Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh khi muốn con phát triển khỏe mạnh. Hiện nay vấn đề giáo dục trẻ từ những năm đầu đời nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục, và có rất nhiều phương pháp giáp dục đã ra đời. Trong số các phương pháp nổi tiếng, hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori nhận được nhiều sự ủng hộ và tin dùng nhất.

Tầm quan trọng của các phương pháp giáo dục

Giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian quan trọng nhất với mọi đứa trẻ. Đây là lúc trẻ tò mò và bắt đầu tiếp thu những tri thức mới thông qua các giác quan. Trẻ chủ động sớ nắm, nhìn, nghe và bắt chước mọi vật xung quanh để học hỏi và tiếp thu thế giới này. Đây là cách trẻ giao tiếp với mọi thứ, và học cách đáp lại những sự kiện xảy ra quanh mình.

Những sự kiện có sức ảnh hưởng, và những điều học được trong những năm đầu đời, có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách ở trẻ. Nhiều người quan niệm rằng trẻ con không hiểu gì, không biết gì nên không cần giữ ý trước mặt trẻ. Nhưng thực tế thì ngược lại, trẻ có khả năng tiếp thu thông tin rất mạnh, và có thể lưu trữ những điều đó trong tiềm thức.

phương pháp Reggio Emilia và Montessori
Giáo dục trẻ ngay từ nhỏ vô cùng quan trọng vì có thể ảnh hưởn đến quá trình hình thành nhân cách và tư duy.

Các phương pháp giáo dục đầu đời, ví dụ như hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori, sẽ tạo nền móng vững chắc cho trẻ trong quá trình khám phá thế giới và phát triển về sau. Hai phương pháp này tuy tồn tại nhiều điểm khác biệt, nhưng về yếu tố cốt lõi thì vẫn hướng trẻ đến việc khám phá thế giới một cách tự nhiên và chủ động nhất.

Hai phương pháo giáo dục đều lấy sở thích và nguyện vọng của trẻ là trung tâm. Cha mẹ, thấy cô chỉ là người hỗ trợ và hướng dẫn, không được can thiệp sâu vào quá trình khám quá và tư duy của trẻ. Cả hai phương pháp đều hướng trẻ phát triển thành công dân toàn cầu, có khả năng tự lập, tư duy độc lập và phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Tôn trọng suy nghĩ và những phát triển tự nhiên của trẻ là mục đích chung của hai phương pháp. Tuy nhiên Reggio Emilia và Montessori đưa ra những điều kiện học tập không giống nhau, và mỗi phương pháp sẽ thích hợp với những đối tượng khác nhau. Cha mẹ có thể cân nhắc cho con theo học phương pháp nào, hoặc có hướng kết hợp cả hai trong quá trình nuôi dạy trẻ để đạt được kết quà tốt hơn.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân biệt phương pháp Reggio Emilia và phương pháp Montessori để phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn, cũng như chọn đúng phương pháp phù hợp cho con mình.

Những điều cần biết về hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori

Hai phương pháp giáo dục Reggio Emilia và Montessori ngày nay đang rất phổ biến và được nhiều phụ huynh, trường học lựa chọn làm phương pháp giáo dục chính cho trẻ. Điểm mạnh của hai phương pháp này là tập trung phát triển và khai quật những tiềm năng vốn có của trẻ. Từ đó phát huy và đẩy mạnh những tài năng ấy. Ngoài ra, hai phương pháp trên cũng lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ học hỏi theo sở thích và nguyện vọng cá nhân.

1. Phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp Reggio Emilia được nhà tâm lý học người Italy Loris Malaguzzi phát minh ra vào những năm 40 của thế kỷ trước. Mục tiêu của phương pháp này là hướng trẻ khám phá thế giới theo cách riêng, nhằm khai thác và phát triển những tiềm năng vốn có của trẻ.

phương pháp Reggio Emilia
Phương pháp Reggio Emilia tạo cho trẻ môi trường sôi động, giúp trẻ giải quyết vấn đề bằng sự suy luận và sức mạnh tập thể.

Trẻ có thể nhìn nhận và giải thích sự vận động của thế giới theo cách riêng, từ đó tạo nên sự sáng tạo và đột phá trong tư duy. Khi không bị đóng khung và gò bó theo những quy tắc nhất định, sự chủ động, tư do khám phá và tự do sáng tạo được đẩy lên đến mức cao nhất.

