Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ?

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ? Đó là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi thấy con không quan tâm đến cha mẹ, ít tương tác với mọi người, không phản ứng khi được gọi tên và nhiều biểu hiện khác. Trên thực tế thì việc trẻ không phản ứng khi gọi tên là một dấu hiệu của tự kỷ, nhưng để xác định chính xác thì chúng ta cần thêm những dấu hiện khác kèm theo.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ?

Trên thực tế bên cạnh tự kỷ, vẫn có nguyên nhân khác gây ra việc trẻ không phản ứng khi gọi tên. Trẻ có thể gặp vấn đề trong việc tiếp nhận thông tin, ví dụ thính giác bị tổn thương khiến trẻ bị điếc hoặc suy giảm khả năng nghe. Vì không có khả năng nghe thấy âm thanh, trẻ sẽ không thể phản ứng với bố mẹ khi được gọi tên. Vấn đề thính giác bẩm sinh có thể được phát hiện sớm từ sơ sinh, nhưng nếu do tác động bên ngoài như bệnh hoặc chấn thương sau sinh thì khó nhận ra hơn.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Hiện tượng trẻ không phãn ứng khi ba mẹ gọi tên có thể xuất phát từ vấn đề thính giác, hoặc là dấu hiệu của tự kỷ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể đến từ những tổn thương trong quá trình hình thành bào thai, yếu tố chu sinh và sau sinh. Việc trẻ có vấn đề thính lực có thể do bẩm sinh, do mắc bệnh, hoặc gặp chấn động gây tổn thương đến thính giác khi còn nhỏ tuổi. Trẻ có vấn đề về thính giác ngoài việc không phản ứng khi bố mẹ gọi tên thì còn không phản ứng với bất cứ âm thanh lớn và đột ngột nào. Ngoài ra trẻ cũng không ê a hay học cách nói chuyện do không thể nghe được âm thanh.

Ngoài vấn đề về thính giác, tự kỷ là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ không phản ứng với cha mẹ. Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ? Câu trả lời là có, nhưng chưa đủ. Nếu muốn xác định trẻ có tự kỷ hay không, chúng ta cần thêm một số dấu hiệu tiêu biểu dưới đây để đi đến kết luận cuối cùng.

  • Trẻ tự kỉ thường khó ngủ, hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ phản ứng mạnh, cảm thấy sợ hãi với một số loại âm thanh hay ánh sáng nhất định.
  • Trẻ thích chơi một mình, chỉ quan tâm đến một số món đồ chơi mà trẻ thích
  • Trẻ không cần sự quan tâm từ cha mẹ. Chính vì biểu hiện khiến nhiều phụ huynh cho rằng trẻ có tính cách ngoan ngoãn, dẫn đến việc không phát hiện trẻ tự kỷ.
  • Trẻ từ chối giao tiếp bằng mắt và luôn lãng tránh khi bố mẹ yêu cầu.
  • Trẻ thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự nhất định.
  • Trẻ dễ cáu gắt, khó khống chế cảm xúc, đặc biệt khi có ai thay đổi vị trí món đồ mà trẻ đã sắp xếp.
  • Trẻ có hành động đập đầu vào tường, gắt gỏng, tự làm tổn thương bản thân và những người xung quanh.
  • Trẻ có những hành vi vô nghĩa lặp đi lặp lại, hoặc liên tục lặp lại những từ ngữ tối nghĩa
  • Trẻ ít khi biểu lộ cảm xúc, không thể hiện những cảm xúc phong phú về mọi thứ xung quanh
  • Trẻ không ê a tập nói, không tập phát âm hay nói những từ đơn giản dù đã 12 tháng tuổi
  • Trẻ không thể hiểu và dùng những từ đơn giản, những từ ghép 2 chữ đã được 16 tháng
  • Trẻ không thể ghép câu đơn giản và nói chuyện khi 24 tháng.
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Đặc trưng của trẻ tự kỷ là từ chối giao tiếp, thích thu mình vào thế giới riêng, và không phản ứng khi được cha mẹ goi tên.

Nếu trẻ không phản ứng khi cha mẹ gọi tên, và kèm theo những biều hiện trên thì rất có thể trẻ đang bị tự kỷ. Cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được can thiệp kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng và hòa nhập với xã hội. Trẻ càng được can thiệp sớm thì khả năng hòa nhập càng cao, và có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu của tự kỷ đến quá trình phát triển của trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tự kỷ?

