Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ thoải mái hơn

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần, để giúp người trầm cảm vượt qua tình trạng này, cần giúp họ mở lòng bằng cách thường xuyên quan tâm, trò chuyện, hỗ trợ. Người trầm cảm nhạy cảm, dễ tổn thương, có xu hướng tự cô lập bản thân. Vì thế cần có cách nói chuyện với người trầm cảm phù hợp để giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. 

11 Cách nói chuyện với người trầm cảm hiệu quả, đúng cách

Quan tâm, giao tiếp, hỗ trợ là một trong những phương pháp giúp chữa lành tâm hồn và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người thân, bạn bè có thể khiến người trầm cảm có cảm giác cô đơn, lạc lõng, bị cô lập, khiến các triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Rất nhiều người băn khoăn không biết cách nói chuyện với người trầm cảm sao cho phù hợp để họ thoải mái và mở lòng
Rất nhiều người băn khoăn không biết cách nói chuyện với người trầm cảm sao cho phù hợp để họ thoải mái và mở lòng

Nhiều người thường bối rối không biết nên quan tâm, trò chuyện với người mắc trầm cảm sao cho phù hợp, để họ có cảm giác an toàn, thoải mái. Dưới đây là một số cách nói chuyện với người trầm cảm mà bạn có thể tham khảo:

1. Lắng nghe một cách chân thành

Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân, không phải do tính cách yếu đuối. Người mắc trầm cảm luôn rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng với cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài. Họ mất năng lượng, mất hứng thú với cuộc sống, họ cũng cực kỳ nhạy cảm với những ánh mắt xung quanh.

Vì thế, khi nói chuyện với người trầm cảm, bạn nên:

  • Thể hiện sự chăm chú lắng nghe, không cắt lời, không tỏ ra thiếu kiên nhẫn với những gì họ chia sẻ
  • Dùng ánh mắt chân thành để trấn an, bày tỏ sự đồng cảm, giúp họ ổn định tinh thần, được động viên, an ủi.

2. Nói với người trầm cảm rằng bạn quan tâm và lo lắng cho họ

Người bị trầm cảm luôn có cảm giác cả thế giới quay lưng, bỏ rơi họ. Sự ác ý của người khác bị phóng đại gấp nhiều lần, khiến tình trạng trầm cảm của họ ngày một nghiêm trọng hơn. Vì thế, một trong những cách nói chuyện với người trầm cảm đó chính là hãy bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm với họ.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể bày tỏ bản thân hiểu và đồng cảm với họ bằng cách nói “tôi hiểu đây thực sự là một khoảng thời gian khó khăn với bạn”.
  • Nói với họ rằng “mình quan tâm, lo lắng cho bạn”, nên xuất phát từ sự chân thành để họ hiểu được sự quan tâm thực sự của bạn.

→Xem thêm: Trầm cảm nhẹ có tự khỏi không? Dấu hiệu và điều trị

3. Nói chuyện với người trầm cảm một cách chân thành, không phán xét

Bạn có thể cảm thấy khó hiểu về suy nghĩ, hành vi của người mắc trầm cảm. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, trầm cảm là bệnh, đôi khi người mắc trầm cảm không thể hiểu rõ suy nghĩ, hành động của mình.

Đừng đánh giá, phán xét hay đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề mà người trầm cảm gặp phải
Đừng đánh giá, phán xét hay đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề mà người trầm cảm gặp phải

Trong quá trình trò chuyện, bạn cần tránh đưa ra phán xét hay nhận xét về tình trạng, hành vi, suy nghĩ của họ. Việc bạn phán xét, đánh giá chỉ khiến người trầm cảm dễ tổn thương, cảm giác không được quan tâm và khiến triệu chứng trầm cảm của họ nghiêm trọng hơn mà thôi.

4. Nói với họ rằng “bạn đã làm rất tốt”

Một trong những cách nói chuyện với người trầm cảm đó chính là hãy thận trọng khi đưa ra lời khuyên. Chỉ nên động viên khích lệ họ bằng sự tích cực để họ cảm giác khá hơn. Lời khuyên là điều tối kỵ, sẽ khiến họ nhạy cảm, đánh giá thấp bản thân và không dám mở lòng chia sẻ.

