Sự phát triển toàn diện của trẻ em và những điều cần chuẩn bị
Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn có thể nuôi dạy và chăm sóc con cái phát triển toàn diện về mọi khía cạnh của đời sống. Sự phát triển toàn diện của trẻ em chính là nền tảng vững chắc giúp trẻ có thể học tập, phát triển tiềm năng và hòa nhập cộng đồng hiệu quả, mang đến những lợi ích tuyệt vời đối với cuộc sống của trẻ nhỏ và cả tương lai của đất nước.
Thế nào là sự phát triển toàn diện của trẻ em?
Sự phát triển toàn diện của trẻ em đang là một trong các thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến bởi bất kỳ bậc làm ba mẹ nào cũng mong muốn con cái có thể phát huy tốt các tiềm năng của bản thân và phát triển một cách khỏe mạnh, vượt trội. Dựa vào điều 4 của bộ luật trẻ em năm 2016 thì sự phát triển toàn diện của trẻ chính là sự phát triển đồng đều về cả thể chất, tinh thần, đạo đức cùng với các mối quan hệ tương tác gia đình, xã hội.
“UNICEF tin rằng mọi trẻ em đều có quyền có được sự khởi đầu tốt nhất và phát triển tối đa tiềm năng của mình, tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em” – chia sẻ đến từ tổ chức UNICEF tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, họ lại cho biết rằng, trong 1000 ngày đầu tiên của trẻ nhỏ từ khi chào đời chính là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển về mọi mặt đời sống, bao gồm thể chất, tinh thần, nhận thức, tư duy, giao tiếp, các mối quan hệ,…Chính vì thế mà vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển tự nhiên của một đứa trẻ.
Chúng ta cần phải có trách nhiệm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ em có thể phát huy tốt các khía cạnh của đời sống, học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện hơn trong tương lai. Nhờ vào đó mà trẻ nhỏ có thể vững vàng hơn trong con đường học tập, phát triển bản thân và tạo cho trẻ một tương lai tốt đẹp, dễ dàng đối diện và vượt qua mọi rào cản, khó khăn trong cuộc sống.
Sự phát triển toàn diện của trẻ em bao gồm những điều gì?
Như đã chia sẻ, sự phát triển toàn diện của trẻ em sẽ bao gồm tất cả các khía cạnh trong đời sống, kể cả tinh thần, thể chất, trí tuệ, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội. Để một đứa trẻ có thể phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cần chú ý hỗ trợ nâng cao về các phương diện sau đây:
1. Về thể chất
Sức khỏe thể chất luôn nhận được nhiều sự quan tâm và được đánh giá là một trong các yếu tố quan trọng, cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ. Ngay từ khi mới chào đời, chúng ta đã hình thành thói quen quan sát và theo dõi những sự phát triển về thể chất để đảm bảo tốt về sự mạnh khỏe và điều kiện phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ.
Để có thể phục vụ tốt cho việc học tập, sinh hoạt và hầu hết các hoạt động hàng ngày thì trẻ nhỏ cần phải có một thể lực tốt, một cơ thể khỏe mạnh để chống chọi với các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Chính vì thế, việc hỗ trợ rèn luyện và duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao từ nhỏ luôn được khuyến khích áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ nhỏ cần được động viên và tạo điều kiện thuận lợi để vận động, vui chơi đúng theo lứa tuổi. Nhờ thế mà trẻ được hoạt động lành mạnh, gia tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe thể chất một cách tự nhiên, lành mạnh nhất.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ nhỏ. Ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm kỹ lưỡng đến việc ăn uống của trẻ, thiết lập thực đơn giàu dinh dưỡng để giúp trẻ có được một thể chất khỏe mạnh.
2. Về tinh thần
Tinh thần cũng là một trong các yếu tốn không thể bỏ qua đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Song song với một thể chất khỏe mạnh, trẻ luôn cần có một tinh thần vui vẻ, thoải mái và tràn ngập tình yêu thương, hạnh phúc.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì thể chất và tinh thần là 2 yếu tố có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu sức khỏe tinh thần không được đảm bảo tốt và kéo dài sẽ khiến cho thể chất càng bị suy nhược, mệt mỏi và ngược lại.