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn não bộ ở trẻ, chưa rõ nguyên nhân gây ra và chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Khi đã xác định trẻ tự kỷ, điều duy nhất cha mẹ có thể làm là động viên và đồng hành cùng con trên hành trình hòa nhập với cộng đồng. Đây là giai đoạn gian nan kể cả với trẻ và cha mẹ, vì thế phụ huynh cần sự nỗ lực và kiên trì rất lớn để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng hòa nhập cùng mọi người.

Việc can thiệp sớm có thể giúp mang đến hiệu quả nhanh chóng và tích cực đến tình hình của trẻ. Vì thế cha mẹ hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để được tư vấn chính xác nhất khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường. Những chuyên gia sẽ đánh giá tình hình tự kỷ ở trẻ để đưa ra phương án thích hợp giúp cải thiện những kỹ năng thiếu hụt, cũng như phát triển những tài năng thiên bẩm của trẻ tốt hơn.

Tìm hiểu và có cái nhìn tích cực với trẻ tự kỷ

Sau khi đã nói chuyện với bác sĩ, cha mẹ cần có thái độ tích cực khi đối diện với trẻ. Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm và dễ tổn thương nếu cha mẹ có thái độ oán trách, hằn học. Phụ huynh nên nhanh chóng vượt qua giai đoạn hốt hoảng ban đầu, nhanh chóng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tự kỷ để giúp con hòa nhập tốt hơn.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Cha mẹ hãy sát cánh bên cạnh để ủng hộ và giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu khi cải thiện tình trạng tự kỷ.

Hiện nay tự kỷ ở trẻ em nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng và xã hội. Cha mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu về tự kỷ thông qua bác sĩ và các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài, internet. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể kết nối với những bậc cha mẹ khác có con tự kỷ thông qua các hoạt động cộng đồng. Ở đây phụ huynh có thể tìm được sự đồng cảm và giúp đỡ hữu ích để giúp trẻ cải thiện tình trạng.

Trẻ tự kỷ vô cùng nhạy cảm và có những sở thích đặc biệt. Do đó cha mẹ hãy chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ hoảng sợ, những điều trẻ quan tâm và thích thú. Từ đó, cha mẹ có thể nắm được những phản ứng của trẻ trong từng trường hợp để phòng ngừa những điều không hay xảy ra. Sự quan tâm của cha mẹ và những người xung quanh là sự động viên rất lớn để trẻ tiến bộ.

Tự kỷ tuy chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm, nhưng trẻ vẫn có khả năng nhận thức và sinh hoạt bình thường như bao trẻ khác nếu có phương pháp cải thiện phù hợp. Thái độ tích cực của phụ huynh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ vượt qua khó khăn. Nếu như chính cha mẹ có cái nhìn tiêu cực và không muốn cố gắng cùng con thì trẻ mãi mãi không thể tiến bộ.

Thời gian đầu mọi thứ đều khó khăn với trẻ và cha mẹ, nhưng chỉ cần vượt qua được thì mọi thứ sẽ dần tốt hơn. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian tìm hiểu, thử nhiều biện pháp để giúp trẻ cải thiện dần những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, cũng như những kỹ năng sống cần thiết khác. Trẻ tự kỷ vẫn còn cả cuộc đời tươi đẹp phía trước, vì thế cha mẹ đừng nên nản lòng mà nên giúp đỡ trẻ nhiều hơn.

Yêu thương và khen ngợi những tiến bộ của trẻ

Cha mẹ có con tự kỷ nên chấp nhận sự đặc biệt của trẻ, và tuyệt đối không so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Mỗi đứa trẻ đều những cá thể khác biệt, có sự trưởng thành và những tài năng riêng. Trẻ cần được nhìn nhận là một cá thể riêng biệt và có được sự tôn trọng của mọi người. Khi trẻ làm được một điều gì đó, dù chỉ là điều đơn giản và cơ bản nhất thì cha mẹ cũng hãy ngợi khen và khuyến khích trẻ tiếp tục.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Trẻ tự kỷ cũng như bao đứa trẻ khác cần sự tôn trọng cũng như tình yêu thương của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội để lớn lên mạnh khỏe.

