TOP 10 trò chơi giúp trẻ tập trung nên rèn luyện mỗi ngày
Trẻ con thường cảm thấy hứng thú, dễ bị cuốn hút bởi các trò chơi giúp trẻ tập trung, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng. Việc sử dụng các trò chơi đúng mục đích sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển của trẻ. Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ tập trung như trò chơi xâu hạt, ghép tranh, tô tượng, cắt giấy…
Vì sao trẻ cần được rèn luyện sự tập trung?
Tập trung là trạng thái hướng sự chú ý và năng lượng của bản thân vào một hoạt động, nhiệm vụ hay mục tiêu nào đó mà không bị phân tâm bởi yếu tố xung quanh. Năng lực tập trung được xem là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để thực hiện và phát triển các kỹ năng khác như ghi nhớ, tuy duy, quan sát, phán đoán, giải quyết vấn đề…
Sự tập trung rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ tập trung tốt chứng tỏ trí não trẻ phát triển tạo, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, học hỏi, tư duy, từ đó tiếp thu kiến thức hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, công sức và tăng cường hiệu quả học tập.
Sự tập trung còn giúp trẻ hình thành kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, tăng cường sự kiên nhẫn và khả năng kiểm soát cảm xúc. Trẻ tập trung cao độ sẽ phát triển tốt trí tưởng tượng, khả năng tư duy sáng tạo. Tập trung là bí quyết thành công trong cuộc sống, sự tập trung và trí nhớ tỷ lệ thuận với nhau.
Khi trẻ tập trung trẻ có thể rèn luyện trí nhớ, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, kích thích hoạt động của các nơ-ron thần kinh, tăng cường hiệu quả học tập và tối ưu quỹ thời gian của bản thân. Kỹ năng tập trung là hành trang đầu đời, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Do đó, ba mẹ có thể sử dụng các trò chơi giúp trẻ tập trung như trò ghép tranh, lật thẻ tìm cặp giống nhau…
Lợi ích của các trò chơi rèn luyện sự tập trung với trẻ
Những trò chơi giúp trẻ tập trung được rất nhiều trẻ em yêu thích vì chúng mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái, cho phép trẻ được thoải mái thể hiện sự sáng tạo, quyền kiểm soát và tính tự do quyết định. Các trò chơi này thường có các đặc điểm như mục tiêu rõ ràng, yêu cầu trẻ phải quan sát kỹ, chú ý đến chi tiết, cung cấp phản hồi tức thì và giới hạn các yếu tố phân tâm.
Các trò chơi giúp bé tập trung có thể mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Có thể kể đến như:
- Cải thiện khả năng chú ý, yêu cầu trẻ phải quan sát cẩn thận, chú trọng chi tiết, từ đó nâng cao và duy trì sự tập trung trong thời gian dài
- Thúc đẩy trẻ suy nghĩ, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy logic và khả năng lập kế hoạch
- Yêu cầu trẻ ghi nhớ thông tin, các bước thực hiện từ đó giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ
- Giúp trẻ học cách kiên nhẫn, tự kiểm soát khi chơi trò chơi, từ đó phát triển khả năng kiên trì, khả năng kiểm soát cảm xúc
- Phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển kỹ năng vận động tinh, xây dựng sự tự tin và giảm thiểu lo âu, căng thẳng.
→Xem thêm: Top 10 Trò chơi luyện phát âm cho trẻ giúp phát triển ngôn ngữ
10 Trò chơi giúp trẻ tập trung chú ý, rèn luyện sự kiên nhẫn
Có rất nhiều trò chơi giúp bé tập trung chú ý, rèn luyện sự kiên trì, kiên nhẫn và tăng cường tư duy sáng tạo, cải thiện trí nhớ. Các trò chơi này không chỉ giúp trẻ được thư giãn, cung cấp môi trường vui vẻ mà còn là công cụ hiệu quả trong việc rèn luyện khả năng tập trung ở trẻ.
Các trò chơi giúp bé rèn luyện sự tập trung có thể kể đến như:
1. Trò chơi lắp ráp mô hình
Lắp ráp mô hình là trò chơi giúp bé tập trung do đòi hỏi sự tập trung cao độ và kiên nhẫn để hoàn thành nhiệm vụ. Trò chơi yêu cầu sự phối hợp giữa tay và mắt, từ đó phát triển kỹ năng vận động tinh, cải thiện khả năng tư duy logic và nhận thức không gian. Trò chơi cũng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, bồi dưỡng trí nhớ, hỗ trợ học tập khoa học và toán học.
