Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) can thiệp trẻ đặc biệt

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng cường các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày , chẳng hạn như ăn uống, mặc quần áo hay việc tự chuẩn bị bữa ăn cho bản thân. Phương pháp này nhằm giúp trẻ nâng cao chất lượng đời sống, gia tăng khả năng tự chăm sóc cho bản thân, tự lập thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) là gì? 

Ở các nhóm trẻ đặc biệt nói chung như trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não không chỉ gặp khó khăn về ngôn ngữ hay giao tiếp mà hầu hết còn không đủ khả năng để chăm sóc bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Đa số nhóm trẻ đều phải phụ thuộc phần lớn vào gia đình trong các hoạt động cá nhân cơ bản như ăn uống hay vệ sinh cá nhân.

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy giúp gia tăng các kỹ năng tự chăm sóc cá nhân cần thiết trong các hoạt động đời sống hằng ngày

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) là một thuật ngữ y tế được dùng để mô tả các biện pháp giúp cơ thể cân bằng, gia tăng khả năng phối hợp vận động giữa cơ và khớp, tăng cường hoạt động cho các chi trên. Phương pháp này hướng tới gia tăng và phục hồi trong cả khía cạnh thể chất và tinh thần, từ đó gia tăng đáng kể chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Khác với các biện pháp vật lý trị liệu thông thường, Occupational Therapy thường tập trung vào việc cải thiện các hoạt động vận động cần thiết trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Nghĩa là hoạt động trị liệu Occupational Therapy (OT) hướng tới giúp trẻ tự ăn uống, tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân thay vì các mục tiêu như có thể chạy nhảy một cách năng động. 

Hiểu đơn giản hơn thì Hoạt động trị liệu Occupational Therapy có phần tổng quát hơn vật lý trị liệu(Physiotherapy), mặc dù mục tiêu chung của cả hai đều là hỗ trợ nâng cao hay phục hồi các chức năng vận động, chức năng sống để có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. 

Bàn luận về hoạt động trị liệu Occupational Therapy, các tài liệu đã cho rằng các liệu pháp này đã xuất hiện từ thời cổ đại, tuy nhiên lại bị lãng quên vào thời trung cổ. Mãi cho tới những năm đầu thế kỷ 20, phương pháp này xuất hiện trở lại với một diện mạo rõ ràng hơn bởi Eleanor Clarke Slagle (1870-1942) với tên gọi là  liệu pháp nghề nghiệp.

Mô hình ban đầu của Eleanor Clarke Slagle hướng tới các đối tượng gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần thông việc tạo dựng thói quen lành mạnh trong đời sống. Những hiệu quả tích cực mà quá trình này đem lại đã giúp nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn . Phương pháp này sau đó mới được đổi tên thành hoạt động trị liệu Occupational Therapy và được ứng dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. 

Hiện nay mức độ phổ biến nhất của hoạt động trị liệu OT chính là trong việc chăm sóc, can thiệp cho các nhóm trẻ đặc biệt như trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển. Rõ ràng những thay đổi tích cực trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, mang đến cả những giá trị ở hiện tại và tương lai chính là cơ sở để hoàn toàn tin tưởng vào Occupational Therapy để trẻ đặc biệt có cuộc sống tốt hơn. 

Mục tiêu của hoạt động trị liệu Occupational Therapy  

Như đã nói, đối tượng hướng đến của Occupational Therapy rất đa dạng, bao gồm nhóm trẻ đặc biệt ( trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não); trẻ khuyết tật hay dị tật bẩm sinh, người gặp khó khăn về vận động hay nhận thức cùng những cá nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy giúp trẻ đặc biệt có thể tự thực hiện các hoạt động, kỹ năng thiếu hụt, chẳng hạn như khả năng viết

Mục tiêu chung của hoạt động trị liệu Occupational Therapy chính là cải thiện các kỹ năng vận động tinh để phục vụ cần thiết cho các nhu cầu cuộc sống hằng ngày, tạo nền tảng để giúp bệnh nhân độc lập hơn trong sinh hoạt. Cụ thể,

  • Các chức năng sinh hoạt cơ bản hằng ngày (BADL): chẳng hạn như việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, chải đầu hay di chuyển ngắn hạn ( giữa các địa điểm quen thuộc như từ giường đến nhà vệ sinh, đứng lên/ ngồi xuống ghế..)
  • Các chức năng sinh hoạt hằng ngày tăng cường (IADL): các chức năng này đòi hỏi mức độ nhận thức và các kỹ năng cao hơn, chẳng hạn như chuẩn bị/ nấu một bữa ăn; quản lý hay sử dụng tài chính; giao tiếp bằng điện thoại; viết lách; gõ máy tính; dọn dẹp nhà cửa; giặt giũ; mua đồ ăn; thậm chí là đi bộ hay lái xe.. Các hoạt động trị liệu Occupational Therapy sẽ xây dựng mục tiêu này theo khả năng và nhu cầu của từng người. 