Tình yêu thương vô điều kiện và thái độ tích cực của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ. Đừng khiến trẻ cảm thấy bản thân khác biệt với những trẻ khác. Cha mẹ hãy ở bên cạnh động viên, chia sẻ, cố gắng tương tác và đặc biệt là không gây áp lực cho trẻ. Bầu không khí vui vẻ, tự nhiên và thoải mái sẽ có lợi cho trẻ tự kỷ trong quá trình cải thiện kỹ năng. Bất cứ sự tiến bộ nào của trẻ đều là dấu hiệu tốt mà cha mẹ cần khen ngợi và ủng hộ.

Dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp với trẻ

Quá trình giáo dục trẻ tự kỷ muốn đạt hiệu quả cần nhiều thời gian và công sức của cha mẹ. Vì cha mẹ là những người gần gũi nhất với trẻ hàng ngày. Đặc điểm của trẻ tự kỷ là khiếm khuyết khả năng giao tiếp, dẫn đến việc trẻ không có nhu cầu nói chuyện và giao tiếp với mọi người bằng cả lời nói hay cử chỉ. Trẻ thích thu mình vào thế giới riêng, từ chối hòa nhập và không có động lực cải thiện tình trạng.

Vì thế cha mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện, dạy trẻ nói chuyện và phát âm. Hãy bắt đầu bằng những chủ đề, những món đồ chơi trẻ thích, những vật nhiều màu sắc để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của trẻ. Trong quá trình trẻ chơi đùa hãy cố gắng tăng tương tác với trẻ, giúp trẻ đọc tên món đồ chơi, dạy trẻ phát âm đúng để cải thiện khả năng nói. Hãy cho trẻ thời gian làm quen dần, đừng yêu cầu trẻ có thể trả lời ngay.

Ngoài những hoạt động trong nhà, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bạn bè, tham gia các chương trình gặp mặt những phụ huynh có con tự kỷ để trẻ có cơ hội gặp gỡ và kết bạn. Bên cạnh đó nếu trẻ đã dần khắc phục được việc sợ người lạ hoặc nơi đông người, hãy đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn để khám phá thế giới và tăng tương tác của trẻ với những người xung quanh.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Cùng trẻ khám phá thế giới, giúp trẻ tự kỷ vượt qua rào cản ngôn ngữ để nhanh chóng hòa nhập với xã hội/

Những nơi cha mẹ nên đưa trẻ đến bao gồm khu vui chơi, công viên, nhà thiếu nhi, hoặc các hoạt động dành riêng cho trẻ tự kỷ được tổ chức tại các trung tâm giáo dục. Đây là những sân chơi bổ ích và phù hợp với trẻ, giúp trẻ cải thiện kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp và có không gian thoải mái để hoạt động.

Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ

Ngoài sự chăm sóc và động viên của cha mẹ, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý cũng đưa ra nhiều phương pháp khoa học nhằm cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ tốt hơn. Để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập, cha mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia để kết hợp nhiều phương pháp. Từ đó đẩy nhanh quá trình cải thiện kỹ năng và giúp trẻ phát triển nhanh chóng, toàn diện hơn.

Phương pháp hóa dược

Mục tiêu của phương pháp hóa dược là hạn chế và chữa trị những triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ như dễ cáu gắt, mất bình tĩnh, khó ngủ, khó tập trung, tăng động, tự làm đau bản thân, hành vi vô nghĩa lặp đi lặp lại,… bằng thuốc. Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau, do đó dùng thuốc ra sao và liều lượng thế nào phải phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ cần chú ý rằng tự kỷ chưa có biện pháp điều trị triệt để. Việc sử dụng thuốc chỉ giúp trẻ bình tĩnh và chữa trị những triệu chứng kèm theo. Những lời quảng cáo về các loại thuốc chữa dứt điểm tự kỷ hoàn toàn là lừa đảo. Cha mẹ đừng vì tâm lý thương con, mong con nhanh chóng hồi phục mà rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Những loại thuốc chưa được kiểm chứng có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ, và khiến những biểu hiện tự kỷ trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Cha mẹ hãy nhớ cho trẻ sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều lượng và thời gian quy định để có tác dụng tốt nhất.

