Bài test rối loạn cảm xúc miễn phí, thực hiện online tại nhà

Bài test rối loạn cảm xúc là công cụ đắc lực giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của mình. Quiz test rối loạn cảm xúc chỉ là những câu hỏi tự đánh giá ngắn gọn, đơn giản, là các gợi ý ban đầu để bạn xác định vấn đề mà mình đang gặp phải, không có giá trị về mặt y khoa và không thể thay thế chẩn đoán từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Bài test rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc còn gọi là rối loạn tâm trạng, rối loạn tình cảm, một thuật ngữ đề cập đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần liên quan đến cảm xúc. Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, rối loạn cảm xúc bao gồm các vấn đề tâm lý mà mọi người có phản ứng cảm xúc không thích hợp với tình huống thực tế.

Bài test rối loạn cảm xúc là bộ câu hỏi để cá nhân tự thực hiện nhằm phát hiện tình trạng rối loạn cảm xúc của bản thân
Bài test rối loạn cảm xúc là bộ câu hỏi để cá nhân tự thực hiện nhằm phát hiện tình trạng rối loạn cảm xúc của bản thân

Những cảm xúc vui vẻ, phấn khích, buồn bã, hụt hẫng… rất thường gặp, thường đan xen xuất hiện trong cuộc đời. Tuy nhiên, rối loạn cảm xúc lại khiến bạn trải qua 2 hình thái cảm xúc là hưng cảm (hưng phấn, kích thích quá mức) và trầm cảm (buồn bã, bi quan) hoặc xen lẫn cả hai hình thái cảm xúc.

Có 2 loại rối loạn cảm xúc phổ biến nhất là:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bài test rối loạn cảm xúc là một loạt các câu hỏi được đưa ra để cá nhân tự lựa chọn câu trả lời, nhằm phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn cảm xúc như rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực trầm cảm… Các bài test cũng thường được sử dụng làm công cụ để hỗ trợ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý trong việc sàng lọc, phát hiện rối loạn tâm trạng, đánh giá mức độ tình trạng và theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị.

Ai nên thực hiện bài test rối loạn cảm xúc?

Rối loạn cảm xúc, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng về tâm trạng, làm gián đoạn cuộc sống, công việc, ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn. Những đối tượng nên thực hiện bài test bao gồm:

  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên
  • Người thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản không rõ nguyên nhân
  • Người có những thay đổi đột ngột về cảm xúc, từ cực kỳ hưng phấn sang cực kỳ buồn bã hoặc ngược lại
  • Người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có hành vi kích động hoặc giận dữ quá mức
  • Người đang hoặc đã trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống như ly hôn, thất nghiệp, mất người thân…
  • Người được người khác nhận thấy có các thay đổi trong hành vi hoặc cảm xúc…

3 Bài test rối loạn cảm xúc miễn phí, dễ thực hiện tại nhà

Rối loạn cảm xúc có 2 loại chính là trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Vì thế các bài test dưới đây chủ yếu được dùng để test rối loạn lưỡng cực và trầm cảm.

1. Bài test rối loạn cảm xúc MDQ

Bài test rối loạn cảm xúc MDQ (Mood Disorder Questionnaire) được phát triển bởi Bác sĩ Robert M. A Hirschfeld cùng các cộng sự vào cuối thập niên 1990. Bài test được thiết kế để phát hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder), bao gồm các câu hỏi về các triệu chứng điển hình của rối loạn lưỡng cực như sự thay đổi về năng lượng, hành vi, tâm trạng.

Bài test rối loạn cảm xúc MDQ gồm 3 đề mục lớn để cá nhân tự đánh giá
Bài test rối loạn cảm xúc MDQ gồm 3 đề mục lớn để cá nhân tự đánh giá

Bài test là công cụ để cá nhân tự đánh giá tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực của mình. Ngoài ra, bài test còn được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, trung tâm tâm lý để sàng lọc rối loạn lưỡng cực ở nhiều đối tượng khác nhau.

