TOP 15 trò chơi cho học sinh tiểu học hay và bổ ích nhất

Sử dụng trò chơi cho học sinh tiểu học trong chương trình giảng dạy là phương pháp giáo dục hiệu quả, được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua trò chơi, trẻ được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, áp lực, được ôn tập củng cố kiến thức cũ và học hỏi kiến thức mới.

Tầm quan trọng của trò chơi trong giáo dục với học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học là những trẻ trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi. Trẻ độ tuổi này có xu hướng ghi nhớ tốt khi tâm trạng vui vẻ, hào hứng, tích cực và tiếp thu kém khi buồn chán, lo lắng, sợ hãi. Các nghiên cứu nhận thấy rằng, phương pháp học tập góp phần quan trọng vào khả năng ghi nhớ của trẻ. Các phương pháp trực quan, sinh động gắn liền với các trò chơi giúp trẻ ghi nhớ nội dung tốt hơn so với việc chi đơn thuần là lắng nghe và ghi chép.

Các trò chơi có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ
Các trò chơi có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ

Ngoài ra, học sinh tiểu học còn có các đặc điểm tâm lý như khả năng tập trung chú ý còn hạn chế, chỉ tập trung tốt trong 20 – 30 phút. Nội dung học tập, hoạt động không cuốn hút rất dễ khiến trẻ mất tập trung, chán nản. Trẻ ở lứa tuổi này còn hồn nhiên, tò mò, thích khám phá, thích được khen ngợi và khẳng định mình.

Kết hợp trò chơi vào việc rèn luyện, giáo dục trẻ sẽ giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hứng khởi từ đó tiếp thu bài học hiệu quả hơn. Các trò chơi lành mạnh được lồng ghép khéo léo vào chương trình học tập sẽ giúp bài giảng sinh động, cuốn hút, trẻ không có cảm giác áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó hứng thú hơn với việc học tập và đến trường.

6 lợi ích của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh tiểu học

Trẻ không chỉ cần phải rèn luyện khả năng tư duy mà còn cần được hỗ trợ phát triển toàn diện về sức khỏe thể chất, tinh thần lẫn các mối quan hệ xã hội. Giáo dục trẻ thông qua kiến thức sách vở không là chưa đủ. Nên kết hợp với các trò chơi cho học sinh tiểu học hay, bổ ích, thú vị để trẻ có cơ hội được phát triển toàn diện, gắn kết hơn với bạn bè.

Những lợi ích của trò chơi đối với học sinh tiểu học có thể kể đến như:

1. Giúp trẻ ôn tập, củng cố kiến thức

Có thể lồng ghép bài học vào trò chơi để giúp trẻ học tập, ôn tập và củng cố kiến thức. Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ tốt và hiệu quả hơn so với phương pháp học tập truyền thống. Thích hợp với độ tuổi từ 6 – 11 tuổi khi mà khả năng tập trung của trẻ còn ngắn hạn, dễ bị thu hút bởi cảm giác hào hứng, vui vẻ.

2. Tăng cường sức khỏe thể chất

Trẻ cần được vận động để tăng cường sức khỏe và kỹ năng vận động. Việc ngồi học trong thời gian dài không có lợi cho sự phát triển sức khỏe thể chất của trẻ. Một số trò chơi cho học sinh tiểu học vận động có thể giúp trẻ tăng cường sức mạnh cơ bắp, phát triển xương khớp, khả năng phối hợp và sự nhanh nhẹn, linh hoạt.

