20 trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn nhất

Có rất nhiều trò chơi trung thu cho trẻ mầm non hấp dẫn, vui nhộn khiến trẻ đặc biệt hào hứng và thích thú như trò “cuội bảo cuội bảo”, hóa trang chị Hằng chú Cuội, kể chuyện trung thu, trò chơi làm đèn lồng giấy, trang trí lồng đèn trung thu với phụ kiện… Các trò chơi này giúp trẻ tăng cường hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, có những phút giây trải nghiệm vui vẻ và có những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ. 

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học, ngày lễ này có từ xa xưa, đã được in trên trống đồng Ngọc Lũ. Theo một số tài liệu khác thì cho rằng Tết Trung thu có nguồn gốc từ nhà Đường, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam. Trong khi đó, học giả P.Giran lại cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ quan niệm coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời của người Á Đông.

Tết Trung thu còn gọi là tết thiếu nhi, là ngày trẻ em nô nức với lồng đèn, múa lân, bánh trung thu, tò he và các trò chơi vui nhộn
Tết Trung thu là tết thiếu nhi, là ngày trẻ em nô nức với lồng đèn, múa lân, bánh trung thu, tò he và các trò chơi vui nhộn

Dù có nguồn gốc từ đâu thì từ lâu, Tết trung Thu đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong đời sống người Việt. Tết Trung thu còn gọi là Tết đoàn viên, là ngày trăng tròn viên mãn, biểu tượng của sự đoàn tụ và sum họp. Trong ngày này, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, tạo không khí ấm cúng, yêu thương.

Trung thu là Tết đoàn viên, tết thiếu nhi, là ngày để các em được tự do vui chơi, được nhận tình yêu thương từ người lớn. Mỗi dịp trung thu, trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị như rước đèn lồng, xem múa lân, phá cỗ, ăn bánh trung thu… Ngoài ra, trước đây, ngày lễ trung thu còn được gọi là tết trông trăng, là ngày người dân tổ chức lễ hội để cảm tạ trời đất vì mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

20 Trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn

Đối với trẻ nhỏ, trung thu là ngày lễ được các em đặc biệt yêu thích và mong chờ. Các hoạt động trung thu có tính truyền thống, mang sự kế thừa và phát huy các truyền thống văn hóa có giá trị tốt đẹp của dân tộc. Vào ngày lễ trung thu, chúng ta đặc biệt quan tâm đến các em nhỏ. Vì thế, việc tổ chức các trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn vào ngày lễ này là hết sức cần thiết.

1. Trò chơi bé làm lồng đèn trung thu

Làm lồng đèn trung thu là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non thú vị. Lồng đèn được xem là một phần của tết trung, vì thế, giáo viên và phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ làm lồng đèn bằng giấy đơn giản để bé có cảm giác phấn khích, vui vẻ hơn trong ngày tết thiếu nhi này.

Các mẫu lồng đèn giấy xinh xắn đơn giản cho bé mầm non
Các mẫu lồng đèn giấy xinh xắn đơn giản cho bé mầm non

Các mẫu lồng đèn đơn giản cho trẻ mầm non như lồng đèn giấy xếp, lồng đèn hình cá chép bằng giấy có rất phù hợp để hướng dẫn trẻ thực hiện. Hoặc giáo viên có thể tham khảo sáng tạo lồng đèn bằng các nguyên liệu tái chế như hộp sữa, lon sữa, vỏ chai, giấy… để các bạn nhỏ trải nghiệm việc làm ra những chiếc đèn lồng xinh xắn.

2. Trò chơi phá cỗ trung thu

Phá cỗ trung thu là một hoạt động truyền thống thường được thực hiện trong ngày Tết Trung thu. Giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi trung thu cho trẻ mầm non để trẻ trải nghiệm hoạt động này tại trường. Thời điểm thích hợp để tổ chức phá cỗ là vào đúng ngày tết Trung thu, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Mâm phá cỗ Trung thu bao gồm bánh kẹo, các loại hoa quả, trái cây tươi, và những chiếc đèn lồng được bày trí đẹp mắt. Có thể trang trí thêm bóng bay, hình dán chủ đề trung thu để tạo không khí. Sau khi tổ chức các trò chơi hoặc hát bài hát như “chiếc đèn ông sao”, “rước đèn tháng tám” thì bắt đầu cho bé phá cỗ, thưởng thức bánh kẹo, trái cây trên mâm cỗ.

