Các bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản dễ áp dụng tại nhà

Giảm chú ý, không tập trung ở trẻ khiến mọi công việc cũng như vấn đề học hành bị sa sút trầm trọng. Ngoài việc sử dụng thuốc, áp dụng các phương pháp như âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu thì cha mẹ cũng có thể thực hiện ngay các bài tập cho trẻ giảm chú ý dưới dây để giúp con cải thiện khả năng tập trung tốt hơn.

Mục đích của các bài tập cho trẻ giảm chú ý

Theo các chuyên gia, tình trạng giảm chú ý, mất tập trung ở trẻ thường do hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) gây ra. Khi mắc căn bệnh này, trẻ không chỉ hiếu động quá mức cho phép, liên tục chạy nhảy không ngừng nghỉ, gây ảnh hưởng xấu đến người khác mà trẻ còn bị suy giảm chức năng ghi nhớ, thiếu tập trung, giảm chú ý ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý có thể bao gồm bài tập liên quan đến khả năng tư duy, trí não hoặc bài tập vận động thể chất. Mỗi dạng bài tập sẽ có công dụng và hiệu quả riêng biệt, vì vậy khi kết hợp cả hai dạng với nhau sẽ giúp con trẻ cải thiện được các triệu chứng bệnh theo hướng tích cực.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Áp dụng các bài tập cho trẻ tăng động sẽ giúp con tăng sự tập trung, chú ý hơn

Các bài tập rèn luyện trí não sẽ giúp kích thích não bộ, từ đó trẻ có khả năng phát triển tư duy, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung. Trong khi đó, các bài tập vận động thể chất sẽ giúp cơ thể con đốt cháy mỡ thừa, giải phóng năng lượng không cần thiết, từ đó con có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, mọi công việc cũng như sinh hoạt đều đạt kết quả như mong muốn.

Cho đến hiện tại thì vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Chính vì vậy mà ngoài những phương pháp điều trị y khoa thì các bậc cha mẹ nên kết hợp thêm các bài tập cho trẻ. Theo các chuyên gia, nên áp dụng các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý sớm ngay từ khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh thì mới đem lại hiệu quả cao.

Tổng hợp 12 bài tập cho trẻ giảm chú ý hiệu quả tại nhà

Như đã chia sẻ, các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý có thể là bài tập vận động thể chất hoặc liên quan đến trí não, tư duy và trí tuệ. Tuy nhiên, mục đích hướng tới đều là giúp trẻ cải thiện trình trạng kém tập trung, giảm chú ý, có được một tinh thần thoải mái, minh mẫn, năng động và cơ thể khỏe mạnh.

Dưới đây là tổng hợp 12 bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản tại nhà nhưng đem lại hiệu quả cao. Cha mẹ nên tham khảo để hướng dẫn con trẻ luyện tập theo, cụ thể:

1. Bài tập rèn luyện sức bền, dẻo dai cho trẻ

Theo nhiều nghiên cứu thì hoạt động thể dục thể thao hàng ngày đúng cách đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho con trẻ. Điều này giúp con có một sức khỏe dẻo dai, cân bằng năng lượng, tăng cường sự rắn chắc của cơ bắp và cơ xương khớp, tăng sự linh hoạt, giúp lưu thông máu cho cơ thể, giảm căng thẳng, đem lại một tâm trạng thoải mái. Đồng thời rèn luyện khả năng tập trung, tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Hướng dẫn con trẻ thực hiện bài tập đẩy tạ đúng cách sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng sự chú ý

Chính vì những lý do này nên cha mẹ hãy khuyến khích con trẻ thường xuyên tập thể dục. Một số bài tập rèn luyện sức bền, sự dẻo dai tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý đơn giản mà phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ như: Gập bụng, nâng tạ, đẩy tạ, chạy bền, đi bộ.

Trong quá trình tập cần lưu ý, tùy thuộc vào thể lực và độ tuổi của trẻ mà chọn các bài tập phù hợp với con, thời gian tập kéo dài từ 15 – 20 phút. Nếu có điều kiện thì cả nhà nên cố gắng tập thể dục cùng con để tạo sự hứng thú, kích thích sự hào hứng cho con, tăng sự gắn kết tình cảm gia đình.