Với nhóm trẻ đặc biệt, rõ ràng có thể thấy một số vẫn có khả năng vận động, tuy nhiên lại không biết cách phối hợp giữa các cơ quan với nhau. Đồng thời do năng lực nhận thức yếu kém nên nếu không được hỗ trợ giáo dục và tăng cường kỹ năng đúng cách, trẻ hầu như không thể tự thực hiện được các hoạt động chăm sóc chính mình. Nhiều người tự kỷ khi ở tuổi trưởng thành vẫn hoàn toàn được cha mẹ đút cơm, vệ sinh cơ thể mỗi ngày.

Với nhóm trẻ đặc biệt, các hoạt động trị liệu Occupational Therapy được xây dựng với mục tiêu như sau 

  • Cải thiện hoặc gia tăng năng lực xử lý các rối loạn giác quan, chẳng hạn giảm mức độ nhạy cảm quá mức với âm thanh hay ánh sáng
  • Gia tăng các kỹ năng, hoạt động cần thiết để trẻ có thể xử lý với các tình huống tác động đột ngột từ bên ngoài trong cuộc sống, đặc biệt khi không có cha mẹ bên cạnh 
  • Gia tăng các kỹ năng vận động nhuần nhuyễn để trẻ có thể tự kiểm soát được một số hành vi của bản thân, từ đó dần hòa nhập với các hoạt động trong đời sống xã hội bình thường 
  • Hoạt động trị liệu Occupational Therapy giúp hỗ trợ cải thiện và cân bằng cơ lực cần thiết cho vận động của trẻ đặc biệt 
  • Nâng cao tính độc lập, tạo nền tảng để trẻ đặc biệt tự lập, có thể tự chăm sóc bản thân trong các hoạt động cơ bản hằng ngày thay vì phụ thuộc quá mức vào sự chăm sóc của cha mẹ, thầy cô hay các đơn vị bảo trợ 
  • Hỗ trợ cho các hoạt động ở trường lớp khi trẻ đến trường, chẳng hạn như tự ăn uống, tự đi vệ sinh, tự viết bài, nhờ đó trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập hơn

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy cho trẻ đặc biệt được thực hiện như thế nào? 

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy có thể được xây dựng dựa trên năng lực, tình trạng, nhu cầu hay khả năng của từng trẻ. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ đánh giá khả năng của từng người thông qua việc trò chuyện, quan sát hay là các bài test kiểm tra như Thang đo các hoạt động sống hàng ngày của Katz (Katz ADL) để xây dựng một kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

Các chương trình Occupational Therapy cho trẻ đặc biệt được xây dựng dựa trên khả năng, kỹ năng của từng trẻ

Hoạt động trị liệu Occupational Therapy đôi khi chỉ là một buổi tư vấn, trò chuyện nhưng cũng có thể là các buổi hoạt động vận động với tần suất khác nhau. Với trẻ đặc biệt, một số hoạt động có thể được thực hiện như sau

  • Kỹ thuật hành vi giúp thay đổi hành vi, thái độ hay môi trường sống cho trẻ bằng cách sử dụng quan điểm đúng đắn của bản thân
  • Kỹ thuật thoa bóp và tác động vào hệ xương khớp trực tiếp với nhóm trẻ bị mất cảm giác, trẻ tự kỷ hay nhóm trẻ thiếu tập trung bằng cách đặt chướng ngại vật hoặc có thể yêu cầu con làm các việc nặng
  • Thực hiện các chương trình chăm sóc nâng cao sức khỏe ở môi trường học đường để phòng tránh nguy cơ béo phì
  • Can thiệp và hỗ trợ trẻ trong bữa ăn với những trẻ gặp khó khăn trong việc nhai/nuốt 
  • Xây dựng các hoạt động giúp phát triển chữ viết, tính toán với nhóm trẻ đặc biệt đang ở tuổi đến trường 

Bên cạnh đó các hoạt trị liệu Occupational Therapy cũng bao gồm cả việc tư vấn với người giám hộ như gia đình hay thầy cô giáo về trong quá trình hỗ trợ vận động, xử lý thông tin, cảm giác hay các khía cạnh khác cần thiết trong các hoạt động sinh hoạt đời sống hằng ngày. 

