Các vấn đề về phát triển ở trẻ em cha mẹ cần hiểu rõ và theo dõi

Theo các chuyên gia, đối với bất kỳ một đứa trẻ nào cũng đều có sự phát triển thể chất và trí não một cách liên tục và đa dạng. Các vấn đề về phát triển ở trẻ em bao gồm vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc và hành vi, chúng chịu sự ảnh hưởng và chi phối nghiêm trọng từ cách chăm sóc và nuôi dưỡng của các bậc cha mẹ. Chính vì vậy, phụ huynh nên trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về chăm sóc trẻ để từ đó biết cách nuôi dạy con, giúp con phát triển toàn diện.

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em cha mẹ cần nắm rõ

Các chuyên gia cho biết, quá trình phát triển ở trẻ thường được chia thành các lĩnh vực cụ thể khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực trẻ sẽ có những biểu hiện cảm xúc cũng như hành vi vận động khác nhau, đồng thời sẽ rất khác biệt ở mỗi độ tuổi.

Việc phân chia này giúp các bậc cha mẹ dễ nắm bắt tâm lý phát triển của trẻ, từ đó biết cách chăm sóc, dạy dỗ cũng như can thiệp để con có thể phát triển một cách toàn diện tốt nhất. Đối với một đứa trẻ bình thường, con sẽ có đủ 4 nhóm phát triển cơ bản và cần thiết đó là vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, cụ thể:

1. Sự phát triển vận động ở trẻ

Sự phát triển vận động được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ. Bởi vì, khả năng vận động bình thường thể hiện được con trẻ luôn có một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời còn liên quan đến sự phát triển của tâm lý, trí tuệ ở trẻ.

Vận động ở trẻ thường được phân thành hai kỹ năng cơ bản đó là vận động thô và vận động tinh.  Các kỹ năng này chúng ta có thể nhận thấy ngay từ khi trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh, chúng đánh dấu từng giai đoạn phát triển của trẻ. Dựa vào đó mà cha mẹ có thể nhận biết được trẻ có phát triển bình thường hay không.

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Vận động tinh, vận động thô là một trong các vấn đề về phát triển ở trẻ em cơ bản nhất cha mẹ cần quan tâm

  • Vận động thô: Những kỹ năng vận động thô của một đứa trẻ được xác định ở các hoạt động cơ bản như lật xoay người, bò, trườn, đi đứng, chạy nhảy, đá chân, vung tay, ném, kéo đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng khi đứng một chân. Việc phát triển tốt các khả năng vận động thô sẽ giúp trẻ tăng cường thể lực, kiểm soát và phối hợp được các cơ bắp, phát triển trí lực.
  • Vận động tinh: Ở nhóm này, trẻ thường thể hiện khả năng vận động tinh thông qua các hoạt động như cầm nắm, vặn, xoay tròn, siết chặt, lắp ghép. Ở độ tuổi lớn hơn trẻ có thể tự cầm bút viết, đan thêu, vẽ tranh, cầm kéo cắt, nặn tượng. Các vận động tinh phát triển theo đúng chu kỳ và lứa tuổi sẽ giúp con trẻ biết cách tự lập, phối hợp tay và mắt, tăng khả năng ngôn ngữ, phục vụ kỹ năng viết.

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển vận động tinh và thô của trẻ từ 03 – 24 tháng tuổi:

TUỔI VẬN ĐỘNG THÔ VẬN ĐỘNG TINH
3 – 4 tháng tuổi – Trẻ nâng đầu lên khi được bế.

– Nâng đầu, nâng ngực khi được cho nằm sấp.

– Khi đặt nằm úp trẻ có thể lật ngửa lại.

–  Đưa mắt liếc qua người.

– Có thể đưa đồ chơi miệng để mút.

6 tháng tuổi – Trẻ đã có thể tự ngồi một mình.

– Đã có thể tự lật người từ nằm ngửa sang nằm úp.

– Biết vỗ tay, chụm các ngón tay lại với nhau.

– Biết bốc đồ ăn cho vào miệng bằng hai tay.

