TOP 10 trò chơi trí tuệ cho bé giúp phát triển tư duy toàn diện

Các trò chơi giáo dục thú vị không chỉ khiến bé thích thú, giảm thời gian xem tivi, điện thoại mà còn hỗ trợ trẻ phát triển tư duy, trí tuệ toàn diện. Có rất nhiều trò chơi trí tuệ cho bé giúp kích thích khả năng phát triển tư duy ở trẻ như trò chơi xếp hình, trò chơi lập trình robot, trò chơi giải câu đố…

Lợi ích của việc phát triển tư duy của trẻ qua trò chơi trí tuệ

Tư duy là khả năng nhận thức, phân tích, đánh giá, gợi nhớ và tổ chức suy nghĩ. Tư duy được thể hiện qua sự linh hoạt của trí não trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Đây là thứ mà ai cũng có nhưng không phải ai cũng có năng lực sử dụng hiệu quả. Khả năng tư duy tốt sẽ giúp trẻ học một hiểu mười, phát huy được tối đa năng lực của bản thân.

Phát triển tư duy trẻ qua trò chơi trí tuệ có thể mang đến những lợi ích như:

  • Giúp trẻ có tâm lý vui vẻ, thoải mái, không có áp lực với việc học tập
  • Trẻ hứng thú với các trò chơi, từ đó chủ động hơn trong việc học hỏi, tiếp thu
  • Các trò chơi trí tuệ có mức độ đa dạng cao giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán, khó chịu
  • Trẻ được rèn luyện mỗi ngày mà không có áp lực, gánh nặng tâm lý, ngược lại có thể kích thích tinh thần, ý chí chinh phục trò chơi của trẻ
  • Trò chơi trí tuệ giúp trẻ tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy logic, trí tuệ, cải thiện kỹ năng xã hội, rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn và rèn luyện trí nhớ.

Độ tuổi nào thích hợp để phát triển tư duy của trẻ?

Trẻ sẽ vận dụng khả năng tư duy để tiếp thu, học hỏi, có cái nhìn đa chiều, có sự nhạy bén trong phân tích và suy luận. Trẻ cần được khuyến khích, gợi mở suy nghĩ trong mọi hoạt động, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, giải trí thay vì học tập máy móc theo khuôn khổ cũ.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, độ tuổi thích hợp để phát triển tư duy của trẻ là 3 tuổi.  Đặc biệt, giai đoạn từ 1 – 8 tuổi là thời điểm vô cùng thích hợp để trẻ phát triển trí não. Việc kích thích sự phát triển não bộ và rèn luyện khả năng tư duy, trí tuệ của trẻ cần được thực hiện, duy trì trong giai đoạn vàng này.

10 Trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy hay nhất

Trẻ cần có môi trường phát triển lành mạnh với đầy đủ các yếu tố kích thích cần thiết để phát triển toàn diện về mặt tư duy, trí tuệ, cảm xúc và ngôn ngữ. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi mầm non từ 2 – 5 tuổi, phương pháp giáo dục truyền thống hầu như không thể thu hút sự thích thú của trẻ.

Để giúp bé phát triển tích cực, ba mẹ có thể tổ chức các hoạt động vui chơi, cho bé chơi các trò chơi trí tuệ phù hợp với độ tuổi. Một số trò chơi trí tuệ cho bé phát triển, giúp con tăng cường khả năng quan sát, hỏi hỏi, nâng cao tư duy, trí tuệ có thể kể đến như:

1. Trò chơi trí tuệ xếp hình rèn luyện tư duy

Các trò chơi xếp hình không chỉ giúp trẻ thư giãn, giải trí mà còn là công cụ giáo dục đắc lực giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy không gian, khả năng sáng tạo, khả năng quan sát và giải quyết vấn đề. Hầu hết trẻ đều yêu thích trò chơi xếp hình, ba mẹ có thể cho con tiếp xúc từ đơn giản đến phức tạp để con có cơ hội học tập, phát triển tư duy, thể hiện năng lực cá nhân.

Xếp hình là trò chơi phát triển tư duy trí tuệ được trẻ em đặc biệt yêu thích
Xếp hình là trò chơi phát triển tư duy trí tuệ được trẻ em đặc biệt yêu thích

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Có thể chọn các đồ chơi như tranh xếp hình, đồ chơi gỗ xếp hình tư duy logic, các bộ lego xếp hình, khối nam châm (Magnetic Blocks), Knex, Montessori Wooden Puzzle, Pegboard Sets, 3D Puzzles…
  • Thiết lập không chơi an toàn, cố định và thoải mái, cho phép trẻ được chơi trong không gian này, sau khi chơi xong cần sắp xếp đồ chơi và cất đúng vị trí
  • Giới thiệu trò chơi, cách sử dụng các khối xếp hình, làm mẫu và hướng dẫn trẻ thực hiện, khuyến khích trẻ sáng tạo, thiết kế riêng theo chủ đề nhất định.
  • Cùng trẻ thảo luận về những gì con thực hiện, những ý tưởng mà trẻ nghĩ ra và khen ngợi, khích lệ trẻ.

2. Trò chơi lập trình robot giúp trẻ phát triển trí tuệ

Lập trình robot là một trong những trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy hiệu quả nhất. Trò chơi này rất phổ biến trên thế giới và được ứng dụng tại nhiều trường mầm non, phù hợp với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Lập trình robot là một kỹ năng thiết yếu trong kỷ nguyên số, trẻ được tiếp xúc với trò chơi này có thể phát triển kỹ năng logic, tăng cường khả năng sáng tạo.

Cách thực hiện:

  • Chọn bộ kit phù hợp với độ tuổi và sự quan tâm của trẻ
  • Giới thiệu cho trẻ các khái niệm cơ bản, cách hoạt động và lập trình cơ bản
  • Hướng dẫn trẻ lắp ráp các bộ phận của robot, cách sử dụng phần mềm, cách lập trình để tạo ra các lệnh cho robot
  • Cho trẻ thực hành các tác vụ đơn giản như tránh chướng ngại vật, thực hiện các thử thách đặc biệt

Các loại robot được sử dụng phổ biến để bé tiếp xúc với tư duy lập trình, sáng tạo là Lego Mindstorms EV3, Sphero, Ozobot, Makeblock mBot, Dash and Dot, VEX Robotics, Root Robot, Fisher-Price Think & Learn Code-a-pillar…

→Xem thêm: Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất

3. Trò chơi tìm lối đi trong mê cung

Trò chơi tìm lối đi trong mê cung cũng là một trong những hoạt động tuyệt vời giúp trẻ phát triển tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự kiên nhẫn ở trẻ em. Trò chơi được nhiều trẻ yêu thích, có thể giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung và hỗ trợ phát triển trí tuệ.

Tìm lối đi trong mê cung giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, suy luận
Tìm lối đi trong mê cung giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, suy luận

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể mua hoặc thiết kế mê cung phù hợp với độ tuổi của trẻ, bắt đầu từ những mê cung đơn giản và tăng dần độ khó
  • Giải thích với trẻ luật chơi, cách chơi, điểm bắt đầu và mục tiêu là tìm lối ra duy nhất dẫn đến lối ra của mê cung
  • Để trẻ tự mình thử sức, khám phá, nếu trẻ gặp khó khăn, có thể đưa ra các manh mối gợi ý để trẻ tìm đúng hướng đi
  • Sau khi trẻ hoàn thành, hỏi cảm nhận của trẻ, khuyến khích trẻ tự thiết kế mê cung của riêng mình.

4. Trò chơi bé tập phân loại đồ vật

Trò chơi phân loại là hoạt động giáo dục được áp dụng phổ biến trên thế giới. Đây là trò chơi trí tuệ cho bé, giúp bé phát triển tư duy phân tích, kỹ năng phân biệt, kỹ năng quan sát, nhận biết các đặc điểm khác nhau của các vật thể. Phương pháp này còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, khả năng ghi nhớ và phát triển khả năng ngôn ngữ.

Cách thực hiện:

  • Chọn đối tượng phân loại, có thể sử dụng đồ chơi (phân loại theo màu sắc), con vật (hoang dã và vật nuôi), các hình ảnh…
  • Chọn tiêu chí phân loại như màu sắc, hình dạng, chất liệu, kích thích hoặc bất kỳ tiêu chí nào mà bạn muốn bé tập trung vào
  • Giới thiệu cho trẻ luật chơi, hướng dẫn trẻ thực hiện, đưa ra gợi ý hoặc chỉnh sửa nhẹ nếu trẻ mắc lỗi
  • Cùng trẻ kiểm tra kết quả, thảo luận với trẻ cách trẻ phân loại, khuyến khích, khen ngợi những điều mà trẻ đã làm tốt.

5. Trò chơi giải câu đố vui – trò chơi trí tuệ cho bé

Các câu đố thú vị, phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng suy luận và phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những trò chơi trí tuệ giúp kích thích tư duy phản biện, khuyến khích trẻ suy nghĩ mà ba mẹ có thể tham khảo.

Trò chơi giải câu đố cũng là một trong những trò chơi trí tuệ cho bé hay
Những câu đố thú vị giúp trẻ phát triển tư duy, trí tuệ

Cách thực hiện:

  • Chọn các câu đố phù hợp với lứa tuổi, khả năng của trẻ. Có thể bắt đầu với các câu đố vui, đố về con vật, về toán học về hình ảnh
  • Chuẩn bị một loạt các câu đố khác nhau, đa dạng để trẻ tiếp cận được nhiều vấn đề
  • Giới thiệu trò chơi một cách thú vị, dẫn dắt trẻ, tạo bối cảnh hấp dẫn để bắt đầu trò chơi
  • Đặt câu hỏi, giới hạn thời gian, khuyến khích trẻ trả lời, cung cấp manh mối hoặc gợi ý khi trẻ gặp khó khăn
  • Khen ngợi, cho trẻ phần thưởng vì những nỗ lực cố gắng của trẻ, giải thích về câu trả lời, khuyến khích trẻ đưa ra câu đố để đố lại ba mẹ.

Một số câu đố cho trẻ mầm non:

Câu 1: Con gì hai mắt trong veo, thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau (đáp án: con mèo)

Câu 2: Con gì kêu rít rít, theo mẹ ra bờ ao, chẳng khác mẹ tí nào, cũng lạch bà lạch bạch, đố bé là con gì? (đáp án: con vịt con)

6. Trò chơi đố bé đoán được đồ vật rèn luyện tư duy

Trò chơi đoán đồ vật có thể giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, tư duy phản biện và tăng cường khả năng ngôn ngữ. Trò chơi này giúp bé kích thích khả năng liên tưởng và sáng tạo, học được thêm nhiều từ vựng về hình dáng, kích thước, màu sắc công dụng của đồ vật.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các đồ vật quen thuộc với bé như đồ chơi, dụng cụ học tập, các loại trái cây, các vật dụng mà trẻ đã biết
  • Cho đồ vật vào túi vải hoặc hộp lớn, có thể bịt mắt bé để bé không thể nhìn thấy được đồ vật
  • Giới thiệu cho bé luật chơi, cho bé biết rằng bé có thể sờ, ngửi, nghe nhưng không được nhìn khi đoán đồ vật
  • Cho bé chạm vào túi, hộp để đoán, nếu trẻ gặp khó khăn, ba mẹ có thể cung cấp gợi ý bằng cách mô tả đồ vật, khích lệ trẻ tương tác nói ra suy nghĩ
  • Luôn cung cấp các phản hồi tích cực ngay cả khi trẻ đoán sai, giải thích thêm công dụng của đồ vật (nếu cần).

7. Trò chơi đóng kịch phát triển trí tuệ

Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một trò chơi trí tuệ cho bé có thể giúp bé phát triển về tư duy, trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc thì có thể tham khảo trò chơi đóng kịch. Trò chơi này giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng, khả năng học hỏi, nâng cao sự tự tin và giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, bộc lộ rõ tính cách của trẻ.

Đóng kích là trò chơi trí tuệ cho bé giúp bé tăng cường khả năng sáng tạo
Đóng kích là trò chơi trí tuệ cho bé giúp bé tăng cường khả năng sáng tạo

Ba mẹ có thể nghĩ ra một cốt truyện đơn giản, cùng trẻ chơi trò đóng vai, hóa thân thành các nhân vật chính. Khuyến khích trẻ sáng tạo câu chuyện theo mong muốn của con. Có thể chuẩn bị thêm các phụ kiện, trang phục đơn giản để trẻ dễ dàng nhập vai.

8. Trò chơi bé học số đếm vui nhộn

Đếm số là trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ tăng, nâng cao khả năng số học, toán học, tăng cường khả năng nhận thức và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trẻ ở độ tuổi khác nhau cần có góc độ tiếp cận khác nhau, cách thực hiện trò chơi cũng không giống nhau.

Cách thực hiện:

  • Chọn đối tượng đếm là các món đồ quen thuộc như đồ chơi, vật dụng trong nhà, các quả cầu màu sắc hoặc các đồ vật trong sách
  • Đa dạng có đối tượng đếm để trẻ được tiếp cận số học thông qua hình ảnh, âm thanh để giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán
  • Giới thiệu cho trẻ cách chơi, mục đích của trò chơi, thực hiện mẫu để trẻ biết cách thực hiện
  • Ngoài việc đếm tiến, có thể thử cho trẻ đếm lùi, đếm theo bộ số, tăng cường độ khó để kích thích trí tuệ
  • Có thể thực hiện các trò chơi phụ như tìm số bị thiếu, điền số còn thiếu vào chuỗi số, sắp xếp đồ vật theo thứ tự, số lượng tăng dần hoặc giảm dần.

9. Trò chơi tìm điểm khác nhau

Trò chơi tìm điểm khác nhau là một trong những trò chơi trí tuệ cho bé giúp bé tăng cường khả năng quan sát, rèn luyện sự tập trung, phát triển khả năng tư duy, so sánh, đối chiếu. Trò chơi này rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần tìm hai hình ảnh gần giống nhau, có một số điểm khác biệt rõ ràng để bé nhận biết.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị hai hình ảnh tương đối giống nhau, điều chỉnh số lượng và độ khó của các điểm khác biệt theo độ tuổi và khả năng của trẻ
  • Giới thiệu luật chơi, mục tiêu là tìm ra tất cả các điểm khác biệt, khuyến khích trẻ so sánh từng phần, từng chi tiết của hình ảnh
  • Cung cấp manh mối, khích lệ trẻ và tiết lộ những chi tiết mà trẻ có thể bỏ qua khi con gặp khó khăn
  • Tăng dần độ khó, sử dụng các hình ảnh đa dạng, gồm nhiều chủ đề khác nhau để trò chơi luôn mới mẻ.

10. Trò chơi rút gỗ – trò chơi trí tuệ giúp bé phát triển tư duy

Trò chơi rút gỗ còn gọi là Jenga, đây là trò chơi kinh điển giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, kỹ năng tinh tế và tư duy chiến lược. Nếu ba mẹ muốn giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện thông qua trò chơi trí tuệ thì có thể cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với trò chơi này.

Trò chơi rút gỗ giúp bé phát triển khả năng suy luận, phân tích và rèn luyện sự tập trung
Trò chơi rút gỗ giúp bé phát triển khả năng suy luận, phân tích và rèn luyện sự tập trung

Cách thực hiện:

  • Mua một bộ jenga có kích thước, hình dạng phù hợp với tay cầm của trẻ
  • Xếp các khối gỗ thành một tòa tháp cao theo hướng dẫn của bộ đồ chơi
  • Giải thích cho trẻ rằng mục tiêu của trò chơi là thay phiên nhau rút từng khối gỗ mà không làm đổ tháp
  • Lựa chọn người đầu tiên thực hiện, chơi lần lượt, sau khi rút gỗ thành công, người chơi đặt khối gỗ lên tầng trên cùng của tháp
  • Giáo dục trẻ khi tháp gỗ sụp đổ, cho trẻ biết rằng đây là một phần của trò chơi, là cơ hội để học hỏi, khuyến khích trẻ chơi lại, rút ra kinh nghiệm từ trò chơi.

Những lưu ý khi chọn trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy

Khi chọn trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy, để mang lại hiệu quả tích cực, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chọn trò chơi có độ khó phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ, không chọn các trò chơi quá khó sẽ khiến trẻ cảm thấy thất vọng, thiếu động lực.
  • Chọn trò chơi an toàn, không có bộ phận nhỏ gây trầy xước hoặc dễ nuốt có nguy cơ gây hóc, đảm bảo môi trường trẻ chơi được an toàn, thoải mái
  • Các trò chơi trí tuệ cần đảm bảo có thể giúp trẻ suy nghĩ, lập luận, đưa ra quyết định dựa trên tư duy logic, không chọn các trò quá dễ sẽ không khiến trẻ vận dụng được tư duy
  • Có thể cho trẻ chơi cùng bạn bè hoặc ba mẹ, các trò chơi nhóm giúp trẻ thúc đẩy khả năng giao tiếp, tương tác, phát triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng làm việc nhóm.
  • Đa dạng hóa, thường xuyên thay đổi trò chơi, để trẻ không cảm thấy nhàm chán.

Có rất nhiều trò chơi trí tuệ cho bé giúp bé phát triển khả năng tư duy, khả năng sáng tạo, học cách tăng cường sự tập trung, kiểm soát cảm xúc. Học mà chơi, chơi mà học, những trò chơi có giá trị giáo dục cao sẽ giúp trẻ giảm hứng thú với tivi, điện thoại và học hỏi được nhiều kiến thức mới thông qua các hoạt động thú vị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ
Top 6 Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả nhất

Trẻ em cần được rèn luyện tư duy logic ngay từ nhỏ nhằm giúp não bộ phát triển khỏe mạnh. Ngoại trừ những đứa trẻ...

Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ: Dành thời gian cho con
Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Là một bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ, TS. Đinh...

Trẻ được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, áp lực thông qua trò chơi
TOP 15 trò chơi cho học sinh tiểu học hay và bổ ích nhất

Sử dụng trò chơi cho học sinh tiểu học trong chương trình giảng dạy là phương pháp giáo dục hiệu quả, được đánh giá cao...

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói giúp chẩn đoán khả năng ngôn ngữ của trẻ

ASQ-3 là bài test đánh giá về sự phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi hiện đang được sử dụng phổ biến...