3. Trò chơi “cuội bảo, cuội bảo”

Trò chơi này thường được sử dụng để mở màn cho hoạt động vui chơi Trung thu tập thể. Trò chơi rất đơn giản, không cần chuẩn bị đạo cụ, có mục đích khuấy động không khí, mang đến sự vui tươi, hào hứng cho trẻ.

Trò chơi "cuội bảo cuội bảo" thích hợp để khuấy động không khí trong đêm trung thu
Trò chơi “cuội bảo cuội bảo” thích hợp để khuấy động không khí trong đêm trung thu

Ở trò chơi này, giáo viên hoặc người dẫn chương trình sẽ hóa thân thành chú cuội và hô to “Cuội bảo, cuội bảo”. Sau đó, trẻ sẽ đáp lại “Bảo gì? Bảo gì”. Cuội đưa ra yêu cầu và mọi người làm theo. Ví dụ “Cuội bảo ngồi xuống”, “cuội bảo giậm chân 2 cái”… Trẻ nào không làm theo hoặc làm sai sẽ phải thực hiện hình phạt theo yêu cầu của giáo viên.

4. Trò chơi ghế âm nhạc Trung thu

Trò chơi ghế âm nhạc với các bài hát chủ đề trung thu cũng là một trò chơi trung thu cho các bé mầm non vui nhộn. Trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự tập trung chú ý, khả năng xử lý linh hoạt. Trẻ cần lắng nghe tốt và nhanh chóng ngồi vào ghế để chiến thắng trò chơi.

Đây là trò chơi tập thể cho trẻ mầm non được các bé rất yêu thích. Để thực hiện trò chơi, giáo viên chuẩn bị số lượng ghế ít hơn so với số lượng trẻ tham gia. Khi trò chơi bắt đầu, giáo viên mở nhạc, dẫn đầu cho các bé đi vòng tròn quanh ghế. Khi nhạc dừng, trẻ phải nhanh chóng ngồi vào ghế, trẻ nào không kịp ngồi vào ghế sẽ bị loại. Tiếp tục ở các vòng tiếp theo, mỗi vòng bỏ ra 1 ghế cho đến khi tìm được người thắng cuộc.

5. Trò chơi dân gian trung thu “úp lá khoai”

Úp lá khoai cũng là trò chơi trung thu cho thiếu nhi vui nhộn, khá giống với trò “nu na nu nống”. Đây là trò chơi tập thể, không giới hạn số trẻ tham gia. Để thực hiện trò chơi, trẻ ngồi xuống đất, theo vòng tròn và úp 2 bàn tay xuống đất.

Quản trò bắt đầu đọc bài đồng dao “úp lá khoai” rồi phủ lên tay của các trẻ tham gia, phủ tới tay nào thì tay đó ngửa lên. Quản trò đọc từng chữ của bài đồng dao và chỉ vào tay của trẻ tham gia, mỗi chữ tương ứng với mỗi bàn tay. Bài đồng dao như sau:

“Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách đèn lồng
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà, úi da!”

Khi đọc đến từ úi da, từ da rơi xuống tay nào thì người đó thua và sẽ chịu phạt, hình phạt do quản trò hoặc trẻ tự chọn.

6. Trò chơi trung thu cho trẻ mầm non “Rước đèn ông sao”

Rước đèn ông sao là trò chơi dân trung thu truyền thống đặc trưng của Tết trung thu. Trò chơi thường được thực hiện trong đêm 14 hoặc 15 của Tết trung thu. Trước đây, vào dịp trung thu, trẻ em sẽ tụ tập thành từng nhóm, cầm đèn trung thu đi khắp các con đường trong xóm, làng, khu phố. Có thể tổ chức trò rước đèn tại trường bằng cách cho trẻ cầm đèn trung thu tự làm, đi quanh lớp học, vừa đi vừa hát bài “chiếc đèn ông sao”, “rước đèn tháng tám”.