9 tháng tuổi – Trẻ đã tự biết bò.

– Tự ngồi lên ngồi xuống không cần sự giúp đỡ.

 – Cầm đồ và chuyền đều đặn từ tay này qua tay kia mà không bị rơi.
12 tháng tuổi – Trẻ biết dùng tay để vịn đồ vật tự đứng lên.

– Có thể bước đi được vài bước nếu có sự giúp đỡ.

– Sử dụng ngón trỏ và ngón cái để cầm nắm đồ vật.

– Biết xếp chồng đồ vật thành hai khối.

18 tháng tuổi – Tự đứng lên thẳng người mà không cần ai giúp.

– Bước đi tốt và rất cố gắng để chạy.

– Trẻ biết xếp chồng đồ vật thành 4 khối.

– Tập vẽ đường thẳng và vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu.

24 tháng tuổi – Có thể bước lên bước xuống cứng cáp với tay vịn.

– Nhảy xuống khỏi bậc an toàn và chạy tốt.

– Cầm nắm chắc chắn.

– Trẻ biết ghép hình, sử dụng kẹp gắp, tự xúc, xâu các hạt.

2. Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Ngôn ngữ giao tiếp cũng là một trong các vấn đề về phát triển ở trẻ em rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngay từ khi sinh ra trẻ đã biết giao tiếp bằng ngôn ngữ với cha mẹ và những người xung quanh bằng tiếng khóc, âm thanh phát ra như “ê” “a”. Đồng thời những kỹ năng cơ bản này kéo dài theo thời gian và được nâng dần lên theo các cột mốc.

Dưới đây là các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cơ bản của trẻ qua các cột mốc chính từ 03 tháng đến 24 tháng, cha mẹ nên nắm rõ để có thể sớm phát hiện ra được những khuyết tật mà trẻ mắc phải, từ đó biết cách xử lý hiệu quả, cụ thể:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ
Nắm rõ các vấn đề về phát triển ngôn ngữ ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ dễ nhận biết những trường hợp con gặp khiếm khuyết

Giai đoạn từ 03 tháng – 12 tháng tuổi:

  • Khi được khoảng 03 tháng tuổi trẻ đã biết giao tiếp bằng ánh với cha mẹ, trẻ bi bô và phát ra những từ đơn giản như “a”, “ê”, “ma ma”, “ba ba”, “pa pa”, “da da”.
  • Con bước vào độ tuổi từ 05 – 07 tháng là lúc trẻ đã biết bắt chước được những âm thanh của những người xung quanh như tặc lưỡi, cười, ho. Trẻ thích chơi đùa với cha mẹ bằng cách tạo ra các âm thanh ở miệng như phun nước bọt, phun mưa.
  • Khi con được 08 – 09 tháng, trẻ sẽ tạo ra những âm thanh bi bô suốt ngày, lúc này con đã biết ăn dặm nên thường phát ra những từ như “mom mom” để thể hiện được con đang đói bụng, đòi ăn hay đòi bú sữa.
  • Trẻ từ 10 – 12 tháng con đã biết giao tiếp có chủ đích, ngoài những cử chỉ như lắc đầu, gật đầu, lắc tay để thể hiện nhu cầu đòi hỏi hoặc từ chối thì con đã biết nói được những từ đơn giản như “ăn”, “bú”, “ba”, “mẹ”, “bà”, thậm chí những trẻ có khả năng nói sớm con có thể nói được nhiều từ đơn đơn giản như “con gà”, “con mèo”.

Giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi:

  • Khi bước qua 1 tuổi, những trẻ có khả năng nói sớm sẽ nói được những từ đôi đơn giản. Tuy phát âm chưa rõ nhưng khi trẻ nói ra người khác vẫn có thể nghe và hiểu được.
  • Lúc này hầu như cha mẹ nói ra điều gì trẻ cũng sẽ hiểu được và có thể bắt chước theo. Trẻ nói được nhiều từ hơn chẳng hạn như “con đói bụng”, “con thèm sữa”, “con buồn ngủ”, đồng thời trẻ đã biết và ghi nhớ được tên của mình.
  • Trẻ đã biết nhận thức và tự đặt ra câu hỏi cho những người xung quanh, ví dụ như khi nhìn thấy một bức tranh thì trẻ sẽ chỉ tay và hỏi ngay “cái gì vậy”, “con gì vậy” hay “gì vậy mẹ”.
Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ thay đổi theo từng cột mốc thời gian

Giai đoạn từ 18 tháng – 24 tháng tuổi:

  • Khi bước vào giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi trẻ đã tổng hợp được khá nhiều vốn từ, theo nghiên cứu thì lúc này trẻ đã có thể hiểu và nói rõ được khoảng 300 từ khó dễ.
  • Con có thể xâu chuỗi được các từ ngữ để tạo thành một câu nói có nghĩa, chẳng hạn như “mẹ ơi con đói bụng quá”, “mẹ ơi con không thích ăn cơm”, ‘con thích ăn trứng không thích ăn cá”.
  • Những đứa trẻ có khả năng nói nhạy bén đã có thể hát líu lo các bài nhạc thiếu nhi thông qua việc xem ti vi, điện thoại. Tuy phát âm chưa rõ ràng, rành mạch nhưng nội dung cơ bản trẻ đã thể hiện đầy đủ.

Có thể nói ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, việc phát triển ngôn ngữ theo đúng lộ trình của một đứa trẻ bình thường sẽ giúp con cảm nhận và biết cách bày tỏ cảm xúc tình cảm, học hỏi được nhiều điều mới lạ, giải quyết được mọi vấn đề, phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.

Dựa vào sự phát triển ngôn ngữ qua các cột mốc quan trọng trên đây, trường hợp cha mẹ thấy con đã bước qua 2 tuổi nhưng vẫn không thể nói được những từ đơn giản, hay thể hiện được cảm xúc của mình khi có nhu cầu thì chắc chắn trẻ đã gặp một số các vấn đề liên quan đến sự phát triển trí não như trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ…lúc này cần đưa trẻ thăm khám ngay, không nên chần chừ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

3. Phát triển nhận thức ở trẻ

Trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn mầm non, ngoài việc giúp con phát triển thể chất thì cha mẹ cần giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ. Có thể nói nhận thức là một khía cạnh rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nhận thức chính là nói về sự phát triển trí tuệ, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy cảm xúc của mình đối với mọi người xung quanh và với chính bản thân.

Thông qua nghiên cứu lý luận nhận thức của nhà tâm lý học Piaget thì quá trình phát triển nhận thức của trẻ được trải qua 4 giai đoạn xuyên suốt sau:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Nhận thức cũng là một trong các vấn đề về phát triển ở trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi và nắm rõ

Giai đoạn vận động cảm giác:

Giai đoạn vận động cảm giác tức là nói về độ tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến khi con được 2 tuổi. Lúc này trẻ đã biết khám phá thế giới xung quanh mình bằng những giác quan cơ bản của mình, chẳng hạn như:

  • Con biết lắng nghe, quan sát, dùng tay cầm nắm đồ vật và chuyển động nhìn theo hướng có âm thanh hoặc ánh sáng.
  • Trẻ biết được sự tồn tại của sự vật, đồng thời biết cách phân biệt mọi thứ, gọi đúng tên các loài động vật, đồ vật, người thân quanh mình.
  • Trẻ nhận thức được những gì mình thích và không thích, nếu như yêu thích thì trẻ sẽ gật đầu đón nhận, còn nếu không thích con sẽ lắc đầu, từ chối bằng cách lắc tay.

Giai đoạn tiền thao tác:

Tiền thao tác chính là giai đoạn trẻ từ 2 tuổi – 7 tuổi, lúc này khả năng ngôn ngữ của trẻ cơ bản đã hoàn thiện. Vì vậy đây chính là cột mốc đánh dấu được sự nhận biết đúng đắn về các sự việc, sự vật xảy ra xung quanh. Tùy vào từng độ tuổi mà con trẻ sẽ có những biểu hiện và kỹ năng đặc trưng cơ bản.

