Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Là một bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ, TS. Đinh Thanh Tuyến – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người đã chia sẻ những Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói.

“Bí quyết giúp con chậm nói phát triển ngôn ngữ hiệu quả - TS. Đinh Thanh Tuyến”
Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói – TS. Đinh Thanh Tuyến  – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người 

Chậm nói thường gặp ở độ tuổi từ 0-3 tuổi với những dấu hiệu đặc trưng 

Chậm nói là một dạng rối loạn ngôn ngữ, trẻ gặp phải tình trạng này khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Trẻ gặp phải tình trạng chậm nói thường ở độ tuổi từ 0-3 tuổi. Với những dấu hiệu nổi bật ở từng độ tuổi như sau:

  • Từ 6 – 8 tuần tuổi, trẻ không phản ứng lại với giọng nói của bố mẹ hay âm thanh to
  • Khi đã 2 tháng tuổi trẻ gần như không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa với trẻ
  • Khi đã 3 tháng tuổi trẻ có buổi hiện thờ ơ với người và vật xung quanh
  • Trẻ 4 tháng không có phản xạ quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra 
  • Trẻ 12 tháng tuổi không bập bẹ, Không biết ra hiệu (chỉ ngón trỏ, vẫy tay, bắt tay…) 
  • Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi
  • Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói)
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để khám và điều trị.

Tại sao cần Sàng lọc sớm, đánh giá cho trẻ

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu có thể là âm thanh hoặc chữ viết được con người sử dụng trong giao tiếp và tư duy. Khi cá nhân sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thì tạo nên lời nói cá nhân mang bản sắc riêng trên quy tắc ngôn ngữ chung. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. 

Sàng lọc, đánh giá chậm nói cho trẻ cùng NHC Academy
Sàng lọc, đánh giá chậm nói cho trẻ cùng NHC Academy

Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu. Một số rối loạn ngôn ngữ hay gặp ở trẻ đó là chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp. TS. Đinh Thanh Tuyến chia sẻ:

“Nếu trẻ chậm nói, nói ngọng, nói lắp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thụ động, thiếu tự tin và kém hòa nhập. Vì vậy, phụ huynh cần kết hợp việc dạy trẻ nói, sửa lỗi khi trẻ phát âm chưa đúng, với khuyến khích động viên trẻ hòa nhập với mọi người, vui chơi với bạn bè để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp”.

Ảnh hưởng của việc sử dụng các thiết bị điện tử từ rất sớm đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

Kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa JAMA Pediatrics cho thấy trẻ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử có khả năng ngôn ngữ và đọc viết kém hơn những đứa trẻ không sử dụng. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng điều này sẽ cản trở các cơ hội học tập quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Và trong số đó bao gồm cả phát triển ngôn ngữ.

“Khi đứa trẻ được tiếp xúc với màn hình, chúng không được tiếp xúc với các giao tiếp khác. Chính những hình thức giao tiếp truyền thống này có thể giúp thúc đẩy các kỹ năng ngôn ngữ và phát triển giao tiếp ở trẻ.”

Khi biết con chậm nói ba mẹ cần phải làm gì?

Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng chậm nói hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Hãy nói chuyện với trẻ một cách chậm rãi, rõ ràng, với thiết lập vị trí ngang tầm mắt với trẻ, để bên cạnh việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thì chúng ta có thể giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ bằng giao tiếp mắt. Đôi khi chúng ta cũng cần bắt chước ngôn ngữ của trẻ một cách có chủ động để trẻ cảm thấy mình đang được hiểu. 

Tạo ra nhiều hơn những cơ hội giao tiếp hàng ngày cho con

Nên tạo ra nhiều hơn những cơ hội trong đời sống hàng ngày để tương tác trò chuyện với con mình. Khi con hỏi chúng ta điều gì thì cố gắng luôn luôn kịp thời trả lời trẻ, không nóng vội và gượng ép bắt trẻ nói theo mẫu mà hãy cho con cơ hội để thực hành dần. Đôi khi chúng ta có thể cho trẻ một thời gian nhất định để trẻ tự xử lý thông tin, không nên nói thay hay nghĩ thay trẻ. 

Hạn chế cho bé sử dụng nhiều các thiết bị điện tử

Đinh Thanh Tuyến chia sẻ thêm:

“Một điều cần tránh đó là không nên cho trẻ sử dụng nhiều thiết bị điện tử, bởi vì chúng chỉ mang lại cho trẻ cách thức tiếp xúc một chiều với màn hình mà không có sự giao tiếp hai chiều trong đời sống thực. Ngoài ra, trẻ cần được thăm khám bác sĩ chuyên môn kịp thời để có thể có những cách thức can thiệp trị liệu sớm nhất, phù hợp và hiệu quả cho bé.”

