TOP 10 trò chơi kích thích trí thông minh, phát triển trí não trẻ

Trò chơi kích thích trí thông minh là những trò chơi giáo dục được thiết kế để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, trí não, tăng cường trí nhớ, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Các trò chơi tốt trí não và được nhiều trẻ yêu thích như trò chơi giải câu đố, cờ vua, tìm lối thoát mê cung, tìm cặp giống nhau… 

Có thể kích thích trí thông minh của trẻ thông qua trò chơi không?

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc rèn luyện và giáo dục quyết định đến 50% trí thông minh của trẻ. Nghĩa là 20 – 40% trí thông minh của trẻ đến từ bẩm sinh, 60 – 80% còn lại đến từ các yếu tố khác, trong đó 30 – 50% đến từ quá trình rèn luyện và giáo dục . Việc giáo dục trẻ đúng cách thông qua trò chơi trí tuệ hoàn toàn có thể kích thích, giúp trẻ rèn luyện trí thông minh và phát triển trí tuệ.

Các trò chơi phát triển trí não có thể kích thích trí thông minh của trẻ
Các trò chơi phát triển trí não có thể kích thích trí thông minh của trẻ

Theo Howard Gardner (giáo sư Đại học Harvard), có 8 loại hình thông minh gồm không gian, xã hội, thể chất, âm nhạc, ngôn ngữ, logic-toán học, thấu hiểu nội tâm và thông minh tự nhiên… Tùy vào nhu cầu phát triển và tiềm năng của trẻ mà ba mẹ lựa chọn trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp để con có cơ hội được rèn luyện trí não, tăng cường trí tuệ.

Khi nào nên rèn luyện trí thông minh của trẻ qua trò chơi?

Từ 0 – 8 tuổi là giai đoạn não bộ trẻ phát triển nhanh nhất. Theo đó, giai đoạn từ 2 – 7 tuổi được đánh giá là giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để con rèn luyện khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy logic, kỹ năng vận động tinh, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Thực tế, trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể tham gia các trò chơi kích thích trí thông minh. Tuy nhiên, thể loại và mức độ phức tạp của trò chơi cần được điều chỉnh theo độ tuổi. Cụ thể:

  • Giai đoạn 0 – 2 tuổi: Ưu tiên trò chơi phát triển giác quan, tăng cường khả năng vận động tinh và thô
  • Giai đoạn 2 – 5 tuổi: Ưu tiên các trò chơi phát triển ngôn ngữ, tăng cường nhận thức, khả năng phối hợp, khả năng tư duy.
  • Giai đoạn 6 – 12 tuổi: Chú trọng các trò chơi tăng cường tư duy logic, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề.

→Xem thêm: Top 10 Trò chơi vận động cho trẻ mầm non giúp phát triển toàn diện

10 Trò chơi kích thích trí thông minh và phát triển não bộ của trẻ

Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể kích thích trí thông minh của trẻ qua trò chơi. Dưới đây là một số trò chơi kích thích trí não cho trẻ hiệu quả:

1. Trò chơi giải câu đố

Giải câu đố là trò chơi kích thích tư duy, trí thông minh bằng cách sử dụng các câu hỏi liên quan đến các sự vật cụ thể mà trẻ thường xuyên tiếp xúc để trẻ  phân tích, suy nghĩ và đưa ra đáp án. Đây là hoạt động bổ ích, giúp trẻ phát triển tư duy, trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ, khả năng ngôn ngữ và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà ba mẹ chọn câu đố phù hợp cho con giúp phát triển trí thông minh
Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà ba mẹ chọn câu đố phù hợp cho con

Cách chơi:

  • Tùy vào độ tuổi khả năng của trẻ mà ba mẹ lựa chọn câu đố phù hợp
  • Các câu đố nên xoay quanh đồ vật, con vật quen thuộc mà trẻ đã tiếp xúc
  • Gợi ý đáp án khi con gặp khó khăn, khích lệ khi trẻ đưa ra câu trả lời chính xác.
  • Nang cao kỹ năng bằng cách khuyến khích trẻ tự sáng tạo câu hỏi để ba mẹ trả lời.

