Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ chính là nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nhẹ là giai đoạn sớm, mới khởi phát trầm cảm. Lúc này các triệu chứng trầm cảm còn mơ hồ, không rõ ràng, không quá nghiêm trọng, có thể chưa cần phải dùng đến thuốc để điều trị. 

Trầm cảm nhẹ là gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, có đến 80% dân số thế giới từng có ít nhất 1 lần rơi vào trầm cảm trong đời. Vấn đề tâm lý này có thể xảy ra mọi độ tuổi, mọi giới tính, trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc trầm cảm cao hơn nam giới 1.5 – 1.7 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ tự tử do trầm cảm ở nam giới cao hơn nữ giới gấp 4 lần.

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng
Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm của trầm cảm, không có nhiều triệu chứng đặc trưng, rõ ràng

Dựa theo mức độ, người ta chia trầm cảm thành 3 loại là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trong đó, trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới chớm, không có tất cả các triệu chứng điển hình của trầm cảm. Các biểu hiện của trầm cảm vẫn còn tương đối mơ hồ, không quá rõ ràng và khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi cảm xúc thông thường.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nhẹ

Trầm cảm nhẹ không có tất cả các triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng đặc trưng ở trầm cảm vẫn có thể nhận biết, chỉ là mức độ nhẹ hơn so với trầm cảm nặng. Trầm cảm nhẹ nếu chủ quan rất dễ tiến triển nhanh, trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và tái phát nhiều lần.

Người được chẩn đoán trầm cảm sẽ có ít nhất một trong hai triệu chứng sau:

  • Giảm khí sắc, tâm trạng buồn bã, chán nản, bi quan, dễ khóc hoặc không thể khóc
  • Giảm hứng thú, mất năng lượng, thiếu động lực, không tìm thấy niềm vui trong mọi việc, kể cả những việc trước đây từng rất yêu thích.

Dấu hiệu khác:

  • Mệt mỏi, uể oải, khó khăn khi bắt đầu mọi việc vào buổi sáng
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Hay thẫn thờ, hay ngồi, nằm một chỗ, chuyển động chậm chạp
  • Dễ nóng giận, cáu kỉnh, kích động
  • Khó tập trung, khó đưa ra quyết định trong việc giải quyết các vấn đề
  • Cảm giác bản thân là kẻ thất bại, khiến người thân hoặc bản thân thất vọng
  • Có suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử…

Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ

Nguyên nhân gây trầm cảm nhẹ vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trầm cảm có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể kể đến như yếu tố sinh học, yếu tố tâm lý, yếu tố di truyền…

Áp lực học tập, áp lực công việc có thể gây ra trầm cảm
Áp lực học tập, áp lực công việc có thể gây ra trầm cảm

Có nhiều nguyên nhân, yếu tố gây trầm cảm nhẹ:

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người từng mắc trầm cảm, những thành viên khác trong gia đình sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Mất cân bằng các hóa chất não: Sự mất cân bằng của serotonin, dopamine, norepinephrine có thể gây trầm cảm.
  • Yếu tố tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, lo âu do công việc, việc học tập, gặp khó khăn trong các mối quan hệ, trải qua các sang chấn tâm lý như mất người thân, ly hôn… Người có lòng tự trọng cao, đề cao sự hoàn hảo, nhìn nhận bản thân tiêu cực.
  • Yếu tố môi trường: Ám ảnh tuổi thơ bị lạm dụng, bạo hành, sống trong môi trường bao lực, nhiều áp lực, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè…
  • Yếu tố khác: Rối loạn giấc ngủ, thay đổi hormone, lạm dụng chất, mắc các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, do bệnh thực thể ở não như u não, viêm não, chấn thương não…

Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không?

Trầm cảm nhẹ nếu có biện pháp điều chỉnh phù hợp có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Hoặc ít nhất, các triệu chứng của trầm cảm cũng có xu hướng lắng xuống, giảm dần dù không biến mất hoàn toàn.

Trầm cảm nhẹ thường không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp trầm cảm tự khỏi. Một số người có thể khỏi trầm cảm là do họ thay đổi lối sống, biết cách quản lý căng thẳng, tìm ra cách đối phó phù hợp với trầm cảm.

