Phương pháp can thiệp hành vi ABA và các bước thực hiện

Phương pháp can thiệp hành vi ABA là thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ để có thể hiểu rõ hơn về hành vi của trẻ, từ đó đưa ra hướng hỗ trợ, khắc phục và phát triển phù hợp nhất cho mỗi tình trạng khác nhau. Hiện nay, ABA cũng là một trong các phương pháp được đánh giá hiệu quả, an toàn và được ứng dụng rộng rãi cho trẻ tự kỷ trên nhiều quốc gia toàn thế giới.

ABA là phương pháp can thiệp hành vi thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ

Phương pháp can thiệp hành vi ABA là gì?

ABA ( Applied Behavioral Analysis) hay còn được gọi là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng hiện đang được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động hỗ trợ can thiệp và cải thiện cho trẻ tự kỷ. Phương pháp này chủ yếu sẽ sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật để có thể mang đến sự thay đổi tích cực, lành mạnh, ý nghĩa đối với hành vi của mỗi trẻ tự kỷ.

Đây được xem là phương pháp tiếp cận khoa học được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn về các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ hoặc một chủ thể nào đó. Cũng bởi, biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn này đó chính là sự suy giảm nghiêm trọng về giao tiếp, ngôn ngữ cùng với những hành vi bất thường, hay lặp đi lặp lại nhiều lần không rõ nguyên nhân, mục đích.

ABA không chỉ giúp phân tích, hiểu rõ và điều chỉnh về hành vi của trẻ tự kỷ mà còn hỗ trợ các chương trình, bài học kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản để thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Cụ thể, trẻ sẽ được hướng dẫn các kỹ năng đơn giản như tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân, giao tiếp, tương tác xã hội, kiểm soát cảm xúc và rất nhiều các lĩnh vực khác trong đời sống.

Được biết, mỗi đứa trẻ tự kỷ sẽ có những đặc điểm và biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, ABA cũng sẽ được linh hoạt điều chỉnh để phù hợp cho từng cá nhân hóa, đáp ứng tốt nhu cầu, tính cách, kỹ năng, sở thích và các điều kiện gia đình, xã hội của trẻ nhỏ.

Hiện nay, ABA được đánh giá là một trong các phương pháp can thiệp hành vi hiệu quả, phù hợp cho trẻ tự kỷ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc cải thiện về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi cho trẻ thông qua phương pháp ABA.

Đặc biệt, phương pháp này phải được thực hiện bởi các chuyên gia và những người đã được đào tạo bày bản để đảm bảo sự hiệu quả tốt nhất. Hơn thế, ABA có thể ứng dụng ở nhiều môi trường khác nhau, kể cả lớp học và những tình huống sinh hoạt hàng ngày tại gia đình hay những hoạt động vui chơi ngoài trời.

Mục đích của phương pháp ABA cho trẻ tự kỷ

Phương pháp can thiệp hành vi ABA đối với trẻ tự kỷ được thực hiện với mục đích giúp trẻ có thể hình thành và điều chỉnh tốt về hành vi, các kỹ năng cơ bản để có thể xây dựng cuộc sống độc lập, tự chủ và hòa nhập tốt với cộng đồng. Mặc dù cho đến hiện nay, chứng tự kỷ vẫn chưa có giải pháp can thiệp hiệu quả hoàn toàn nhưng ABA có khả năng cải thiện tốt về hành vi của trẻ, giúp trẻ nâng cao kỹ năng và cân bằng đời sống của bản thân.

Tuy rằng không thể cải thiện và chữa khỏi hoàn toàn các khiếm khuyết của tự kỷ nhưng phương pháp can thiệp này có thể hỗ trợ trẻ dần khắc phục tốt các mặt hạn chế về giao tiếp, hành vi, khả năng tương tác xã hội, đồng thời giúp nâng cao những kỹ năng sống cần thiết, từ đó trẻ có thể tự chăm sóc tốt cho cuộc sống của chính mình.

Mục tiêu chính của phương pháp ABA chính là giúp trẻ thay đổi, điều chỉnh hành vi tích cực, đúng đắn hơn.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, ưu điểm vượt trội của phương pháp ABA đó chính là các chương trình tập trung hỗ trợ trực tiếp giữa 1 nhà trị liệu cùng với 1 trẻ tự kỷ. Trẻ sẽ được hỗ trợ sắp xếp các buổi học phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, trung bình cần có 40 giờ/ tuần.

Chương trình hỗ trợ can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ cần phải duy trì tốt trong vòng 2 năm hoặc có thể lâu hơn tùy vào tình trạng và sự đáp ứng của mỗi cá nhân. Sau thời gian can thiệp, trẻ tự kỷ sẽ dần khôi phục tốt các kỹ năng đã bị khiếm khuyết và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích để có thể học tập, sinh hoạt như bình thường.

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc áp dụng phương pháp can thiệp hành vi ABA cho trẻ tự kỷ cần được thực hiện trong giai đoạn sớm. Trẻ nhỏ nếu được phát hiện và hỗ trợ giáo dục, khắc phục ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển hơn.

