Phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Cách nuôi dạy và giáo dục trẻ tự kỷ phải có sự khác biệt so với những đứa trẻ khác, vì trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Cha mẹ cần tìm hiểu những phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ để giúp con dần làm quen với cuộc sống bình thường. Những kế hoạch này phải được thực hiện dựa trên tình trạng tự kỷ, lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của từng trẻ.

Tại sao phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ?

Bệnh tự kỷ ở trẻ em đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội. Những cha mẹ có con tự kỷ luôn hy vọng giúp con có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, quá trình nuôi dạy trẻ tự kỷ cần nhiều công sức hơn, cũng như đòi hỏi cha mẹ phải có những phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu.

Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân là dựa trên tình hình cụ thể của từng trẻ. Đây là điều vô cùng cần thiết vì tình trạng tự kỷ ở mỗi trẻ là khác nhau. Sức khỏe, năng lực tiếp thu, khả năng thích ứng với phương pháp chữa trị cũng là điều cha mẹ cần quan tâm và nắm rõ để có kế hoạch giáo dục tốt nhất. Không thể áp đặt những kế hoạch của trẻ này lên trẻ khác, vì vừa không hiệu quả, vừa có thể phản tác dụng do vượt quá khả năng tiếp thu của trẻ.

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Xây dựng kế hoạch cá nhân để nuôi dạy trẻ tự kỷ là điều vô cùng cần thiết mà bố mẹ phải quan tâm.

Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ cũng giúp phụ huynh chủ động hơn trong quá trình giáo dục. Cha mẹ có thể thường xuyên thay đổi phương pháp và cách thức thực hiện theo tình hình thực tế trẻ, không bị bó buộc hay rập khuôn theo những kế hoạch có sẵn. Điều này mang đến sự chủ động và sáng tạo trong quá trình giúp trẻ hòa nhập với xã hội và làm quen với mọi thứ xung quanh.

Ngoài ra kế hoạch cá nhân còn có thể kích thích và phát triển những ưu điểm đang có ở trẻ như khả năng hội họa, khả năng phân tích,… và nhanh chóng thay đổi những nhận thức sai lệnh, uốn nắn trẻ theo hướng tốt hơn. Nhiều trẻ tự kỷ có những khả năng thiên bẩm cần được quan tâm và phát huy, và chỉ có những phương pháp giáo dục theo hướng cá nhân hóa mới có thể giữ lại và phát triển những tài năng đó theo hướng tích cực.

Vì kế hoạch giáo dục cá nhân là nhắm vào từng đối tượng cụ thể, nên cha mẹ cần nắm rõ những ưu khuyết điểm ở trẻ để chọn lựa phương pháp phù hợp. Trong trường hợp này, phụ huynh nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các chuyên gia tấm lý để đánh giá chính xác tình hình tự kỷ ở trẻ. Sau đó xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ dựa trên những đánh giá y khoa chuẩn xác.

Quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ không phải là quá trình dễ dàng, cho nên đòi hỏi cha mẹ cần nhẫn nại và cố gắng hết sức quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Nếu sau quá trình áp dụng phương pháp đã đề ra mà không mang đến hiệu quả tích cực, cha mẹ có thể thay đổi kế hoạch theo tình trạng phát triển hiện tại của trẻ.

Lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Xây dựng được một kế hoạch rõ ràng, hiệu quả và phù hợp với trẻ phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Trẻ tự kỷ cần những phương pháp giáo dục đặc thù để phát triển khả năng giao tiếp, cũng như học cách nhìn nhận thế giới một cách muôn màu và đúng đắn hơn. Do đó, chúng ta cần lưu ý rất nhiều điều khi bắt đầu xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ. Tất cả những điều được đề cập dưới đây đều vô cùng quan trọng và cần được cha mẹ chú ý nhiều hơn.

Xác định tình trạng tự kỷ ở trẻ

Việc đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ là đánh giá mức độ tự kỷ. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, trẻ sẽ có những biểu hiện, phản ứng và khả năng tiếp thu mọi thứ xung quanh khác nhau.

