Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Gây tác hại gì?

Có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó, trầm cảm chiếm 25%. Rất nhiều người mắc trầm cảm nhưng chưa nhận thức đúng đắn về tình trạng này, cũng như không xác định được trầm cảm có nguy hiểm không. 

Trầm cảm có nguy hiểm không?

Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, trong đó, phổ biến nhất là người trong độ tuổi từ 18 – 45. Nữ giới có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nam giới, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do trầm cảm ở nam giới lại cao hơn nữ giới gấp 4 lần.

Trầm cảm có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ trầm cảm
Trầm cảm có nguy hiểm hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ trầm cảm

Trả lời thắc mắc “trầm cảm có nguy hiểm không” các chuyên gia cho biết, mức độ nguy hiểm của trầm cảm phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Tức là, người mắc trầm cảm nhẹ, trong thời gian ngắn, nếu sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp, điều chỉnh phù hợp thì các triệu chứng có thể sớm cải thiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cuộc sống.

Tuy nhiên, đối với trầm cảm nặng, nếu không được điều trị sẽ rất nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng cho người mắc loại rối loạn tâm lý này. Trầm cảm nặng có mức độ nguy hiểm cao, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay:

  • Có khoảng 280 triệu người đang phải chịu các ảnh hưởng của trầm cảm
  • 75% trường hợp tự tử vì trầm cảm nặng

Nhìn chung, dù là trầm cảm nhẹ hay nặng thì đều đáng lo ngại. Tỷ lệ người mắc trầm được phát hiện và điều trị chuyên khoa là rất thấp. Trầm cảm nhẹ dù chưa gây nhiều ảnh hưởng nhưng có thể tiến triển thành trầm cảm nặng. Trầm cảm nặng nếu không điều trị sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống người bệnh. Thậm chí khiến nhiều người xuất hiện hành động tự tử trong cơn trầm cảm nặng.

Tác hại của trầm cảm nếu không được điều trị

Như đã đề cập, trầm cảm nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Những tác hại của trầm cảm có thể kể đến như:

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Thể chất và tinh thần có mối liên hệ mật thiết. Trầm cảm kéo dài nghĩa là các triệu chứng lo lắng, chán nản, buồn bã, mất tinh thần, rối loạn giấc ngủ xuất hiện thường xuyên, xảy ra trong thời gian dài.

Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần
Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần

Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, gây ra rất nhiều vấn đề như:

  • Mất ngủ, khó ngủ khiến sức khỏe đi xuống, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
  • Tăng các vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Đau đầu, choáng váng, dễ mất tập trung, tăng nguy cơ đột quỵ não, nhồi máu cơ tim
  • Gây đau cơ, đau lưng, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt…
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh, bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của một người. Khi bị trầm cảm, chúng ta không chỉ phải đối mặt với những tác động tiêu cực về tinh thần do trầm cảm gây ra mà còn có nguy cơ mắc phải các vấn đề rối loạn tâm thần khác.

Những ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe tinh thần:

  • Tác động tiêu cực đến tâm trạng, làm giảm hứng thú, niềm vui, giảm năng lực tư duy
  • Khiến người bệnh có cảm giác tự ti, tội lỗi, tuyệt vọng, không có động lực sống, động lực cố gắng, nỗ lực
  • Tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn giấc ngủ…

3. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội

Người bị trầm cảm có xu hướng ngại giao tiếp, thích thu mình ở những nơi tối tăm. Họ không muốn tiếp xúc, giao tiếp với người khác và chỉ thích ở một mình. Đây là cách để họ tự vệ với những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, điều này vô tình làm họ trở nên cô đơn, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.

