Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao nhận biết chính xác

Trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao để nhận biết chính xác việc trẻ mắc hội chứng bệnh này là câu hỏi mà rất nhiều các bậc cha mẹ thắc mắc muốn biết. Bởi vì ngay từ khi mới sinh ra trẻ cũng có thể đã mắc bệnh và xu hướng bệnh ngày càng tăng cao. Việc nhận biết chính xác bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị và cải thiện các kỹ năng cho bé tốt hơn.

Bệnh tự kỷ ở trẻ là gì?

Các chuyên gia cho biết, tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh phát triển bẩm sinh. Trong những tháng đầu đời các dấu hiệu thường mờ nhạt nên khó phát hiện ra, chính vì vậy mà các triệu chứng sẽ theo trẻ từ khi mới được sinh ra cho đến mãi về sau.

Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ trên thế giời là 1/150, các bé trai có xu hướng mắc bệnh cao hơn bé gái đồng thời tỷ lệ trẻ mắc hội chứng này cũng ngày càng tăng cao. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những nguyên nhân gây bệnh, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa xác định chính xác được.

Trẻ tự kỷ có hay cười
Trẻ tự kỷ đang có xu hướng ngày càng tăng cao khiến nhiều bậc cha mẹ lo sợ

Cũng theo các chuyên gia, tuy chưa có nguyên nhân chính xác 100% gây bệnh, nhưng những yếu tố như mẹ bầu mang thai mắc một số bệnh lý nguy hiểm, lạm dụng thuốc Tây, môi trường sống khi mang thai không lành mạnh, người lớn tuổi mang thai…đều có thể khiến trẻ sinh ra gặp các vấn đề về não bộ, thần kinh trong đó có tự kỷ.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức, giao tiếp và hòa nhập với xã hội. Không chỉ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh mà việc điều trị cũng chưa có phương pháp cụ thể, việc chữa trị chỉ mang tính chất tạm thời nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng bệnh theo hướng tích cực, sao cho trẻ có thể tự lập, chung sống cùng với cộng đồng.

Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Vì chưa tìm được nguyên nhân chính xác cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm nên nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Do đó câu hỏi trẻ tự kỷ có hay cười không chính là vấn đề mà nhiều cha mẹ băn khoăn muốn biết để từ đó nhận biết sớm được các dấu hiệu của bệnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh tự kỷ ở trẻ em thường có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy vào đó mà có những biểu hiện riêng biệt, để xác định trẻ có bị tự kỷ hay không cần dựa vào nhiều yếu tố chứ không riêng gì dấu hiệu “cười” ở trẻ.

Khi mắc hội chứng này trẻ nhỏ thường không cười trong 3 tháng đầu tiên khởi bệnh. Con có xu hướng chơi một mình, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh kể cả cha mẹ, không giao tiếp bằng ánh mắt, khó hiểu và khó nắm bắt được các cử chỉ, hành động từ người khác. Tuy nhiên, toàn bộ những dấu hiệu này thường mờ nhạt, không rõ ràng nên các bậc phụ huynh thường không để ý.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm sau cột mốc 3 tháng đầu thì trẻ vẫn sẽ cười bình thường nhưng không hay cười, ít cười. Hầu hết các trường hợp trẻ thường cười bất chợt, tự bật cười trong khi hoàn cảnh diễn ra không có gì đáng cười, con trẻ có thể cười mà không cần có lý do chính đáng.

Tiếng cười của trẻ tự kỷ và trẻ bình thường có gì khác nhau?

Trong những năm gần đây, các chuyên gia khoa học đã nghiên cứu về tiếng cười của trẻ tự kỷ và đã đưa ra được kết luận tiếng cười của trẻ mắc hội chứng này khác biệt hoàn toàn so với những đứa trẻ bình thường khác.

Đối với trẻ nhỏ sẽ có rất nhiều lý do để khiến trẻ cười, chẳng hạn như chơi trò chơi cùng các bạn đồng trang lứa, chơi đùa cùng cha mẹ, nghe được bài hát yêu thích hoặc xem những đoạn phim vui nhộn. Tiếng cười của trẻ to hay nhỏ, cười mủm mỉm hay cười khoái chí đều tùy thuộc vào các yếu tố bên ngoài tác động.

Trẻ tự kỷ có hay cười
Trẻ tự kỷ thường cười nhiều sau 3 tháng đầu tiên khởi bệnh, tiếng cười khác lạ so với những đứa trẻ bình thường

Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, con thường cười một mình, hiếm khi bộc lộ tiếng cười với mọi người xung quanh kể cả cha mẹ hoặc những người thân yêu trong gia đình. Tiếng cười của trẻ chỉ có một kiểu duy nhất đó là cười phát ra âm thanh, cười ré lên, không cười mỉm, cười thầm hoặc cười với âm điệu to nhỏ khác nhau như với trẻ bình thường.

Trong tiếng cười của con như chứa đựng những lời nói, lời bài hát thú vị. Chính vì vậy mà những tiếng cười này thường đem lại cảm xúc tuyệt vời cũng như sự thích thú cho người nghe, khiến họ cảm thấy vui vẻ theo.

Như vậy, với câu hỏi trẻ tự kỷ có hay cười thì chúng ta khẳng định rằng trẻ vẫn có thể cười bình thường như bao trẻ khác, thậm chí có nhiều lúc trẻ cười không ngớt, cười một mình, cười không cần lý do khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó hiểu và vô cùng lo lắng. Vì vậy, nếu thấy những trường hợp khác biệt này mọi người nên đưa trẻ đi thăm khám ngay, không nên chần chừ.

Làm sao nhận biết chính xác trẻ mắc bệnh tự kỷ?

Trên thực tế thì trẻ ít cười, không cười hoặc cười không có lý do đều là những dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên đây chỉ là một biểu hiện rất nhỏ. Để nhận biết chính xác đứa trẻ có mắc bệnh tự kỷ hay không thì chúng ta cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Tùy vào độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có những triệu chứng được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Nhưng chung quy lại thì những đứa trẻ mắc hội chứng này sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:

Làm sao để nhận biết chính xác trẻ tự kỷ
Khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tự kỷ cần cho trẻ đi khám ngay
  • Trẻ thường có phản ứng chậm chạp khi được gọi tên hoặc nghe tiếng động. Có xu hướng chơi một mình, không tương tác với mọi người xung quanh kể cả cha mẹ, không thích kết bạn, giao tiếp với bất kỳ ai.
  • Cơ bản không hiểu được những lời nói hay hành động diễn ra trước mắt, đồng thời ít thể hiện cảm xúc rõ rệt trên khuôn mặt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp khó khăn với mọi người, phát âm không chuẩn xác, một số trường hợp trẻ chỉ phát ra những âm vô nghĩa, thậm chí không nói được.
  • Không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, chẳng hạn mọi người cười nói chơi đùa vui vẻ nhưng trẻ vẫn lầm lỳ ngồi một chỗ không tham gia, thậm chí con có thể ngồi trước một vật gì đó hàng tiếng đồng hồ không thay đổi vị trí.
  • Ít bắt chước tất cả các hành động, lời nói của người khác. Đối với trẻ bình thường thì khi được 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết bắt chước tiếng gà gáy, tiếng mèo kêu…nhưng với trẻ tự kỷ con không màng đến những thứ xung quanh và xem như vô cảm.
  • Tiếng khóc và tiếng cười khác biệt hoàn toàn so với những đứa trẻ bình thường, khi khóc và cười thì cao độ và trong trẻo, phát ra tiếng rõ ràng, rành mạch chứ không khóc thút thít hay cười mủm mỉm.
  • Trẻ rất khó ngủ, ít ngủ và khi đi ngủ thường khó chịu quấy khóc nhiều, không có giờ giấc ngủ cố định hay theo thói quen như những đứa trẻ khác.
  • Không thích người khác chạm vào cơ thể, kể cả cha mẹ. Con quá nhạy cảm với màu sắc, ánh sáng, âm thanh, khi nghe một âm thanh gì đó to lớn trẻ sẽ khóc thét, la hét lên, mặc dù nó rất bình thường đối với mọi người.
  • Rối loạn trong ăn uống, đối với trẻ dưới một tuổi thường rất khó khăn trong khi bú, lười bú, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu trong người và có thể bị nôn ói sau khi ăn, chỉ thích ăn một món duy nhất và ăn đồ ăn xay nhuyễn, hầm nhừ, lười nhai nuốt.
  • Trẻ tự kỷ thường có nhiều hành động lạ và hành vi lặp đi lặp lại chẳng hạn như mút tay, chơi với bàn tay, vỗ tay liên tục, lắc lư người, lắc đầu, chạy loăng quăng trong nhà, xoay tròn mọi vật trước tầm mắt của mình.

Trên đây là giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ có hay cười? Làm sao nhận biết chính xác trẻ mắc bệnh tự kỷ? Các bậc cha mẹ nên tham khảo và nắm rõ hơn. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ mắc hội chứng này sẽ giúp con có cơ hội cải thiện khả năng giao tiếp, nhận thức, biết cách tự lập và sống hòa mình với cộng đồng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trẻ và hướng can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là rối loạn thần kinh khá phổ biến, đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức, giảm...

Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ – Những điều cần trang bị

Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ được khuyến khích can thiệp trong giai đoạn từ 3 - 5 tuổi. Mục tiêu của...

Phương pháp giáo dục Montessori: Ưu điểm và hạn chế cần biết

Phương pháp giáo dục Montessori hướng đến việc lấy khả năng tự học của trẻ để tạo nền tảng giúp trẻ từng bước phát triển...

Các bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản dễ áp dụng tại nhà

Giảm chú ý, không tập trung ở trẻ khiến mọi công việc cũng như vấn đề học hành bị sa sút trầm trọng. Ngoài việc...