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Xác định tình trạng tự kỷ ở trẻ là nhẹ hay nặng giúp làm rõ những mục tiêu cần đạt được khi xây dựng kế hoạch.

Những vấn đề này cha mẹ không thể tự đánh giá mà cần đến sự can thiệp của bác sĩ và các chuyên viên tâm lý. Thông qua những bài kiểm tra được thiết kế riêng cho trẻ, những người có chuyên môn sẽ cho cha mẹ biết mức độ tự kỷ và những điều cần lưu ý ở trẻ. Sau khi xác định được tình hình, cha mẹ và các bác sĩ sẽ phối hợp để sàng lọc những phương pháp phù hợp cho việc giáo dục.

Ví dụ với những trẻ tự kỷ dạng nhẹ, có thể nói và phát âm khá ổn, thì chỉ cần hỗ trợ thêm để trẻ phát âm tròn vành rõ chữ hơn. Với những trẻ tự kỷ nặng, không nói, hoặc chỉ bập bẹ những từ vô nghĩa và nhại lại lời người khác thì cần áp dụng các liệu pháp ngôn ngữ để kích thích khả năng nói, giúp trẻ ghi nhớ từ vựng và áp dụng từ ngữ đó trong giao tiếp.

Việc tìm hiểu rõ tình trạng tự kỷ cũng giúp cha mẹ dễ dàng xác định trọng tâm dạy dỗ khi lập kế hoạch. Ví dụ thời gian đầu, phụ huynh có thể đặt trọng tâm vào việc giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, ghi nhớ từ vựng đơn giản hay những âm thanh, màu sắc xung quanh để trẻ dần làm quen với môi trường.

Sau đó, hãy chuyển trọng tâm qua việc dạy trẻ cách hành xử và tạo lập các mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Xác định trọng tâm kế hoạch một cách rõ ràng có thể mang đến hiệu quả điều trị tuyệt vời, cải thiện tình hình tự kỷ tốt hơn và giúp trẻ không bị “ngộp” vì tiếp thu cùng lúc quá nhiều thứ.

Xác định rõ sở thích và thói quen sinh hoạt của trẻ

Đây là điều cha mẹ cần phải nắm được, vì cha mẹ là người gần gũi và trực tiếp chịu trách nhiệm nuôi dạy trẻ hàng ngày. Trẻ tự kỷ thường thu mình vào thế giới riêng, và phản ứng rất dữ dội nếu ở trong hoàn cảnh lạ, hoặc những món đồ yêu thích bị thay đổi vị trí. Cha mẹ khi xây dựng kế hoạch cần cẩn thận và mềm mỏng để tránh khiến trẻ hoảng sợ.

Trẻ cũng có những sở thích và thói quen tốt cần phát huy, cùng những điều không tốt cần được uốn nắn. Nhưng khác với những trẻ bình thường, trẻ tự kỷ cần những phương pháp uốn nắn mềm mỏng và khoa học hơn. Cha mẹ khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ nên bắt đầu từ những sở thích và thói quen của trẻ.

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Xác định điều trẻ muốn và đều trẻ cần để cải thiện những điều chưa tốt, và phát huy những thế mạnh vốn có.

Ví dụ nếu trẻ ưa thích âm nhạc, hội họa hay những con số thì nên hướng trẻ phát huy những điểm mạnh kể trên. Cha mẹ có thể dạy trẻ phát âm tên bài hát, dạy trẻ ghép câu ghép từ theo những bài hát trẻ quan tâm. Quá trình vừa học vừa chơi đúng theo sở thích có thể giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

Với những thói quen khó bỏ hoặc thói quen xấu, cha mẹ cần có phương pháp thích hợp để trẻ nhận ra điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Không nên ép buộc, có thái độ gắt gỏng hay làm tổn thương trẻ vì điều đó chỉ khiến tình hình tệ hơn. Thay vào đó, hãy dựa trên sở thích và thói quen của trẻ để lập ra kế hoạch phù hợp.

Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Điều thứ ba cần lưu ý là hãy xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ. Các mục tiêu ngắn hạn là tiền đề để đạt đến những mục tiêu dài hạn. Cha mẹ cần xác định các mục tiêu ngắn hạn trong từng thời điểm cụ thể để giải quyết từng vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

Việc xác định mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp các phương pháp giáo dục hiệu quả hơn, vì chúng ta chỉ cần tập trung vào một số điều đơn giản, dễ thực hiện và cho thấy hiệu quả nhanh chóng. Nếu trong quá trình thực hiện mà không đạt hiệu quả, chúng ta có thể ngay lập tức thay đổi phương hướng và kế hoạch ban đầu.

Thay vì chỉ đặt một mục tiêu dài hạn và cố chấp theo đuổi mục tiêu này bất kể quá trình và kết quả. Chúng ta nên tạo ra những mục tiêu ngắn hạn hơn. Những mục tiêu này sẽ phản ánh quá trình phát triển rõ ràng, và hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế và khả năng tiếp thu ở trẻ.

Mục tiêu hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng và có thể tự do sinh hoạt là kế hoạch dài hạn mà phụ huynh và các chuyên viên tâm lý theo đuổi. Theo từng thời kỳ, chúng ta sẽ đặt ra những mục tiêu ngắn hạn hơn như: giúp trẻ chủ động thể hiện cảm xúc và mong muốn, tự làm vệ sinh cá nhân, có mong muốn kết bạn với mọi người, thấu hiểu và chia sẻ với cảm xúc của mọi người xung quanh,…

Xác định rõ ràng và hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn sẽ tạo động lực để tiến tới mục tiêu dài hạn. Ngoài ra trong quá trình thực hiện nên biết cách thay đổi và thích nghi trong từng trường hợp để đạt đến hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ cần nhớ điều quan trọng nhất khi đặt mục tiêu vẫn là giúp trẻ cải thiện kỹ năng và khã năng giao tiếp xã hội.

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Hãy cố gắng hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn để hướng đến mục tiêu dài hạn là giúp trẻ hòa nhập tốt hơn.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu nên ghi chép lại những ưu nhược điểm của phương pháp sử dụng, đánh giá độ khả thi của những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có hướng thay đổi và giải quyết. Những biểu hiện tích cực, tiêu cực và sự thay đổi của trẻ trong quá trình phát triển cũng cần được lưu lại để đối chiếu về sau. Cha mẹ có thể dựa trên những kết quả này để đánh giá tác dụng của kế hoạch và sửa đổi cho phù hợp.

Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ

Quá trình giáo dục và dạy dỗ trẻ tự kỷ chưa bao giờ là một quá trình đơn giản. Cha mẹ cần tốn rất nhiều thời gian để có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ một cách hợp lý và đem lại hiệu quả tích cực. Trong quá trình thực hiện còn phải bổ sung và chỉnh sửa nhiều lần theo khả năng tiếp thu và phản ứng của trẻ. Do đó việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn.

Trên thực tế thì bất cứ việc gì cũng những thuận lợi và khó khăn riêng khi thực hiện. Và vấn đề giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ cũng không ngoại lệ. Tuy hiện nay y học đã phát triển, và các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với xã hội hơn. Nhưng những phương pháp này vẫn không thể bao quát hết mọi trường hợp. Cha mẹ khi xây dựng kế hoạch giáo dục cho con vẫn có những thuận lợi và những mặt hạn chế riêng.

Trong từng thời điểm, mục tiêu giáo dục sẽ có sự khác biệt. Mục tiêu ngắn hạn cần hoàn thành trong từng thời điểm thường phải thay đổi theo khả năng tiếp thu của trẻ. Điều này dẫn đến việc cha mẹ phải xem xét và thay đổi kế hoạch thường xuyên, tạo nên khó khăn cho quá trình giáo dục.