3. Cải thiện khả năng tập trung, phát triển tư duy logic

Các trò chơi rất đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. Tùy vào mục đích mà chúng ta lựa chọn trò chơi phù hợp cho trẻ. Để giúp trẻ tập trung, phát triển tư duy logic có thể chọn những trò chơi yêu cầu sự tập trung cao độ, kích thích khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề như trò giải câu đố, truy tìm kho báu, đuổi hình bắt chữ…

4. Giải tỏa căng thẳng, mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn

Ngày càng có nhiều trẻ trầm cảm, stress, rối loạn lo âu do áp lực học tập. Nguyên nhân là chương trình học của trẻ nặng nề và kỳ vọng quá mức từ cha mẹ, thầy cô. Để giúp trẻ giảm căng thẳng, áp lực, giáo viên, phụ huynh nên thường xuyên cùng trẻ tham gia các trò chơi để trẻ được thư giãn tinh thần, có tâm trạng vui vẻ và tâm lý thoải mái trong học tập.

Trẻ được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, áp lực thông qua trò chơi
Trẻ được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, áp lực thông qua trò chơi

5. Nâng cao tinh thần đoàn kết và rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm

Rất nhiều trẻ bị bạn bè bắt nạt, cô lập do thiếu kết nối và thiếu các hoạt động nhóm để trẻ tương tác, hiểu hơn về nhau. Vì thế, việc tăng cường tinh thần đoàn kết, gia tăng hoạt động nhóm ở học sinh tiểu học là điều hết sức cần thiết. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ được vui chơi với bạn bè, mở rộng mối quan hệ, biết cách hợp tác và phát triển tinh thần đồng đội.

6. Kích thích khả năng sáng tạo

Trẻ được tự do tham gia các trò chơi, được tự do thể hiện cá nhân mà không có khuôn mẫu, ràng buộc. Điều này giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển tư duy sáng tạo, gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

→Xem thêm: TOP 10 trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ hiệu quả nhất

15 trò chơi cho học sinh tiểu học hay, vui nhộn và bổ ích

Kết hợp trò chơi trong giáo dục học sinh tiểu học mang đến rất nhiều lợi ích cho quá trình giảng dạy. Trẻ không chỉ được thư giãn tinh thần trong những giờ học căng thẳng, có cảm giác vui vẻ, phấn khích mà còn tiếp thu bài học tốt hơn. Dưới đây là một số trò chơi cho học sinh tiểu học vui nhộn, bổ ích được nhiều trẻ yêu thích:

1. Trò chơi giải câu đố

Các câu đố vui vừa kích thích tinh thần, mang đến cảm giác vui vẻ hào hứng vừa là một cách để giúp trẻ ôn tập kiến thức và rèn luyện khả năng ghi nhớ. Một khảo sát vào năm 2019 cho thấy, có 88% học sinh tiểu học cho rằng các trò đố vui trong lớp giúp tạo động lực và có ích cho việc học.

Giải câu đố là trò chơi thú vị mà hầu hết các học sinh tiểu học đều yêu thích
Giải câu đố là trò chơi thú vị mà hầu hết các học sinh tiểu học đều yêu thích

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà chúng ta lựa chọn câu hỏi đố vui phù hợp cho trẻ. Câu đố có thể liên quan đến kiến thức trong sách vở, kiến thức xã hội hoặc đồ dùng, vật dụng quen thuộc. Độ khó của câu hỏi cần đa dạng, khó dễ luân phiên để trẻ có cảm giác được thử thách. Để trẻ phấn khích và hào hứng tham gia, giáo viên nên chuẩn bị những phần thưởng nhỏ thú vị, bất ngờ cho trẻ.

2. Trò chơi ghế âm nhạc

Ghế âm nhạc là trò chơi cho trẻ tiểu học vui nhộn giúp trẻ tăng cường kỹ năng vận động, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhẹn. Âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vận động với trò chơi này sẽ giúp trẻ có cảm giác hào hứng, thư giãn.

Để bắt đầu trò chơi, giáo viên sắp xếp một lượng ghế nhất định thành vòng tròn, số ghế ít hơn số trẻ tham gia 1 đơn vị. Bật nhạc, mọi người cùng vỗ tay, hay theo, đi vào tròn quanh ghế. Khi âm nhạc kết thúc đột ngột, trẻ cần nhanh chóng tìm và ngồi vào một chiếc ghế. Bạn nào không nhanh chân ngồi vào ghế sẽ bị loại. Lần lượt loại bỏ từng chiếc ghế ở mỗi vòng đến khi tìm được người chiến thắng.