Bên cạnh đó, trẻ đặc biệt cũng được các chuyên gia hướng dẫn, kích thích sự sáng tạo trong các hoạt động đời sống xã hội theo nhiều hướng khác hơn, chẳng hạn như đến trường học mà không cần lái xe, có thể đi lại chủ động thay vì phụ thuộc vào gậy chống. Nói chung các  hoạt trị liệu Occupational Therapy sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu từng cá nhân, từng tình trạng. 

Vai trò của nhà trị liệu trong hoạt trị liệu Occupational Therapy 

Người thực hiện hướng dẫn các hoạt động trị liệu Occupational Therapy cho trẻ đặc biệt được gọi là  Occupational Therapist ( nhà trị liệu). Các chuyên gia trị liệu không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người đồng hành, người trực tiếp quan sát và đánh giá những thay đổi sau quá trình trị liệu nên đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Nhà trị liệu là nhân tốt quan trọng giúp các hoạt động trị liệu Occupational Therapy thành công

Cụ thể những việc mà nhà trị liệu sẽ thực hiện trong mỗi hoạt trị liệu Occupational Therapy bao gồm

  • Gặp gỡ, trò chuyện, kiểm tra và đánh giá tình trạng, năng lực, khả năng của từng trẻ đặc biệt đang có nhu cầu tham gia Occupational Therapy
  • Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về về các yếu tố có thể trở thành rào cản hoặc gây ảnh hưởng đến trẻ trong phát triển các kỹ năng, hành vi, khả năng giao tiếp hay các khía cạnh khác và tìm cách giải quyết 
  • Xây dựng lộ trình hay các phương pháp trị liệu cần thiết để giúp trẻ cải thiện dần các kỹ năng, hành vi, nhận thức phục vụ cho đời sống hằng ngày
  • Tạo động lực và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động trị liệu Occupational Therapy đúng cách. Nhà trị liệu sẽ luôn đồng hành và cổ vũ trẻ, quan sát và điều chỉnh các hành vi đúng hướng và phù hợp nhất
  • Xem xét, quan sát, ghi chép lại kết quả cải thiện của con sau mỗi giai đoạn, từ đó có thể điều chỉnh các phương pháp một cách phù hợp

Hiện nay các chuyên gia tham gia vào hoạt động trị liệu Occupational Therapy đều yêu cầu phải có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ trong các khía cạnh tâm lý học, sinh học, khoa học sức khỏe. Một số đơn vị cũng đang thực hiện đào tạo các chuyên gia trị liệu chuyên nghiệp, được cấp đầy đủ các bằng cấp, chứng chỉ.

Các hoạt động trị liệu Occupational Therapy cho trẻ đặc biệt hiện tại đang được thực hiện ở hầu hết các trung tâm trị liệu hoặc các trung tâm can thiệp cho trẻ đặc biệt chuyên nghiệp. Phương pháp này mới chỉ xuất hiện và được quan tâm tại Việt Nam trong một vài năm gần đây nên vẫn chưa có quá nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ này.

Thực hiện các hoạt động trị liệu Occupational Therapy cho trẻ đặc biệt được đánh giá có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt trong việc gia tăng khả năng tự lập, tự chăm sóc cho bản thân của con. Gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và các chuyên gia để có hướng chăm sóc và hỗ trợ trẻ khi tham gia bất cứ hoạt động can thiệp trị liệu nào để có kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà trường có thể tổ chức hoạt động trang trí đèn trung thu để trẻ tham gia cùng ba mẹ
20 trò chơi trung thu cho trẻ mầm non vui nhộn, hấp dẫn nhất

Có rất nhiều trò chơi trung thu cho trẻ mầm non hấp dẫn, vui nhộn khiến trẻ đặc biệt hào hứng và thích thú như...

Top 10 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn và hấp dẫn nhất

Việc áp dụng các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non trong chương trình học không chỉ giúp con cảm thấy vui nhộn, thoải...

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường cần can thiệp sớm

Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường sẽ xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời. Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ...

Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói: Phương pháp hiệu quả tối ưu

Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói được xem là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay....