Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Cách phân biệt tránh nhầm lẫn

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng khi thấy con có những biểu hiện bất thường này. Thực tế trẻ có tốc độ nói chậm hơn bạn bè đồng trang lứa là dấu hiệu đáng lo ngại, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là tự kỷ. Phát hiện đúng nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ, lời nói bắt kịp với bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?

Chậm nói, trẻ không tương tác với cha mẹ, không nhìn vào mắt người khác được coi là một trong những dấu hiệu điển hình của rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa ảnh hưởng đến 3 khía cạnh chính gồm giao tiếp hạn chế, ngôn ngữ kém và hành vi, sở thích rập khuôn. Hiện chưa có bất cứ biện pháp này điều trị tự kỷ và trẻ phải mang những khiếm khuyết này suốt đời.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Chậm nói dù là dấu hiệu bất thường chưa đủ là tiêu chuẩn để chẩn đoán tự kỷ

Nhiều phụ huynh ngay khi thấy trẻ đã 1- 2 tuổi mà vẫn chưa bập bẹ nói, hoặc chỉ nói được 1, 2 từ nhưng cũng không quá rõ ràng đã vô cùng lo lắng, cho rằng con mắc tự kỷ nên vội vàng đưa con đi thăm khám. Điều trị tự kỷ cần phải thực hiện sớm mới có thể mang lại những tiên lượng tích cực. Vậy liệu trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?

Thực tế, việc chẩn đoán trẻ chậm nói có phải tự kỷ không đôi khi có thể không hoàn toàn chuẩn xác nếu thực hiện quá sớm, thường là sau 2 tuổi mới có thể có những kết quả chính xác hơn. Bên cạnh đó, nếu bệnh viện không có đủ chuyên môn đôi khi cũng không thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng chính xác.

Với băn khoăn liệu trẻ chậm nói có phải tự kỷ thì câu trả lời là không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Chậm nói được chia là hai dạng gồm trẻ chậm nói đơn thuần ( do các yếu tố bên ngoài tác động như tổn thương thính giác, rối loạn hoạt động của các cơ quan cơ miệng; trẻ thiếu sự tương tác trực tiếp và lạm dụng các thiết bị vô tuyến kéo dài) và chậm nói do tự kỷ.

Trong đó việc trẻ bị chậm nói do xem TV, điện thoại thay vì thời gian chơi đùa cùng cha mẹ đang có xu hướng tăng cao. Ngôn ngữ hay lời nói đều cần phải được học hỏi, trao đổi, trau dồi từ hai phía mới có hiệu quả. Các thiết bị vô tuyến chỉ cung cấp các thông tin mang tính chất một chiều, đồng thời sóng điện tử cũng được chứng minh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho não bộ.

Nhiều trẻ cũng bị chậm nói, phát âm khó khăn, không có sự tương tác với cha mẹ khi được đặt câu hỏi, không quay đầu nhìn khi được gọi tên nhưng là do trẻ có khả năng nghe kém, không nghe thấy âm thanh, tuy nhiên ba mẹ lại không hề phát hiện. Hay việc trẻ bị dính thắng lưỡi, rối loạn các hoạt động của cơ miệng cũng có thể dẫn tới nguy cơ này.

Nói chung để biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần thực hiện các xét nghiệm y khoa chuyên sâu mới có thể đưa ra kết quả chính xác. Gia đình nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa về thần kinh, chuyên khoa nhi có chuyên môn trong chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ hoặc một số trung tâm cho trẻ đặc biệt để kiểm tra.

Thường bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thính giác đầu tiên, sau đó là các kiểm tra cơ miệng, hệ thần kinh. Các bài test chuyên sâu như Denver II, M – CHAT, CARS, thang hành vi cảm xúc cũng được chỉ định trong chẩn đoán tự kỷ. Bác sĩ và chuyên gia cũng cần xem xét các phản ứng, hành vi, các tương tác của trẻ để đưa ra kết luận cũng như hướng can thiệp thích hợp.

Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ

Tiên lượng giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ là hoàn toàn khác nhau nên hướng can thiệp điều trị cũng có thể định hướng khác nhau. Trong đó chậm nói đơn thuần thường chỉ là tình trạng tạm thời, hoàn toàn có thể khắc phục được và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Trong khi đó, chậm nói do tự kỷ chỉ có thể cải thiện phần nào các khiếm khuyết, không có biện pháp nào điều trị hoàn toàn.

Để biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không, phụ huynh có thể tham khảo 11 đặc điểm phân biệt sau đây

Cách phản ứng với tên gọi

Theo các chuyên gia, cả trẻ chậm nói đơn thuần hay do tự kỷ đều có thể không phản ứng ngay lập tức khi cha mẹ gọi tên, đôi khi ngay cả một đứa trẻ bình thường vẫn có thể không tương tác với cha mẹ nếu con đang quá mải chơi, mải xem TV hay tập trung làm gì đó. Tuy nhiên tần suất trẻ phản ứng có thể đánh giá rõ nhất tình trạng của trẻ.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ tự kỷ hầu như không có sự phản ứng, tương tác dù được cha mẹ gọi tên

Ở trẻ chậm nói đơn thuần, chẳng hạn nếu trẻ bị nhiễm trùng tai, nghe không rõ nên việc con không quay đầu khi được cha mẹ gọi là điều hiển nhiên. Tuy nhiên nếu cha mẹ gọi 10 lần thì trẻ có thể phản ứng lại 6- 7 lần, hoặc cũng có thể nhiều hơn.

Nếu con chỉ phản ứng 1-2  lần khi cha mẹ gọi tên 10 lần, thậm chí là không phản ứng lại lần nào thì đây có thể là dấu hiệu khá điển hình của tự kỷ. Theo chuyên gia, ở nhóm trẻ này hầu như chỉ phản ứng, quay đầu lại tối đa 4/ 10 lần khi được gọi tên. Để biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không phụ huynh có thể tham khảo thử cách này.

Ánh mắt của trẻ

Quan sát ảnh mắt cũng là một cách có thể phân biệt chậm nói do tự kỷ và chậm nói đơn thuần chính là quan sát ánh mắt của trẻ. Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn phát triển các khóa cạnh khác bình thường nên dù không nói được nhưng trẻ vẫn có sự hứng thú với xung quanh. Biểu hiện rõ nhất chính là con sẽ dán chặt mắt, sẽ nhìn chăm chú vào những đồ vật mà con hứng thú. Hay trẻ cũng có sự tương tác trực tiếp với cha mẹ hay người khác bằng ánh mắt mà không hề né tránh.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không cũng có thể được đánh giá thông qua việc trẻ sử dụng ánh mắt. Hầu như trẻ tự kỷ đều có xu hướng không giao tiếp bằng ánh mắt, luôn né tránh việc nhìn trực tiếp vào người đối diện đây cũng là lý do khiến con hầu như không thể hiểu được biểu cảm của người khác. Trẻ cũng khá lỡ đãng và ánh mắt không tập trung vào một chỗ mà sẽ liếc trái liếc phải.

Nụ cười đáp ứng

Trẻ nhỏ thường rất hay cười khi hứng thú, khi nô giỡn với cha mẹ, khi xem một chương trình nào đó, nói chung là trong một tình huống rõ ràng. Giọng cười của trẻ giòn tan, tự nhiên và giống như một nguồn năng lượng vô hình khiến những người xung quanh cũng cảm thấy vui lây. Trẻ cũng rất dễ cười theo khi thấy mọi người xung quanh đều cười, dù không hiểu lý do.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Nụ cười của trẻ tự kỷ thường rất kỳ lạ, không đáp ứng đúng tình huống, hoàn cảnh

Tuy nhiên theo các chuyên gia, nụ cười ở trẻ tự kỷ lại cực kỳ hiếm hoi, thậm chí con hầu như không cười. Trẻ tự kỷ cũng có thể tự nhiên bật cười, thường là do bị nhột hoặc đang có cảm giác mạnh. Trẻ tự kỷ cũng không có xu hướng bắt chước người khác cười theo, nhưng lại có xu hướng cười 1 mình với đồ vật hoặc tự cười 1 mình mà không trong tình huống rõ ràng.

Nụ cười đáp ứng cũng là yếu tố để xác định trẻ chậm nói có phải tự kỷ không. Phụ huynh chính là người có thể nhìn nhận các dấu hiệu này rõ nhất tại nhà thông qua quá trình vui chơi và tương tác với con tại nhà.

Khả năng tập trung vào con người

Thực tế trẻ nhỏ hầu như không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì, con nhanh chóng chuyển hứng thú của bản thân từ thứ này qua thứ khác nhanh chóng. Tuy nhiên con đều rất hứng thú với những thứ mới mẻ, chẳng hạn như đồ chơi và sẽ chỉ tập trung nhìn vào những thứ này khi đang hứng thú. Trẻ chậm nói đơn thuần cũng rất tập trung nhìn cha mẹ khi đang trò chuyện.

Trong khi đó, trẻ tự kỷ hầu như không thể tập trung để nghe người khác nói chuyện, hướng dẫn hay làm bất cứ điều gì mà liên tục ngọ nguậy, nhìn trái nhìn phải không ngừng. Đồng thời con cũng có thể liên tục vỗ tay, đập vào bàn ghế khiến cuộc nói chuyện liên tục bị gián đoạn. Nhưng nếu trẻ chơi cùng các món đồ chơi mà con yêu thích thì không thể đột nhiên tách bé ra khỏi thế giới riêng của mình.

Nếu trẻ bị tự kỷ kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý thì mức độ mất tập trung của con càng tăng cao hơn, trẻ liên tục chạy nhảy, không thể ngồi yên hay hoàn thành việc gì. Để biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không, phụ huynh cần chú ý quan sát khả năng này trong mỗi lần trò chuyện với con.

Khả năng bắt chước

Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có thể, hay thậm chí là thích thú khi bắt chước hành vi của những người xung quanh, thậm chí con cũng hiểu mọi người nói gì,đùa gì nên có thể cười theo dễ dàng. Bởi vì khả năng nhận thức của nhóm trẻ này vẫn bình thường nên khả năng bắt chước để học hỏi và phát triển mỗi ngày vẫn sẽ tăng tiến theo thời gian.

Một trong những đặc điểm nhận biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không được nhiều người đánh giá chính là trẻ hầu như không thể bắt chước, làm theo người khác. Một phần chính là do trẻ không thể tập trung chú ý, không hiểu được hành động đó có ý nghĩa gì. Cần phải mất rất nhiều thời gian nếu muốn chỉ dạy hay hướng dẫn trẻ tự kỷ làm một điều gì đó, chẳng hạn như chăm sóc cá nhân hằng ngày.

Sở thích của trẻ

Một đứa trẻ bình thường dù chậm nói do giảm thính giác, do xem TV nhiều nhưng vẫn có sở thích rất đa dạng, chẳng hạn như đồ chơi, những thứ nhiều màu sắc, thích chơi cùng cha mẹ. Trong khi đó, trẻ chậm nói do tự kỷ thường có sở thích rập khuôn, không thích những gì mới mẻ hay phải thay đổi quá nhiều, rất khác lạ với tâm lý trẻ bình thường.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ tự kỷ bị thu hút mãnh liệt bởi những thứ hình tròn và những chuyển động lặp lại

Trẻ tự kỷ đặc biệt có sở thích với những thứ có  có hình tròn, chuyển động tròn hay các chuyển động lặp đi lặp lại. Con thậm chí có thể ngồi cả ngày để ngắm nhìn vòng xoay của bánh xe hay bật/tắt nút công tắc đèn điện liên hồi. Tính cách của trẻ cũng rất rập khuôn, cứng nhắc, chẳng hạn bắt buộc phải sắp xếp các đồ vật một cách có trật tự ngay nguyên tắc rõ ràng.

Sở thích của trẻ tự kỷ cũng có xu hướng má ảnh quá mức, chẳng hạn trứng ốp la phải tròn trịa, không được bị chảy lòng đỏ; nguyên liệu hay cách chế biến món ăn không được thay đổi; các thói quen và lịch trình phải đúng theo một khung giờ nhất định,.. không được xáo trộn.. Nếu không đáp ứng được những thói quen, sở thích này trẻ sẽ rất dễ kích thích, khó chịu.