2. Thiền yoga cho trẻ giảm chú ý

Thông thường khi nhắc đến thiền hoặc yoga thì chúng ta chỉ nghĩ đến những bài tập dành cho người lớn. Nhưng ít ai biết rằng, thiền yoga lại chính là một trong những liệu pháp cực kỳ hiệu quả giúp con trẻ tăng cường sức khỏe và nhận thức, đặc biệt là đối với những trẻ gặp hội chứng ADHD.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Các động tác thiền yoga sẽ giúp con tập trung cao độ, tĩnh tâm, có lối sống suy nghĩ tích cực hơn

Sở dĩ các bài tập thiền yoga giúp trẻ nâng cao nhận thức và sự chú ý là bởi vì các động tác yoga thường ngồi yên hoặc chuyển động qua lại uyển chuyển một chỗ không di chuyển đồng thời hít thở sâu, giúp cho mạch máu lưu thông tốt, tĩnh tâm, tăng sự tập trung một cách cao độ.

Một số tư thế tập thiền yoga cho trẻ tại nhà đơn giản như: Như tư thế em bé đang ngủ, kiểu chiến binh 2, kiểu cây cầu, tư thế quả núi, kiểu con mèo…Ngoài tăng sự tập trung chú ý thì tập yoga thiền đều đặn, đúng cách mỗi ngày sẽ giúp con trẻ tăng nhận thức về hơi thở, giảm căng thẳng, lối sống suy nghĩ tích cực, tăng sự linh hoạt cho cơ thể.

3. Bài tập võ thuật cho trẻ tăng động

Một trong các bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản dễ áp dụng tại nhà không thể bỏ qua đó chính là các thế võ. Đối với trẻ tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện như hiếu động quá mức cho phép, thường xuyên chạy nhảy không kiểm soát. Vì vậy mà rất phù hợp với các bài tập võ thuật cần các động tác nhanh gọn và mạnh mẽ.

Tập võ không chỉ giúp con trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe mà khi thực hiện các bài tập cần phải tuân theo tính kỷ luật và sự tập trung cao độ thì mới thuộc bài cũng như đánh được các thế võ một cách chính xác.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Cho trẻ học võ thuật không chỉ giúp con tăng khả năng ghi nhớ, tập trung mà còn có tác dụng phòng vệ bản thân

Ngoài việc cho con theo học các lớp võ thuật thì phụ huynh cũng có thể cùng con tập luyện ngay tại nhà để con cảm thấy được sự quan tâm, đồng hành cùng cha mẹ. Các bài tập võ thuật đơn giản phù hợp với lứa tuổi mầm non được kể đến như đấu vật, đấu kiếm Nhật Bản, đấm bốc, karate.

Ngoài tăng cường sự tập trung chú ý, tính kỷ luật cao thì tập võ còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con như năng động khỏe mạnh hơn, tự bảo vệ bản thân tránh bị bắt nạt khi ra ngoài xã hội, biết lắng nghe và tôn trọng những người xung quanh, rèn luyện ý chí, tăng tính tự lập, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành con người có chí hướng.

4. Bơi lội tốt cho trẻ mắc chứng ADHD

Trẻ nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngoài chạy nhảy liên tục không ngừng nghỉ thì con thường la hét, khó chịu, bực bội, cáu kỉnh, thậm chí có những hành động thô bạo với những người xung quanh. Vì vậy bài tập bơi lội chính là một sự lựa chọn đúng đắn giúp con vận động nhiều, thư giãn cơ thể, đốt cháy năng lượng dư thừa từ đó giúp bản thân kiểm soát được mọi hành vi lệch lạc.

Đồng thời, bơi lội cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, trí não, chẳng hạn như con cần tập trung cao độ vào việc sải cánh tay, cách đạp chân sao cho không bị chìm, kiểm soát hơi thở. Từ đó giúp con cải thiện được sự tập trung chú ý, ghi nhớ tốt hơn.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Bơi lội là một trong những bài tập đơn giản nhưng vô cùng hữu ích đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Ngoài ra, khi mắc bệnh trẻ cần có sự can thiệp của thuốc thì mới giúp con tỉnh táo, minh mẫn. Vì vậy, bơi lội luôn khiến cho tinh thần thoải mái, tập trung cao độ, hạn chế được một phần thuốc nào đó con phải nạp vào cơ thể.

Các bậc phụ huynh cũng nên nắm rõ, hoạt động bơi lội là một trong những kỹ năng cần thiết phải trang bị cho con trẻ. Không chỉ nên áp dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý, mà ngay cả những đứa trẻ bình thường cũng được khuyến khích nên học bơi. Vận động bơi lội giúp con phát triển trí não, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng chiều cao, phòng tránh đuối nước hiệu quả.