Rước đèn ông sao là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non thú vị
Rước đèn ông sao là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non thú vị

7. Trò chơi “Cam quýt mít dừa”

Trò chơi “cam – quýt – mít – dừa” là trò chơi về tết trung thu cho trẻ mầm non. Trò chơi giúp trẻ có thêm kiến thức về mâm cỗ trung thu. Đây là trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khả năng xử lý tình huống.

Mỗi lượt chơi sẽ có tối đa 8 bạn, một bạn được chọn làm nhà cái. Các trẻ còn lại sẽ xếp thành hàng ngang, được đặt tên là cam, quýt, mít, dưa, dừa, hồng, cậy. Kẻ một đường làm vạch xuất phát, một đường làm vạch đích.

Mỗi trẻ đứng cách nhau một khoảng nhất định, hai tay đưa ra sau lưng, đan vào nhau giống như phễu hứng. Người cầm cái sẽ đặt trái cây tương ứng với người chơi hoặc có thể dùng bóng thay thế.

Trẻ được đặt trái cây hoặc bóng vào tay phải chạy thật nhanh về đích, 2 trẻ ngay kế bên phải tìm cách ngăn lại. Nếu tới đích thành công sẽ là người chiến thắng và nhận được phần thưởng.

8. Trò chơi “tìm kho báu trung thu”

Trò chơi truy tìm kho báu trung thu lấy ý tưởng từ trò chơi truy tìm kho báu. Cô giáo có thể sử dụng đồ chơi thỏ ngọc, sách truyện về trung thu hoặc bánh kẹo để làm kho báu đều được. Cách để trẻ mầm non tham gia trò chơi này rất đơn giản. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà chúng ta thiết kế trò chơi sao cho phù hợp.

Với trẻ 3 – 4 tuổi, cô giáo sẽ chọn vị trí thích hợp để giấu bánh hoặc đồ chơi hình chú thỏ. Sau đó, một bạn xung phong đi tìm kho báu theo hướng dẫn của cô. Chẳng hạn, cô hướng dẫn gồm 2 động tác là “quay sang trái, tiến lên phía trước 10 bước”, kho báu được giấu trong tủ.

Với trẻ 5 – 6 tuổi, cô giáo có thể vẽ bản đồ với các biểu tượng cụ thể để trẻ dễ liên tưởng và chia bản đồ thành nhiều mảnh. Cô giáo sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi để trẻ tìm được các mảnh bản đồ, chỉ dẫn đến nơi giấu kho báu. Ví dụ: “Mảnh bản đồ thứ 1 được giấu ở nơi các con thường cất đồ chơi”…

Sau khi trẻ tìm được các mảnh bản đồ, yêu cầu trẻ ghép thành một bản đồ nguyên vẹn. Sau đó, dựa theo hình vẽ trên bản đồ để tìm được vị trí của kho báu. Nên tích cực hỗ trợ, cho trẻ thời gian suy nghĩ và đưa ra gợi ý gợi mở giúp trẻ tìm được vị trí của kho báu.

9. Trò chơi lễ hội hóa trang trung thu

Không cần phải chờ đến halloween, chúng ta có thể tổ chức lễ hội hóa trang thành chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc, bánh trung thu vào ngày Tết Trung thu. Trẻ được quyền lựa chọn nhân vật yêu thích liên quan đến chủ đề trung thu và sử dụng các đồ vật trang trí để dễ nhận diện nhân vật mình hóa trang.

Có thể cho bé tham gia trò chơi hóa trang thành chị Hằng, chú cuội
Có thể cho bé tham gia trò chơi hóa trang thành chị Hằng, chú cuội

Giáo viên có thể tổ chức cuộc thi hóa trang trung thu cho trẻ tham gia. Trẻ hóa trang giống với nhân vật nhất sẽ chiến thắng và nhận được phần quà từ giáo viên. Phần quà có thể là bánh kẹo hoặc món đồ chơi nhỏ. Các trẻ tham gia sẽ được nhận những sticker trung thu dễ thương.