Đồng thời, tinh thần, cảm xúc được xem là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến tính cách, suy nghĩ và hành vi của mỗi con người. Nếu tinh thần thoải mái, tích cực sẽ thúc đẩy bạn có những suy nghĩ tốt đẹp, dễ dàng thực hiện các công việc, hoạt động hàng ngày, gia tăng sức sức tạo.
Để có được tinh thần thoải mái và tràn ngập niềm vui thì các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt lành mạnh, mọi người xung quanh cùng nhau hỗ trợ và yêu thương để gia tăng sự gắn kết. Bên cạnh đó, việc được tự do khám phá, tham gia các hoạt động vui chơi, thư giãn đúng với lứa tuổi cũng là một cách để giáo dục và tạo được cảm xúc tích cực cho trẻ.
3. Về đạo đức
Đạo đức được xem là một phần của nhân cách con người và được rèn giũa ngay từ khi còn thơ bé. Đạo đức sẽ được đánh giá và nhận xét qua nhiều khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội của từng giai đoạn.
Để một người có thể hình thành và phát triển đạo đức một cách đúng đắn, chuẩn mực thì cần quá trình rèn luyện và hun đúc ngay từ khi mới chào đời. Sự giáo dục và dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội chính là yếu tố góp phần lớn quyết định nên nhân cách, đạo đức của mỗi con người.
Giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ cần được thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên trẻ chào đời. Đây là một quá trình dài với nhiều thử thách và thay đổi nên cần phải kiên trì và nỗ lực để có thể định hướng đúng đắn, giúp con trở thành một người vừa có tài, vừa có đức để giúp ích cho xã hội và thành công trong sự nghiệp, cuộc sống.
4. Về cảm xúc các mối quan hệ xã hội
Trong sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, các mối quan hệ xã hội đóng vai trò lớn giúp trẻ có thể hòa nhập và kết nối cộng động hiệu quả. Vào những năm tháng đầu đời, trẻ đã được hình thành và dần phát triển về mối quan hệ gia đình, gắn kết giữa ba mẹ và những người thân trong gia đình. Khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ bắt đầu gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, những người bên ngoài xã hội để tạo dựng cho mình một mối quan hệ bền chặt, thân thiết.
Tuy nhiên, để trẻ nhỏ có thể phát triển tốt các mối quan hệ xã hội của mình thì vai trò giáo dục của ba mẹ là vô cùng cần thiết. Người lớn cần hỗ trợ dẫn dắt và hướng dẫn cho trẻ cách kiểm soát cảm xúc, chủ động trong giao tiếp và các xử lý, phản ứng với các tình huống khó khăn để trẻ có thể xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp.
Khi có thể làm chủ được cảm xúc và các mối quan hệ xã hội, trẻ sẽ dần hình thành nên sự tự tin, thoải mái thể hiện bản thân trước đám đông và phát triển về các tiềm năng của chính mình. Đồng thời, trẻ cũng có thêm ý thức mãnh liệt về việc tương thân tương ái, hỗ trợ và giúp đỡ những người bên cạnh.
Vì sao nên giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ?
Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có quyền được học tập, rèn luyện và phát triển bản thân theo tất cả các phương tiện từ sức khỏe, trí tuệ, cảm xúc, hành vi và các mối quan hệ. Sự phát diện toàn diện của trẻ em không chỉ là nền tảng vững chắc để giúp trẻ có được đời sống ấm no, hạnh phúc và còn mang đến rất nhiều lợi ích đối với gia đình và xã hội.
Chính vì thế, nhiệm vụ của các bậc phụ huynh cùng với toàn thể xã hội là luôn tạo điều kiện để trẻ nhỏ có cơ hội phát triển, nâng cao những khía cạnh quan trọng của đời sống để xây dựng cuộc sống toàn diện. Cụ thể một số lợi ích thường được nhắc đến đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ như:
1. Giúp cải thiện thành tích học tập
Một đứa trẻ được giáo dục toàn diện về các khía cạnh đời sống sẽ dễ dàng học tập và phát triển trí não hơn so với bình thường. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì khi sức khỏe thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội được đảm bảo tốt thì trẻ sẽ có thể dồn tâm trí vào việc học tập, phát huy tốt sự sáng tạo và tri thức của bản thân.
Khi mọi khía cạnh của đời sống được rèn luyện và phát triển vững chắc thì trẻ sẽ có sự an tâm để càng nỗ lực, phấn đấu trong quá trình học tập. Đồng thời, trẻ cũng sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về việc tiếp thu kiến thức để đạt được những thành công nhất định cho hiện tại và tương lai.
2. Hỗ trợ xây dựng đời sống hạnh phúc cho trẻ
Đời sống tinh thần đối với mỗi con người rất quan trọng. Tuy nhiên chúng ta thường chỉ tập trung chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thể chất mà quên đi việc nâng cao tốt cho cảm xúc, tinh thần.
Việc hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ sẽ giúp trẻ nhỏ vừa có được một thể chất khỏe mạnh, vừa sở hữu được một tinh thần vui vẻ, hạnh phúc và yêu đời. Chỉ khi có đời sống tinh thần lành mạnh bạn mới có đủ sức lực để học tập, làm việc và vượt qua được mọi rào cản, thách thức của xã hội.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì sức khỏe tinh thần được xem là chìa khóa then chốt cho sự phát triển sức khỏe toàn diện của mỗi con người. Khi tinh thần không được đảm bảo tốt sẽ gây ảnh hưởng đến cảm xúc, khả năng đưa ra quyết định, nắm bắt cơ hội và làm suy giảm các hoạt động về thể chất.
3. Giúp trẻ giải quyết tốt các vấn đề khó khăn
Nhờ vào quá trình giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ sớm mà trẻ có thể học hỏi và rèn luyện tốt các kỹ năng sống cần thiết, đáng nhắc đến đó chính là khả năng đối mặt và giải quyết các vấn đề trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Trẻ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, biết cách nhận diện và phân biệt những điều tích cực và tiêu cực để có biện pháp phòng tránh, khắc phục hiệu quả nhất.
4. Giảm bớt sự bất bình đẳng
Một đứa trẻ được giáo dục kỹ lưỡng về các phẩm chất, đạo đức xã hội sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm bình đẳng giới, tránh được các tình trạng bạo lực, lạm dụng hoặc phân biệt đối xử một cách thiếu văn minh. Khi trẻ có thể rèn luyện tốt về mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ cũng biết cách ứng xử và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn, đồng thời nâng cao khả năng tự lập và không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
Khi nào cần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ?
Khi nào cần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em chính là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh thắc mắc nhất hiện nay. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện và nâng cao mọi khía cạnh đời sống của trẻ nhỏ, phụ huynh luôn muốn tìm kiếm và tạo cơ hội để trẻ được dạy dỗ và giáo dục một cách toàn diện nhất, từ đó giúp trẻ có được cuộc sống hạnh phúc, thành công.
Theo chia sẻ của nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich Pavlov nói rằng “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày”. Do đó, việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ cần được bắt đầu từ những giây phút đầu đời và áp dụng càng sớm càng tốt.
Chính vì thế mà gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ rèn luyện và phát triển toàn diện ngay từ sớm. Nhờ có thể mà trẻ dễ dàng học tập, làm việc, nâng cao các tài năng của bản thân và đóng góp sức lực của mình đối với sự phát triển vượt trội của đất nước, xã hội.
Sự phát triển toàn diện của trẻ em chính là sự hy vọng của tất cả các bậc phụ huynh trên toàn thế giới. Hy vọng qua thông tin chia sẻ của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về quá trình giáo dục trẻ và giúp trẻ hình thành tốt các khía cạnh cần thiết của đời sống để trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!