Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ?

Bé không chịu nói chuyện dù cha mẹ đã cố hết sức tương tác? Bé đã hơn 24 tháng nhưng không thích giao tiếp, chỉ dùng cử chỉ tay chân để thể hiện mong muốn chứ không chịu nói chuyện? Nếu gặp phải trường hợp này, nhiều bậc phụ huynh chắc chắn sẽ cảm thấy lo sợ vì đây là những dấu hiệu thường thấy của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ hay không là vấn đề cần xem xét trên nhiều khía cạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Vấn đề trẻ không chịu nói chuyện, từ chối tương tác hoặc chậm nói là chuyện không hề hiếm trong những năm gần đây. Nghiên cứu cho thấy quá trình phát triển ngôn ngữ của từng trẻ có sự khác biệt, dẫn tới việc một số trẻ biết nói sớm, trong khi một số trẻ khác biết nói chậm hơn.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Việc trẻ lười nói, từ chối giao tiếp xảy ra do nhiều nguyên nhân chứ không riêng gì chứng tự kỷ.

Ngoài ra việc trẻ không chịu nói, chậm nói còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra, mà bệnh tự kỷ ở trẻ em chỉ là một trong nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ từ chối nói chuyện bao gồm:

  • Tổn thương thính giác: Những năm đầu đời, trẻ học tập bằng cách bắt chước thông qua thính giác và thị giác, tức những điều trẻ nghe và nhìn thấy. Đặc biệt, thính giác là giác quan dùng để tiếp nhận âm thanh nên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói. Nếu thính giác của trẻ bị tổn thương, khả năng nói cũng sẽ bị hạn chế, dẫn đến việc trẻ không chịu nói vì không tiếp nhận đủ thông tin cho việc phát triển ngôn ngữ.
  • Cơ quan phát âm bất thường: Con người có thể nói chuyện lưu loát là nhờ sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng của bộ máy phát âm. Nếu bất cứ bộ phận nào trong bộ máy này có vấn đề, việc nói năng của chúng ta đều phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Nếu trẻ có những khiếm khuyết trong bộ máy phát âm (môi, lưỡi, thanh quản, cơ miệng,…) thì khả năng trẻ chậm nói hoặc không nói chuyện được là rất cao.
  • Tổn thương não: Não trẻ có thể bị tổn thương từ trong bụng mẹ do nhiễm vius, đột biến gen, chấn thương hay nhiễm độc kim loại. Ngoài ra, việc mẹ uống thuốc quá liều, tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng trong thai kỳ cũng có thể làm ảnh hưởng quá trình phát triển não của trẻ. Từ đó gây nên tình trạng kém thông minh và chậm nói.
  • Trẻ không được tạo điều kiện giao tiếp: Việc những người thường xuyên trông nom và chăm sóc trẻ ít nói, ít giao tiếp với trẻ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói hoặc không muốn trò chuyện. Trong những năm đầu đời trẻ cần được tương tác nhiều hơn để phát triển trí não và khả năng nghe nói. Do đó nếu người giữ trẻ thường ngày không quan tâm, không cố gắng giao tiếp nhiều với trẻ thì tình trạng trẻ lười không muốn nói chuyện có thể xảy ra.
bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Cha mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn bằng cách thường xuyên tâm sự và trò chuyện, đừng làm trẻ thấy cô đơn.
  • Tự kỷ: Tình trạng rối loạn phổ tự kỷ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không chịu nói theo mẹ dạy. Tự kỷ là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp. Trẻ tự kỷ ngoài chậm nói, không muốn nói chuyện còn kèm theo nhiều biểu hiện như có hành động lặp đi lặp lại, không phản ứng khi nghe cha mẹ gọi, không nhìn theo hướng chỉ tay, thường cáu gắt và có những hành động như cào cấu, cắn hay đánh chính mình.

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp trên đây, hiện tượng trẻ không muốn nói chuyện với cha mẹ khi được dạy có thể xuất phát từ một số nguyên nhân tâm sinh lý khác. Trong những trường hợp này, việc cha mẹ cố gắng bắt ép trẻ nói hoàn toàn vô ích. Nếu thấy trẻ có vấn đề về khả năng giao tiếp, hãy chú ý quan sát trẻ có những biểu hiện bất thường nào khác hay không. Sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ để trẻ được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.

Bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ?

Dựa trên những nguyên nhân đã đề cập, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ hay không. Câu trả lời là chưa thể xác định chính xác. Trẻ tự kỷ ngoài việc chậm nói thì còn cần những biểu hiện khác kèm theo, những biểu hiện này phải kéo dài ít nhất 6 tháng liên tục, và xảy ra tại mọi môi trường thì mới có kết luận chính xác tình trạng tự kỷ ở trẻ. Vì vậy, trẻ không thích nói có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác ngoài tự kỷ.

Khi trẻ được 10 – 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức được vấn đề giao tiếp thông qua ánh mắt và cử chỉ. Ví dụ trẻ có thể nhìn hoặc chỉ tay vào đồ vật và ê a báo hiệu với người bên cạnh rằng, trẻ muốn đồ vật đó. Trẻ cũng thường ré lên vui vẻ, đập đập đồ vật xuống đất và nhìn cha mẹ để thể hiện rằng trẻ rất thích món đồ, và đang chơi đùa rất vui vẻ. Nếu trẻ không có những biểu hiện nêu trên, cha mẹ nên chú ý theo dõi nhiều hơn hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Nếu trẻ thu mình và từ chối giao tiếp trong thời gian dài, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp để tình trạng của trẻ không xấu đi.

Đến năm 2 tuổi, các cơ quan phát âm và não bộ của trẻ đã bắt đầu hoàn thiện. Trẻ đã nói được rành mạch những từ đơn giản như ba, mẹ, bà, cá, ăn, ngon,… và học ghép từ, ghép câu. Đây là khoảng thời gian một đứa trẻ bình thường tích cực giao tiếp và nói rất nhiều, mặc dù có thể là những từ vô nghĩa.

Trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh và có nhu cầu nói chuyện cao, vì thế cha mẹ trong thời gian này nên tích cực nói chuyện và chỉnh phát âm cho trẻ. Đây là giai đoạn não bộ hoạt động rất mạnh, và là giai đoạn vàng cho việc học phát âm. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, việc chỉnh phát âm cho trẻ sẽ khó hơn vì trẻ đã có thói quen.

Trên thực tế có những trẻ thuộc dạng nói muộn. Tức khả năng nói chuyện của trẻ bị kiềm hãm vì một nguyên nhân gì đó, dẫn đến việc trẻ không thích nói trước năm 3 tuổi. Đa số những trẻ rơi vào trường hợp này có thể khôi phục khả năng nói chuyện bình thường khi bắt đầu đi nhà trẻ, và nhanh chóng bắt kịp bạn bè mà không cần bất cứ sự can thiệp và trị liệu ngôn ngữ nào.

Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp còn lại, việc không nói chuyện và từ chối giao tiếp trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và học tập của trẻ sau này. Trẻ không thể tiếp thu kiến thức trên lớp, không theo kịp bài học và không thể kết bạn. Tình trạng này càng kéo dài thì càng nghiêm trọng và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nếu cha mẹ thấy bé không chịu nói thì đừng quá hoảng hốt và tuyệt vọng. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói của trẻ không quá nghiêm trọng, cha mẹ có rất nhiều cách giúp trẻ cải thiện tình trạng. Nếu áp dụng đúng phương pháp, trẻ hoàn toàn có thể nói chuyện và giao tiếp bình thường theo đúng độ tuổi.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cách tốt nhất để đánh giá đúng tình hình chậm nói cùa trẻ.

Nếu tự kỷ là nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ, cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ và chuyên gia tâm lý để đưa ra những giải pháp thích hợp. Tình trạng tự kỷ nặng hay nhẹ có ảnh hưởng đến phương pháp và quá trình cải thiện ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ. Chính vì thế, vấn đề này cần được phát hiện và can thiệp sớm để trẻ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu nói?

Nếu đã làm rõ vấn đề bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ hay không, tiếp theo cha mẹ nên tìm cách giải quyết tình trạng này một cách hợp lý. Nếu trẻ chỉ chậm nói đơn thuần, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp trị liệu đặc biệt để giúp trẻ nhanh chóng cái thiện tình trạng. Trẻ có thể nhanh chóng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ một cách bình thường dưới sự hỗ trợ của cha mẹ.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ sẽ có những phương pháp đặc biệt để xác định tình trạng của trẻ và đưa ra lời khuyên hợp lý cho cha mẹ. Cha mẹ không nên làm lơ và cho rằng trẻ có thể tự cải thiện khi lớn lên. Thực tế thì số lượng trẻ tự hồi phục không cao, đa phần những trẻ chậm nói hoặc không muốn giao tiếp cần sự can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng.