Một số loại thuốc các bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như:

  • Haloperidol là thuốc chống loạn thần thường dùng để cải thiện hành vi rập khuôn ở trẻ.
  • Fenfluramine là thuốc kháng serotonin giúp trẻ tăng cường sự chú ý, mang đến giấc ngủ ngon hơn, không bị thức giấc giữa đêm, nhanh chóng kiểm soát tâm trạng, và hạn chế cảm giác đau đầu khó chịu ở trẻ.
  • Clomipvamine có tác dụng hạn chế và kiểm soát những hành vị rập khuôn, ám ảnh, giúp ổn định tâm trạng nhằm cải thiện các mối quan hệ, ngăn chặn những trường hợp gây hấn và xung đột nghiêm trọng.
  • Các loài thuốc bổ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển của trẻ.

Những loại thuốc này có tác dụng tốt cho tình trạng của trẻ, khá an toàn, ít tác dụng phụ và được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ quá trình cải thiện kỹ năng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ bắt buộc phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, hoặc cắt thuốc đột ngột vì thấy tình trạng của trẻ khá hơn. Quá trình sử dụng thuốc là một quy trình quan trọng và cần thực hiện đúng để mang đến hiệu quả tốt nhất và không gây hại cho người dùng.

Phương pháp trị liệu ngôn ngữ

Trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện vấn đề phát âm và giao tiếp ở trẻ. Vấn đề lớn nhất ở trẻ tự kỷ là không thể bắt chước, sử dụng từ ngữ và bộc lộ ý muốn một cách tự nhiên và nhanh chóng như những đứa trẻ bình thường. Sự rối loạn não bộ đã ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện và giao tiếp tự nhiên ở trẻ, khiến trẻ từ chối giao lưu với những người xung quanh, và có xu hướng thu mình vào không gian riêng.

Do đó trị liệu ngôn ngữ là phương pháp can thiệp cần thiết và có hiệu quả cao với trẻ. Mục đích là giúp trẻ hiểu được điều người khác nói, cũng như có khả năng thể hiện suy nghĩ và ý muốn bằng lời nói. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn, biết kiểm soát tâm trạng tốt hơn, có khả năng tự chăm sóc bản thân, có khả năng học tập và tiếp thu kiến thức để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và cách phát âm.

Trị liệu ngôn ngữ yêu cầu tuân thủ quy trình chi tiết và cần thời gian dài để thấy rõ sự tiến bộ chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Thời gian tốt nhất để áp dụng phương pháp này cho trẻ là từ 12 đến 36 tháng, nếu trễ hơn thì thói quen phát âm của trẻ đã hình thành nên rất khó uốn nắn và sữa chữa. Hiện nay có 2 phương pháp giúp trị liệu ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi là liệu pháp PROMPT (tái cấu trúc âm lời nói) và AAC (giao tiếp tăng cường và thay thế).

Phương pháp phân tâm

Phương pháp phân tâm hướng đến cả hai đối tượng là trẻ tự kỷ và gia đình. Mục đích chính của phương pháp này là giúp cả gia đình có cái nhìn tích cực hơn về tình trạng của trẻ, giải tỏa căng thẳng và giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn. Thông qua hoạt động trò chuyện và các trò chơi vận động, trẻ và cha mẹ có thể cải thiện vần đề giao tiếp, khuyến khích trẻ gần gũi và có mối liên kế chặt chẽ hơn với gia đình.

Bầu không khí gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ luôn trong tâm trạng tiêu cực và chán nản, không thể thông cảm và thấu hiểu cho những hành vi của trẻ thì rất dễ nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó việc cha mẹ chấp nhận và nhìn thẳng vào vấn đề sẽ giúp trẻ có môi trường sống thoải mái hơn, cải thiện giao tiếp và có lợi cho việc hồi phục.

Phương pháp trị liệu thông qua nghệ thuật

Phương pháp trị liệu này có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn, hạn chế tình trạng kích động, tăng cường sự tương tác, phát huy tính sáng tạo, và dẫn dắt cảm xúc thông qua âm nhạc, hội họa và thơ ca. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ tốt cho trẻ trong quá trình học hỏi và khám phá thế giới.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Nghệ thuật là một trong những phương pháp tốt để kích thích sự sáng tạo, sự phát triển trí não và khả năng giao tiếp của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường thể hiện những hứng thú đặc biệt dành cho âm nhạc. Âm nhạc có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm của trẻ, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng. Đặc biệt âm nhạc cũng có lợi cho sự phát triển của não, khuyến khích trẻ tập trung chú ý và chuyển động theo hướng phát ra âm thanh. Nếu trẻ không phản ứng với lời nói, ban đầu cha mẹ có thể luyện khả năng tập trung cho trẻ bằng cách sử dụng âm nhạc.