3. Trò chơi khởi động trước giờ học

Các trò chơi khởi động thường ngắn gọn, dễ hiểu, tạo không khí sôi động vui vẻ. Trẻ được vận động trong thời gian ngắn có thể thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, áp lực và hứng thú hơn khi bắt đầu bài học mới. Dưới đây là hai trò chơi khởi động trước giờ học cho học sinh tiểu học:

Trò chơi gió thổi

Ở trò chơi này, trẻ sẽ tưởng tượng mình là một cái cây, gió thổi bên nào sẽ nghiêng về bên ấy. Cách chơi như sau:

Giáo viên (gv): Gió thổi, gió thổi
Học sinh: Về đâu, về đâu?
Gv: Bên trái, bên trái
Học sinh nghiêng người sang bên trái
Gv: Gió thổi, gió thổi
Học sinh: Về đâu về đâu?
Gv: Bên phải, bên phải
Học sinh nghiêng người sang bên phải.

Trò chơi con thỏ

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh ý nghĩa của các động tác tay. Tay phải chụm lại mô phỏng hình dáng con thỏ. Khi hô to “con thỏ con thỏ” thì học sinh đưa tay phải lên cao. Khi giáo viên nói “con thỏ ăn cỏ” thì học sinh chụm tay phải đặt vào lòng bàn tay trái.

Khi giáo viên hô “con thỏ uống nước” thì học sinh đưa tay phải chụm lại đặt sát miệng. Khi hô “con thỏ vào hang” thì đặt gần sát tai, khi hô “con thỏ đi ngủ” thì đưa tay phải chụm vào gần sát mắt. Giáo viên có thể thực hiện hành động khác với lời nói để đánh lừa học sinh. Trẻ nào làm sai động tác sẽ bị xem là phạm luật, phải hát một bài hoặc nhảy lò cò…

4. Trò chơi tìm quy luật

Tìm quy luật là trò chơi cho trẻ tiểu học hay, bổ ích có thể áp dụng được cho trẻ từ lớp 1 đến lớp 5. Độ khó được điều chỉnh theo độ tuổi và khả năng của trẻ. Đây là trò chơi giúp trẻ tiểu học phát triển tư duy, trí tuệ hiệu quả.

Tùy vào độ tuổi và khả năng mà của trẻ mà chúng ta thiết kế mức độ khó của trò chơi sao cho phù hợp
Tùy vào độ tuổi và khả năng mà của trẻ mà chúng ta thiết kế mức độ khó của trò chơi sao cho phù hợp

Ở trò chơi này, giáo viên hoặc cha mẹ có thể cho con tìm quy luật của một dãy số để điền số tiếp theo, tìm quy luật của hình học hoặc tìm quy luật của sự vật. Trẻ phải vận dụng khả năng quan sát, phân tích để xác định được quy luật đúng.

5. Trò chơi tìm lối đi trong mê cung

Tìm lối đi trong mê cung hay thoát khỏi mê cung cũng là một trò chơi cho học sinh tiểu học thú vị. Ở đây, giáo viên có thể thiết kế mê cung có mức độ phức tạp phù hợp với độ tuổi của trẻ. Có thể chọn một số loại hình mê cung như tìm đường ra cho con vật, tìm đường về nhà, tìm đường thoát theo quy luật số…

6. Trò chơi truy tìm kho báu

Trẻ trong độ tuổi tiểu học có niềm đam mê mãnh liệt với những trò chơi phiêu lưu, bí ẩn, kích thích sự tò mò. Truy tìm kho báu là trò chơi giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, suy luận được rất nhiều trẻ trong độ tuổi tiểu học yêu thích.