Thường xuyên tương tác với trẻ

Sự quan tâm của cha mẹ là phương pháp tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chậm nói. Nhiều bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên thường giao trẻ cho người trông hộ và ít khi tương tác với trẻ. Nếu người chăm trẻ cũng là người ít nói, không dành nhiều thời gian giao tiếp với trẻ và cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử.

Tất cả những hành động này đều góp phần tăng cao khả năng trẻ gặp vấn đề trong việc phát triển ngôn ngữ vì không có tương tác qua lại thường xuyên.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian giao tiếp và chơi đùa cùng trẻ để gắn kết tình cảm gia đình và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

Khi tiếp xúc nhiều với trẻ, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trẻ tiếp thu và học hỏi thông qua các trò chơi và tương tác với cha mẹ. Sự tác động qua lại sẽ giúp trẻ nhanh chóng phát triển cả về thể chất và ngôn ngữ. Việc phó mặc trẻ cho người giúp việc hay ông bà là một trong những sai lầm lớn nhất của cha mẹ, vì điều này có thể khiến trẻ gặp vấn đề trong giao tiếp. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian nhất có thể để chăm sóc và chơi đùa với trẻ.

Cha mẹ cần sắp xếp, cân đối thời gian làm việc hợp lý để khi về nhà có thời gian tương tác và giao tiếp với con. Quá trình giao tiếp này bao gồm nhiều hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và giúp tình cảm gia đình gắn bó hơn. Cha mẹ có thể cùng trẻ nói chuyện, dạy trẻ phát âm, cùng trẻ nghe nhạc, đọc truyện cho trẻ nghe, cùng trẻ chơi đùa,… để trẻ được tiếp xúc nhiều với âm thanh và hình ảnh.

Tạo hứng thú giao tiếp cho trẻ

Việc tạo hứng thú cho trẻ là vấn đề cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Đầu tiên, hãy học cách khiến trẻ chú ý và chơi đùa với trẻ bằng những trò chơi đơn giản và phù hợp. Ví dụ cho trẻ xem những tranh ảnh nhiều màu sắc, nhiều hình thù sinh động, hoặc các mô hình bằng đất sét, thạch cao. Sau đó dạy trẻ phát âm và ghi nhớ hình dạng của vật. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì rất lớn của cha mẹ.

Cha mẹ nên phát âm chậm rãi, rõ ràng và lặp lại nhiều lần, luôn chỉ tay vào hình ảnh để trẻ có thể ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn. Trẻ có thể phản ứng ngay lập tức, hoặc cần thời gian để xử lý thông tin. Do đó cha mẹ hãy chờ đợi phản ứng của trẻ chứ đừng hấp tấp, vội vàng yêu cầu trẻ nói ngay lập tức. Hãy đặt ra các câu hỏi lựa chọn và khéo léo “mớm từ” cho trẻ nhằm kích thích khả năng nói, giúp trẻ nói chuyện tốt hơn.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Kích thích khả năng giao tiếp cho trẻ bằng cách đưa ra câu hỏi và hỗ trợ trẻ suy nghĩ tìm câu trả lời.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến những khu vui chơi, hoặc công viên nơi có nhiều đứa trẻ cùng độ tuổi để giúp trẻ hòa nhập và kết bạn. Trẻ cần có không gian vui chơi giải trí riêng, cần học cách kết bạn và chơi đùa cùng những đứa trẻ khác. Khi gặp gỡ những người bạn đồng trang lứa, trẻ có thể tự tin giao tiếp và có nhu cầu nói nhiều hơn khi ở với cha mẹ. Giúp trẻ kết bạn cũng là một cách cải thiện khả năng nói của trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại

Hiện nay thực trạng cha mẹ vì bận công việc, không muốn bị làm phiền mà tập cho trẻ thói quen xem tivi, tiếp xúc sớm với điện thoại thông minh ngày càng phổ biến. Nhiều người con cho rằng như vậy tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ, vì trẻ có thể nghe và học theo những chương trình tiếng Anh trên tivi hoặc app điện thoại.

Trên thực tế, việc này lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng từ điện thoại và tivi có thể khiến trẻ bị cận thị sớm. Tương tác giữa trẻ và điện thoại thông minh là tương tác 1 chiều nên không có lợi cho khả năng giao tiếp. Đó là do trong qúa trình dùng điện thoại, trẻ chỉ tiếp nhận thông tin mà không có sự đối đáp qua lại. Điều này lâu dần sẽ khiến trẻ thu mình lại, ngại nói và không thích giao tiếp.

Vì thế, cha mẹ nên hạn chế đến mức thấp nhất thời gian trẻ xem tivi, chơi điện tử hoặc sử dụng điện thoại. Một lần sử dụng chỉ nên từ 10 – 15 phút, để thiết bị xa tầm mắt và cho mắt trẻ nghỉ ngơi sau khi xem tivi hay điện thoại. Cha mẹ nên cùng trẻ xem hoạt hình hoặc các chương trình bổ ích, sau đó hướng dẫn trẻ bình luận và nêu cảm nghĩ về những điều đang xem.

Việc này kích thích khả năng ngôn ngữ và giúp trẻ phản xạ tốt hơn là để trẻ xem một mình. Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, cùng trẻ chời đùa và nói chuyện để phát triển tư duy. Việc để trẻ ở một mình thường xuyên, hoặc cả ngày ôm chiếc điện thoại sẽ kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ, biến trẻ thành một người thụ động và ít nói.

Kiên nhẫn, khen ngợi và động viên trẻ

Trong quá trình dạy trẻ phát âm và tập nói, nhiều phụ huynh có thể không kiềm chế được cảm xúc và có những hành vi la mắng, thất vọng với trẻ. Hành động này không chỉ không đem đến kết quả tốt, mà còn khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và ngày càng từ chối giao tiếp. Vì thế cha mẹ cần kiên nhẫn, bình tĩnh trong quá trình dạy trẻ. Hãy khen ngợi và động viên những tiến bộ nho nhỏ của trẻ thay cho việc quát tháo.

bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ
Việc la mắng và tạo áp lực có thể khiến trẻ bức bối, sợ hãi và làm trầm trọng thêm tình trạng từ chối giao tiếp ở trẻ.

Khi dạy trẻ, cha mẹ cần chú ý chọn từ ngữ và khái niệm đơn giản, dễ hiểu để trẻ có thời gian tập làm quen. Hãy lặp lại từ ngữ nhiều lần, chậm rãi và ngắt nhịp hơp lý. Ban đầu trẻ có thể chưa phản ứng ngay vì còn xử lý thông tin, hãy chờ đợi trẻ nói và chỉnh phát âm sau. Hãy để trẻ nói một cách tự nhiên, không được uy hiếp hay bắt buộc trẻ nói.

Việc đem món đồ trẻ thích làm vật uy hiếp có thể phản tác dụng, khiến trẻ ngày càng ghét việc nói hơn. Trẻ cũng dễ bị căng thẳng, hoảng sợ và có thái độ bài xích giao tiếp. Thay vào đó, hãy khen ngợi và động viên để trẻ nói, khiến trẻ cảm thấy việc nói là một điều thú vị, chứ không phải một điều đáng sợ.

Thông qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh đã tự trả lời được câu hỏi bé không chịu nói theo mẹ dạy có phải bị tự kỷ hay không. Vấn đề chậm nói, lười nói và từ chối giao tiếp của trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều cha mẹ cần là đưa trẻ đến gặp chuyên gia tư vấn đề tìm ra nguyên nhân chính xác và hướng khắc phục.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng này, phụ huynh cũng nên chú ý giao tiếp nhiều với trẻ, Hãy thường xuyên dành thời gian chơi đùa và dạy trẻ tập nói. Đừng để trẻ ở một mình thời gian dài với người giúp việc hoặc để trẻ tiếp xúc với thiết bị thông minh quá nhiều. Hai yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi và chăm sóc tốt nhất

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 tuổi thường có sự chuyển biến rõ ràng. Lúc này ba mẹ cần quan tâm và hỗ trợ...

Sử dụng điện thoại ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ
TOP 10 trò chơi giúp trẻ tránh xa điện thoại, máy tính hay nhất

Thói quen sử dụng điện thoại, tivi, máy tính ở trẻ em ngày càng phổ biến, theo thống kê, tỷ lệ thời gian trẻ em...

Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt?
Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt?

Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt không chắc chắn là nỗi lo lắng và băn khoăn của rất nhiều các bậc...

Trò chơi rút gỗ giúp bé phát triển khả năng suy luận, phân tích và rèn luyện sự tập trung
TOP 10 trò chơi trí tuệ cho bé giúp phát triển tư duy toàn diện

Các trò chơi giáo dục thú vị không chỉ khiến bé thích thú, giảm thời gian xem tivi, điện thoại mà còn hỗ trợ trẻ...