Thuận lợi

Nhờ sự quan tâm của xã hội và khả năng liên lạc, truyền bá thông tin của các phương tiện truyền thông mà các biện pháp giúp xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ tự kỷ đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi, đặc biệt là các trung tâm giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ. Thông qua việc giữ liên lạc thường xuyên, cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia tâm lý có thể theo dõi sát sao tình trạng phát triển của trẻ và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Mỗi gia đình sẽ xây dựng kế hoạch khác nhau tùy vào tình trạng của từng trẻ. Do đó các bậc phụ huynh có thể trao đổi những phương pháp đang dùng để tham khảo, và bổ sung cho kế hoạch của mình. Có mục tiêu rõ ràng và mình xác giúp mọi người có ý thức hơn trong việc giáo dục và hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng. Nếu phương pháp đang sử dụng không có hiệu quả với trẻ, thì việc tham khảo kế hoạch của người khác có thể giúp cha mẹ tìm ra những sáng kiến mới.

Khó khăn

Ắt hẳn không ít bậc phụ huynh sẽ đồng ý rằng, khó khăn lớn nhất trong việc lập kế hoạch là sự phối hợp của trẻ. Việc trẻ tự kỷ thu mình vào thế giới riêng, có biều hiện giảm sự chú ý, thờ ơ và không để ý đến bố mẹ là những khó khăn đầu tiên cha mẹ gặp phải khi bắt đầu kế hoạch giáo dục.

xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Việc trẻ không phối hợp và từ chối giao tiếp gây ra nhiều khó khăn cho cha mẹ khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho con.

Tất cả mọi mục tiêu đề ra đều không có bất kỳ ý nghĩa gì khi trẻ đã từ chối giao tiếp và không tuân theo hướng dẫn của người lớn. Vì thế trong thời gian đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục và theo sát trẻ để đảm bảo không gian yên tĩnh, và hạn chế những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình điều trị.

Phụ huynh có thể quan sát cách giáo viên day trẻ, và rút ra những kinh nghiệm để nuôi dạy trẻ tại nhà tốt hơn. Nếu không có sự kết nối giữa cha mẹ và giáo viên, quá trình nuôi dạy trẻ theo kế hoạch sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì không có sự thống nhất. Sự thống nhất về phương pháp và quá trình giáo dục giữa nhà trường và gia đình cũng là một rào cản lớn của quá trình giáo dục trẻ.

Đồng thời, việc đạt mục tiêu thế nào cho phù hợp cũng khiến không ít phu huynh đau đầu. Rất khó để xác định mục tiêu thế nào là phù hợp nhất cho trẻ, vì đôi khi chúng ta không thể đánh giá chính xác khả năng của trẻ chỉ trong một thời gian ngắn và qua vài bài kiểm tra đơn giản. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều thử nghiệm và đánh giá trong thời gian dài.

Việc đặt mục tiêu bắt buộc phải dựa trên tình hình hiện tại. Mục tiêu không được quá cao, vượt quá khả năng của trẻ làm trẻ thất bại và sinh ra chán nản, buồn bực, tự ti. Mục tiêu cũng không được quá thấp khiến trẻ không có hứng thú phối hợp và hoàn thành thử thách. Trẻ không tìm thấy hứng thú và sự mới mẻ nên không tập trung, và không thèm quan tâm đến cố gắng của cha mẹ.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ là một trong những điều quan trọng cha mẹ cần lưu tâm. Những kế hoạch được thiết kế riêng cho từng trẻ sẽ giúp trẻ học được cách cảm nhận thế giới xung quanh, cùng sự quan tâm của mọi người một cách chậm rãi và phù hợp nhất. Sự nóng nảy, dễ nản lòng và hấp tấp là những điều cần tránh trong quá trình nuôi dạy trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần chú ý.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu thì việc cho trẻ làm quen sớm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ mang lại nhiều lợi ích...

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ và cách dạy

Trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn đặc trưng như chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tương tác xã hội kém, có xu...

Phương pháp can thiệp hành vi ABA và các bước thực hiện

Phương pháp can thiệp hành vi ABA là thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ để có thể hiểu rõ hơn về hành vi...

Ứng dụng phương pháp AAC hỗ trợ trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp

Phương pháp AAC mang đến hiệu quả trong quá trình tăng cường vốn từ, cải thiện các khiếm khuyết trong giao tiếp cho nhóm trẻ...