Bạn tiến hành đọc thật kỹ các đề mục và chọn câu trả lời chính xác nhất với tình trạng bạn gặp phải:

STT Câu hỏi Không
1 Có bao giờ bạn cảm thấy không được là chính mình và… Không
1.1 Cảm thấy quá vui hoặc quá phấn khích đến mức gặp phải rắc rối Không
1.2 Bạn từng cáu kỉnh đến mức hét vào mặt người khác hoặc gây gổ, cãi vã Không
1.3 Bạn bỗng nhiên cảm thấy tràn đầy tự tin Không
1.4 Bạn ngủ ít hơn bình thường nhưng lại không hề có cảm giác buồn ngủ Không
1.5 Bạn nói nhiều hoặc nhanh hơn bình thường Không
1.6 Những suy nghĩ lướt qua đầu và bạn không thể làm chậm tâm trí Không
1.7 Bạn dễ bị phân tâm, gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung hoặc duy trì tiến độ Không
1.8 Bạn cảm thấy nhiều năng lượng hơn Không
1.9  Bạn hòa đồng, cởi mở hơn bình thường. Ví dụ, gọi điện thoại cho bạn bè vào lúc nửa đêm. Không
1.10 Bạn quan tâm đến tình dục nhiều hơn Không
1.11 Bạn đã làm những điều mà người khác nghĩ là mạo hiểm, ngu ngốc, không bình thường Không
1.12 Việc chi tiền khiến bạn hoặc gia đình gặp rắc rối Không
2 Với những trường hợp bạn chọn có, các vấn đề này có từng cùng xảy ra trong một thời gian không? Không

3. Mức độ ảnh hưởng của những vấn đề kể trên đến bạn ra sao?

Chẳng hạn như rắc rối về gia đình, tiền bạc, pháp lý, cuộc sống, công việc, có xảy ra đánh nhau hoặc cãi vã không?

  • Không ảnh hưởng gì
  • Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể
  • Gây ra những ảnh hưởng tương đối đến cuộc sống của tôi
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của tôi

4. Gia đình bạn có người thân mắc hưng cảm – trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực không?

  • Không

5. Có chuyên gia y tế nào nói với bạn rằng bạn mắc hưng cảm – trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực chưa?

  • Không

Cách tính điểm cho bài test rối loạn cảm xúc MDQ rất đơn giản. Bạn được cho là có dấu hiệu rối loạn cảm xúc nếu kết quả tương ứng với đánh giá dưới đây:

  • Ở câu hỏi số 1, bạn có 7 lựa chọn là có
  • Ở câu hỏi số 2, bạn chọn có
  • Ở câu hỏi số 3, bạn lựa chọn là ảnh hưởng tương đối hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bảng câu hỏi được chuyển thể từ bài test của Robert M. A Hirschfeld cùng các cộng sự, không có giá trị về mặt y khoa, không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

2. Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg là công cụ đánh giá mức độ rối loạn cảm xúc cho người từ 18 tuổi trở lên đã được chẩn đoán mắc trầm cảm trước đó. Bài test được phát triển bởi Tiến sĩ Ivan Goldberg, gồm 12 câu hỏi đơn giản, ngắn gọn với 6 lựa chọn cho mỗi câu hỏi.

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg là công cụ đánh rối loạn lưỡng cực
Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg là công cụ đánh rối loạn lưỡng cực

Bạn cần đọc cẩn thận từng câu hỏi và lựa chọn câu trả lời mô tả chính xác nhất tình trạng mà bạn đang gặp phải:

Đọc câu hỏi và chọn 1 câu trả lời mô tả đúng nhất Không bao giờ Chỉ một chút Một phần nào đó Vừa phải Khá nhiều Rất nhiều
1. Tôi nói nhiều hoặc nhanh hơn bình thường 0 1 2 3 4 5
2. Tôi năng động và làm việc nhiều hơn bình thường 0 1 2 3 4 5
3. Tôi cảm thấy rất vội vã hoặc cáu kỉnh 0 1 2 3 4 5
4. Tôi cảm thấy vừa phấn khích vừa chán nản cùng một thời điểm 0 1 2 3 4 5
5. Tôi hứng thú với tình dục hơn bình thường 0 1 2 3 4 5
6. Sự tự tin của tôi dao động từ mức độ thiếu tự tin đến tự tin thái quá 0 1 2 3 4 5
7. Đã có thay đổi lớn về chất lượng hoặc số lượng công việc 0 1 2 3 4 5
8. Tôi cảm thấy tức giận hoặc thù địch không rõ lý do 0 1 2 3 4 5
9. Có lúc đầu óc tôi trì trệ nhưng có những lúc suy nghĩ rất sáng tạo 0 1 2 3 4 5
10. Có lúc rất thích đông người nhưng có lúc chỉ muốn ở một mình 0 1 2 3 4 5
11. Tôi đã có những thời điểm rất lạc quan và những thời điểm cực kỳ bi quan 0 1 2 3 4 5
12. Có lúc tôi buồn bã khóc lóc nhưng cũng có lúc tôi vui vẻ, cười đùa quá mức 0 1 2 3 4 5

Sau khi thực hiện xong bài test, bạn tiến hành cộng tổng số điểm của tất cả các câu hỏi và đối chiếu với kết quả dưới đây:

  • Từ 0 – 15 điểm: Có thể bạn đang trải qua trầm cảm nặng hoặc đơn cực
  • Từ 15 – 24 điểm: Bạn có biểu hiện trầm cảm nặng hoặc rối loạn trong phổ lưỡng cực
  • Từ 25 điểm trở lên: Bạn có biểu hiện rối loạn phổ lưỡng cực.

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực Goldberg chỉ mang tính chất tham khảo. Đây là bảng câu hỏi phổ biến và có thể có nhiều thiếu sót khi cá nhân tự thực hiện kiểm tra độc lập. Bài test được thực hiện khi một cá nhân đã trải qua giai đoạn trầm cảm. Đối với những người không biết chính xác liệu mình có từng mắc trầm cảm hay không, rất khó đối chiếu kết quả.

3. Bài test rối loạn cảm xúc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Bài test tự sàng lọc rối loạn cảm xúc quang phổ lưỡng cực ba trục (Tri-Axial Bipolar Spectrum, TABS) là công cụ để sàng lọc, đánh giá mức độ rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Bài test phù hợp với người từ 18 tuổi trở lên có các biểu hiện nghi ngờ mắc rối loạn cảm xúc.

Bài test gồm 19 câu hỏi đơn giản ngắn gọn để đánh giá rối loạn lưỡng cực
Bài test gồm 19 câu hỏi đơn giản ngắn gọn để đánh giá rối loạn lưỡng cực

TABS được phát triển bởi Tiến sĩ Greg Mulhauser, công cụ này chưa được đánh giá về độ nhạy và độ đặc hiệu. Do đó, việc tự thực hiện bài test chỉ nhằm mục đích phát hiện rối loạn lưỡng cực. Kết quả bài test không thể thay thế chẩn đoán từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Bài test có 19 câu hỏi, trong đó cách tính điểm các câu từ 1 – 16 là giống nhau. Nội dung bài test như sau:

Chọn duy nhất 1 câu trả lời cho từng đề mục Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Hầu hết thời gian
1. Tôi cảm thấy bồn chồn, khó giữ yên lặng, đã có nhiều người chỉ ra điều này với tôi 0 1 2 3
2. Tôi thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng 0 1 2 3
3. Tôi thực hiện các hoạt động mặc dù biết có thể gây rắc rối cho tôi sau này (mua sắm thả ga, đầu tư kinh doanh bất thường, quan hệ tình dục bừa bãi…) 0 1 2 3
4. Tôi khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn 0 1 2 3
5. Khẩu vị của tôi dường như thường xuyên thay đổi 0 2 3
6. Tôi không cần ngủ nhiều để thấy thoải mái 0 1 2 3
7. Cáu kỉnh, khó chịu vì những điều nhỏ nhặt 0 1 2 3
8. Nói nhiều hơn bình thường 0 1 2 3
9. Tăng hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể chỉ trong 1 tháng 0 1 2 3
10. Tôi cảm thấy liên tục có những suy nghĩ chạy trong đầu 0 1 2 3
11. Cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng 0 1 2 3
12. Tôi không còn thấy thích những hoạt động mình từng rất thích nữa 0 1 2 3
13. Tôi đang suy nghĩ về cái chết của mình 0 1 2 3
14. Tôi khó tập trung và dễ bị phân tâm bởi việc khác 0 1 2 3
15. Tôi gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra quyết định 0 1 2 3
16. Tôi cảm thấy đặc biệt tự tin, không có gì có thể ngăn cản tôi đạt được mục tiêu của mình. 0 1 2 3

17. Những trải nghiệm được liệt kê trên có thể do thuốc theo toa mà tôi đang dùng hoặc do tôi đã sử dụng rượu bia, ma túy dẫn đến thay đổi tâm trạng. 

  • Hiếm khi
  • Thỉnh thoảng
  • Thường xuyên
  • Hầu hết thời gian

18. Bạn có được chẩn đoán là mắc một bệnh lý dẫn đến ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc mức năng lượng hay không? (ví dụ như suy giáp)

  • Đúng
  • Không

19. Những trải nghiệm kể trên có ảnh hưởng đến công việc hoặc các hoạt động xã hội; có gây tranh cãi hoặc đánh nhau; có khiến bạn gặp khó khăn về tài chính, pháp lý, gia đình hay không?

  • Hiếm khi
  • Có một chút nhưng không đáng kể
  • Chúng ảnh hưởng nhiều đến tôi
  • Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôi.

Bạn cần tiến hành trả lời các câu hỏi trong bài test, sau đó cộng tổng điểm của tất cả các câu hỏi từ 1 – 16. Các câu hỏi 17 và 19 được sử dụng để quyết định có nên loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực hay không. Riêng câu hỏi 18 được sử dụng để thẩm định một lần nữa quyết định loại trừ chẩn đoán rối loạn lưỡng cực.