Giai đoạn trẻ từ 2 tuổi đến 7 tuổi con sẽ nhận thức được các vấn đề cơ bản sau:

  • Trẻ biết giấu đồ chơi, biết cách sắp xếp đồ vật theo đúng vị trí khi dựa vào mẫu, biết phân biệt màu sắc, hình dáng, biết hóa thân vào các nhân vật hoạt hình yêu thích và thể hiện cảm xúc theo đúng tính cách của nhân vật.
  • Con nhận thức được thời gian thông qua các buổi trong ngày như sáng – trưa – tối, khi bước qua 5 tuổi con cũng có thể nhận biết được sự thay đổi theo mùa.
  • Trẻ biết hầu hết các đồ dung cơ bản trong nhà và nắm được những công dụng của chúng. Chẳng hạn như chổi dùng để quét nhà, ghế dùng để ngồi, ly dùng để uống nước.

Giai đoạn thao tác cụ thể:

Giai đoạn thao tác cụ thể nói về độ tuổi của trẻ từ 7 đến 11 tuổi. Lúc này con đã lớn khôn và nhận thức đúng đắn được tất cả mọi vấn đề, đồng thời đưa ra được những lý luận đơn giản thích hợp với từng hoàn cảnh. Trẻ ở giai đoạn này thường có những đặc điểm cơ bản như:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Khi bước vào độ tuổi tiểu học, con trẻ đã biết quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh
  • Trẻ biết cách quan tâm đến suy nghĩ cũng như cảm xúc của người khác, đặc biệt là đối với những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết.
  • Con trẻ biết suy nghĩ vấn đề theo hướng phức tạp, đồng thời biết tư duy logic.
  • Con hiểu rằng bản thân mình là một cá thể riêng biệt và duy nhất, ngoài ra không có bất kỳ ai có chung cảm xúc hay suy nghĩ giống mình.
  • Trẻ biết tư duy trừu tượng và xử lý các vấn đề một cách thông minh, lanh lợi. Chẳng hạn như để lấy được đồ vật trên cao nhưng tay với không tới thì chúng ta có thể sử dụng gậy để khều, bắc ghế đứng.

Giai đoạn tiến triển:

Giai đoạn tiến triển là lúc trẻ từ 12 tuổi trở lên, đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng trong suốt quá trình phát triển nhận thức ở một đứa trẻ. Lúc này trẻ thường có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Con trẻ biết cách suy nghĩ và quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức con người.
  • Trẻ biết nhận định mọi vấn đề bằng tư duy khoa học, suy luận logic, trừu tượng.

Như vậy có thể nói, khả năng nhận thức ở trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng và chính là cơ sở để hình thành nên tư duy, lối sống đúng đắn tốt đẹp ở con trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm và giúp con phát triển nhận thức thông qua một số vấn đề như tạo môi trường sống lành mạnh, cho trẻ trải nghiệm cảm giác, cảm nhận mới thông qua các môn học, trò chơi độc lạ, mới mẻ.

4. Phát triển cảm xúc và hành vi ở trẻ

Các chuyên gia cho biết, đối với trẻ cảm xúc và hành vi có được đều dựa trên sự phát triển qua từng giai đoạn và tính cách cơ bản của con. Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã có những phản xạ tự nhiên và một số kỹ năng nhất định. Những điều này chính là nền tảng của sự phát triển hành vi cũng như cảm xúc ở trẻ.