5. Khiêu vũ cùng âm nhạc

Trẻ nhỏ thường có khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt, vì vậy cho trẻ khiêu vũ cùng âm nhạc sẽ giúp con kích thích trí tưởng tượng, nâng cao kỹ năng vận động, tăng sự kiên nhẫn, tập trung chú ý để có thể hoàn thành những bước nhảy chính xác.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Âm nhạc giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, yêu đời, đồng thời giúp con tăng khả năng ghi nhớ, sự tập trung

Không chỉ những đứa trẻ bình thường mà trẻ mắc hội chứng ADHD cha mẹ cũng nên cho con theo học các lớp âm nhạc như piano, violin, đánh trống để giúp con cảm thấy thoải mái, vui vẻ, không còn buồn chán và hạn chế được những hành động thái quá, bất bình thường.

Ngoài ra, âm nhạc còn mang lại khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho con trẻ như tăng khả năng thông minh, phát triển trí não, tự tin thể hiện bản thân, tăng kỹ năng vận động, giao tiếp, rèn luyện tính kiên nhẫn.

6. Trò chơi cốc nào chứa đồ?

Trò chơi cốc nào chứa đồ hay còn gọi là úp cốc giấu vật là một trong những trò chơi kích thích trí thông minh, tăng khả năng tư duy, tập trung ghi nhớ cho trẻ. Trò chơi rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà cùng con khi cha mẹ có thời gian rảnh rỗi.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Con trẻ sẽ tăng khả năng ghi nhớ, rèn luyện tính tập trung chú ý thông qua trò chơi cốc nào chứa đồ

Cách chơi như sau: Cha mẹ lấy hai chiếc cốc, nên chọn cốc có màu để trẻ không thấy được những đồ vật bên trong. Có thể dùng đồng xu, xúc xắc hoặc kẹo cho vào trong cốc, di chuyển qua lại liên tục trước mặt trẻ rồi dừng lại hỏi trẻ xem cốc nào có chứa đồ vật bên trong.

Lúc này chúng ta nên dùng 2 chiếc cốc để cho trẻ làm quen với cách chơi, sau đó có thể nâng số lượng chiếc cốc lên để giúp con tăng khả năng ghi nhớ, sự linh hoạt và phát triển tầm nhìn của đôi mắt.

7. Bài tập sao chép hình ảnh cho trẻ giảm chú ý

Ngoài những bài tập vận động thể chất thì trò chơi sao chép hình ảnh lại là một bài tập thuộc về rèn luyện trí não, đặc biệt rất tốt cho các trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Khi áp dụng bài tập này sẽ giúp con tăng cường khả năng ghi nhớ để có thể nhớ hết được những chi tiết mình vừa nhìn thấy, đồng thời tăng tính kiên nhẫn cho con trẻ.

Trò chơi này khá đơn giản, cha mẹ cần chuẩn bị các bức tranh có sẵn các hình ảnh, giấy vẽ, bút màu hoặc phấn và bảng cho con. Mỗi lần đưa ra một hình vẽ và yêu cầu con sao chép hình ảnh bằng cách vẽ ra giấy hoặc bảng sao cho giống như trong mẫu có sẵn. Những chủ đề vẽ tranh nên áp dụng cho con trẻ như hình học, động vật, hoa quả. Tuy nhiên nên tăng mức độ khó dần dần cho trẻ để con dễ dàng thực hiện và nâng cao khả năng của mình.

8. Trò chơi thẻ học tăng độ ghi nhớ

Sử dụng thẻ học để tăng độ ghi nhớ, tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý cũng là một phương pháp khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Nếu có thời gian và điều kiện thì mỗi buổi tối cha mẹ, anh chị em trong nhà nên thực hiện trò chơi này cùng con trẻ để vừa củng cố kiến thức, tăng độ ghi nhớ cho con vừa gắn kết tình cảm gia đình.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Sử dụng thẻ học không chỉ kích thích sự hứng thú cho trẻ mà còn giúp con tăng khả năng nhận biết hiệu quả

Cha mẹ nên chọn các loại thẻ học, thẻ bài có hình vẽ độc đáo, màu sắc đa dạng sặc sỡ cùng những chủ đề hấp dẫn như động vật, hình học, rau củ, hoa quả, giao thông, đồ vật. Cách chơi như sau: Cha mẹ lấy khoảng 2, 3 thẻ học rồi cho trẻ xem nội dung trên đó, sau đó úp tất cả các thẻ lại và yêu cầu con đọc tên những hình ảnh mà mình vừa nhìn thấy trên thẻ xem có đúng hay không.

Tùy vào độ tuổi mà cha mẹ cần chọn chủ đề học sao cho thích hợp. Tuy nhiên thẻ học chỉ nên áp dụng cho trẻ trong độ tuổi mầm non hoặc tiểu học nhưng con có nhận thức kém, khả năng phân biệt yếu. Sử dụng thẻ học cũng là một trong những liệu pháp trong phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, phương pháp tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt.

