ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói giúp chẩn đoán khả năng ngôn ngữ của trẻ

ASQ-3 là bài test đánh giá về sự phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi hiện đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đây cũng được xem là tiêu chuẩn vàng để có thể sàng lọc và phát hiện khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ, nhất là tình trạng trẻ chậm nói. 

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
Bài test ASQ-3 giúp sàng lọc và đánh giá tốc độ phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi.

ASQ-3 là gì?

ASQ-3 là tên viết tắt của Ages and Stages Questionnaire, Third Edition là bộ câu hỏi về sự phát triển của trẻ nhỏ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài test đánh giá này được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Oregon của Mỹ tiến hành nghiên cứu và đánh giá. Sau hơn 40 năm tìm hiểu thì bộ câu hỏi đã được hoàn thành và hiện đang được hỗ trợ sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia ở thế giới.

ASQ-3 nhận được nhiều sự đánh giá tích cực bởi giới chuyên môn vì tính chính xác và hiệu quả về sự phát triển của trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi. Hiện nay, bài test đánh giá này cũng được xem là tiêu chuẩn vàng hỗ trợ tốt trong việc sàng lọc sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn sớm, giúp trẻ phát huy và khắc phục tốt về 5 lĩnh vực chính, cụ thể là ngôn ngữ – giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, vận động thô, vận động tinh cùng sự cá nhân hóa.

Tại sao cần cho trẻ thực hiện bài test ASQ-3?

Ngôn ngữ được xem là phương tiện quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình giao tiếp, tương tác xã hội của mỗi con người. Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể dễ dàng bày tỏ các quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình cho những người xung quanh. Ngược lại, bản thân cũng dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm và kết nối bền chặt hơn với bạn bè, gia đình, người thân.

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ nhỏ đã được tiếp xúc và học hỏi ngôn ngữ thông qua việc tương tác với ba mẹ, ông bà. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, trẻ nhỏ sẽ dần học hỏi và hình thành ngôn ngữ thông qua quá trình quan sát, ghi nhớ, bắt chước để có thể giao tiếp linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ là khác nhau. Mặt dù các chuyên gia đã nghiên cứu và xây dựng mốc phát triển chung cho trẻ theo từng độ tuổi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể đáp ứng tốt được các mốc phát triển đó.

Trong thực tế có những trẻ biết nói sớm hơn, có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và giao tiếp hiệu quả từ sớm. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trẻ chậm nói, vốn từ kém, trẻ gặp khó khăn trong quá trình học hỏi và phát triển ngôn ngữ so với các bạn đồng trang lứa.

Chậm nói hiện đang là vấn đề xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với thời đại phát triển công nghệ như hiện nay. Trẻ bị tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh cùng các thói quen sinh hoạt tiêu cực ngay từ bé nên dễ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, trẻ chậm nói thậm chí không có nhu cầu tương tác cho đến tuổi đi học.

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
Trẻ nhỏ cần thực hiện bài test ASQ-3 để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề về ngôn ngữ.

Tình trạng chậm nói của trẻ có thể dần cải thiện theo thời gian, khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ vẫn có khả năng sử dụng ngôn ngữ bình thường như các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp thờ ơ, chủ quan hoặc thậm chí không nhận biết được sự chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ khiến cho tình trạng kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ.

Chính vì thế việc cho trẻ thực hiện bài test ASQ-3 ngay tại nhà mang ý nghĩa lớn trong việc đánh giá và phát hiện sớm các vấn đề về phát triển ngôn ngữ ở trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc phát hiện và hỗ trợ khắc phục chậm nói trong giai đoạn sớm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để phục hồi khả năng ngôn ngữ, phát triển vốn từ và học tập hiệu quả hơn.

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi chính là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất và cũng là thời điểm thích hợp để can thiệp và thúc đẩy khả năng giao tiếp. Khi nghi ngờ con chậm phát triển ngôn ngữ, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và thực hiện đánh giá tại nhà thông qua bài test ASQ-3 để biết rõ hơn về nguy cơ chậm nói của trẻ.

Nếu kết quả cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị chậm ngôn ngữ thì cần chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa. Tại đây trẻ sẽ được hỗ trợ kiểm tra, đánh giá và tiến hành một số phương pháp chẩn đoán chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng ngôn ngữ, tìm ra nguyên nhân và cân nhắc về biện pháp khắc phục hiệu quả.

Bài test trẻ chậm nói ASQ-3 có nhiều bộ khác nhau được phân chia theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh cũng nên biết cách lựa chọn bộ câu hỏi phù hợp để đánh giá với kết quả chính xác nhất.

Như vậy, có thể thấy việc thực hiện bài test ASQ-3 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, trong đó có quá trình phát triển ngôn ngữ. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tiến hành đánh giá theo từng giai đoạn khác nhau để dễ dàng theo dõi sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.

ASQ-3 phù hợp cho những ai?

Ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ đã bắt đầu tiếp xúc và hình thành ngôn ngữ thông qua các giác quan và kỹ năng khác nhau. Đồng thời, theo chia sẻ của các chuyên gia thì các biểu hiện chậm nói của trẻ nếu có thể chú ý quan sát thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay từ những tháng đầu tiên.

Dựa vào mốc phát triển chung của trẻ nhỏ, thì trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tạo ra các âm thanh gừ gừ và có phản xạ với các tiếng động lớn xuất hiện xung quanh. Nếu trong giai đoạn này trẻ không có các biểu hiện như đã chia sẻ thì nhiều khả năng trẻ đang gặp phải vấn đề về ngôn ngữ, khả năng phát triển lời nói có thể chậm hơn so với thông thường.

Chính vì thế, để hỗ trợ các bậc phụ huynh có thể đánh giá và phát hiện sớm các biểu hiện bất thường về ngôn ngữ của trẻ, các nhà nghiên cứu đã xây dựng nên bài test ASQ-3 với nhiều bộ câu hỏi phù hợp cho trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi. Ở mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện và đặc điểm ngôn ngữ khác nhau nên các bậc phụ huynh cần phải xác định chính xác bộ câu hỏi phù hợp để thực hiện cho trẻ.

ASQ-3, Bài Test trẻ chậm nói
Bài test chậm nói sẽ được áp dụng hiệu quả cho trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi.

Để thực hiện tốt được bài test đánh giá ASQ-3 thì đòi hỏi đó phải là người có trình độ chuyên môn hoặc những ai thường xuyên chăm sóc, hiểu rõ về các biểu hiện của trẻ, cụ thể như cán bộ y tế, ba mẹ hoặc giáo viên giảng dạy trực tiếp cho trẻ, người chăm sóc trẻ. Không cần mất quá nhiều thời gian để thực hiện bài test, đối với quá trình đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ, bạn chỉ cần dành ra khoảng 5 phút để thực hiện các câu hỏi có liên quan hoặc 15 phút để hoàn thành cả bộ 21 câu hỏi của ASQ-3.

Để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu sàng lọc đối với trẻ nhỏ, hiện nay ASQ-3 được hỗ trợ cả bản giấy và bản online nên các bậc phụ huynh có thể thực hiện được bất cứ lúc nào. Đối với các trường hợp muốn tự test tại nhà, bạn có thể sử dụng các mẫu online để thuận tiện cho việc đánh giá. Hoặc nếu có thời gian và điều kiện đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện thì bác sĩ sẽ hỗ trợ hoàn thành bài test giấy, thu thập thông tin đầy đủ về trẻ.

Nội dung bài test trẻ chậm nói giúp chẩn đoán khả năng ngôn ngữ của trẻ

Nếu nghi ngờ trẻ gặp phải các vấn đề về phát triển ngôn ngữ thì các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiến hành thăm khám và tự thực hiện các bộ câu hỏi đánh giá của bài test ASQ-3 để kiểm tra cụ thể hơn. Bài test cũng được phân chia thành các câu hỏi tương ứng với từng độ tuổi khác nhau, các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm và áp dụng thực hiện phù hợp.

Cụ thể nội dung bài test đánh giá chậm nói ASQ-3 cho trẻ như sau:

Đối với trẻ từ 0 tháng đến dưới 3 tháng tuổi

  • Trẻ có biết cách tạo ra các âm thanh đơn giản như gừ gừ, hừ hừ,…không?
  • Trẻ có gặp phải khó khăn trong việc thể hiện các mong muốn, nhu cầu cấp thiết của mình như muốn ăn, muốn đi vệ sinh, muốn ngủ, muốn chơi,…không?
  • Trẻ có phản ứng, không tỏ ra giật mình hay hoảng sợ khi nghe thấy tiếng động, âm thanh lớn không?

Đối với trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng 

  • Trẻ có cười thành tiếng hay không?
  • Khi nhìn thấy món đồ yêu thích hoặc những người quen thuộc, trẻ có tỏ ra phấn khích và phát ra âm thanh không?
  • Khi nghe thấy những tiếng động, giai điệu hoặc giọng nói quen thuộc, trẻ có ngừng khóc không?

Đối với trẻ 6 tháng đến 9 tháng 

  • Trẻ có phản ứng như quay đầu nhìn lại, giật mình, tìm kiếm khi nghe thấy các tiếng động, âm thanh lớn không?
  • Khi âm thanh, giọng nói của trẻ được người khác bắt chước, trẻ có xu hướng muốn tiếp tục lặp lại không?
  • Trẻ có khả năng tạo ra các âm thanh, từ ngữ đơn giản như “Ba”, “ma”, “da” không?