10. Trò chơi trung thu cho bé mầm non “biểu diễn dưới trăng”

Trong văn hóa người Việt, lễ hội gắn liền với hoạt động văn nghệ. Vì thế, nhà trường hoặc phụ huynh có thể tổ chức một chương trình kết hợp các hoạt động rước đèn, phá cỗ, và chương trình biểu diễn văn nghệ để các bé tham gia. Trẻ có thể lựa chọn bài hát mình yêu thích, tuy nhiên nên ưu tiên các bài hát có liên quan đến trung thu. Mỗi trẻ tham gia biểu diễn sẽ nhận được nhiều phần quà thú vị, ngộ nghĩnh như đồ chơi hình thỏ con nhỏ, bánh kẹo, đèn lồng…

11. Trò chơi múa lân sư rồng

Không thể gọi múa lân sư rồng là trò chơi, thực tế đây là hoạt động giải trí mang tính truyền thống thú vị trong Tết trung thu. Trường hợp trường có điều kiện, có thể mời đoàn lân về trường để biểu diễn cho các bé mầm non xem vào dịp Trung thu. Nếu không có điều kiện có thể tự làm đầu lân hoặc mua một đầu lân nhỏ để các bé tự đóng vai, tham gia vào hoạt động múa lân.

Múa lân là một phần không thể thiếu trong ngày trung thu
Múa lân là một phần không thể thiếu trong ngày trung thu

Múa lân sư rồng là một bộ môn nghệ thuật hấp dẫn, được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Những con lân sặc sỡ, màu sắc rực rỡ, nhảy múa trong tiếng trốn tưng bừng rộn rã sẽ khiến các em say mê, hào hứng và yêu thích ngày lễ này hơn.

12. Trò chơi vẽ tranh trung thu

Vẽ tranh trung thu là trò chơi trung thu cho bé mầm non sáng tạo. Trò chơi giúp trẻ phát huy kỹ năng quan sát và trí tưởng tượng, phát triển sự sáng tạo, khả năng tư duy logic, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ và phát triển kỹ năng hội họa. Tùy vào độ tuổi mà chúng ta tổ chức trò chơi phù hợp cho trẻ. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, có thể cho trẻ tự do sáng tạo theo ý thích. Đối với trẻ 2 – 4 tuổi, có thể cho trẻ tô màu theo tranh có sẵn để trẻ làm quen với hội họa.

Các chủ đề về trung thu rất đa dạng, phụ huynh và giáo viên có thể lựa chọn một số chủ đề như vẽ và tô màu múa lân, vẽ bánh tranh thu, vẽ và tô màu tranh rước đèn trung thu, vẽ và tô màu tranh bé và chị Hằng, tranh phá cỗ trung thu… Vẽ tranh và tô màu là hoạt động phát huy khả năng sáng tạo và rèn luyện sự tập trung được các em nhỏ vô cùng yêu thích. Vì thế, phụ huynh và giáo viên cho trẻ thử trò chơi trung thu này cho bé.

13. Trò chơi “rồng rắn lên mây”

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian tập thể rất thích hợp để tổ chức trong dịp trung thu. Trò chơi giúp tăng tinh thần đoàn kết, phát triển khả năng ngôn ngữ và tăng cường vận động cho trẻ mầm non.

Ở trò chơi này, một trẻ sẽ đóng vai làm thầy thuốc hoặc ông chủ, các trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài gọi là “rồng rắn”. Trẻ sẽ vừa đi vừa nghêu ngao bài đồng dao “rồng rắn” lên mây, đi xin thuốc của thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ hỏi, rồng rắn đáp, khi nói đến câu “tha hồ mà đuổi”, thầy thuốc sẽ bắt một người trong hàng. Trẻ đứng đầu sẽ giơ tay cản thầy thuốc và bảo vệ các con. Nếu thầy thuốc bắt được thì trò chơi kết thúc, tiến hành đổi vai và tiếp tục chơi.

14. Trò chơi “làm bánh trung thu”

Làm bánh trung thu là một trong những trò chơi trung thu cho bé mầm non trải nghiệm thú vị. Bánh trung thu có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu của ngày tết trung thu. Vì thế hoạt động làm bánh trung thu có thể trở thành một trò chơi vui nhộn, hấp dẫn để bé được trải nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu đơn giản
  • Giới thiệu các loại nguyên liệu và hướng dẫn cho trẻ cách làm bánh
  • Làm mẫu cho trẻ để trẻ được quan sát trực tiếp
  • Cho trẻ trải nghiệm việc tự làm ra những chiếc bánh trung thu.

