Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể bạn chưa biết

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường chậm nói, gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ và biểu đạt. Tuy nhiên, trẻ cũng có những điểm mạnh nổi bật, nếu khai thác đúng cách điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, có thể giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình.

6 Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát triển thế mạnh riêng của mình. Mỗi trẻ sẽ có những điểm mạnh riêng, có trẻ có trí nhớ vượt trội, có trẻ sở hữu năng khiếu hội họa, kỹ thuật… Dưới đây là một số điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp:

1. Giác quan thứ 6 đặc biệt nhạy bén

Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có giác quan hết sức nhạy bén. Trẻ có thể sử dụng các giác quan khác để quan sát, cảm nhận, bù đắp cho những hạn chế trong giao tiếp bằng lời nói.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể sở hữu giác quan thứ 6 nhạy bén
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể sở hữu giác quan thứ 6 nhạy bén

Biểu hiện của sự phát triển giác quan thứ 6 ở trẻ:

  • Hiểu rõ mong muốn của người khác qua cử chỉ, nét mặt, âm điệu giọng nói
  • Nhạy cảm với những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ của người khác
  • Có khả năng cảm nhận được năng lượng, rung động từ đó biết được tên gọi, đặc điểm đồ vật

Trẻ chậm phát triển ngôn ngôn thường có các hành vi bất thường là biểu hiện của giác quan thứ 6. Tuy nhiên, đôi khi ba mẹ dễ nhầm lẫn các biểu hiện này là dấu hiệu của bệnh lý, dễ bị bỏ qua.

2. Khả năng nhận thức và xử lý thông tin hình ảnh mạnh mẽ

Do hạn chế trong khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, não bộ của một số trẻ sẽ tập trung phát triển mạnh khu vực liên quan đến trí nhớ. Trẻ có khả năng nhận thức tốt, có thể hiểu và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng.

Trẻ cũng có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh mạnh mẽ. Có thể nhạy bén hơn so với trẻ cùng trang lứa. Trẻ có thể phát triển tốt kỹ năng trực quan và không gian, có thế mạnh về các lĩnh vực như nghệ thuật, kỹ thuật, kiến trúc, thiết kế… Các thế mạnh này thường không được bộc lộ rõ, dễ bị bỏ qua.

3. Sở hữu trí nhớ vượt trội

Một trong những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là có trí nhớ vượt trội. Không phải hầu hết trẻ nào cũng sở hữu điểm mạnh này, chỉ có một số trẻ nhất định. Đây là sự bù đắp của não bộ, điểm mạnh này giúp trẻ có khả năng tiếp thu, lưu trữ thông tin nhanh chóng, chính xác, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Một số trẻ có trí nhớ vượt trội mặc dù chậm phát triển về mặt ngôn ngữ
Một số trẻ có trí nhớ vượt trội mặc dù chậm phát triển về mặt ngôn ngữ

Biểu hiện:

  • Trẻ ghi nhớ chi tiết các sự kiện, hình ảnh, âm thanh
  • Trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới
  • Con có thể tái hiện được các thông tin đã tiếp nhận chính xác
  • Ghi nhớ được nhiều loại thông tin khác nhau.

4. Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Một số trẻ hạn chế phát triển về mặt ngôn ngữ nhưng lại phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cực tốt. Nguyên nhân là do trẻ thường phải tìm cách giao tiếp phi ngôn ngữ. Chúng sáng tạo các phương pháp phi truyền thống để đạt được mục tiêu và truyền đạt được điều mong muốn.

Biểu hiện:

  • Hiểu và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
  • Có thể thể hiện ý muốn thông qua tranh vẽ
  • Có thể tự sáng tạo ra các trò chơi mới lạ
  • Biết sử dụng cử chỉ, biểu cảm, điệu bộ để thể hiện mong muốn

Trẻ cần có môi trường học tập, sinh hoạt đa dạng, được tham gia nhiều hoạt động để phát triển thế mạnh, đồng thời kích thích phát triển ngôn ngữ.

5. Khả năng sáng tạo vượt bậc

Sự sáng tạo thực ra được thể hiện qua kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Con có óc sáng tạo vượt bậc do phải thường xuyên tìm kiếm phương pháp để biểu đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân thay cho việc thể hiện bằng lời nói.

Đây là lý do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có năng khiếu âm nhạc, nghệ thuật, có tư duy hình ảnh tốt…

6. Khả năng tập trung và tư duy logic

Một trong những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể kể đến là khả năng tập trung và tư duy logic. Trẻ sở hữu khả năng tập trung và sự kiên trì đáng nể. Do gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, trẻ thường dành thời gian cho việc quan sát, khám phá, từ đó phát triển khả năng tập trung cao độ.