Một số bộ trò chơi lắp ráp mô hình thú vị cho trẻ:
- LEGO: Phù hợp với trẻ 4 tuổi trở lên, có rất nhiều mô hình từ đơn giản đến phức tạp, tùy theo độ tuổi mà ba mẹ lựa chọn mô hình phù hợp cho trẻ.
- Mega Bloks: Phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên, các bộ kit có màu sắc tươi sáng, chủ đề đa dạng, phổ biến là động vật, phương tiện giao thông.
- Magformers: Là bộ lắp ráp sử dụng các miếng ghép nam châm hình học, cho phép trẻ tạo ra những mô hình ba chiều, phát triển khả năng tư duy không gian.
- Tinkertoy: Là bộ lắp ráp cổ điển với các thanh gỗ, khớp gỗ để trẻ tạo ra các mô hình như tháp, cầu, hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và tư duy sáng tạo.
- Các trò chơi lắp ráp mô hình khác: K’nex, Playmobil, Meccano, Cobi Blocks, Zoob, lắp ráp robot, bộ ghép hình tangram…
2. Trò chơi xâu hạt giúp trẻ tập trung
Xâu hạt cũng là một trong những trò chơi giúp trẻ tập trung, rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ. Đây là trò chơi giáo dục sử dụng các hạt, khối có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý, giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, phát triển kỹ năng vận động tinh, kích thích sáng tạo.
Cách thực hiện trò chơi xâu hạt cùng trẻ:
- Bước 1: Chọn bộ xâu hạt phù hợp với lứa tuổi và kỹ năng của trẻ. Có thể chọn đồ chơi xâu chuỗi hạt gỗ hình con vật, số đếm, chữ cái…
- Bước 2: Chọn không gian rộng rãi, thoải mái, bắt đầu giới thiệu trò chơi cho trẻ, hướng dẫn cách xâu hạt cùng con
- Bước 3: Bắt đầu bằng các hạt lớn, dễ thao tác, tạo các thử thách xâu theo mẫu cụ thể và khuyến khích trẻ sáng tạo.
Khi trẻ thực hiện trò chơi, ba mẹ nên khen ngợi, cổ vũ và cùng con tạo ra các sản phẩm chung để tạo nên các trải nghiệm gắn kết. Có thể kết hợp cho trẻ học cách phân loại theo màu sắc, hình dạng, kích thước, học chữ cái hoặc số từ trò chơi.
3. Trò chơi tìm điểm khác nhau
Tìm điểm khác nhau là trò chơi sử dụng hai hình ảnh tương tự nhau nhưng có một số điểm khác biệt nhỏ. Trẻ sẽ quan sát thật cẩn thận 2 bức tranh, hình ảnh để tìm ra các điểm khác biệt. Đây là hoạt động thú vị được rất nhiều trẻ em yêu thích, có thể giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 hình ảnh tương đối giống nhau nhưng có các điểm khác biệt nhỏ
- Xác định số lượng điểm khác nhau, giới thiệu trò chơi, nhiệm vụ trẻ cần thực hiện
- Yêu cầu trẻ quan sát, dùng bút khoanh tròn hoặc dùng ngón tay chỉ vào điểm khác biệt
- Gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn, khen ngợi, khuyến khích, trao cho trẻ phần thưởng khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
4. Trò chơi tìm các cặp giống nhau
Tìm các cặp giống nhau không chỉ là trò chơi giúp trẻ tập trung mà còn có tác dụng kích thích phát triển não bộ, giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và khả năng quan sát. Trò chơi thích hợp với trẻ từ 1 – 6 tuổi thậm chí trẻ lớn hơn cũng có thể tham gia. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà số lượng thẻ được sử dụng sẽ khác nhau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bộ thẻ theo chủ đề, mỗi loại thẻ sẽ gồm 2 thẻ cùng 1 chủ đề, giới thiệu luật chơi
- Ba mẹ sẽ lật tất cả thẻ để trẻ nhìn thấy hình ảnh trên thẻ, sau đó xáo trộn, úp lại
- Cho trẻ lật 2 thẻ bất kỳ, nếu 2 thẻ giống nhau thì được thu thẻ về phía mình, nếu khác nhau thì úp lại, đến lượt người chơi khác
- Trẻ nào thu được nhiều thẻ nhất sẽ giành chiến thắng và thu được phần thưởng của người thắng cuộc.