Trẻ nhỏ thường có 4 giai đoạn phát triển cảm xúc hành vi cơ bản đó là:

Giai đoạn 01 – 03 tháng tuổi:

Tuy chỉ mới được sinh ra và dùng tiếng khóc để ra hiệu cho tất cả mọi vấn đề ăn uống, bú mớm, vệ sinh. Nhưng trẻ lại rất thông minh và nhạy bén trong việc cảm nhận mọi thứ xung quanh. Ở giai đoạn này trẻ sẽ:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã biết thể hiện cảm xúc của mình thông qua tiếng khóc
  • Con dần nhìn thấy mọi thứ xung quanh rõ ràng, rành mạch.
  • Cảm nhận được những người thân thuộc quanh mình bằng cách vui mừng, thích thú, cười to khi được ôm ấp, vỗ về, cưng nựng.
  • Khi được đặt nằm một mình trẻ thường khóc to và khi có sự xuất hiện của cha mẹ hoặc người thân, đồng thời được bế lên trẻ sẽ ngừng khóc. Điều này cho thấy trẻ nhận biết và hiểu được sự an toàn khi có người lớn bên cạnh.
  • Trẻ sẽ chăm chú khi nghe mọi người nói chuyện với nhau hoặc khi nựng nịu với trẻ, con biết phản ứng bằng cách cười và phát ra âm thanh như trò chuyện và đáp lại.

Giai đoạn 03 – 06 tháng tuổi:

Lúc này con đã dần quen với mọi thứ xung quanh và trẻ sẽ có những biểu hiện cảm xúc hành vi cơ bản như:

  • Nhận ra cha mẹ và những người thân thuộc với trẻ, khi thấy những điều thú vị vui vẻ con sẽ mỉm cười.
  • Khi cha mẹ hoặc người thân trong nhà đang bận công việc, cho trẻ nằm chơi một mình nhưng quá lâu trẻ sẽ khóc và thể hiện mong muốn được ôm ấp, vỗ về, chăm sóc và quan tâm.
  • Khi nhìn bản thân trong gương trẻ sẽ cảm thấy thích thú và bật cười, khi có người gọi tên thì trẻ sẽ quay lại và đáp lại bằng cách phát ra một âm thanh nào đó mặc dù người lớn chưa hiểu được.

Giai đoạn 06 – 09 tháng tuổi:

Lúc này trẻ đã biết khá nhiều thứ và mong muốn được khám phá nhiều điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Trẻ bộc lộ cảm xúc tốt thông qua một số vấn đề như:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Cảm xúc của trẻ cũng được thay đổi và phát triển theo từng cột mốc cụ thể
  • Khi chơi trò chơi vui nhộn, yêu thích trẻ sẽ cảm thấy được sự thoải mái sảng khoái bằng cách cười giòn tan.
  • Cha mẹ cau mày hoặc la mắng khi con làm sai một điều gì đó sẽ khiến con sợ hãi lùi về phía sau, thậm chí trẻ tủi thân và khóc to.
  • Khi bị bạn bè hoặc người khác lấy đồ chơi mình yêu thích hoặc đang chơi thì con bực tức, khó chịu, la hét và đòi lại cho bằng được hoặc cầu cứu người thân lấy giùm.
  • Khi thấy người lạ đến gần con thường sợ hãi và dựa dẫm vào cha mẹ, những người thân quen bằng cách sà vào lòng, ôm chặt chân.

Giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi:

Khi được 1 tuổi, con đã nhận thức được rất nhiều vấn đề. Con biết đâu là gia đình của mình, nhận thức được rằng ở đó có cha mẹ, ông bà, anh chị em thân yêu. Trẻ 1 tuổi thường phát triển cảm xúc hành vi thông qua một số vấn đề như:

  • Con biết ý thức được sự độc lập, luôn thể hiện sự gần gũi, thân thiết với những người mà trẻ yêu mến, quý trọng.
  • Con bắt đầu thích các trò chơi vận động cơ thể, thích trò đùa hoặc những hành động vui tươi, hài hước từ người khác.
  • Nếu như không thích hoặc không đồng tình với một vấn đề gì đó trẻ có thể khóc hoặc giận dữ, la hét.

Đây là tất cả những vấn đề cơ bản về sự phát triển cảm xúc hành vi của một đứa trẻ bình thường sau khi sinh ra. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con, thông qua các cột mốc phát triển cơ bản này nếu cha mẹ thấy trẻ gặp khiếm khuyết hoặc gián đoạn ở giai đoạn nào thì chắc chắc trẻ đang gặp một vài vấn đề liên quan đến trí não. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám để được các chuyên gia tư vấn, tránh tình trạng để lâu bệnh tình diễn biến trầm trọng.