Đối với người trầm cảm, bạn nên:

  • Khuyến khích họ nói về chuyện tương lai, có thể hỏi họ “ngày mai có muốn đi dạo với mình không”.
  • Sử dụng những câu nói động viên như “bạn đã làm rất tốt rồi”, “bạn đã rất cố gắng mà” để giúp họ có được sự hỗ trợ về mặt tinh thần
  • Không đưa ra các lời khuyên như ” bạn nên cố gắng hơn”, “bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị đi”, “mọi thứ sẽ qua thôi”, “cố gắng hơn nữa đi”…
  • Không đưa ra lời phán xét về hành động của họ “bạn làm vậy là không đúng rồi”, “bạn làm vậy thảo nào người ta đối xử với bạn như vậy”…

5. Chủ động đề nghị được lắng nghe, giúp đỡ họ

Việc kìm nén, giữ kín cảm xúc, không chia sẻ với ai cũng có thể khiến tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Người trầm cảm rất muốn nói ra cảm xúc cá nhân, tuy nhiên họ sợ mình làm phiền người khác, sợ bị đánh giá hành động của bản thân.

Có thể giúp người trầm cảm thấy mái trò chuyện bằng cách:

  • Thể hiện bản thân luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ cùng họ
  • Hỏi họ liệu họ có cần người lắng nghe để giải bày những chất chứa trong lòng
  • Cho họ biết bạn thực sự quan tâm, muốn giúp đỡ họ, nếu mình rơi vào tình trạng như vậy, mình cũng hy vọng được họ giúp đỡ lại.

Có thể đề nghị họ cùng đi dạo, đi siêu thị, đi mua sắm với mình hoặc đề nghị cùng nhau tham gia các hoạt động mà họ thích. Người trầm cảm dễ mất hứng thú với những điều họ từng thích, họ sẽ không chủ động chia sẻ hay chủ động đưa ra đề nghị. Để giúp đỡ họ, bạn hay đề nghị được chia sẻ, lắng nghe và đồng hành cùng họ.

6. Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng hành động quan tâm

Để giúp người trầm cảm không có cảm giác cô đơn, lạc lõng, bên cạnh sự quan tâm, động viên bằng lời nói, hãy dùng hành động để giúp đỡ, tạo động lực cho họ. Bạn có thể quan tâm họ bằng cách:

  • Giữ liên lạc, thường gọi điện, nhắn tin hỏi thăm, hẹn gặp mặt với một buổi đi chơi nhỏ
  • Nhắc nhở họ những hoạt động mà họ từng yêu thích, đề nghị cùng nhau tham gia hoạt động đó với họ
  • Dành cho họ những cái ôm nhẹ nhàng để bày tỏ sự quan tâm, động viên.

7. Cho họ biết rằng họ rất quan trọng

Một trong những cách trò chuyện giúp người trầm cảm thoải mái hơn chính là cho họ thấy giá trị, tầm quan trọng của bản thân họ. Người trầm cảm luôn cảm thấy tự ti, tội lỗi, tự trách, thấy bản thân thất bại, là gánh nặng của gia đình.

Hãy cho họ thấy họ là người hết sức quan trọng đối với gia đình
Hãy cho họ thấy họ là người hết sức quan trọng đối với gia đình và người xung quanh

Vì thế, hãy cho họ thấy họ quan trọng như thế nào với bạn. Đừng áp đặt quá lực mong muốn của bạn lên họ, cho họ biết, họ là một phần không thể thiếu của gia đình. Đồng thời hãy thể hiện sự quan tâm, yêu thương đến với họ, dần dần, họ sẽ mở lòng và trở nên tích cực hơn.

8. Nói chuyện với người trầm cảm bằng những năng lượng tích cực

Hãy để người trầm cảm hiểu rõ về bệnh trầm cảm, đây là bệnh, không phải lỗi của họ, họ không nên tự trách bản thân. Đồng thời, nên sử dụng những từ ngữ tích cực để khuyến khích động viên họ.

Hãy dùng nguồn năng lượng tích cực của bản thân để kéo họ ra khỏi tâm trạng u ám, tối tăm. Có thể thực hiện bằng cách khuyến khích đối phương nhìn lại những thành tựu họ đã đạt được trong cuộc sống. Dùng các từ ngữ khuyến khích như “bạn đã làm rất tốt trong việc đối mặt với vấn đề này”, “bạn đã rất mạnh mẽ và kiên cường, tôi tin bạn hoàn toàn có thể vượt qua được”.

9. Thể hiện rằng bạn sẵn sàng hỗ trợ khi họ cần

Người thân gia đình, bạn bè sẽ là điểm tựa tinh thần vững chắc cho người bị trầm cảm. Vì thế, hãy thể hiện rằng bản thân không chỉ có thể lắng nghe mà còn luôn sẵn lòng hỗ trợ khi họ cần.