5. Trò chơi ghép tranh giúp trẻ tập trung
Ghép tranh là trò chơi rèn luyện tính kiên trì cho trẻ. Ở trò chơi này, trẻ sẽ sử dụng các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Trò chơi giúp trẻ tập trung cao độ, phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng vận động tinh. Đồng thời cũng thúc đẩy sự sáng tạo, tăng cường khả năng nhận thức hình dạng, màu sắc và tư duy không gian.
Cách thực hiện:
- Chọn bức tranh có độ khó phù hợp, có thể mua bộ ghép hình sẵn hoặc tự làm
- Giới thiệu trò chơi, luật chơi cho trẻ, yêu cầu trẻ ghép các mảnh nhỏ thành bức tranh hoàn chỉnh
- Hướng dẫn trẻ bắt đầu từ các mảnh ở góc, cạnh, chú ý để màu sắc, họa tiết để tìm được vị trí ghép phù hợp
- Khen ngợi để tạo động lực, hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn, dành phần thưởng khuyến khích khi trẻ hoàn thành.
6. Trò chơi tô tượng
Tô tượng là hoạt động thú vị, bổ ích được rất nhiều trẻ em yêu thích. Đây là trò chơi giúp trẻ tập trung, phát triển khả năng vận động tinh, khuyến khích sự sáng tạo, tư duy không gian. Trò chơi cũng giúp trẻ thư giãn, tập trung vào nhiệm vụ cụ thể, từ đó giảm căng thẳng, lo âu.
Với trò chơi này, ba mẹ có thể chọn các tượng có hình dáng đa dạng, phù hợp với sở thích và độ tuổi của trẻ. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như màu nước, cọ vẽ, khay đựng màu và nước… Giới thiệu và hướng dẫn trẻ các kỹ thuật để tô đều màu, không bị lem, khuyến khích trẻ tự pha màu và tự do sáng tạo tạo.
7. Trò chơi tìm đồ vật cất giấu
Tìm đồ vật hay tìm kiếm kho báu là trò chơi mà trẻ cần phải đi tìm những đồ vật đã bị giấu đi. Trò chơi giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung vào nhiệm vụ cụ thể trong thời gian dài. Mục đích là để hỗ trợ trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát, tăng cường kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Đồng thời, trò chơi tìm đồ vật cũng thúc đẩy sự kiên nhẫn và bền bỉ.
Cách thực hiện:
- Ba mẹ hoặc cô giáo chuẩn bị một số món đồ chơi như siêu nhân, xe, búp bê… giấu ở một vị trí cụ thể
- Sau khi giấu sau, đưa ra các gợi ý cụ thể và ra hiệu cho bé đi tìm, ba mẹ nên đưa ra các gợi ý đơn giản để bé dễ tìm
- Độ khó của trò chơi nên tăng dần theo năng lực và độ tuổi của trẻ, có thể tạo bản đồ kho báu để bé tìm kho báu nhằm khiến trò chơi trở nên thú vị hơn.
8. Cờ vua – trò chơi rèn luyện sự kiên nhẫn và trí tuệ
Trẻ từ 5 tuổi có thể bắt đầu học cách chơi cờ vua. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nhận biết quân cờ và ghi nhớ được các quy tắc cơ bản của trò chơi. Cờ vua là trò chơi trí tuệ giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tập trung cao độ, khả năng giải quyết vấn đề và phát triển trí nhớ.
Việc dạy trẻ chơi cờ là một trải nghiệm thú vị và cần có thời gian để trẻ học hỏi, tiếp theo. Trước tiên, ba mẹ cần giới thiệu bàn cờ, các quân cờ, cách di chuyển của từng quân cờ với trẻ. Hướng dẫn trẻ sắp xếp các quân cờ trên bàn cờ, giải thích lượt đi, luật chơi và bắt đầu với các ván cờ ngắn. Việc chơi nhiều, thường xuyên, không áp lực sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú hơn với trò chơi.
9. Trò chơi cắt giấy
Cắt giấy là một trong những trò chơi giúp trẻ tập trung mà ba mẹ có thể tham khảo. Trò chơi yêu cầu trẻ phải tập trung, kiên nhẫn nhất là khi cắt theo đường thẳng hoặc đường cong phức tạp. Khi cắt giấy, trẻ phải khéo léo trong việc điều khiển ngón tay và bàn tay để dùng kéo cắt giấy. Từ đó phát triển kỹ năng vận động tinh, tăng cường sự phối hợp giữa tay và mắt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dụng: Giấy, bút chì, kéo, keo dán, bàn hoặc bộ đồ chơi cắt giấy tạo hình cho bé
- Hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ thuật cắt đơn giản (cắt theo đường thẳng, đường cong, hình vuông, hình tròn…)
- Tạo một dự án sáng tạo như cắt các chi tiết cần thiết để tạo thành một khu rừng, ngôi nhà, vườn hoa
- Làm mẫu và khuyến khích trẻ thực hiện, khích lệ trẻ tự do sáng tạo theo ý thích và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Lưu ý: Chỉ cho trẻ sử dụng kéo khi trẻ đã 3 – 4 tuổi, chọn loại kéo an toàn, có đầu tù dành cho trẻ em. Giám sát trẻ trong quá trình thao tác, cất kéo cẩn thận khi trẻ đã sử dụng xong nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
10. Trò chơi vũ điệu đóng băng
Trò chơi vũ điệu đóng băng còn được gọi là “Freeze Dance” là trò chơi âm nhạc vui nhộn giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, chú ý, tăng cường khả năng tự kiểm soát, khả năng lắng nghe và vận động. Ở trò chơi này, trẻ sẽ nghe nhạc, được nhảy tự do theo nhạc, khi âm nhạc bất ngờ dừng lại, trẻ phải dừng ngay lập tức “đóng băng” ở tư thế đang thực hiện, không được di chuyển hay cười nói.
Cách thực hiện:
- Chọn không gian rộng rãi, an toàn để bé có thể di chuyển thoải mái, đảm bảo không trơn trượt gây nguy hiểm cho trẻ
- Chọn bài hát vui nhộn, sôi động, sử dụng điện thoại, tivi hoặc loa Bluetooth để phát nhạc và dừng linh hoạt
- Giải thích luật chơi đơn giản cho trẻ, nếu trẻ di chuyển khi nhạc dừng, trẻ phải thực hiện một thử thách nhỏ
- Làm mẫu cho trẻ trước khi chính thức bắt đầu trò chơi. Khen ngợi sự cố gắng của con, có thể biến tấu trò chơi, tăng dần thử thách theo thời gian để trẻ có hứng thú tham gia.
Những lưu ý khi chọn trò chơi giúp trẻ tập trung, chú ý
Để giúp trẻ rèn luyện tốt khả năng tập trung, chú ý và cảm thấy thoải mái, thích thú khi lựa chọn trò chơi cũng như khi chơi với trẻ, ba mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trò chơi cần phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Với trẻ nhỏ, nên chọn những trò đơn giản, ít quy tắc để trẻ dễ hiểu và thực hiện.
- Độ khó của trò chơi cần phù hợp với khả năng của trẻ, bắt đầu từ mức độ đơn giản và tăng dần.
- Khi cho trẻ chơi trò chơi, thời gian chơi chỉ nên từ 10 – 15 phút, không kéo dài, lặp đi lặp lại quá nhiều sẽ nhanh khiến trẻ nhàm chán
- Trò chơi cần được biến tấu linh hoạt để khi thực hiện mỗi ngày, trẻ vẫn duy trì được sự tập trung và thích thú
- Nên lựa chọn các trò chơi có nhiều cấp độ, có thể phát triển từ đơn giản đến phức tạp để tránh khiến trẻ nhàm chán, mất hứng thú
- Đặc biệt chú ý đến sự an toàn của trẻ trong quá trình chơi, không nên tạo áp lực, căng thẳng quá mức khiến trẻ có cảm giác thất vọng, chán nản.
- Ba mẹ nên cùng tham gia trò chơi cùng trẻ, đưa ra những phản hồi tích cực và khích lệ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ tập trung, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ và sự kiên nhẫn. Sử dụng các trò chơi để giáo dục trẻ là phương pháp giáo dục thông minh, hiện đại, giúp trẻ vừa chơi, vừa học mà không có cảm giác áp lực, mệt mỏi.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 20 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hấp dẫn và bổ ích nhất
- TOP 10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!