Trẻ sẽ học hỏi mọi thứ thông qua lựa chọn và cảm nhận cá nhân. Trong khi thầy cô và cha mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Phương pháp Reggio Emilia không có giáo trình cụ thể và chi tiết. Tất cả đều dựa trên sở thích và quyết định của trẻ khi lựa chọn học cụ. Điều này giúp trẻ tự lập và ít dựa dẫm vào người lớn.

Không gian học tập của phương pháp Reggio Emilia là không gian mở, gắn với tự nhiên. Trẻ sẽ được học hỏi trong môi trường có nhiều cậy xanh và các học cụ cũng gắn với môi trường tự nhiên, nói không với đồ nhựa. Một số dụng cụ học tập thường thấy trong các lớp học Reggio Emilia bao gồm: hoa, lá cây, sỏi, đá,…

Phương pháp Reggio Emilia cũng khuyến khích trẻ giao tiếp bằng nhiều loại ngôn ngữ như lời nói hay cử chỉ. Trẻ được khuyến khích dùng mọi cách như mô tả hay dùng cử chỉ để thể hiện sự vật hay sự việc muốn đề cập. Nhờ đó khả năng ngôn ngữ và sự lưu loát của trẻ được nâng cao đáng kể.

Ngoài ra, điểm đặc biệt của phương pháp này là trẻ được tự do sáng tạo và phân tích thế giới cùng bạn bè đồng trang lứa. Phương pháp Reggio Emilia giúp trẻ hình thành thói quen tư duy độc lập, thể hiện ý kiến cá nhân, nhưng vẫn phát triển khả năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với ngừơi khác giải quyết vấn đề. Đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori.

Trẻ sẽ được hợp tác với nhau giải quyết vấn đề để học cách tôn trọng ý kiến cá nhân, cùng như cách thống nhất những sự khác biệt để giải quyết vấn đề. Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống sau này. Nhất là khi ta phải làm việc với những người xa lạ. Do đó phương pháp Reggio Emilia cho trẻ trải nghiệm và học cách làm việc nhóm cùng những trẻ khác nhằm tạo nền móng phát triển những kỹ năng khác về sau.

2. Phương pháp Montessori

Có một điều thú vị là hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori đều ra đời tại Ý, và được hai nhà giáo dục người Ý phát triển dựa trên những suy nghĩ và trải nghiệm riêng của bản thân. Phương pháp Montessori ra đời sớm hơn Reggio Emilia gần 40 năm. Maria Montessori đã phát triển phương pháp giáo dục này của mình vào những năm đầu của thế kỉ 20.

Phương pháp Montessori coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ thông qua cảm nhận tự thân với môi trường xung quanh. Trẻ bẩm sinh đã có khả năng cảm nhận và lý giải thế giới theo cách riêng. Do đó điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển theo tài năng có sẵn, chứ không gượng ép theo một hướng đi nhất định.

phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori chú trọng phát triển sự độc lập sáng tạo và tính cá nhân của từng đứa trẻ.

Theo phương pháp Montessori, thầy cô và bố me sẽ chuẩn bị sẵn sàng một số học cụ và bài học được thiết kế riêng cho sự phát triển của trẻ. Tất cả những món đồ phục vụ việc học đều đã được lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng, nhằm mục đích mang đến không gian thoải mái và phù hợp với nhận thức của trẻ. Trẻ có thể tự do lựa chọn hoạt động trong những thứ có sẵn, những món đồ và hoạt động đã được giáo viên và cha mẹ lên kế hoạch trước.

Montessori cho rằng để thức tỉnh và phát huy tiềm năng vốn có, chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ môi trường xung quanh, cũng như những hoạt động có thể đáp ứng khả năng tiếp nhận của trẻ. Trẻ có thể tự do lựa chọn điều mình muốn, và học tập khám phá mọi thứ dưới sự hỗ trợ của cha mẹ. Từ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori có sự khác biệt trong môi trường và định hướng dạy học.

Những học cụ được Montessori và các cộng sự của bà phát triển có đa dạng hình dáng, màu sắc, chất liệu nhằm thúc đẩy trẻ lý giải thế giới qua cảm giác khi sờ, chạm hay nhìn ngắm mọi vật. Điều này có thể giúp trẻ học hỏi, khám phá, cảm nhận và phân tích mọi thứ theo một cách riêng, góp phần đáh thức và phát triển tiềm năng sẵn có.