15. Trò chơi đố vui chủ đề trung thu

Giáo viên hoặc phụ huynh có thể tổ chức cho trẻ trò chơi đố vui với chủ đề chính là các vấn đề xoay quanh lễ hội trung thu. Các câu đố cần ngắn gọn, đơn giản, phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Có thể đặt ra câu hỏi để bé tự suy nghĩ trả lời hoặc đặt ra câu hỏi kèm theo đáp án lựa chọn. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ và tăng cường sự hiểu biết của trẻ về ngày Tết Trung thu.

Các câu đố kèm phần thưởng cũng là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non thú vị
Các câu đố kèm phần thưởng cũng là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non thú vị

Có thể tham khảo các câu hỏi như:

  • Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong dịp trung thu?
  • Nhân vật nào thường xuất hiện trong Tết Trung thu?
  • Con gì sống cùng chị Hằng trên cung trăng?
  • Chú Cuội ngồi gốc cây gì?
  • Loại bánh nào thường có mặt trong ngày Tết Trung thu?
  • Mặt Trăng lớn hơn hay Trái Đất lớn hơn?

16. Trò chơi “chuyện kể đêm trung thu”

Kể chuyện cũng là một trong những hoạt động được trẻ em hết sức yêu thích. Phụ huynh hoặc giáo viên có thể đọc hoặc kể cho bé nghe các câu chuyện cổ tích liên quan đến ngày Tết trung thu, hoặc các nhân vật thường xuất hiện trong trung thu như chị Hằng, chú Cuội. Sau khi bé được nghe truyện nhiều lần, có thể tổ chức trò chơi kể chuyện trung thu để các bé thử sức sáng tạo, kể lại câu chuyện mình được nghe bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.

Các câu chuyện thú vị liên quan đến Trung thu có thể kể đến như:

  • Sự tích chú cuội cung trăng
  • Sự tích chiếc đèn ông sao
  • Sự tích chị Hằng Nga
  • Sự tích múa Lân và Ông Địa

17. Trò chơi thủ công trang trí tranh trung thu

Thay vì vẽ hoặc tô màu, giáo viên và phụ huynh có thể cho trẻ xé dán tranh trung thu. Đây là trò chơi trung thu cho bé mầm non giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động tinh và phát huy trí tưởng tượng. Giáo viên cho trẻ xem mẫu và chuẩn bị sẵn giấy có in hình trẻ cần xé. Hướng dẫn trẻ thực hiện và cho trẻ xé, dán theo mẫu.

Tùy vào độ tuổi chúng ta lựa chọn mức độ phức tạp của trò chơi. Cô có thể chuẩn bị sẵn chi tiết đã được cắt sẵn và hình mẫu, bé chỉ cần nhìn theo mẫu và dán chi tiết lên khung tranh để tạo bức tranh cho riêng mình.

18. Trò chơi “truy tìm bánh trung thu biến mất”

Truy tìm bánh trung thu bị mất cũng là một trong những trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn mà giáo viên, phụ huynh có thể tổ chức để bé tham gia. Trò chơi này có thể chơi cá nhân hoặc chơi tập thể đều được. Lúc này, trẻ sẽ hóa thân thành thám tử hoặc cảnh sát để truy tìm chiếc bánh biến mất bí ẩn và thủ phạm lấy mất chiếc bánh. Rất nhiều trẻ yêu thích trò chơi này.

Nói với trẻ về tình huống giả định, bạn thỏ ngọc đã làm bánh trung thu, thế nhưng khi bạn ấy quay lại, bánh trung thu đã biến mất, các bạn hãy giúp thỏ ngọc tìm bánh trung thu. Để lại một số manh mối tại vị trí chiếc bánh biến mất như mũi tên, dấu tay, dấu chân và vật dụng liên quan đến vị trí thủ phạm dấu chiếc bánh.

Trẻ cần dựa vào manh mối là dấu tay, dấu chân hoặc mũi tên để tìm thấy vị trí chiếc bánh. Một số trẻ thông minh có thể dựa vào các vật dụng liên quan để đoán ra ai là người giấu chiếc bánh. Làm một lộ trình chỉ dẫn trẻ đến các phòng, vị trí giấu chiếc bánh. Gợi ý để trẻ khám phá, đồng thời đặt thêm nhiều phần quà như sticker, bánh kẹo để làm phần thưởng cho trẻ khi tìm thấy chiếc bánh.