Trầm cảm mức độ nhẹ nếu chủ quan rất dễ tiến triển nặng, tái phát nhiều lần. Tình trạng mất hứng thú, mất năng lượng, thường xuyên cảm giác chán nản, buồn bã sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Làm tăng nguy cơ tiến triển các bệnh lý như huyết áp, tiêu hóa, tim mạch, nguy hiểm nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Đối với trầm cảm nhẹ, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Người bị trầm cảm cần có sự hỗ trợ từ người thân, chuyên gia tâm lý để phục hồi nhanh chóng, bền vững
  • Trầm cảm nhẹ có nguy cơ tái phát cao nếu không giải quyết dứt điểm nguyên nhân
  • Ngay cả khi các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân.

Phương pháp điều trị trầm cảm nhẹ

Nếu cảm thấy bản thân có dấu hiệu rối loạn tâm lý, nghi ngờ mắc trầm cảm, bạn nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ. Trầm cảm nhẹ có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp, chủ yếu là trị liệu tâm lý và thay đổi lối sống. Đa phần các trường hợp chưa cần sử dụng thuốc để điều trị.

Người bị trầm cảm nhẹ nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ
Người bị trầm cảm nhẹ nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ

Các phương pháp điều trị trầm cảm nhẹ:

1. Thay đổi lối sống

Người bị trầm cảm cần điều chỉnh lối sống để giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Tốt nhất nên:

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sản xuất endorphins, cải thiện tâm trạng
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ
  • Quản lý căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền, yoga…

2. Hỗ trợ tâm lý

Tâm lý trị liệu được khuyến khích áp dụng để cải thiện các rối loạn tâm lý. Các phương pháp thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Trị liệu cá nhân
  • Trị liệu nhóm

3. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trầm cảm liên quan đến sự mất cân bằng hóa học trong não hoặc sau khi áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý không thấy hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một số thuốc điều trị để người bệnh sử dụng. Các thuốc này là:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc thảo dược…
Thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
Thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

4. Phương pháp hỗ trợ

Có thể hỗ trợ cải thiện trầm cảm bằng các biện pháp sau:

  • Ánh sáng tự nhiên: Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng
  • Liệu pháp nghệ thuật: Tăng cường tham gia các hoạt động nghệ thuật như chơi nhạc, vẽ tranh, điêu khắc, viết… để giải tỏa cảm xúc
  • Kết nối xã hội: Trao đổi, chia sẻ với người thân, bạn bè, người mà bạn tin tưởng để giảm cảm giác cô đơn. Tham gia các hoạt động xã hội, các nhóm tình nguyện để tạo thêm kết nối xã hội, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm

Trầm cảm nhẹ có nguy cơ tái phát cao. Phòng ngừa trầm cảm là bước quan trọng để duy trì sức khỏe tâm thần, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải vấn đề tâm lý này. Có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối
  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ mỗi ngày, đảm bảo chất lượng giấc ngủ
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội để bản thân không cô đơn, lạc lõng
  • Học cách thư giãn tinh thần, quản lý căng thẳng bằng kỹ thuật thiền, yoga, thở sâu
  • Sắp xếp, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh quá tải, mệt mỏi quá mức
  • Học cách đối phó với tình huống khó khăn, rèn luyện khả năng giao tiếp
  • Thực hành lòng biết ơn, học cách thay đổi các suy nghĩ tiêu cực
  • Tránh lạm dụng chất như rượu bia, thuốc lá, caffeine, chất gây nghiện…

Trầm cảm nhẹ mặc dù không nghiêm trọng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, bạn đừng ngần ngại, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm nội sinh là loại trầm cảm không liên quan đến các sự kiện hoặc yếu tố môi trường
Trầm cảm nội sinh là gì? Nguy hiểm không? Điều cần biết

Trầm cảm nội sinh nội sinh là một rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài...

Ngủ nhiều có phải trầm cảm không là thắc mắc của nhiều người
Ngủ nhiều có phải là dấu hiệu của trầm cảm không?

Rất nhiều người băn khoăn không biết ngủ nhiều có phải trầm cảm không. Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng,...

Rối loạn phổ tự kỷ: Các mức độ, Triệu chứng và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh gây ra những khiếm khuyết về giao tiếp/ ngôn ngữ, hành...

Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì: Cách chữa & phòng tránh

Trầm cảm tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm lý, xảy ra phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 10 -...