Không gian học tập của Montessori là không gian riêng tư, đồng nghĩa với việc trẻ được tạo một môi trường yên tĩnh để tập trung khám phá. Muốn dạy con theo phương pháp Montessori thì phụ huynh cần coi trẻ là chủ thể của mọi hành động, giúp trẻ rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phân tích vấn đề tự thân, không dựa dẫm vào người khác.

Phương pháp Montessori coi trọng tính trật tự, bài bản, thể hiện qua việc các học cụ và bài học đều được lên kế hoạch kỹ càng phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Mức độ khó dễ của hoạt động, và thứ tự hoạt động cũng được nghiên cứu và sắp xếp sao cho trẻ dễ tiếp thu nhất. Phương pháp này thể hiện sự kết hợp hài hòa của tính kỷ luật và sự tự do, của sáng tạo độc đáo và khuôn khổ nhất quán.

Sự khác biệt giữa hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori

Như đã nói trong phần đầu, hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori có những khác biệt nhất định về phương pháp, mục tiêu, đối tượng và một số chi tiết trong định hướng giảng dạy. Phụ huynh nên phân biệt rõ sự khác biệt này để có hướng giáo dục con đúng đắn, giúp con phát triển khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Cá nhân vs Làm việc nhóm

Điều khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai phương pháp là một bên đề cao tính cá nhân, một bên tập trung phát triển khả năng làm việc nhóm. Mặc dù cả hai đều giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, không bị rập khuôn theo những điều có sẵn, nhưng định hướng để phát triển những kỹ năng này hoàn toàn khác biệt.

phương pháp Reggio Emilia và Montessori
Môi trường cá nhân và môi trường tập thể là khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai phương pháp giáo dục.

Phương pháp Montessori tạo cho trẻ một môi trường riêng tư, yên tĩnh, không bị làm phiền và hiếm khi có sự can thiệp hay nhiễu loạn của những yếu tố bên ngoài. Trong không gian riêng, trẻ có thể tự do khám phá và suy luận thông qua các học cụ có sẵn, từ đó phát triển khả năng phân tích và tư duy độc lập.

Trẻ được giáo dục theo phương pháp này có khả năng tự lập mạnh, thường có nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo không theo khuôn khổ. Ngoài ra khả năng tập trung của trẻ cũng được cải thiện nhiều nhờ việc chú tâm vào vấn đề, không bị những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng.

Phương pháp Reggio Emilia thì lại chú trọng đến khả năng kết hợp giữ nhiều cá nhân. Không gian học tập của phương pháp này thường ồn ào, náo nhiệt và tập hợp nhiều trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ sẽ được học cách làm việc nhóm, kết hợp cùng nhau giải quyết vấn đề và rèn luyện tinh thần đồng đội.

Từ đó, trẻ không chỉ học cách nêu lên ý kiến riêng, mà còn biết tôn trọng ý kiến của người khác. Ngoài ra phương pháp Reggio Emilia còn giúp trẻ rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và lựa chọn để cho ra giải pháp phù hợp nhất nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Bài bản vs Tự do

Cả hai phương pháp đều tạo cho trẻ môi trường học tập tự thân, sáng tạo và giúp phát triển những tiềm năng riêng. Trẻ có quyền lựa chọn hoạt động dựa trên sở thích cá nhân, chứ không theo sự bắt ép hay hướng dẫn của người khác. Ngoài ra trong quá trình sáng tạo và khám phá thế giới, trẻ được toàn quyền quyết định cách chơi. Ba mẹ và thầy cô chỉ chịu trách nhiệm hướng dẫn khi cần.

Tuy nhiên, với phương pháp Montessori thì các bài học và học cụ đều được lên kế hoạch sẵn nhằm phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Sự tự do vẫn nằm trong khuôn khổ nhất định, hay giáo dục mang tính khoa học với những sự sắp xếp hợp lý và logic để đạt đến một mục tiêu giáo dục nhất định.

phương pháp Reggio Emilia và Montessori
Sự tự do và sáng tạo luôn là điều được đặt lên hàng đầu, nhưng cách thể hiện ở hai phương pháp là khác nhau.

Trẻ vẫn có nhiều sự lựa chọn, nhưng vẫn ít hơn Reggio Emilia về sự tự do và khả năng tương tác qua lại giữ trẻ và người hỗ trợ. Vì phương pháp Montessori đề cao tính cá nhân hóa, và chấp nhận sự khác biệt, nên trẻ sẽ tiếp thu giáo trình học đã được lên kế hoạch sẵn, nhưng theo một cách rất riêng.

Phương pháp Reggio Emilia có tính tự do cao hơn, không có kế hoạch hay bài bản được chuẩn bị sẵn. Trẻ sẽ được gom lại thành từng nhóm, thường là những trẻ có cùng độ tuổi, và học cách kết hợp cùng nhau để giải quyết vấn đề được đặt ra. Reggio Emilia coi trọng sự tương tác qua lại giữa các trẻ, và sự tự do trong việc trẻ tương tác với người hướng dẫn.

Cha mẹ và giáo viên không phải là người hướng dẫn, mà được xem như cộng sự để cùng trẻ khám phá và trao đổi. Nhiệm vụ của cộng sự là đặt ra câu hỏi, sau đó khuyến khích trẻ nghiên cứu và bày tỏ suy nghĩ. Trẻ phải quan sát và không ngừng tìm ra những ý tưởng mới, những sự lý giải mới để giải quyết vấn đề. Song song với đó là các hoạt động làm việc nhóm để rèn luyện khả năng tương tác trong tập thể.

Yên tĩnh vs Sôi nổi

Vì đề cao tính cá nhân và tư duy trong môi trường độc lập, phương pháp Montessori đặt trẻ vào trong một môi trường yên tĩnh với những học cụ phong phú để kích thích khả năng tự tìm tòi và sáng tạo. Trẻ sẽ không bị làm phiền bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài, cũng ít tương tác với người hướng dẫn. Thay vào đó là sự tư duy độc lập và sáng tạo khác biệt.

Phương pháp này sẽ thích hợp với những trẻ có cá tính mạnh, thích tự khám phá và lý giải mọi thứ. Cha mẹ nếu muốn con phát triển khả năng tự lập, sự điềm đạm và khả năng hành động độc lập, không dựa dẫm vào người khác cũng có thể áp dụng phương pháp này trong việc dạy con.

Môi trường của Reggio Emilia tập trung vào kỷ năng làm việc nhóm và tương tác xã hội nên sôi động và nhộn nhịp hơn. Trẻ không phải học tập một mình, mà là cùng nhau nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề. Sự trao đổi và tương tác giữa các thành viên là điểm đặc trưng không thể thiếu của phương pháp Reggio Emilia.

Phương pháp này sẽ thích hợp với những trẻ cần cải thiện kỹ năng xã hội và khả năng làm việc nhóm. Vì trong môi trường này, trẻ được toàn quyền trao đổi thông tin, phân tích tình huống và hợp tác cùng bạn bè. Nhờ đó tạo thói quen tốt, giúp trẻ biết yêu thương, tôn trọng ý kiến riêng và sự khác biệt của mọi người.

phương pháp Reggio Emilia và Montessori
Hai phương pháp Reggio Emilia và Montessori sẽ phù hợp với những đối tượng trẻ khác nhau, phát triển những kỹ năng khác nhau.

Reggio Emilia và Montessori là hai phương pháp giáo dục được nhiều nơi trên thế giới áp dụng vào việc giáo dục trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Cả hai phương pháp đều đạt được những thành công nhất định, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả trí tuệ lẫn thể chất. Do đó trong những năm gần đây, nhiều trường học và nhiều phụ huynh tại Việt Nam đã áp dụng phương pháp này vào nuôi dạy trẻ và có nhiểu kết quả khả quan.

Sự khác biệt của hai phương pháp kể trên nằm ở triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo, nhưng vẫn cung cấp cho trẻ môi trường học tập và khám phá thế giới đầy tự do. Nếu đã biết rõ về sự khác biệt của hai phương pháp thì tùy vào mục đích đào tạo và tính cách của trẻ, cha mẹ có thể chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Phụ huynh và giáo viên cũng nên theo sát để hướng dẫn trẻ trong quá trình khám phá thế giới.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Biểu hiện và hướng can thiệp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo...

trẻ chậm nói có phải kém thông minh không
Trẻ chậm nói có phải kém thông minh?

Vấn đề chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cơ quan phát âm có khiếm khuyết, hoặc trẻ có...

Trẻ đi nhón chân và chậm nói: Biểu hiện này có đáng lo?

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có thể mắc bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh muốn biết. Bởi vì...

Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ
Top 6 Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả nhất

Trẻ em cần được rèn luyện tư duy logic ngay từ nhỏ nhằm giúp não bộ phát triển khỏe mạnh. Ngoại trừ những đứa trẻ...