Các hành vi bất thường

Để xác định trẻ chậm nói có phải tự kỷ không hãy quan sát các hành vi của con, sẽ thấy có vô vàn các đặc điểm bất thường mà trẻ chậm nói do các nguyên nhân đơn thuần không có. Chẳng hạn

  • Đi nhón gót chân
  • Vỗ tay, đập tay vào đầu, vặn xoắn tay
  • Có xu hướng nằm và ngửa mặt lên, nằm ngang trên mặt đất để chơi đồ chơi
  • Đi xoay tròn
  • Có thể có xu hướng nhìn chăm chăm vào cửa sổ nhà người khác mỗi lần đi qua
  • Gắn bó quá mức với đồ vật, chẳng hạn như trái bóng, vỏ chai, đồ hộp, cọng cỏ, bao nilon; thích các đồ vật trong nhà, chẳng hạn như nồi, niêu, xoong chảo thay vì các đồ vật thông thường
  •  Buộc phải sắp xếp mọi thứ theo trật tự, nếu không sẽ cảm thấy rất khó chịu và kích động nếu mọi thứ lộn xộn
  • Không thích sự thay đổi nào, bao gồm cả nơi ở, món ăn, các nguyên liệu, chế biến,..
  • Có thể tự làm đau bản thân, tự gây nguy hiểm cho chính mình như đập đầu vào tường, dẫm lên mảnh chai thủy tinh..

Khả năng tương tác và kết nối với xung quanh

Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn phát triển các kỹ năng giao tiếp và tương tác với xung quanh một cách bình thường. Con thậm chí rất thích chơi với cha mẹ, nô đùa với bạn bè đồng trang lứa, cùng tham gia các hoạt động vui chơi bình thường. Nếu con đang chơi vui mà mọi người đi về để con lại một mình trẻ cũng sẽ cảm thấy rất buồn bã.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng thích chơi một mình hơn là tương tác với bạn bè xung quanh

Tuy nhiên với trẻ tự kỷ, con có xu hướng gắn bó sâu sắc với đồ vật hơn mối quan hệ người – người. Trẻ có thể chơi với bạn bè cũng được nhưng nếu mọi người đi về hết cũng chẳng sao, nhưng con có thể la hét kích động dữ dội nếu tách con ra khỏi món đồ nào đó yêu thích. Hãy quan sát cách mà con tiếp cận với thế giới xung quanh để biết trẻ chậm nói có phải tự kỷ không.

Trẻ tự kỷ giống như đang sống trong một thế giới của riêng mình con mà không ai có thể xâm nhập vào. Việc không có bạn bè không khiến cho trẻ có cảm giác cô đơn hay khó chịu. Dù vậy, hầu hết trẻ tự kỷ đều có xu hướng thích 1 mình, chơi 1 mình hơn là tương tác với một ai đó. Tuy nhiên con cũng có thể gắn bó và thân thiết hơn với 1 ai đó, thường là cha mẹ hay những người mà con gặp gỡ nhiều.

Trẻ la hét ăn vạ

Bất cứ đứa trẻ nào, dù có bị chậm nói hay giao tiếp lưu loát, dù có phải tự kỷ hay không đều có xu hướng ăn vạ, la hét khi tất cả không diễn ra như ý định. Tuy nhiên với nhóm trẻ chậm nói, hầu như các con ăn vạ vì cha mẹ không hiểu ý mình, không đáp ứng được các nhu cầu của con.

Trẻ bình thường có thể dừng ăn vạ khi yêu cầu của chúng được đáp ứng hoặc khi chúng phát hiện không có ai quan tâm để ý tới mình thì sẽ tự dừng la hét, khóc lóc, thậm chí có thể nhanh chóng vui cười lại gần cha mẹ. Trong khi đó nếu trẻ tự kỷ ăn vạ sẽ rất khó để kiểm soát chúng, kể cả khi đã đáp ứng nhu cầu.

Tiếng hét khi ăn của trẻ tự kỷ thường có tần số cao nên rất chói tai, ồn ào và cực kỳ khó chịu. Kèm theo đó con cũng có các hành vi bốc đồng tự làm tổn thương bản thân như bứt tóc, đập đầu vào tường, cào cấu vào da do cảm xúc quá hỗn loạn. Nếu không hiểu về tự kỷ sẽ rất khó để điều chỉnh trạng thái của trẻ bình tĩnh hơn.

Khả năng diễn đạt nhu cầu

Thông thường, khi cần diễn đạt một điều gì đó nhưng không đủ ngôn ngữ trẻ hay có xu hướng dùng ngón tay để chỉ. Chẳng hạn con muốn uống nước có thể chỉ vào bình nước là cha mẹ có thể hiểu. Tuy nhiên trẻ tự kỷ thường không có đủ khả năng diễn đạt và cũng không biết cách dùng ngón tay để thể hiện nhu cầu mà chỉ biết la hét khiến cha mẹ không thể hiểu ý con muốn gì.

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ tự kỷ hầu như la hét thay vì dùng ngôn ngữ hình thể hay cử chỉ để diễn đạt

Mặt khác trẻ cũng không có xu hướng nhìn theo ngón tay trỏ của cha mẹ, cũng không có đủ ngôn ngữ để hiểu ý cha mẹ muốn nói gì. Phụ huynh hay người hỗ trợ thường rất khó khăn khi phải giải quyết nhu cầu mong muốn của trẻ tự kỷ bị chậm nói do cả hai không thể hiểu ý nhau, không thể kết nối với nhau.

Khả năng thực hiện mệnh lệnh

Tất nhiên với trẻ tự kỷ bị chậm nói, có vốn từ ít ỏi, không hiểu lời nói và cũng không có xu hướng tập trung khi nghe người khác nói nên việc phải thực hiện theo mệnh lệnh, yêu cầu hầu như bằng không. Ngay cả khi đã được can thiệp điều trị, trẻ tự kỷ vẫn có xu hướng thích làm theo ý mình hơn là phải tuân thủ các quy tắc, mệnh lệnh từ người khác.

Trong khi đó, trẻ chậm nói đơn thuần nhìn chung vẫn có thể hiểu được người khác nói gì và có thể thực hiện nếu được yêu cầu, tuy nhiên chỉ trong khuôn khổ mà con tiếp nhận được thông tin. Chẳng hạn nếu cha mẹ nhờ đi lấy nước con vẫn con sẽ hiểu và nhanh chóng chạy đi lấy. Hay nếu trẻ không nghe được vẫn có thể hiểu được một số các yêu cầu thông qua hành vi, cử chỉ.

Thực tế để xác định chính xác trẻ chậm nói có phải tự kỷ  hay không thì không chỉ dựa vào các đặc điểm này mà vẫn cần các biện pháp xét nghiệm kiểm tra chuyên môn khác. Gia đình khi thấy con có các biểu hiện bất thường nghi ngờ hãy dành thời gian quan sát, ghi chép lại các dấu hiệu và đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để trao đổi và được thăm khám chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 10 Trò chơi luyện phát âm cho trẻ giúp phát triển ngôn ngữ

Tổ chức trò chơi luyện phát âm cho trẻ không chỉ giúp con cải thiện ngôn ngữ, phát âm chuẩn, phát triển toàn diện khả...

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) được áp dụng điều trị cho trẻ đặc biệt bao gồm các vấn đề như chậm nói, rối loạn...

Trên cốc giấy có con số và phép tính, trẻ cần gắp số lượng viên tròn bò vào cốc theo yêu cầu
TOP 10 trò chơi về toán học cho trẻ mầm non quen con số

Có rất nhiều trò chơi về toán học cho trẻ mầm non làm quen con số thú vị như trò bé tập tô và vẽ...

trí tuệ cảm xúc EQ
Trí tuệ cảm xúc EQ: Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ

Nhiều năm về trước, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến chỉ số thông minh IQ của trẻ thì giờ đây, trí tuệ cảm xúc...