9. Tập đếm ngược số từ 10 – 0

Hầu hết trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non từ 1.5 đến 3 tuổi thường đọc rõ ràng lưu loát số đếm từ 0 đến 10, ngay cả đối với trẻ tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, khi đọc ngược lại từ 10 – 0 thì chưa chắc những trẻ bình thường đã đọc được và đọc đúng.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Rèn luyện tính tập trung, ghi nhớ cho trẻ thông qua bài tập đếm số lùi từ 10 – 0

Vì vậy, ngay khi có thời gian rảnh, cha mẹ nên tập cho con chơi trò chơi đếm số ngược từ 10 – 0 để giúp con tăng sự ghi nhớ, tính tập trung. Nếu con gặp khó khăn, lúng túng khi đọc thì cha mẹ có thể hỗ trợ con, sau đó yêu cầu con đọc lại. Trường hợp nếu như trẻ không thể tập trung và ghi nhớ được mặc dù đã tập luyện nhiều lần thì chúng ta nên rút ngắn dãy số lại để con dễ dàng tập đếm hơn.

Đây là một bài tập rèn luyện khá đơn giản nhưng lại giúp kích thích trí não con phát triển tốt, cải thiện tư duy, tăng sự tập trung ghi nhớ. Tuy nhiên, để có được những cải thiện bệnh theo hướng tích cực thì cha mẹ nên duy trì cách luyện tập này hàng ngày, kiên trì thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ tốt nhất cho trẻ.

10. Hoạt động nấu ăn cho trẻ tăng động

Một trong các bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản dễ áp dụng tại nhà mà cha mẹ có thể hỗ trợ và đồng hành cùng con đó chính là hoạt động nấu ăn. Nấu ăn ở đây không phải là chơi đồ hàng mà cha mẹ nên cho con trực tiếp thực hành công việc nấu ăn trong bếp cùng mẹ.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Cùng con tham gia nấu ăn không chỉ tăng sự gắn kết tình cảm gia đình mà còn giúp trẻ cải thiện sự tập trung, ghi nhớ tốt

Việc hướng dẫn cho con nấu ăn sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý, làm sao để có thể thực hiện theo đúng những gì mà cha mẹ đã chỉ dạy trước đó. Những công việc đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ trong quá trình nấu ăn mà cha mẹ có thể giao cho con thực hiện như nhặt rau, rửa rau, sắp xếp dụng cụ trên bàn ăn, cho bé đánh trứng, làm bánh.

Chỉ dạy, hướng dẫn và đồng hành cùng trẻ học nấu ăn sẽ giúp con cảm thấy thoải mái, thích thú, tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Không chỉ tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý mà còn giúp con sau này khi lớn lên sẽ hình thành kỹ năng sống, có thể tự lập và dễ hòa nhập với đời sống xã hội.

11. Bài tập phân biệt sự khác nhau giữa các bức tranh

Phân biệt sự khác nhau giữa các bức tranh cũng là một trong những bài tập khá đơn giản và rất tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý. Bài tập này sẽ giúp con trẻ tăng khả năng tập trung chú ý để có thể tìm ra những chi tiết khác biệt nhỏ nhất. Đồng thời tăng tính kiên nhẫn, sự nhanh nhạy, kích thích trí não phát triển, tăng khả năng tư duy.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Sự nhạy bén, khả năng tư duy, tính tập trung sẽ được phát huy khi trẻ thực hiện trò chơi tìm điểm khác biệt

Cách thực hiện như sau: Cha mẹ sẽ tìm mua những bức tranh vẽ về các chủ đề tự do, chuẩn bị 2 bức tranh có hình vẽ giống nhau về hình thức nhưng khi nhìn kỹ các chi tiết nhỏ sẽ khác nhau, chẳng hạn về màu sắc hoặc nét vẽ. Cho trẻ quan sát và yêu cầu trẻ đưa ra những điểm khác biệt con đã tìm ra.

Đầu tiên nên chọn những bức tranh đơn giản để con làm quen và dễ dàng nhận thấy. Điều này giúp con tăng sự kích thích, hứng thú tham gia cho các phần chơi tiếp theo, tránh đưa ra những bức tranh với nhiều chi tiết rối rắm khiến trẻ cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Cần tăng dần độ khó cho từng lượt chơi.