Thang đo để đối chiếu như sau:

  • Từ  0 – 9 điểm: Bạn không có biểu hiện hưng cảm – trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
  • Từ 10 – 17 điểm: Bạn có biểu hiện hưng cảm hoặc trầm cảm nhẹ
  • Từ 18 – 21 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn nhân cách ranh giới
  • Từ 22 – 35 điểm: Bạn có biểu hiện hưng cảm hoặc trầm cảm mức độ từ nhẹ đến trung bình
  • Trên 36 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn cảm xúc lưỡng cực mức độ trung bình đến nặng.

Cần làm gì khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn cảm xúc?

Khi kết quả bài test cho thấy bạn đang có biểu hiện của rối loạn cảm xúc, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được khám, đánh giá, kiểm tra sức khỏe tâm thần. Các bài test rối loạn cảm xúc chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt chuyên môn và không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý.

Dựa vào triệu chứng, vấn đề mà bạn gặp phải, bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các công cụ đánh giá, bảng câu hỏi chuyên sâu hoặc kỹ thuật phỏng vấn tâm lý để đánh giá tình trạng của bạn. Tuyệt đối không tự chẩn đoán chỉ dựa vào kết quả của các bài test.

Rối loạn cảm xúc là vấn đề phức tạp, cần được đánh giá chuyên sâu, không thể kết luận thông qua những bài test đơn giản. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc, nhất là các thuốc an thần, thuốc trầm cảm hoặc dùng toa thuốc được người mắc rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực chia sẻ.

Kết quả bài test rối loạn cảm xúc có chính xác không?

Các bài test rối loạn cảm xúc được phát triển bởi các chuyên gia tâm lý hàng đầu, được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Các bài test này không chỉ giúp cá nhân tự đánh giá tình trạng của bản thân mà còn được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sử dụng làm công cụ để hỗ trợ chẩn đoán rối loạn cảm xúc.

Thực tế, các nghiên cứu cho thấy, một số bài test có độ nhạy và tính đặc hiệu cao. Tuy nhiên, không thể đưa ra câu trả lời cho thắc mắc kết quả của bài test rối loạn cảm xúc có chính xác hay không. Lý do là có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể làm sai lệch kết quả bài test. Có thể kể đến như:

  • Tình trạng tâm lý hiện tại của người thực hiện, họ có thể trả lời bài test dựa trên cảm xúc tức thời
  • Người làm bài test có thể không nhận thức được đầy đủ về tính chất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
  • Bài test mang tính chủ quan cao, một số người có thể tối thiểu hóa hoặc phóng đại triệu chứng vì nhiều lý do khác nhau
  • Một người có thể mắc đồng thời nhiều loại rối loạn tâm lý, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả
  • Cảm xúc của người thực hiện có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tác dụng của các loại thuốc đang sử dụng, ảnh hưởng từ bệnh lý, ảnh hưởng từ việc sử dụng rượu bia, chất kích thích…

Các bài test rối loạn cảm xúc chỉ là công cụ hỗ trợ để cá nhân phát hiện, đánh giá tình trạng rối loạn cảm xúc của bản thân. IPHD tuyên bố MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM y tế đối với các trường hợp sử dụng thông tin bài test thay thế cho chẩn đoán y tế. Trường hợp bạn nghi ngờ có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, bạn cần đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

  • https://counsellingresource.com/quizzes/bipolar-testing/bipolar-test/
  • https://psychiatryonline.org/doi/10.1176/appi.ajp.157.11.1873

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quy trình thực hiện có thể được điều chỉnh linh hoạt theo mức độ vấn đề, mục tiêu trị liệu
Liệu pháp gia đình là gì? Ứng dụng trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp gia đình là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào tạo ra một môi trường gia đình thân...

CBT tập trung vào việc điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực, phát triển kỹ năng đối phó với tình huống gây lo âu
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong trị liệu tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những hình thức trị liệu tâm lý phổ biến, được đánh giá cao về hiệu...

Bài test rối loạn lo âu là công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu mà một người đang trải qua
Bài test rối loạn lo âu – Kiểm tra và đánh giá mức độ tại nhà

Các bài test rối loạn lo âu có thể giúp bạn sàng lọc, kiểm tra và đánh giá mức độ lo âu tại nhà, từ...

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tâm lý trị liệu là gì? Vai trò và các phương pháp hiện nay

Trên lâm sàng tâm thần học, ngoài liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý (còn gọi là tâm lý trị liệu) đóng vai trò...