Để tiến hành trò chơi, giáo viên cần lên kế hoạch trò chơi phù hợp theo độ tuổi và khả năng của trẻ. Đặt các gợi ý, hướng dẫn ở nhiều vị trí khác nhau để học sinh truy tìm dấu vết kho báu. Khi học sinh giải được gợi ý, mật mã sẽ nhận được những lời chỉ dẫn hoặc mảnh ghép bản đồ về vị trí chính xác của kho báu. Đội nào tìm được kho báu trước sẽ là đội chiến thắng và nhận được phần thưởng trong kho báu.

7. Đuổi hình bắt chữ

Đuổi hình bắt chữ là trò chơi rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy, suy luận của trẻ. Trẻ độ tuổi tiểu học có thể thông qua liên tưởng hình ảnh để đoán ra chữ cái phù hợp. Đây là trò chơi thú vị được rất nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chỉ có thể chơi trong lớp học, có sự hỗ trợ của máy chiếu, không thể chơi ngoài trời.

Đuổi hình bắt chữ là trò chơi thú vị cho học sinh tiểu học, có thể ứng dụng để ôn tập các từ tiếng Việt trẻ đã học
Đuổi hình bắt chữ là trò chơi thú vị, có thể ứng dụng để ôn tập các từ tiếng Việt trẻ đã học

Để tổ chức trò chơi, giáo viên cần sử dụng các câu đố đa dạng với độ khó tăng dần để trẻ được học hỏi và rèn luyện. Hình ảnh sử dụng nên có màu sắc tươi tắn, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nên xây dựng các câu đố có liên quan đến kiến thức trẻ đã học để trẻ được ôn tập và tăng cường khả năng ghi nhớ.

8. Trò chơi kết chùm tăng sự đoàn kết cho trẻ tiểu học

Kết chùm là trò chơi cho trẻ tiểu học thú vị trong tiết sinh hoạt tập thể hoặc sinh hoạt ngoại khóa. Trò chơi giúp tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn kết tình bạn, giúp trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè cùng lớp.

Để tiến hành trò chơi, giáo viên cho trẻ đứng thành một vòng tròn rộng, giáo viên làm người quản trò hoặc chọn một em làm quản trò. Khi quản trò hô “học sinh học sinh, kết chùm kết chùm” thì học sinh hỏi “kết mấy kết mấy”, quản trò hô “kết ba, kết ba”. Học sinh nhanh chóng tập hợp theo nhóm 3. Nhóm nào tập hợp không đúng số lượng sẽ thua cuộc.

9. Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là trò chơi vận động ngoài trời thích hợp cho trẻ tiểu học khi tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Trò chơi không giới hạn số trẻ tham gia, có thể điều chỉnh cách chơi linh hoạt dựa vào số lượng trẻ tham gia.

Nhảy bao bố là trò chơi vận động ngoài trời cho học sinh tiểu học vui nhộn
Nhảy bao bố là trò chơi vận động cho học sinh tiểu học vui nhộn

Để thực hiện trò chơi, giáo viên chuẩn bị số lượng bao nhất định. Kẻ hai vạch gồm một vạch xuất phát và một vạch đích. Cho trẻ đứng vào vạch xuất phát, người bước vào trong bao, hay tay giữ miệng bao. Sau hiệu lệnh xuất phát, trẻ bắt đầu cố gắng nhảy đến đến, trẻ nào đến trước sẽ là người chiến thắng.

10. Trò chơi đóng vai diễn kịch

Các trò chơi đóng kịch giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, khả năng sáng tạo và có những phút giây thư giãn tuyệt vời. Khi tham gia các trò chơi này, trẻ sẽ được hóa thân thành những nhân vật nhất định và tái hiện hoặc kể lại những câu chuyện thú vị mà trẻ học được, đọc được.

Trẻ độ tuổi tiểu học đã được tiếp xúc với rất nhiều câu chuyện thú vị. Giáo viên hoặc phụ huynh có thể tổ chức trò chơi để trẻ tham gia. Nếu trò chơi diễn ra tại lớp học, có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn một câu chuyện để biểu diễn.

Biến bục giảng, lớp học thành sân khấu được trang trí bắt mắt để tạo cảm giác vui vẻ, phấn khích, khiến trẻ hào hứng hơn khi tham gia. Trao những phần thưởng nhỏ cho tất cả các nhóm tham gia, cho trẻ bình chọn những nhóm biểu diễn hay nhất. Dành lời khen ngợi cho tất cả các trẻ tham gia.

11. Chim bay cò bay

Chim bay cò bay là trò chơi vận động ngắn, thích hợp để trẻ được khởi động trước giờ học. Trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy và phản xạ. Đây là trò chơi đơn giản với học sinh tiếp học, mục đích chủ yếu là giúp trẻ thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực.

Các em học sinh tiểu học chơi trò chim bay cò bay
Các em học sinh tiểu học chơi trò chim bay cò bay trong lớp học

Ở trò chơi này, khi nghe tên các con vật bay được, trẻ phải nhảy lên và vung cao hai tay làm động tác bay và nói tên con vật đó cùng với từ bay. Nếu con vật nào không bay được thì đứng yên và đáp lại là “không bay”. Ví dụ, khi nghe nói “cò bay” trẻ làm động tác vung tay và nói “cò bay”. Khi nghe “mèo bay” thì đứng yên và nói “mèo không bay”.

12. Trò chơi cướp cờ

Cướp cờ là trò chơi dân gian vận động thích hợp để tổ chức cho trẻ tiểu học vui chơi trong sân trường. Trò chơi giúp trẻ tăng cường vận động, rèn luyện khả năng ghi nhớ, tập trung. Trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khả năng tập trung chú ý ở trẻ. Vì là trò chơi vận động nên yêu cầu không gian vui chơi phải rộng rãi, bằng phẳng, an toàn.

Để thực hiện trò chơi, giáo viên vẽ một vòng tròn đường kính 20cm giữa sân, bên trong đặt vật tượng trưng làm cờ. Mỗi bên kẻ 1 đường thẳng cách vòng tròn 5 – 6m tùy vào độ rộng của không gian. Chia trẻ làm 2 đội với số lượng ngang nhau, đứng theo hàng ngang ở vạch xuất phát.

Mỗi thành viên trong đội sẽ tương ứng với 1 số thứ tự từ 1 – 5, mỗi bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi số nào thì thành viên có số tương ứng của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ.

Khi lấy được cờ phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình, nếu bị thành viên có số tương ứng của đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người, được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua.

13. Trò chơi truyền tin mật

Truyền tin mật là trò chơi tập thể cho trẻ tiểu học vui nhộn và thú vị. Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong lớp học đều được. Giáo viên cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc, số lượng học sinh mỗi hàng là như nhau.

Trò chơi truyền tin mật cho học sinh tiểu học
Trò chơi truyền tin mật cho học sinh tiểu học giúp trẻ kết nối, tăng cường tình bạn và mối quan hệ bạn bè

Học sinh đứng đầu mỗi hàng sẽ lên nhận thông tin từ giáo viên và truyền xuống cho đồng đội của mình, lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới. Học sinh cuối cùng nhận tin sẽ lên bảng viết lại từ mình nhận được. Đội nào truyền tin đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.

14. Trò chơi ô chữ kì diệu

Ô chữ kì diệu là trò chơi cho học sinh tiểu học rèn luyện tư duy, củng cố kiến thức. Với trò chơi này, trẻ sẽ được chơi mà học, học mà chơi, từ đó ghi nhớ kiến thức dễ dàng và thoải mái hơn trong quá trình học tập. Độ khó của trò chơi có thể phát triển dựa theo độ tuổi và khả năng của trẻ.