Đồng thời, sự tập trung còn có thể kích thích trẻ phát triển kỹ năng phân tích và tư duy logic trong một số lĩnh vực cụ thể. Trẻ có tư duy logic tốt, có thể phân tích vấn đề và có cách xử lý vấn đề phù hợp để không phụ thuộc vào giao tiếp ngôn ngữ.

Chưa có kết luận về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn còn đang được tìm hiểu, nghiên cứu. Những thế mạnh đã đề cập chỉ xuất hiện ở một số trẻ nhất định, không phải trẻ nào cũng có. Một số nghiên cứu tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của nhóm trẻ này cũng không thể nhận được kết quả rõ ràng.

Các nghiên cứu khoa học cũng không nhận được kết quả rõ ràng về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Các nghiên cứu khoa học không nhận được kết quả rõ ràng về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia gia kết luận rằng:

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có khả năng mã hóa thông tin kém hơn trẻ khác
  • Trẻ có xu hướng lo lắng, sợ hãi với các tình huống xã hội, thường bám ba mẹ quá mức
  • Khả năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn kém, có xu hướng giải quyết bằng bạo lực
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp nên ít bạn bè, thường chơi một mình
  • Dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng do không thể biểu đạt tốt suy nghĩ bằng lời nói.

Thực tế, việc trẻ có điểm mạnh nổi bật nào hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có trẻ chỉ chậm phát triển ngôn ngữ trong khi đó IQ lại rất cao, có trí nhớ tốt hoặc có tài năng vượt trội về nghệ thuật, toán học, hội họa, vật lý… Trong khi đó, lại có những trẻ hoàn toàn không có điểm mạnh nào.

Đôi khi, có những trường hợp, con có thế mạnh nhưng lại không có điều kiện thể hiện, dễ bị ba mẹ bỏ qua. Thêm vào đó, việc không tìm thấy điểm mạnh của con có thể là do trẻ còn quá nhỏ, ba mẹ chưa quan tâm con đúng mức, chưa tạo môi trường thuận lợi để con thể hiện và phát huy tiềm năng.

Cách khai thác điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Để khai thác điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cần tạo môi trường hỗ trợ thoải mái, linh hoạt, đáp ứng tốt nhu cầu của con. Có thể tham khảo một số chiến lược dưới đây:

  • Đánh giá và hỗ trợ chuyên môn: Nên tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia để đánh giá ngôn ngữ, giao tiếp, xác định mức độ của vấn đề từ đó đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp.
  • Tạo môi trường học tập tích cực: Có thể giáo dục con quan hình ảnh, video, công nghệ hỗ trợ học tập để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Cho con tham gia các nhóm học tập nhỏ để con học hỏi từ bạn bè.
  • Phát triển kỹ năng xã hội: Khuyến khích trẻ tham gia hoạt đội đội nhóm, câu lạc bộ sau giờ học. Dạy con cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm mặt để giao tiếp.
  • Hỗ trợ tâm lý: Dạy con biết cách nhận biết, thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Động viên tinh thần, nhất là khi con rơi vào tình trạng thất vọng do khó khăn trong giao tiếp.
  • Khám phá và phát triển sở thích: Hỗ trợ con trong việc khám phá và phát triển sở thích, tài năng cá nhân dù là thể thao, âm nhạc hay nghệ thuật hoặc bất cứ điều gì khiến trẻ thích thú.

Mỗi đứa trẻ đều có những điểm yếu và thế mạnh riêng, con là cá thể độc lập, không nhất thiết phải giống với bất kỳ ai. Do đó, việc có tìm được điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hay không không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta cần kiên nhẫn, đồng hành, hỗ trợ, có kế hoạch để cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một trong những rối loạn sức khỏe tâm thần mãn tính, thường gặp. Đặc trưng bởi sự...

Có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng trầm cảm nặng
10 Dấu hiệu trầm cảm nặng cần can thiệp trị liệu sớm

Trầm cảm là một loại rối loạn sức khỏe tinh thân đặc biệt nghiêm trọng, được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng". Trầm...

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ các quy tắc vàng của Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman: Quy tắc và cách áp dụng đúng

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp này sử dụng thẻ  Flashcard, Dotcard...

Trẻ mới biết đi trong độ tuổi từ 16 - 30 tháng tuổi nên được sàng lọc nguy cơ tự kỷ
Bảng kiểm tra sàng lọc tự kỷ dành cho trẻ mới biết đi (M-CHAT)

Bảng kiểm tra sàng lọc tự kỷ M-CHAT là bộ công cụ được thiết kế để phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn phổ...