Có thể giúp đỡ người trầm cảm bằng cách:

  • Chia sẻ việc nhà và công việc với người trầm cảm để giúp họ giảm áp lực, thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn, không bị mất năng lượng
  • Nhắc nhở với họ rằng bạn luôn bên cạnh, bắt tay làm các công việc như dọn dẹp, nấu nướng giúp họ để họ được san sẻ công việc
  • Đừng nói “khi não cần giúp đỡ hãy gọi tôi” mà hãy nói “bạn cần tôi làm gì hôm nay”, “tôi đã sẵn sàng để nghe bạn chia sẻ”…

10. Nhận biết các dấu hiệu tự tử

Theo tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới, cứ 40 giây lại có 1 người chết do trầm cảm. Người bị trầm cảm nặng thường có hành vi tự hại và có ý định tự sát. Việc nhận biết được các dấu hiệu tự sát rất quan trọng, giúp ngăn chặn hành vi tự tử ở nhiều người.

Nên thường xuyên quan tâm để phát hiện sớm dấu hiệu tử tự ở người trầm cảm
Nên thường xuyên quan tâm để phát hiện sớm dấu hiệu tử tự ở người trầm cảm

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Liên tục nói về cái chết cũng như các chủ đề về cái chết
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không quan tâm đến vẻ ngoài, thờ ơ với mọi thứ
  • Chán chường, bi quan, mất động lực, mất niềm tin vào cuộc sống
  • Tạm dừng các hoạt động sinh hoạt, né tránh, tách biệt xã hội
  • Mất ngủ triền miên, kích động quá mức
  • Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện
  • Có biểu hiện sắp đặt trước mọi việc để chuẩn bị cho cái chết
  • Tích trữ vật dụng nguy hiểm để chuẩn bị cho hành vi tự sát…

11. Khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Nhiều người bị trầm cảm không chấp nhận việc mình mắc bệnh, họ sợ gặp bác sĩ, chuyên gia. Nếu thấy người trầm cảm đang gặp nhiều vấn đề bất ổn, nên khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Bạn nên khéo léo chỉ cho họ biết giải pháp nào hữu ích đối với tình trạng của họ, giúp họ tìm kiếm một bác sĩ, chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm. Thay vì bảo họ tìm bác sĩ để khám, điều trị, hãy dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn như chúng ta sẽ cùng đến gặp chuyên gia để được hỗ trợ, tư vấn.

Những lưu ý khi giao tiếp với người trầm cảm

Ngoài những cách trò chuyện với người trầm cảm giúp họ thoải mái đã đề cập, trong quá trình giao tiếp cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không so sánh trải nghiệm của họ với rắc rối của người khác, khi người trầm cảm nói về tâm trạng của mình, chỉ nên trả lời rằng “tôi hiểu, tôi biết”
  • Trầm cảm xảy ra không phải lỗi của ai, vì thế khi người trầm cảm bực tức, không nên đổ lỗi cho họ, than trách họ yếu đuối, phiền phức
  • Không nên cố tranh luận với những suy nghĩ sai lệch của người bị trầm cảm. Việc tranh luận sẽ khiến họ trở nên cáu kỉnh, phản ứng quá mức
  • Không đánh giá người bị trầm cảm, nói rằng họ đang giả vờ, đang làm quá hay đang tiêu cực quá mức

Có nhiều cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ thoải mái, dễ mở lòng chia sẻ, nói ra những khúc mắc trong lòng họ, từ đó giúp tình trạng trầm cảm của họ phần nào được cải thiện hơn. Bằng cách tiếp cận nhẹ nhàng, kiên nhẫn, tạo môi trường an toàn, thoải mái, không phán xét, bạn có thể giúp người trầm cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Học quá nhiều có thể khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý
7 Tác hại của việc học quá nhiều đối với trẻ cha mẹ nên biết

Học tập giúp trẻ tăng cường kiến thức, tầm nhìn, khả năng tư duy. Tuy nhiên, học quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...

ADHD ở người lớn có thể liên quan đến yếu tố di truyền, mất cân bằng hóa chất sinh học não
Tìm hiểu rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là loại rối loạn sức khỏe tâm thần đặc trưng bởi các vấn đề như...

Bài test nên được thực hiện thường xuyên trong thai kỳ, nhất là khi mẹ bầu buồn bã chán nản kéo dài
Bài test trầm cảm khi mang thai giúp kiểm tra nhanh mức độ

Bài test trầm cảm khi mang thai là công cụ được sử dụng để sàng lọc phát hiện trầm cảm và đánh giá mức độ...