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể bổ sung thêm cho con những vi dưỡng chất cho trẻ để con có thêm sức khỏe trong quá trình trẻ thích nghi với đời sống, học hỏi đời sống xung quanh để làm giàu cho vốn ngôn ngữ của mình

Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ chậm nói

Là một bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non TS. Đinh Thanh Tuyến đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc giúp con phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Dành thời gian cùng con yêu

Đinh Thanh Tuyến cho rằng bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất đó là chúng ta phải dành thời gian cho con. Dành thời gian để tương tác trò chuyện với con ngay từ khi con còn rất nhỏ như khi con còn trong bụng mẹ. Chúng ta hoàn toàn có thể trò chuyện với con lúc này hay còn gọi là quá trình thai giáo.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ: Dành thời gian cho con
Bí quyết phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ: Dành thời gian cho con

Đồng thời, chúng ta cần phải tăng cường giao tiếp với con. Khi con trào đời, hiện hữu trước mắt chúng ta, thì cần tăng cường giao tiếp với con, để có thể thiết lập giúp con những kỹ năng, năng lực mà có thể chuẩn bị cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ sau này. 

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Những kỹ năng không thể bỏ qua

Bên cạnh đó, TS. Đinh Thanh Tuyến đã đưa ra cho ba mẹ những kỹ năng cực kỳ quan trọng cho việc giao tiếp sau này của trẻ:

“Chúng ta tương tác giao tiếp mắt, chúng ta thiết lập các điểm chú ý chung với trẻ, giao tiếp luân phiên với trẻ không nhất thiết bằng lời chúng ta có thể dùng những tiếng “ầu ơ”, “à ơi” và chờ trẻ phản hồi lại. Hoặc chúng ta có thể tung bóng chơi bóng với trẻ hoạt động này cũng tạo ra những luân phiên giao tiếp với trẻ.” 

3 cấp độ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ ba mẹ cần lưu ý

Ở độ tuổi mầm non chúng ta cần lưu ý 3 cấp độ quan trọng giúp phát triển giao tiếp của trẻ:

Thiết lập và khơi dậy nhu cầu giao tiếp của con 

Vì mỗi một đứa trẻ từ khi mới trào đời đã có sẵn trong mình những nhu cầu giao tiếp, tuy nhiên nhu cầu đó cần phải được khơi dậy và duy trì. Bằng việc dành thời gian trò chuyện với con, chúng ta sẽ giúp cho trẻ khơi dậy được nhu cầu giao tiếp rất tự nhiên của mình. 

Thiết lập và khơi dậy nhu cầu giao tiếp của con 
Thiết lập và khơi dậy nhu cầu giao tiếp của con

Duy trì nhu cầu đó như một thói quen không thể thiếu hàng ngày. Khi chúng ta dành thời gian cho trẻ chính là đã kích hoạt nhu cầu giao tiếp của trẻ trong việc tương tác trở lại với trẻ. Từ đó, tạo mối kết nối bền chặt và không thể thiếu hàng ngày. 

Cung cấp các phương tiện giao tiếp cho trẻ

Chúng ta sẽ cung cấp cho trẻ các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ) cũng như là ngôn ngữ (âm thanh, từ đơn, từ ghép, câu chuyện). Bằng cách giao tiếp đời sống tự nhiên hàng ngày thông qua những câu chuyện bài hát, cũng là cách để cung cấp cho trẻ thêm nhiều môi trường, ngữ cảnh cũng như phương tiện giao tiếp.

cung cấp cho trẻ thêm nhiều môi trường, ngữ cảnh cũng như phương tiện giao tiếp
cung cấp cho trẻ thêm nhiều môi trường, ngữ cảnh cũng như phương tiện giao tiếp

Tạo cho trẻ nhiều hơn những cơ hội sử dụng các phương tiện giao tiếp trong các ngữ cảnh tự nhiên cụ thể

Trẻ không chỉ cần được nói với mà trẻ cũng cần được tương tác với người khác để bày tỏ nhu cầu cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật hiện tượng. Đồng thời, giúp trẻ được diễn tả cảm xúc của mình trọn vẹn nhất, được là chính mình trong quá trình tương tác giao tiếp.    

Hy vọng rằng với những chia sẻ rất thực tế và hữu ích của TS. Đinh Thanh Tuyến đã giúp quý vị phụ huynh và các bạn có cho mình những bí quyết giúp con chậm nói phát triển ngôn ngữ hiệu quả! Ba mẹ cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ cùng chuyên gia tại đây.            

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) can thiệp trẻ đặc biệt

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng cường các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc sinh hoạt...

Trẻ đặc biệt
Trẻ đặc biệt: Phát hiện và phương pháp giáo dục, can thiệp

Trẻ đặc biệt cần được tham gia môi trường học tập, chăm sóc và vui chơi có phần đặc biệt hơn để dần hòa nhập...

dạy con theo phương pháp Montessori
Hướng dẫn dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà đơn giản

Hiện nay nhiều phụ huynh bắt đầu dạy con theo phương pháp Montessori, một trong những phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu và vô...

Phương pháp Floortime (DIR) trong can thiệp và chăm sóc trẻ tự kỷ

Việc áp dụng mô hình phương pháp Floortime (DIR) trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ tự kỷ đang được đánh giá mang...