Bí quyết dạy con phát triển toàn diện dành cho các bậc phụ huynh

Một đứa trẻ bình thường được đánh giá thông qua sự phát triển đầy đủ các mặt như vận động, ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức và cảm xúc. Vì vậy để trẻ được phát triển một cách toàn diện, tổng thể các bậc cha mẹ cần đảm bảo con trẻ được giáo dục và đáp ứng đầy đủ về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và quan hệ xã hội, cụ thể:

Các vấn đề về phát triển ở trẻ em
Cha mẹ nên đồng hành cùng con trẻ trong mọi vấn đề như ăn uống, sinh hoạt, học tập để giúp con phát triển một cách toàn diện
  • Đối với trẻ nhỏ vấn đề đầu tiên và cần thiết nhất đó chính là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn hợp lý, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ rau xanh, thịt cá, hoa quả tươi, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
  • Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách. Cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian chơi đùa, vận động cùng con để nâng cao sức khỏe, gắn kết tình cảm gia đình.
  • Ngoài học trong môi trường lành mạnh, cùng bạn bè yêu thương, vui vẻ, hòa đồng, gần gũi nhau thì ở nhà cha mẹ cũng nên quan tâm, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng trẻ trong cuộc sống hàng ngày để giúp con cảm thấy tinh thần thoải mái, tích cực và tất cả những điều này sẽ hình thành nên cảm xúc cũng như tính cách của trẻ.
  • Nên xây dựng cho con một tủ sách trí tuệ và khuyến khích con thường xuyên đọc sách, tìm hiểu sự thú vị của thế giới xung quanh. Đồng thời cần theo sát và đồng hành cùng con mọi lúc mọi nơi, bạn có thể cùng con đọc sách, kể chuyện trước giờ đi ngủ hoặc những lúc rảnh rỗi, cho trẻ đi học tiếng Anh khi đủ tuổi.
  • Trẻ phát triển toàn diện không chỉ thể hiện ở khía cạnh con giỏi giang, khỏe mạnh mà còn được đánh giá về mặt đạo đức. Nhà trường và cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ học được những thói quen tốt như lễ phép, biết cách ứng xử với mọi người, biết quan tâm, chăm sóc, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác.
  • Dạy cho trẻ phát triển các kỹ năng xã hội như giao tiếp ứng xử, kỹ năng chơi đùa, kết giao bạn bè, thể hiện cảm xúc tình yêu thương, biết cách giải quyết mâu thuẫn. Đây cũng chính là các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ được các chuyên gia khuyên áp dụng cho những trường hợp con đang gặp phải hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Từ khi sinh ra và lớn lên, không phải đối với bất kỳ trẻ nào cũng phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Có nhiều trẻ không may gặp các khuyết tật về thể chất, trí não hoặc kết hợp cả hai khiến cho cơ thể bị rối loạn và gián đoạn mọi thứ, con bị thua thiệt mọi mặt so với các bạn bè đồng trang lứa.

Chính vì vậy, việc nắm rõ các vấn đề phát triển ở trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ theo dõi quá trình hình thành và phát triển của trẻ, sớm có thể phát hiện ra những khiếm khuyết mà con không may mắc phải để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sử dụng điện thoại ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ
TOP 10 trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính hay nhất

Thói quen sử dụng điện thoại, tivi, máy tính ở trẻ em ngày càng phổ biến, theo thống kê, tỷ lệ thời gian trẻ em...

Phương pháp giáo dục Montessori: Ưu điểm và hạn chế cần biết

Phương pháp giáo dục Montessori hướng đến việc lấy khả năng tự học của trẻ để tạo nền tảng giúp trẻ từng bước phát triển...

Bơi lội là một thể thao hàng đầu trong việc giúp trẻ tăng trưởng chiều cao
TOP 10 môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao nhanh nhất

Có rất nhiều môn thể thao giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà đơn, leo...

Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói: Phương pháp hiệu quả tối ưu

Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói được xem là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay....