  Nghiêm trọng
1. Cảm thấy tê hoặc ngứa ran (tay, chân) 0 1 2 3
2. Cảm thấy nóng nực 0 1 2 3
3. Chân bị run 0 1 2 3
4. Cảm giác không thể thư giãn 0 1 2 3
5. Sợ hãi, lo lắng, linh cảm rằng có điều gì đó tồi tệ sắp đến 0 1 2 3
6. Chóng mặt hoặc choáng váng 0 1 2 3
7. Tim đập nhanh 0 1 2 3
8. Cảm giác mất kiểm soát với  sự lo lắng, sợ hãi của bản thân 0 1 2 3
9. Cảm thấy sợ hãi 0 1 2 3
10. Tay run rẩy 0 1 2 3
11. Có cảm giác hoảng sợ 0 1 2 3
12. Cảm thấy nghẹt thở, gặp khó khăn với việc hít thở 0 1 2 3
13. Khó thở 0 1 2 3
14. Run hoặc rùng mình 0 1 2 3
15. Đồ nhiều mồ hôi mặc dù không vận động hoặc nhiệt độ môi trường không cao 0 1 2 3
16. Choáng váng, đứng không vững 0 1 2 3
17. Sợ hãi đến mức mất kiểm soát 0 1 2 3
18. Mặt nóng và đỏ bừng 0 1 2 3
19. Cảm giác cơ bắp nhức mỏi 0 1 2 3
20. Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc 0 1 2 3
21. Buồn nôn, dạ dày khó chịu 0 1 2 3

Sau khi đã hoàn thành hết 21 đề mục, bạn tiến hành cộng tổng điểm của tất cả các mục và đối chiếu với kết quả dưới đây:

  • Từ 0 – 7 điểm: Lo âu bình thường
  • Từ 8 – 15 điểm: Lo âu mức độ nhẹ
  • Từ 16 – 25 điểm: Lo âu mức độ vừa phải
  • Từ 26 – 63 điểm: Lo âu mức độ nghiêm trọng.

Khi nào nên thực hiện bài test rối loạn lo âu?

Bài test rối loạn lo âu là bộ câu hỏi tự kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện và đánh giá mức độ lo âu mà một người đang trải qua, từ đó có hướng xử lý phù hợp. Các bài test có câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu, mỗi câu hỏi điều kèm theo đáp án để cá nhân lựa chọn mức độ.

Bài test giúp người thực hiện tự đánh giá và xác định mức độ lo âu của bản thân. Giúp phát hiện sớm rối loạn lo âu trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Ngoài ra, bài test còn là công cụ hỗ trợ quá trình chẩn đoán, được các chuyên gia tâm lý, bác sĩ, sử dụng để sàng lọc rối loạn lo âu, theo dõi quá trình điều và đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp.

Bạn có thể cân nhắc thực hiện bài test khi có các biểu hiện như:

  • Lo lắng quá mức về những vấn đề nhỏ nhặt
  • Đầu óc căng thẳng, khó khăn trong việc thư giãn
  • Có các triệu chứng như đổ mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ, thường thức giấc do lo lắng
  • Sợ hãi trước các tình huống xã hội
  • Cảm giác lo âu ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ.

Kết quả bài test rối loạn lo âu có chính xác không?

Bạn cần lưu ý rằng, các bài test rối loạn lo âu chỉ là những câu hỏi để bạn tự kiểm tra, đánh giá mức độ lo âu của mình. Kết quả bài test không thể thay thế cho chẩn đoán y khoa, có thể có sự khác biệt so với kết quả chẩn đoán của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Các bài test có thể cung cấp các thông tin hữu ích về mức độ lo âu của chúng ta. Tuy nhiên, không thể chắc chắn về độ chính xác của kết quả bài test. Vì bài test do cá nhân tự thực hiện nên nó mang tính chủ quan cao, kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi sự hiểu biết của cá nhân về bản thân hoặc tình trạng rối loạn lo âu.

Kết quả chỉ phản ánh trạng thái lo âu tại thời điểm cá nhân thực hiện bài test. Cảm giác căng thẳng và mức độ lo âu có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Bài test chỉ là công cụ hỗ trợ, cung cấp cái nhìn khái quát về mức độ lo âu, không thể đánh giá toàn diện sức khỏe tâm lý. Một số bài test như GAD-7, BAI được chứng minh là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng chỉ mang tính chất ước tính, không thể đưa ra kết quả chính xác.

Có rất nhiều bài test rối loạn lo âu giúp bạn đánh giá mức độ lo âu của bản thân. Nếu kết quả của bài test cho thấy bạn đang có biểu hiện rối loạn lo âu, cách tốt nhất là chúng ta nên sớm thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7306644/
  • https://screening.mhanational.org/screening-tools/anxiety/

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tâm lý trị liệu là gì? Vai trò và các phương pháp hiện nay

Trên lâm sàng tâm thần học, ngoài liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý (còn gọi là tâm lý trị liệu) đóng vai trò...

Liệu pháp tâm động học là hình thức trị liệu trò chuyện chuyên sâu để khám phá trải nghiệm quá khứ của cá nhân
Liệu pháp tâm động học là gì? Thông tin cần biết

Liệu pháp tâm động học là một trong những hình thức trị liệu tâm lý phổ biến nhất hiện nay. Liệu pháp được áp dụng...

Liệu pháp đi bộ nói chuyện có thể giúp người được trị liệu cảm thấy thoải mái, dễ mở lòng hơn
Liệu pháp đi bộ và nói chuyện trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp đi bộ và nói chuyện là một trong những hình thức trị liệu được nhiều chuyên gia tâm lý áp dụng. Phương pháp...

Tiến sĩ giáo dục Đinh Thanh Tuyến chia sẻ về phương pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam với phương pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc đã giúp cho hàng ngàn khách...