Một số câu hỏi gợi ý:

  1.  Thường nằm đầu hè/ Giữ nhà cho chủ/ Người lạ nó sủa/ Người quen nó mừng (đáp án: con chó)
  2. Con gì hai mắt trong veo/ Thích nằm sưởi nắng/ Thích trèo cây cau (đáp án: con mèo)
  3. Cái gì thích nằm dưới ao/ Đào chẳng thấy, lấy chẳng được (đáp án: mặt trăng)
  4. Con gì quang quác/ Cục tác cục ta/ Đẻ trứng tròn xoe/ Gọi người đến lấy (đáp án: con gà mái).

Lưu ý: Khi chọn câu hỏi cho trẻ, nên đưa ra các câu hỏi phù hợp với độ tuổi, năng lực và sự hiểu biết của con. Không đưa ra các câu hỏi quá dễ sẽ khiến trẻ thấy nhàm chán hoặc quá khó sẽ khiến trẻ cảm giác thất vọng, thiếu hứng thú.

2. Chơi cờ vua kích thích trí thông minh của trẻ

Cờ vua là trò chơi chiến lược giúp kích thích khả năng tư duy, trí tuệ và rèn luyện trí thông minh của trẻ. Trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng phân tích, khả năng tư duy, chiến lược, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tập trung cao độ và giúp trẻ tăng cường trí nhớ.

Chơi cờ vua giúp kích thích trí thông minh và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ
Chơi cờ vua giúp kích thích trí thông minh và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ

Cách kích thích trí thông minh của trẻ bằng trò chơi cờ vua:

  • Chuẩn bị bàn cờ, chọn không gian yên tĩnh, thoải mái, phù hợp để chơi cờ
  • Giải thích luật chơi, cách di chuyển của mỗi quân cờ
  • Cùng trẻ thực hành với các trận đấu ngắn, ít quân cờ
  • Khuyến khích trẻ thử nghiệm các chiến lược chơi và kinh nghiệm rút ra từ các sai lầm
  • Cùng trẻ phân tích nước đi, điểm mạnh, điểm yếu, dạy trẻ các chiến lược chơi cờ
  • Thường xuyên rèn luyện cùng trẻ để giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, phát triển trí não qua trò chơi.

3. Trò chơi tìm lối thoát mê cung

Tìm lối thoát mê cung cũng là một trong những trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ được rất nhiều trẻ yêu thích. Trò chơi này kích thích trẻ tư duy, phân tích , rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn để tìm được lối đi phù hợp để thoát khỏi mê cung. Ở trò chơi này, trẻ phải tìm được đường để đi trong một mê cung phức tạp để đạt được mục tiêu cuối cùng hoặc thoát ra khỏi mê cùng.

Cách chơi:

  • Chọn mê cùng đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ rồi từ từ tăng độ khó của mê cung
  • Giải thích đơn giản luật chơi, cách chơi và các phương pháp để giúp trẻ xác định được lối thoát
  • Kích thích trẻ suy nghĩ, giải thích quyết định của mình, hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn
  • Khen ngợi, tặng phần thưởng nhỏ khích lệ khi trẻ kiên trì, cố gắng
  • Rèn luyện mỗi ngày cùng trẻ, mỗi ngày chỉ nên chơi cùng 1 mê cùng, thay đổi liên tục để trẻ có cảm giác thích thú

4. Giải rubik

Giải khối rubik là trò chơi giải trí kích thích trí thông minh của trẻ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, tăng cường trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề. Khối rubik là khối lập phương cơ khí có thể xoay được, mỗi mặt của khối rubik được chia thành các ô nhỏ, mỗi ô có một màu sắc cố định. Mục tiêu của trò chơi là phải làm sao để mỗi mặt của khối cuối cùng đều có một màu duy nhất.