Để thực hiện trò chơi, giáo viên chuẩn bị các ô chữ và các câu hỏi phù hợp. Ô chữ sẽ gồm 10 – 15 hàng ngang và một ô chữ đặc biệt hàng dọc. Mục tiêu của trẻ là tìm ra chữ trên ô hàng dọc. Trẻ cần thực hiện bằng cách giải các ô chữ hàng ngang để tìm từ gợi ý. Học sinh nào giải được ô chữ hàng dọc sẽ là người chiến thắng.

15. Trò chơi hỏi đáp nhanh

Hỏi đáp nhanh là trò chơi rèn luyện khả năng toán học cho trẻ tiểu học. Trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy và sự nhanh nhẹn. Trò chơi kích thích tinh thần thi đấu, giúp trẻ học tập tốt mà không cảm thấy căng thẳng, áp lực.

Với trò chơi này, giáo viên chia lớp thành 2 đội, đại diện mỗi đội sẽ oẳn tù tì để xem bên nào đưa ra câu đố trước. Đội ra câu đố có thể đặt một phép cộng trừ, nhân chia hoặc câu đố toán học, đố vui để đội kia trả lời. Khi đội thứ 2 trả lời được sẽ ra đề để hỏi lại đội thứ nhất. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng, đội thua sẽ phải làm theo một yêu cầu nào đó của đội thắng,

Kinh nghiệm chọn trò chơi cho học sinh tiểu học

Trò chơi có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho học sinh tiểu học, tuy nhiên, không phải trò chơi nào cũng phù hợp và thích hợp với môi trường học đường. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn trò chơi cho học sinh tiểu học:

  • Trò chơi cần phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ. Không chọn các trò chơi quá khó sẽ dễ khiến trẻ chán nản hoặc trò chơi quá dễ không có yếu tố kích thích.
  • Đa dạng và luân phiên thay đổi các trò chơi, không cho trẻ chơi một trò nhiều lần sẽ khiến trẻ không còn vui vẻ, hào hứng vì chẳng còn gì mới mẻ trong trò chơi
  • Lồng ghép khéo léo bài học vào trò chơi, đảm bảo sự cân bằng để trẻ vừa được vui chơi vừa được học tập, không chú trọng bài học quá mức để tránh khiến trẻ có cảm giác áp lực.
  • Đối với các trò chơi vận động, cần đảm bảo không gian vui chơi được bằng phẳng, an toàn, không có vật sắc nhọn nguy hiểm, có nguy cơ gây chấn thương.
  • Tùy vào mục đích mà lựa chọn trò chơi phù hợp, nên kết hợp nhiều trò chơi để trẻ tham gia như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi tập thể, trò chơi sáng tạo…
  • Các trò chơi nên có quy tắc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đảm bảo trẻ được hướng dẫn rõ ràng, cẩn thận để hiểu và nắm bắt được yêu cầu của trò chơi.

Có rất nhiều trò chơi cho học sinh tiểu học hay, bổ ích giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Tâm lý của trẻ ở độ tuổi tiểu học thay đổi nhanh chóng, thích thú và tò mò với sự mới mẻ, tiếp thu tốt khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Việc nắm bắt tâm lý lứa tuổi sẽ giúp phụ huynh, giáo viên hiểu rõ về con trẻ và có phương pháp giáo dục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói kích thích phát triển ngôn ngữ

Tranh ảnh, truyện sách, thẻ học, đồ chơi chạy bằng pin, mô hình đồ chơi mô phỏng...là những đồ chơi cho trẻ chậm nói vô...

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ?

Bé không chịu nói chuyện dù cha mẹ đã cố hết sức tương tác? Bé đã hơn 24 tháng nhưng không thích giao tiếp, chỉ...

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Cách phân biệt tránh nhầm lẫn

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng khi thấy con có những biểu...

phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần
Cách phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần

Biểu hiện chậm nói xuất hiện cả ở trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ. Trong cả hai trường hợp, trẻ đều gặp...