12. Bài tập vẽ tranh tô màu cho trẻ giảm chú ý

Có thể nói tập vẽ tranh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho con trẻ, đặc biệt là trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Vẽ tranh sẽ giúp con tăng khả năng quan sát cao độ, rèn luyện trí nhớ, tăng trí tưởng tượng để suy nghĩ ra con vật đó, bông hoa đó có hình dáng như thế nào để vẽ cho đúng. Đồng thời giúp con giảm stress, vui vẻ, rèn luyện sự khéo léo, bộc lộ nội tâm.

Cha mẹ có thể đồng hành và thực hiện trò chơi vẽ tranh cùng con để tăng tính gắn kết gia đình. Ngoài việc con trẻ thích vẽ tự do thì cha mẹ cũng nên yêu cầu con vẽ tranh theo chủ đề đưa ra để giúp con tăng khả năng quan sát và ghi nhớ mọi vật xung quanh.

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Vẽ tranh tô màu giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, sự tập trung và tính sáng tạo

Ngoài vẽ tranh thì chúng ta cũng có thể chuẩn bị cho con trẻ những bức tranh được vẽ sẵn và yêu cầu con tô màu. Chắc chắn điều này sẽ giúp con tăng tính tưởng tượng và buộc phải nhớ ra những đồ vật đó, bông hoa đó, con vật đó có màu gì để tô màu cho thích hợp, điều này cũng giúp con rèn luyện tính kiên nhẫn, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khi thực hiện các bài tập cho trẻ giảm chú ý cha mẹ cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia thì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ một cách dứt điểm, mà các triệu chứng của bệnh có thể diễn tiến và theo trẻ đến suốt đời. Do đó, việc kiểm soát được các triệu chứng bệnh càng sớm càng tốt, sau này khi lớn lên con có khả năng tự lập, hòa nhập với cộng đồng và được xã hội công nhận.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa thì cha mẹ cũng có thể áp dụng các bài tập vận động thể chất, rèn luyện trí não cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện, cha mẹ cần lưu ý:

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý
Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong mọi vấn đề kể cả thăm khám, điều trị, vui chơi để giúp con cải thiện bệnh tốt hơn
  • Ngay khi nhận thấy con có những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ bệnh thì phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám ngay. Dựa vào kết quả chẩn đoán của bác sĩ, cùng với lứa tuổi, thể trạng sức khỏe để đưa ra các bài tập phù hợp với con trẻ.
  • Tăng động giảm chú ý là một trong những khiếm khuyết về não bộ rất khó chữa, quá trình điều trị cũng như tập luyện cần điều độ, kiên trì, thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Trẻ tăng động thường gặp nhiều rối loạn về tâm lý, vì vậy trong quá trình tập luyện có thể không kiên nhẫn, nghỉ ngang giữa chừng, nhưng thay vì la mắng, trách phạt con thì cha mẹ cần nhẫn nại, cố gắng nhẹ nhàng và chỉ ra lỗi sai cho trẻ, giúp con có động lực tiếp tục rèn luyện và điều trị bệnh.
  • Tình trạng trẻ không có hứng thú, bỏ cuộc, cha mẹ đã cố gắng giải thích, động viên nhưng con vẫn cố chấp và nhất quyết không tham gia thì chúng ta nên chấm dứt bài tập hoặc có thể thay đổi các phương pháp tập luyện khác mà trẻ yêu thích, muốn chơi.
  • Kết hợp thực hiện các bài tập và cho trẻ uống thuốc đều đặn theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Đồng thời thiết lập cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho trẻ tăng động để giúp con cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Trên đây là chia sẻ 12 bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Cha mẹ nên tham khảo nắm rõ hơn để áp dụng ngay cho con mình nếu như trẻ không may gặp phải chứng bệnh này. Việc cần thiết nhất đối với con trẻ là ngay khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đưa trẻ thăm khám, không nên chần chừ sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó chữa hơn.

Có thể bạn muốn biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ 3 - 5 tuổi chậm nói
Trẻ 3 – 5 tuổi chậm nói: Nguyên nhân và giải pháp can thiệp

Trẻ 3 - 5 tuổi là giai đoạn ham thích khám phá thế giới và có nhu cầu giao tiếp rất cao. Vì thế nếu...

Trẻ tự kỷ bẩm sinh
Trẻ tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và hướng can thiệp

Rất khó để phát hiện trẻ tự kỷ bẩm sinh ngay từ những giai đoạn đầu đời, bởi các dấu hiệu thường chưa bộc lộ...

Trẻ tăng động giảm chú ý, chậm nói và các biện pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý, chậm nói ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển liên quan đến bộ não, lúc này não bộ...

Phương pháp Floortime (DIR) trong can thiệp và chăm sóc trẻ tự kỷ

Việc áp dụng mô hình phương pháp Floortime (DIR) trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ tự kỷ đang được đánh giá mang...