Trò chơi giải khối rubik là trò chơi phát triển trí tuệ yêu cầu trẻ phải có khả năng tập trung cao độ
Trò chơi giải khối rubik là trò chơi phát triển trí tuệ yêu cầu trẻ phải có khả năng tập trung cao độ

Cách chơi:

  • Giới thiệu về cấu tạo của khối rubik và mục tiêu của trò chơi
  • Dạy trẻ các thuật toán cơ bản để giải 2×2 hoặc 3×3, có thể tham khảo video từ youtube
  • Khuyến khích trẻ thực hành ít nhất vài phút mỗi ngày
  • Tổ chức cuộc thi đấu giữa bạn bè hoặc giữa các thành viên trong gia đình
  • Giới thiệu và khuyến khích trẻ thử sức với các biến thể khác của khối rubik.

5. Trò vượt chướng ngại vật

Vượt chướng ngại vận là trò chơi vận động có sự kết hợp giữa việc rèn luyện sức khỏe thể chất và trí tuệ cho trẻ. Ở trò chơi này, trẻ cần biết cách quan sát toàn diện và làm theo chỉ dẫn. Trò chơi thích hợp cho trẻ từ 4 – 8  tuổi, có tác dụng giúp trẻ nâng cao thể lực, biết cách phối hợp, giải quyết vấn đề.

Cách chơi: 

  • Ba mẹ chọn không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ và tạo chướng ngại vật để thử thách trẻ
  • Nhiệm vụ của trẻ là phải làm mọi cách để vượt qua chướng ngại vật, mục tiêu cuối cùng là đến đích
  • Để kích thích trí thông minh, khả năng tư duy của trẻ, trên đường đến đích, ba mẹ có thể sắp xếp câu đố, trò chơi xếp hình, nếu trẻ giải được thì mới được qua.

6. Tìm cặp hình giống nhau

Tìm các cặp hình giống nhau cũng là trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ. Trò chơi sử dụng các cặp thẻ giống nhau, một mặt hình và một mặt trống, mặt hình úp xuống dưới, nhiệm vụ của trẻ là lật thẻ, ghi nhớ vị trí và chọn được các cặp thẻ giống nhau. Đây là trò chơi kích thích trí não, giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và rèn luyện khả năng quan sát.

Trò chơi lật tìm cặp giống nhau giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển trí não
Trò chơi lật tìm cặp giống nhau giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển trí não

Cách chơi:

  • Chuẩn bị bộ thẻ gồm các cặp thẻ giống nhau, mức độ phức tạp của hình ảnh trên thẻ và số lượng thẻ phù hợp độ tuổi của trẻ.
  • Ba mẹ lật mặt hình của tất cả thẻ được sử dụng để trẻ quan sát, sau đó xáo trộn và úp chúng lại
  • Cho trẻ quyền được lật 2 thẻ bất kỳ, nếu lật được 2 thẻ giống nhau thì được thu thẻ về phía mình
  • Nếu trẻ lật 2 thẻ khác nhau sẽ đến lượt người chơi khác, khi trò chơi kết thúc, ai thu được nhiều thẻ nhất sẽ là người chiến thắng.

7. Trò chơi lập trình robot phát triển trí thông minh

Lập trình robot là trò chơi kích thích trẻ phát triển trí não, tăng cường trí thông minh được ứng dụng trong hệ thống chương trình STEAM. Trò chơi kết hợp giữa giáo dục và công nghệ, giúp trẻ học khả năng lập trình, điều khiển robot thông qua các nhiệm vụ, thử thách cụ thể. Trẻ từ 3 – 4 tuổi có thể tiếp xúc với trò chơi lập trình robot.

Trẻ sẽ được học cách sử dụng các lệnh cơ bản để điều khiển robot gồm dừng lại, di chuyển, quay, nhặt đồ vật. Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy logic và thuật toán, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm. Đồng thời đặt nền móng để trẻ tiếp xúc với kiến thức về lập trình, AI, có nền tảng tốt khi bước vào kỷ nguyên số.

8. Trò chơi lắp ráp

Trò chơi lắp ráp và trò chơi ghép tranh cũng là những trò chơi trí tuệ giúp trẻ rèn luyện trí thông minh. Ở trò chơi này, trẻ sẽ sử dụng các hình khối kích thước đa dạng, lắp ráp theo mô hình được giới thiệu. Đồng thời, trẻ cũng có thể tự sáng tạo nên các mô hình riêng của mình. Vì thế, trò chơi lắp ráp không chỉ kích thích trí thông minh mà còn là trò chơi sáng tạo giúp bé phát huy trí tưởng tượng và tiềm năng của bản thân.

Các trò chơi lắp ráp giúp trẻ phát triển tư duy logic và kỹ năng vận động tinh
Các trò chơi lắp ráp giúp trẻ phát triển tư duy logic và kỹ năng vận động tinh

Cách chơi:

  • Ba mẹ có thể mua các mô hình lắp ráp như lego, tangram, k’nex, mega bloks, tinkertoy…
  • Giới thiệu với trẻ về bộ đồ chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi, có thể cùng trẻ lắp ráp lần đầu để trẻ làm quen
  • Khuyến khích trẻ tự thực hiện mà không có sự giúp đỡ của ba mẹ, cho trẻ quyền tự sáng tạo các mô hình theo ý tưởng riêng của trẻ.

9. Trò chơi truy tìm kho báu

Truy tìm kho báu là trò chơi kích thích trí thông minh phù hợp với mọi độ tuổi, có thể thiết kế từ đơn giản đến phức tạp để trẻ tham gia. Trò chơi khơi gợi trí tò mò, giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện thông qua việc phát hiện manh mối hoặc giải câu đố. Đồng thời, trò chơi cũng giúp kích thích trí nhớ, dạy trẻ về sự kiên trì, kiên nhẫn và thúc đẩy trẻ tăng cường khả năng quan sát.

Cách chơi: 

  • Chọn chủ đề phù hợp với sở thích của trẻ, vẽ bản đồ đơn giản, đánh dấu các điểm giấu kho báu
  • Viết manh mối hoặc câu đố tại các điểm này, đặt các gợi ý dọc theo lộ trình để dẫn dắt trẻ thực hiện các bước tiếp theo
  • Giới thiệu với trẻ cách chơi, cách đọc bản đồ, cách sử dụng manh mối, khuyến khích trẻ quan sát, suy luận, đồng hành và hỗ trợ trẻ trong suốt trò chơi
  • Khen ngợi quá trình và nỗ lực, chuẩn bị kho báu tượng trưng ở điểm cuối cùng để khen thưởng trẻ.

10. Trò chơi thay phiên kể chuyện

Thay phiên kể chuyện là trò chơi kích thích khả năng sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và khả năng giao tiếp ở trẻ. Trò chơi này thích hợp với trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên. Cần chơi nhóm từ 2 người, có thể kết hợp một số đạo cụ như đồ chơi, hình ảnh để tăng cảm hứng, giúp câu chuyện thú vị, hấp dẫn hơn.

Thay phiên kể chuyện là trò chơi kích thích trí thông minh và khả năng sáng tạo ở trẻ
Thay phiên kể chuyện là trò chơi kích thích trí thông minh và khả năng sáng tạo ở trẻ

Cách chơi:

  • Giới thiệu với trẻ về luật chơi, xác định thời gian và cách thức kể chuyện
  • Mỗi người sẽ có một khoảng thời gian nhất định để kể chuyện
  • Người sau sẽ tiếp nối phần câu chuyện mà người trước đã kể
  • Khuyến khích trẻ tưởng tượng, phát triển câu chuyện theo ý thích của trẻ.
  • Quy định số vòng lặp và thời gian kết thúc của câu chuyện.

Lợi ích của các trò chơi kích thích trí thông minh đối với trẻ

Các trò chơi kích thích trí thông minh, tăng cường tư duy, sáng tạo mang đến rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ. Thay vì cho trẻ sử dụng tivi, điện thoại, ipad thường xuyên ảnh hưởng đến mắt và não bộ, ba mẹ có thể kết hợp giáo dục với trò chơi để bé cảm thấy được thư giãn, thoải mái lại tăng cường kỹ năng và học hỏi nhiều thông tin bổ ích, thú vị.

Những lợi ích khi trẻ tham gia các trò chơi kích thích trí não, tăng cường trí tuệ:

  • Phát triển khả năng phán đoán, tăng cường du duy phản biện
  • Tăng cường và kích thích trí nhớ, giúp trẻ phát triển trí tuệ và cải thiện trí thông minh
  • Kích thích sự sáng tạo, trí tưởng tượng, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh não bộ
  • Tăng cường khả năng tập trung, chú ý dài hạn ở trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự tập trung cao độ
  • Tăng cường kỹ năng giao tiếp, mở rộng vốn từ vựng và khả năng ngôn ngữ
  • Giúp trẻ nhận thức và quản lý cảm xúc tốt hơn, nhất là khi đối mặt với thách thức và thất bại

Những lưu ý khi chọn trò chơi phát triển não bộ cho trẻ?

Khi chọn và cho trẻ tham gia các trò chơi kích thích trí thông minh, để tối đa hóa lợi ích giáo dục, giúp trẻ cảm thấy hứng thú, không bị nhàm chán, ba mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cần chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi, mức độ trò chơi không quá khó cũng không quá dễ. Trò chơi phải có tính thử thách để đủ kích thích trí thông minh của trẻ.
  • Nên quy định thời gian chơi, mỗi ngày chỉ chơi trong thời gian ngắn. Tránh tình trạng trẻ mệt mỏi, chán nản, mất cân bằng giữa học tập và giải trí.
  • Đảm bảo tính an toàn của trò chơi, đảm bảo không gian vui chơi phù hợp. Nếu sử dụng đồ chơi kích thích trí thông minh, nên kiểm tra nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ.
  • Trao đổi với trẻ về trò chơi, tôn trọng ý kiến của trẻ, lắng nghe phản hồi của trẻ xem trẻ có thích trò chơi đó hay không.
  • Xác định kỹ năng cụ thể mà bạn muốn trẻ phát triển qua trò chơi. Có nhiều loại hình thông minh, vì thế bạn cần phải xác định bạn muốn trẻ phát triển loại hình thông minh nào, về ngôn ngữ, nhận thức xã hội logic-toán học hay âm nhạc…
  • Không cứng nhắc với quy tắc cố định, cần cho phép và khuyến khích trẻ suy nghĩ giải pháp, ý tưởng mới.

Trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ. Việc cùng trẻ tham gia trò chơi sẽ giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, rèn luyện phát triển trí não và tạo sự kết nối giữa trẻ với bạn bè, người thân trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 10 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và bổ ích nhất

Những trò chơi học tập cho trẻ mầm non đều giúp bé gia tăng kiến thức về thế giới xung quanh, tăng khả năng ghi...

Reggio Emilia và Montessori
Reggio Emilia và Montessori: Khác nhau giữa 2 phương pháp giáo dục

Làm sao giáo dục trẻ từ sớm để giúp trẻ khai phá những tiềm năng ẩn giấu? Chắc chắn đây là vấn đề đau đầu...

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) được áp dụng điều trị cho trẻ đặc biệt bao gồm các vấn đề như chậm nói, rối loạn...

Phương pháp giáo dục Montessori: Ưu điểm và hạn chế cần biết

Phương pháp giáo dục Montessori hướng đến việc lấy khả năng tự học của trẻ để tạo nền tảng giúp trẻ từng bước phát triển...