Những ảnh hưởng của trầm cảm đến các mối quan hệ:

  • Trở thành người lạnh lùng, xa cách, khó gần trong mắt đồng nghiệp
  • Dễ cáu giận hoặc hờ hững, thờ ơ với chồng, con, người yêu, người thân gia đình
  • Dễ xung đột, rạn nứt mối quan hệ với bạn bè, người thân do không thể chia sẻ hoặc kiểm soát cảm xúc…

4. Ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc

Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập cũng như hiệu suất công việc. Cụ thể:

  • Trầm cảm gây mất năng lượng, gây mất hứng thú trong việc học tập hoặc công việc
  • Gây khó tập trung, khó khăn trong việc đưa ra quyết định, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và công việc.
Trầm cảm gây mất tập trung, mất hứng thú trong học tập, công việc
Trầm cảm gây mất tập trung, mất hứng thú trong học tập, công việc

5. Tăng nguy cơ lạm dụng chất

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây rối loạn sử dụng chất kích thích. Nhiều người, đặc biệt là nam giới có xu hướng sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện thường xuyên để quên đi cảm giác căng thẳng, chán nản, mệt mỏi.

Những lý do làm tăng nguy cơ lạm dụng chất ở người bị trầm cảm:

  • Thấy tạm thời thoát được các triệu chứng trầm cảm khi sử dụng chất
  • Rượu bia, chất kích thích được sử dụng như công cụ để đối phó với cảm xúc bất ổn
  • Cảm giác kích thích, có được tỉnh táo và năng lượng tạm thời
  • Trầm cảm ảnh hưởng đến lý trí, khiến nhiều người sa ngã vào con đường tệ nạn..

Sử dụng chất khi bị trầm cảm rất nguy hiểm, có thể gây mất tương lai. Những cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng hệ lụy mà chúng gây ra lại kéo dài cả đời.

6.Làm gia tăng nguy cơ tự tử

Mối đe dọa nguy hiểm nhất mà trầm cảm gây ra đó chính là nguy cơ tự hại, tự tử. Mỗi năm, số người tự tử do trầm cảm ở nước ta là từ 36.000 – 40.000 người. Con số này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Được biết, số người tử vong do trầm cảm cao gấp 4 lần tử vong do tai nạn giao thông.

Trầm cảm, kỳ thị và định kiến

Có một sự thật là hiện nay vẫn còn nhiều nhận thức sai lầm về rối loạn tâm thần và kỳ thị người bị trầm cảm. Nhiều người coi rối loạn tâm thần là tâm thần phân liệt, không thể phân biệt đâu là rối loạn trầm cảm, đâu là rối loạn lo âu.

Nhiều người còn cho rằng trầm cảm là bệnh giả vờ, chỉ có người yếu đuối mới bị trầm cảm. Thêm vào đó là định kiến về giới, cho rằng nam giới phải mạnh mẽ, nam giới trầm cảm là thiếu bản lĩnh, yếu đuối. Sự kỳ thị và các định kiến xã hội khiến nhiều người e ngại, không tìm đến chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, thậm chí không chấp nhận các chẩn đoán rối loạn tâm thầm.

Hậu quả là chậm trễ trong quá trình điều trị. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người ngỡ ngàng khi người thân của họ xảy ra các sự việc đáng tiếc như mẹ ôm con tự sát, con nhảy lầu tự tử, chồng sát hại vợ con rồi tự tử…

Như vậy, với thắc mắc trầm cảm có nguy hiểm không, hẳn bạn đã có câu trả lời phù hợp. Trầm cảm sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không nhận thức đúng và có những hiểu biết đúng đắn về loại rối loạn tâm thần này. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị trầm cảm hoặc người thân bị trầm cảm, nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia chuyên khoa tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm không điển hình loại trầm cảm mà tâm trạng của cá nhân có thể tốt lên khi có các sự kiện tích cực
Trầm cảm không điển hình là gì? Các thông tin cần biết

Trầm cảm không điển hình là một rối loạn trầm cảm được phân loại trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn...

Tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người
Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa được không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý chữa được không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sự...

Trầm cảm sau sinh là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh
Trầm cảm sau sinh: Biểu hiện, cách khắc phục và phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi tình trạng chán nản,...

Trẻ trong độ tuổi 8-9-10 cần được thấu hiểu và hỗ trợ tâm lý
Tâm lý trẻ 8-9-10 tuổi có gì đặc biệt? Điều ba mẹ cần hiểu

Tâm lý trẻ 8-9-10 tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ, đây là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì ở nhiều trẻ. Các...