Bên cạnh âm nhạc, hội họa cũng là một trong những hoạt động có khả năng kích thích sự sáng tạo và khả năng giao tiếp của trẻ. Vẽ tranh không đòi hỏi khả năng đặc biệt, mà còn có thể tự do phát huy trí sáng tạo. Thông qua những bức tranh, trẻ có thể miêu tả thế giới nội tâm của mình. Từ đó giúp cha mẹ hiểu hơn về những điều trẻ nghĩ, trẻ thích hay trẻ sợ để có biện pháp giúp đỡ phù hợp.

Vẽ tranh hoặc nặn tượng là những hoạt động yêu cầu sự phối hợp giữa tay và mắt. Nhờ đó trẻ vừa có thể nâng cao khả năng sáng tạo, vừa vận động tay chân để tăng khả năng phối hợp của tứ chi. Những hoạt độngg này có thể rèn luyện sự linh hoạt tay chân, khả năng chú ý, sự tập trung, khả năng sáng tạo và làm chủ hành vi của bản thân

Phương pháp làm việc nhóm

Hoạt động nhóm có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng giao tiếp và học cách thành lập, duy trì những mối quan hệ xã hội cần thiết trong đời sống. Học cách kết bạn, cùng nhau hợp tác hoàn thành công việc là những điều trẻ bắt buộc phải trải qua trên hành trình hoa nhập với cộng đồng. Những khiếm khuyết về giao tiếp của trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện nếu cha mẹ và giáo viên hướng dẫn trẻ đúng cách.

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ
Hãy giúp trẻ lập nhóm cùng bạn bè để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, việc học tập cùng những người bạn có thể giúp trẻ mở lòng hơn.

Thông qua việc tương tác với những đứa trẻ khác, trẻ sẽ học được cách tuân thủ quy định và ứng xử hợp lý. Ban đầu, thầy cô và cha mẹ nên theo sát để giúp trẻ tập làm việc nhóm, và hạn chế những hành động quá khích của trẻ khi chưa quen làm việc cùng bạn bè. Trẻ tự kỷ thích thu mình vào thế giới riêng, do đó những hoạt động nhóm và cộng đồng có thể giúp trẻ dần dần mở lòng và có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn.

Khi trẻ tự kỷ bắt đầu học cách tương tác với mọi người, tình trạng tự kỷ ở trẻ chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc. Trẻ sẽ dần học cách chia sẻ ý kiến và cảm xúc với những người bạn xung quanh. Quá trình làm việc nhóm luôn không tránh được những bất đồng trong suy nghĩ, và trẻ sẽ bắt đầu học cách thể hiện ý nghĩ bằng lời nói, cách tôn trọng ý kiến của người khác, cùng nhiều kỹ năng giao tiếp cần thiết khác.

Vấn đề trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện của tự kỷ hay không nhận được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh. Với tỉ lệ trẻ tự kỷ đang không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, tự kỷ ở trẻ đang gióng lên hồi chuông báo động cho cha mẹ về vấn đề quan tâm đến con cái. Những dấu hiệu của tự kỷ có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng tùy vào mức độ, nhưng chỉ cần cha mẹ chú ý nhiều hơn đến trẻ thì có thể dễ dàng nhìn ra những điểm bất thường.

Trẻ tự kỷ càng được can thiệp sớm thì khả năng cải thiện kỹ năng giao tiếp, cũng như hòa nhập với cuộc sống bình thường càng cao. Đó là lý do bác sĩ luôn khuyên cha mẹ cần dành chú ý nhiều hơn đến con cái để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt. Cha mẹ hãy bớt thời gian làm việc chú ý nhiều hơn đến trẻ, đừng để trẻ tự kỷ cô đơn trong thế giới riêng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là rối loạn thần kinh khá phổ biến, đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức, giảm...

phân biệt trẻ tăng động và hiếu động
Cách phân biệt trẻ tăng động và hiếu động đơn giản, chính xác

Hiếu động, thích chạy nhảy, ồn ào và hoạt động luôn tay luôn chân là những hành động thường thấy ở trẻ dưới 6 tuổi....

phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần
Cách phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần

Biểu hiện chậm nói xuất hiện cả ở trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ. Trong cả hai trường hợp, trẻ đều gặp...

Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để nuôi dạy tốt nhất

Cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để có hướng giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy con thích...