Các bước thực hiện phương pháp ABA

Trước khi được tiến hành áp dụng phương pháp can thiệp hành vi ABA, trẻ sẽ được hỗ trợ kiểm tra và đánh giá về các kỹ năng hiện đang sẵn có và còn thiếu hụt. Nhờ vào đó mà các chuyên gia có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn biện pháp, đưa ra chương trình can thiệp phù hợp cho mỗi tình trạng khác nhau nhằm giúp nâng cao hiệu quả của quá trình cải thiện.

Trước khi tiến hành áp dụng ABA, chuyên gia sẽ đánh giá, kiểm tra kỹ năng của trẻ tự kỷ.

Để quá trình áp dụng ABA cho trẻ tự kỷ được diễn ra thuận lợi và mang đến hiệu quả tốt nhất thì cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiến hành đánh giá, kiểm tra tình trạng sức khỏe và tổng hợp kỹ lưỡng về các kỹ năng của trẻ tự kỷ.
  • Bước 2: Đặt ra mục tiêu trị liệu phù hợp nhất đối với từng cá nhân khác nhau.
  • Bước 3: Đưa ra nội dung giáo dục, rèn luyện cho trẻ nhỏ theo từng buổi học. Trong đó cần liệt kê kỹ năng các kỹ năng cần được hỗ trợ cho mỗi lĩnh vực khác nhau, cụ thể như vận động, giao tiếp, tương tác xã hội, vui chơi,…Nhưng kỹ năng này sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần khác nhau, đồng thời sắp xếp theo từng buổi học và bắt đầu ở mức độ cơ bản sau đó nâng dần cấp độ.

Quá trình áp dụng ABA cho người bệnh tự kỷ cần được thực hiện đúng theo các bước nêu trên để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình can thiệp. Người hỗ trợ cần phải được đào tạo bày bản để nắm rõ về nguyên tắc, mục đích và các phương pháp hỗ trợ kết hợp dạy trẻ.

Ưu nhược điểm của phương pháp can thiệp hành vi ABA

Đối với bất kỳ phương pháp hỗ trợ can thiệp nào cũng sẽ có những mặt ưu và nhược điểm. ABA được đánh giá rất cao về hiệu quả và mang đến rất nhiều lợi ích đối với quá trình hỗ trợ can thiệp cho người bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số mặt hạn chế cần phải được khắc phục và cải thiện để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Phương pháp ABA có thể ứng dụng được tại lớp học, nơi vui chơi, công việc hoặc ngay tại nhà.

Cụ thể, các ưu và nhược điểm thường được nhắc đến của phương pháp can thiệp hành vi ABA như:

Ưu điểm

  • Cụ thể và nhất quán về kết quả can thiệp.
  • Ứng dụng phổ biến là hầu hết các trường hợp tự kỷ khác nhau, kể cả trẻ em và người lớn.
  • ABA được thực hiện theo nguyên tắc cụ thể, rõ ràng.
  • ABA không chỉ giúp cải thiện tốt các khiếm khuyết do tự kỷ gây ra mà còn hỗ trợ nâng cao kỹ năng cơ bản giúp bệnh nhân trở nên tự lập, cân bằng cuộc sống tốt hơn.
  • Phương pháp ABA áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, đồng thời các nhiệm vụ được chia nhỏ và sắp xếp theo từng cấp độ khác nhau nên giúp trẻ có thể đễ dàng thích ứng và hoàn thành tốt.
  • Hỗ trợ phát hiện và điều chỉnh tốt các hành vi tiêu cực, thúc đẩy các hoạt động lành mạnh, đúng đắn và phù hợp.
  • ABA có thể ứng dụng tốt trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như lớp học, tại nhà, công viên, các khu vui chơi,…

Nhược điểm

  • Khi áp dụng phương pháp ABA để can thiệp cho trẻ tự kỷ, bạn cần phải kiên trì và đáp ứng tốt trong một khoảng thời gian dài, tối thiểu là 2 năm.
  • Quá trình cải thiện cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia, người bệnh và gia đình.
  • Kinh phí để thực hiện ABA cũng khá cao nên cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính.
  • ABA không thể hỗ trợ trẻ thích ứng và hòa nhập tốt với những sự thay đổi của môi trường mới.
  • Để thực hiện phương pháp can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ, cần phair là người có trình độ chuyên môn và được học tập, đào tài bài bản.

Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về phương pháp can thiệp hành vi ABA và có lựa chọn phù hợp để giúp trẻ nhỏ mau chóng khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh. Quá trình can thiệp cho trẻ cần mất nhiều thời gian và công sức nên gia đình, người thân cần tạo động lực, đồng hành để giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, tự lập tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phân biệt trẻ tăng động và hiếu động
Cách phân biệt trẻ tăng động và hiếu động đơn giản, chính xác

Hiếu động, thích chạy nhảy, ồn ào và hoạt động luôn tay luôn chân là những hành động thường thấy ở trẻ dưới 6 tuổi....

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển con người

Rất nhiều các nghiên cứu đều đã chỉ ra vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển của con người hiện...

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non: Cách chăm sóc & can thiệp cần biết

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là một trong những hội chứng bất thường về sự phát triển cảm xúc, tư duy và...

Trò đua thuyền trên cạn có cách chơi đơn giản, rất phù hợp với trẻ mầm non
TOP 15 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non vận động cực thích

Có rất nhiều trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, phát triển ngôn ngữ,...