Đối với trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ có bắt đầu tạo ra các âm thanh, từ ngữ đơn giản như “baba”, “mama”, “gaga” không?
  • Khi nghe có tiếng động hoặc âm thanh phát ra xung quanh, trẻ có xu hướng muốn quay đầu lại tìm kiếm không?
  • Khi người lớn nói “Không”, trẻ có hiểu và ngừng hành động của mình lại không?

Đối với trẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi

  • Trẻ có biết sử dụng các cử chỉ, hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ như gật đầu, lắc đầu, sử dụng tay để chỉ vào đồ vật, mỉm cười,…hay không?
  • Trẻ có nghe hiểu và thực hiện theo các yêu cầu, chỉ dẫn đơn giản của những người xung quanh không? Ví dụ như “Đi ngủ thôi”, “Con ăn đi”.
  • Ngoài các từ ngữ, âm thanh đơn giản như “mama”, “baba”, “gaga” trẻ có thể nói được từ nào nữa không

Đối với trẻ từ 24 tháng đến 35 tháng tuổi

  • Trẻ có thể hiểu và trả lời hoặc dùng tay để chỉ vào hình ảnh con vật, đồ vật có trong tranh ảnh, hình vẽ không?
  • Trẻ có hiểu và biết thực hiện theo đúng các yêu cầu đơn giản không? Ví dụ như “Ngồi xuống”, “Đứng lên”, “Nhảy múa”,…
  • Khả năng sử dụng vốn từ của trẻ có phong phú không? Trẻ có thể nói và biết cách ghép từ thành câu đơn giản không?

Đối với trẻ từ 36 tháng đến 47 tháng tuổi 

  • Trẻ có biết và phân biệt các bộ phận trên cơ thể không? Trẻ có chỉ tay vào các bộ phận khi được hỏi không?
  • Trẻ có biết cách dùng từ ngữ để tự giới thiệu về tên, tuổi của mình không?
  • Trẻ có biết ghép các từ đơn thành câu có nghĩa không? Từ ngữ trẻ sử dụng có hợp với hoàn cảnh không?

Đối với trẻ từ 48 tháng đến 59 tháng tuổi

  • Trẻ có biết sử dụng lời nói để mô tả về ít nhất 2 đặc điểm cơ bản của con vật hay đồ vật không? Ví dụ như “Con mèo đen và lớn”.
  • Trẻ có kể đúng tên và phân loại các con vật, đồ vật, sự vật cùng một nhóm không? Ví dụ như cây bút, cục tẩy, thước kẻ là đồ dùng học tập.
  • Trẻ có biết sử dụng từ ngữ để chỉ về số lượng hay thời gian không? Ví dụ như có 3 viên kẹo, tối nay đi chơi,….

Đối với trẻ từ 60 tháng đến 66 tháng tuổi 

  • Trẻ có hiểu và thực hiện đúng theo các thứ tự việc làm đã được hướng dẫn không? Ví dụ như Thức dậy, rửa mặt, thay đồ, đi học.
  • Trẻ có biết cách sử dụng các từ ngữ so sánh không? Ví dụ như Cái bàn này xinh hơn.
  • Trẻ có biết sắp xếp câu đúng theo chủ ngữ, vị ngữ không? Ví dụ như “Con ăn xong rồi”.

Với mỗi câu hỏi được đặt ra, người thực hiện cần có sự lựa chọn 1 trong 3 đáp án:

  • Thỉnh thoảng
  • Không

Nếu 2 trong 3 câu trả lờ là “Không” thì trẻ đang có nguy cơ gặp phải các vấn đề về khả năng ngôn ngữ nên cần được hỗ trợ thăm khám và can thiệp kịp thời. Các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa chất lượng để được hỗ trợ kỹ lưỡng và hiệu quả, giúp trẻ mau chóng khắc phục được các tình trạng khiếm khuyết.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về bài test trẻ chậm nói ASQ-3 giúp các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện được các vấn đề về khả năng ngôn ngữ của trẻ. Việc hỗ trợ can thiệp cho trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm sẽ giúp trẻ mau chóng cải thiện khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) trong giáo dục trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động (Aucouturier) được áp dụng điều trị cho trẻ đặc biệt bao gồm các vấn đề như chậm nói, rối loạn...

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non: Cách chăm sóc & can thiệp cần biết

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là một trong những hội chứng bất thường về sự phát triển cảm xúc, tư duy và...

Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh, mấy tuổi là tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu thì việc cho trẻ làm quen sớm với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh sẽ mang lại nhiều lợi ích...

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần: Nguyên nhân & các giải pháp hỗ trợ

Trẻ chậm nói đơn thuần thường được đánh giá có tiên lượng tốt hơn với chậm nói do tự kỷ hay các dạng rối loạn...