19. Trò chơi trang trí cho lồng đèn trung thu

Trang trí cho lồng đèn trung thu là trò chơi trung thu cho trẻ mầm non mà giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo. Ở trò chơi này, chúng ta chuẩn bị sẵn các khung đèn lồng kèm theo các vật trang trí như nơ, màu vẽ, thỏ mini, cán tre, dây treo… Các phụ kiện trang trí cho đèn lồng trung thu được bán rất phổ biến, giá thành thấp, giáo viên và phụ huynh có thể tự làm hoặc đặt mua sẵn để hướng dẫn trẻ trang trí lồng đèn trung thu. Có thể tổ chức ngày hội trung thu và kết hợp hoạt động này trong ngày hội để bé và phụ huynh cùng tham gia tại trường.

Nhà trường có thể tổ chức hoạt động trang trí đèn trung thu để trẻ tham gia cùng ba mẹ
Nhà trường có thể tổ chức hoạt động trang trí đèn trung thu để trẻ tham gia cùng ba mẹ

20. Trò chơi mèo đuổi chuột trung thu

Mèo đuổi chuột cũng là trò chơi dân gian trung thu cho trẻ mầm non hấp dẫn được nhiều trẻ em thích. Trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, tăng cường sự nhanh nhẹn và có những giờ phút vui chơi thú vị.

Để tiến hành trò chơi, giáo viên cho trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, . Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, mèo cách chuột 2 đến 3 cánh tay. Khi người quản trò hô bắt đầu, cả mèo và chuột cùng chạy, chuột phải cố gắng chạy để mèo không bắt được. Nếu mèo bắt được chuột thì mèo sẽ thắng cuộc đổi trẻ khác để tiếp tục trò chơi.

Kinh nghiệm chọn trò chơi trung thu cho trẻ mầm non

Khi chọn trò chơi trung thu cho trẻ mầm non, giáo viên, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ưu tiên những trò chơi trung thu truyền thống gắn liền với văn hóa như làm đèn lồng, rước đèn, nặn tò he, làm bánh trung thu…
  • Kết hợp với các trò chơi kích thích trí tưởng tượng, giúp trẻ tăng cường sự sáng tạo như kể chuyện trung thu, vẽ tranh, làm đồ thủ công…
  • Có thể tổ chức các trò chơi nhóm để trẻ được tương tác, kết nối với bạn bè và người thân gia đình như trò trang trí đèn lồng trung thu, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…
  • Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Đối với trẻ nhỏ nên ưu tiên những trò chơi đơn giản, trẻ lớn cần thiết kế trò chơi đòi hỏi kỹ năng phức tạp.
  • Trò chơi và không gian vui chơi phải an toàn, không gây nguy hiểm, không có các chi tiết nhỏ để tránh tình trạng trẻ cho vào miệng, mũi nguy hiểm.

Các trò chơi trung thu cho trẻ mầm non giúp trẻ tìm hiểu và yêu thích truyền thống văn hóa và có những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ. Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động vui chơi, được tạo điều kiện để tận hưởng trọn vẹn ngày lễ đặc biệt này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói giúp chẩn đoán khả năng ngôn ngữ của trẻ

ASQ-3 là bài test đánh giá về sự phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi hiện đang được sử dụng phổ biến...

Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non cha mẹ, giáo viên cần hiểu rõ

Nắm bắt tâm lý trẻ ở tuổi mầm non sẽ giúp cha mẹ và giáo viên dễ dàng hơn trong công tác giáo dục. Qua...

Trò chơi rút gỗ giúp bé phát triển khả năng suy luận, phân tích và rèn luyện sự tập trung
TOP 10 trò chơi trí tuệ cho bé giúp phát triển tư duy toàn diện

Các trò chơi giáo dục thú vị không chỉ khiến bé thích thú, giảm thời gian xem tivi, điện thoại mà còn hỗ trợ trẻ...

dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Top 7 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hay nhất

Kỹ năng giao tiếp ở trẻ mầm non nếu không được chú trọng và bồi dưỡng thì rất có hại cho sự phát triển về...